Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

MĨ: ĐÂY MỚI LÀ NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC TRANH GIÀNH MẠNH MẼ NAM HẢI



军事论坛 - sina
CLUB.MIL.NEWS.SINA.COM.CN|BỞI SINA UI TEAM
Người dịch: Trung Thuần
SGĐT đưa lại từ : FB Việt Nam Thời Báo 



Hình ảnh: MĨ:   ĐÂY MỚI LÀ NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC TRANH GIÀNH MẠNH MẼ NAM HẢI

Nguồn:  http://club.mil.news.sina.com.cn/thread-679381-1-1.html

Người dịch:  Trung Thuần

Theo tin báo Mĩ ngày 5.8, nguyên tiêu đề: "Không phải là vì dầu mỏ - mà là vì mấy hòn đảo san hô nhỏ”, khi Trung Quốc phải chiến đấu với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng khác vì lãnh thổ trên biển có tranh chấp, người ta thường cho rằng năng lượng là cốt lõi của cuộc tranh chấp này.

Bài viết cho rằng, song trên thực tế, tìm kiếm nguồn tài nguyên dầu khí ở Nam Hải và Đông Hải chỉ là một hình thức biểu hiện của sự tranh chấp chủ quyền ở khu vực này. Trung Quốc đang áp dụng nhiều chiến lược để tỏ rõ quyền kiểm soát các vùng biển có tranh chấp, chẳng hạn như nâng cao thực lực quân sự của mình, tìm căn cứ lịch sử để hỗ trợ cho ý tưởng của mình, cùng việc thông qua các thủ pháp ngoại giao để đảm bảo sao cho các nước nguyên đơn sẽ không hợp tác để ứng phó với Trung Quốc và các nước khác.

Chiến thuật mà Trung Quốc mới đây luôn áp dụng là, làm ra vẻ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực có tranh chấp, làm những việc mà một nước đã  làm trên lãnh thổ của mình: Thăm dò tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Vì sao năng lượng lại không phải là mấu chốt trong cuộc tranh chấp này? Bài viết cho biết,  Cục Thông tin Năng lượng Mĩ năm 2013 đã công bố một bản báo cáo có tên “Các khu vực có tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa có thể không có được bao nhiêu nguồn tài nguyên dầu khí theo ý nghĩa thông thường”.

Báo cáo ước tính, gần quần đảo Trường Sa có thể không có dầu mỏ, trữ lượng khí đốt tự nhiên cũng chưa đến 100 tỉ feet khối (1 foot khối khoảng 0.028 mét khối), chỉ tương đương với mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong 1 tuần của Trung Quốc. Ở vùng biển Đông Hải có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nguồn tài nguyên hydrocarbon cũng có thể không đáng kể.

Theo ước tính của Cục Thông tin Năng lượng Mĩ, trữ lượng dầu mỏ ở đây nằm trong khoảng 60 triệu thùng đến 100 triệu thùng, tương đương với mức tiêu thụ dầu mỏ trong chưa đầy 2 tuần của Trung Quốc, trữ lượng khí đốt thiên nhiên vào khoảng 2000 tỉ feet khối, tương đương với lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong 3-6 tháng của Trung Quốc.

Bài viết nói, cách làm tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc cũng không phải là để  bảo đảm an ninh năng lượng. Thường là nghe lập luận kiểu các lỗ hổng an ninh năng lượng đặc hữu của Trung Quốc tất sẽ ảnh hưởng đến tư duy chiến lược của mình. Điều này có thể là do đã sai lầm khi đánh đồng Trung Quốc với các khu vực khan hiếm tài nguyên như Nhật Bản hay Singapore. Cũng có thể vì đã hiểu sai cách nói “Thế khốn quẫn Malacca” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Bài viết cho biết, Trung Quốc còn lâu mới là nước nghèo tài nguyên: Sản lượng dầu mỏ của nước này đứng hàng thứ tư trên thế giới, có thể còn có trữ lượng khí đá phiến sét lớn nhất thế giới. Trung Quốc sở dĩ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới không hề vì trong nước khan hiếm tài nguyên, mà là vì nhu cầu trong nước rất lớn. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể thỏa mãn hầu hết nhu cầu năng lượng trong nước.

Ngoài ra, tuy gần 80%  lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nhưng số lượng này chỉ tương đương với khoảng một nửa lượng dầu mỏ tiêu thụ của nước này. Mặc dù hải quân Mĩ có thể phong tỏa eo biển Malacca, song phong tỏa eo biển Malacca để đánh vào nền kinh tế Trung Quốc thì sẽ gây trọng thương nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nói cách khác, nếu như Mĩ có ý đồ phong tỏa dầu mỏ của Trung Quốc, thì nước này sẽ phải đối mặt với “Thế khốn quẫn Malacca" của riêng mình.

