Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

TÂN ĐÔ TRƯỞNG JAKARTA THÚC ĐẨY TIẾN TỚI THỜI KỲ SỬ DỤNG NHÂN TÀI


Indonesia là quốc gia dân chủ lớn hàng thứ ba trên thế giới, nhưng ít người thiểu số được đại diện trong chính quyền lực của đất nước đa dạng này. Một ngoại lệ là tân Đô trưởng Jakarta, ông Basuki Tjahaja Purnama, một người được tiếng là ăn nói bộc trực. Ông cho đài VOA biết rằng ông đang ra sức xây dựng một nền văn hóa chính trị mới. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb gởi về bài tường thuật sau đây.
Tân Đô trưởng Jakarta Basuki Tjahaja Purnama.
Tân Đô trưởng Jakarta Basuki Tjahaja Purnama.
28.08.2014
Indonesia là quốc gia dân chủ lớn hàng thứ ba trên thế giới, nhưng ít người thiểu số được đại diện trong chính quyền lực của đất nước đa dạng này. Một ngoại lệ là tân Đô trưởng Jakarta, ông Basuki Tjahaja Purnama, một người được tiếng là ăn nói bộc trực. Ông cho đài VOA biết rằng ông đang ra sức xây dựng một nền văn hóa chính trị mới. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb gởi về bài tường thuật sau đây.
Cuộc chuyển tiếp sang thể chế dân chủ của Indonesia đã bắt đầu sau khi cựu lãnh tụ độc tài Suharto bị lật đổ vào năm 1998. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phải mất hơn một thập niên để việc chuyển đổi được phản ánh trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước, mà trước đây toàn là những người thuộc tầng lớp quyền quí.
Năm nay, hai chính trị gia được xem nằm ngoài giai cấp có đặc quyền đã làm nên kỳ tích.
Ông Joko Widodo, còn được gọi là Jokowi, đô trưởng Jakarta được người dân mến chuộng - một chính trị gia dân giả có nguồn gốc khiêm nhường- sẽ trở thành tổng thống Indonesia vào tháng 10 tới đây.
Việc chuyển quyền này mở đường cho ông Basuki Tjahaja Purnama, hay còn được gọi là Ahok, phó đô trưởng thẳng tính đôi khi bướng bỉnh, lên làm đô trưởng Jakarta.
Là người gốc Hoa lãnh đạo chính quyền thủ đô của Indonesia, ông Ahok nói từ lâu ông đã tranh đấu chống lại chính trị lý lịch tại quốc gia có người Hồi Giáo đông nhất thế giới này.
“Nếu tôi chấp nhận những quan điểm thông thường về chính trị tại Indonesia , tôi sẽ không có can đảm tham gia chính trị trên đảo quốc này. Tôi đã không thể nào được dân chúng bầu lên!”

Ông Ahok bắt đầu được nhiều người biết tiếng khi ông lên làm tỉnh trưởng Bangka Belitung, một tỉnh đảo bên ngoài Sumatra trước khi đắc cử Quốc hội vào năm 2009.
Ông Ahok có hai tư cách thiểu số, vừa là người gốc Hoa, vừa là người theo Cơ Đốc Giáo. Ông nhớ lại là ông bị gọi là Kaffir hay là người ‘ngoại giáo’ khi lần đầu tiên ông tham gia chính trị.
Người Hoa thiểu số tại Indonesia đã sống tại nước này trong nhiều thế kỷ, chỉ chiếm có trên 1% dân số.
Tuy người Indonesia gốc Hoa có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực kinh doanh, nhưng ít người tham gia chính trị. Trong thời gian ông Suharto bị lật đổ, nhóm thiểu số này bị tấn công tàn bạo trong các cuộc bạo động bài Hoa. Ký ưc thời kỳ này vẫn còn sống động.
Ông Sofyan Wanadi, một doanh nhân có uy tín, nói sự thành công của ông Ahok làm cho người gốc Hoa nở mày nở mặt. Tuy nhiên ông nói thêm là việc này cũng có thể làm leo thang sự ganh ghét ngầm của xã hội đối với nhóm thiểu số này.
“Đây là vấn đề của tôi vì sự nhạy cảm đối với người Trung Quốc. Vì mọi người rất ganh tị…Xã hội Indonesia luôn luôn nói rằng người Hoa rất thành công trong việc kinh doanh, và hiện nay đột nhiên họ cũng muốn làm việc gì đó trong chính trị…Theo tôi, tất cả những chuyện này không tốt. Bạn phải chứng tỏ bạn không phải là người như thế, bạn là người Indonesia và bạn có thể làm gì cho đất nước.”
Indonesia là một xã hội dân chủ và cởi mở nhưng có những bất bình ngấm ngầm đối với những người thiểu số gốc Hoa, thường là những người giàu có.
Chẳng hạn như cách đây vài tháng, có một chiến dịch bôi nhọ ứng cử viên tổng thống Widodo cho rằng ông là một người theo Cơ Đốc Giáo và là người gốc Hoa. Việc này đã làm sút giảm đáng kể sự ủng hộ dành cho ông và suýt làm ông thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống.
Ông Ahok nói lãnh đạo thủ đô là một dịp may cho ông để chứng tỏ rằng kết quả và tài năng sẽ đánh bại chủ nghĩa lý lịch.
“Jakarta rất quan trọng đối với tôi để chứng tỏ rằng tôi không quan tâm đến việc bạn là một người gốc Hoa hay tôn giáo của bạn là gì, điều đất nước cần là một người ái quốc muốn hy sinh cho người dân, không tham nhũng, không nhận hối lộ, chỉ tuân theo hiến pháp.”
Ông Ahok được tiếng là có một lập trường cứng rắn chống hối lộ, sa thải những viên chức tham nhũng và thi hành những biện pháp để ngăn chận hối lộ.
Ông cũng lên tiếng chống lại thái độ bất bao dung trong tôn giáo và có những quyết định mạnh bạo như tái phối trí những người bán hàng rong và mạnh dạn đóng cửa hộp đêm Stadium, một nơi khét tiếng là ăn chơi trụy lạc.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Đài VOA ông Ahok nói đùa là những biện pháp như vậy làm ông trở thành Bố Già mới của Jakarta, một ông trùm của một gia đình tội phạm được Hollywood làm cho nổi tiếng.
“Nguồn gốc của những vấn đề tại Indonesia là tham nhũng. Chỉ có thế thôi, rất đơn giản. Bạn biết như là Stadium, nơi đã hoạt động trong 18 năm và bạn có ma túy, mọi thứ như Tanah Abang, mãi dâm, dưới 20 tuổi, mọi người đều biết…Hiện nay thì nơi này không còn nữa, bị phá sập, kể cả ma túy…Hiện nay chúng tôi rất nghiêm chỉnh về việc này."
Khi phóng viên VOA nói rằng việc đóng cửa Stadium rất thú vị, ông Ahok cho biết như sau.
"Vâng, đó