Bài viết cho rằng, việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Nam Hải hay Đông Hải thực tế không thể thay đổi được cục diện năng lượng của Trung Quốc, nhất là vì Trung Quốc đã trở thành đầu mối chủ yếu của sự tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu, vì thế,  bất kì nguồn năng lượng mới khai thác nào cũng đều có thể được hiểu là cuối cùng sẽ chảy vào Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc không cần phải đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho nước mình bằng cách đánh nhau, nước này chỉ cần mua trên thị trường thế giới là được.

Bài viết nói, nếu như năng lượng là vấn đề hàng đầu trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc,  vậy thì các bên đòi lãnh thổ lại càng dễ dàng tìm giải pháp win-win hơn. Song Trung Quốc lại dùng hoạt động khai thác năng lượng để chứng minh chủ quyền và quyền kiểm soát, chứ không phải là theo tuần tự ngược lại.

Bài báo nói,  năng lượng phân chia được, cùng hưởng được, còn chủ quyền thì không thể . Nếu xem xét những tranh chấp ở Nam Hải hay Đông Hải theo góc độ chủ quyền chứ không phải là năng lượng, thì sẽ khiến cho những vấn đề này trở nên gai góc hơn nhiều; điều này cũng thể hiện rõ lí do tại sao cách làm khai thác năng lượng chung lại không mấy có hiệu quả.

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với Spratly Islands (tức quần đảo Nam Sa Trung Quốc) và Paracel Islands (tức quần đảo Tây Sa Trung Quốc). Chúng ta nên biết rằng, Trung Quốc không chỉ có nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà còn cả Trung Hoa Dân Quốc đã bị thay thế trước đó, và ít ra là các triều đại từ 1000 năm nay.

Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được thiết lập trên cơ sở sự phát hiện của Trịnh Hòa triều Minh, cùng những hòn đảo mà các ngư dân Trung Quốc đã sống ở đó hàng trăm năm và đánh bắt cá tại các vùng biển xung quanh.

“Đường 9 đoạn” nổi tiếng là một cách biểu đạt ý tưởng lịch sử của Trung Quốc. Ban đầu nó được đánh dấu trên bản đồ của Trung Quốc năm 1947, khi ấy, nước Pháp (nước bảo hộ của Việt Nam) và Philippines đã bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với chiến lợi phẩm Nhật Bản (bao gồm cả những quần đảo này).

Nguồn :  https://www.facebook.com/nguyen.trungthuan.1/posts/623180414467768?notif_t=like


Theo tin báo Mĩ ngày 5.8, nguyên tiêu đề: "Không phải là vì dầu mỏ - mà là vì mấy hòn đảo san hô nhỏ”, khi Trung Quốc phải chiến đấu với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng khác vì lãnh thổ trên biển có tranh chấp, người ta thường cho rằng năng lượng là cốt lõi của cuộc tranh chấp này.

Bài viết cho rằng, song trên thực tế, tìm kiếm nguồn tài nguyên dầu khí ở Nam Hải và Đông Hải chỉ là một hình thức biểu hiện của sự tranh chấp chủ quyền ở khu vực này. Trung Quốc đang áp dụng nhiều chiến lược để tỏ rõ quyền kiểm soát các vùng biển có tranh chấp, chẳng hạn như nâng cao thực lực quân sự của mình, tìm căn cứ lịch sử để hỗ trợ cho ý tưởng của mình, cùng việc thông qua các thủ pháp ngoại giao để đảm bảo sao cho các nước nguyên đơn sẽ không hợp tác để ứng phó với Trung Quốc và các nước khác.

Chiến thuật mà Trung Quốc mới đây luôn áp dụng là, làm ra vẻ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực có tranh chấp, làm những việc mà một nước đã làm trên lãnh thổ của mình: Thăm dò tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Vì sao năng lượng lại không phải là mấu chốt trong cuộc tranh chấp này? Bài viết cho biết, Cục Thông tin Năng lượng Mĩ năm 2013 đã công bố một bản báo cáo có tên “Các khu vực có tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa có thể không có được bao nhiêu nguồn tài nguyên dầu khí theo ý nghĩa thông thường”.

Báo cáo ước tính, gần quần đảo Trường Sa có thể không có dầu mỏ, trữ lượng khí đốt tự nhiên cũng chưa đến 100 tỉ feet khối (1 foot khối khoảng 0.028 mét khối), chỉ tương đương với mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong 1 tuần của Trung Quốc. Ở vùng biển Đông Hải có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nguồn tài nguyên hydrocarbon cũng có thể không đáng kể.

Theo ước tính của Cục Thông tin Năng lượng Mĩ, trữ lượng dầu mỏ ở đây nằm trong khoảng 60 triệu thùng đến 100 triệu thùng, tương đương với mức tiêu thụ dầu mỏ trong chưa đầy 2 tuần của Trung Quốc, trữ lượng khí đốt thiên nhiên vào khoảng 2000 tỉ feet khối, tương đương với lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong 3-6 tháng của Trung Quốc.

Bài viết nói, cách làm tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc cũng không phải là để bảo đảm an ninh năng lượng. Thường là nghe lập luận kiểu các lỗ hổng an ninh năng lượng đặc hữu của Trung Quốc tất sẽ ảnh hưởng đến tư duy chiến lược của mình. Điều này có thể là do đã sai lầm khi đánh đồng Trung Quốc với các khu vực khan hiếm tài nguyên như Nhật Bản hay Singapore. Cũng có thể vì đã hiểu sai cách nói “Thế khốn quẫn Malacca” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Bài viết cho biết, Trung Quốc còn lâu mới là nước nghèo tài nguyên: Sản lượng dầu mỏ của nước này đứng hàng thứ tư trên thế giới, có thể còn có trữ lượng khí đá phiến sét lớn nhất thế giới. Trung Quốc sở dĩ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới không hề vì trong nước khan hiếm tài nguyên, mà là vì nhu cầu trong nước rất lớn. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể thỏa mãn hầu hết nhu cầu năng lượng trong nước.

Ngoài ra, tuy gần 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nhưng số lượng này chỉ tương đương với khoảng một nửa lượng dầu mỏ tiêu thụ của nước này. Mặc dù hải quân Mĩ có thể phong tỏa eo biển Malacca, song phong tỏa eo biển Malacca để đánh vào nền kinh tế Trung Quốc thì sẽ gây trọng thương nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nói cách khác, nếu như Mĩ có ý đồ phong tỏa dầu mỏ của Trung Quốc, thì nước này sẽ phải đối mặt với “Thế khốn quẫn Malacca" của riêng mình.

Bài viết cho rằng, việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Nam Hải hay Đông Hải thực tế không thể thay đổi được cục diện năng lượng của Trung Quốc, nhất là vì Trung Quốc đã trở thành đầu mối chủ yếu của sự tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu, vì thế, bất kì nguồn năng lượng mới khai thác nào cũng đều có thể được hiểu là cuối cùng sẽ chảy vào Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc không cần phải đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho nước mình bằng cách đánh nhau, nước này chỉ cần mua trên thị trường thế giới là được.

Bài viết nói, nếu như năng lượng là vấn đề hàng đầu trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc, vậy thì các bên đòi lãnh thổ lại càng dễ dàng tìm giải pháp win-win hơn. Song Trung Quốc lại dùng hoạt động khai thác năng lượng để chứng minh chủ quyền và quyền kiểm soát, chứ không phải là theo tuần tự ngược lại.

Bài báo nói, năng lượng phân chia được, cùng hưởng được, còn chủ quyền thì không thể . Nếu xem xét những tranh chấp ở Nam Hải hay Đông Hải theo góc độ chủ quyền chứ không phải là năng lượng, thì sẽ khiến cho những vấn đề này trở nên gai góc hơn nhiều; điều này cũng thể hiện rõ lí do tại sao cách làm khai thác năng lượng chung lại không mấy có hiệu quả.

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với Spratly Islands (tức quần đảo Nam Sa Trung Quốc) và Paracel Islands (tức quần đảo Tây Sa Trung Quốc). Chúng ta nên biết rằng, Trung Quốc không chỉ có nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà còn cả Trung Hoa Dân Quốc đã bị thay thế trước đó, và ít ra là các triều đại từ 1000 năm nay.

Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được thiết lập trên cơ sở sự phát hiện của Trịnh Hòa triều Minh, cùng những hòn đảo mà các ngư dân Trung Quốc đã sống ở đó hàng trăm năm và đánh bắt cá tại các vùng biển xung quanh.

“Đường 9 đoạn” nổi tiếng là một cách biểu đạt ý tưởng lịch sử của Trung Quốc. Ban đầu nó được đánh dấu trên bản đồ của Trung Quốc năm 1947, khi ấy, nước Pháp (nước bảo hộ của Việt Nam) và Philippines đã bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với chiến lợi phẩm Nhật Bản (bao gồm cả những quần đảo này).

FB TrungThuan 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét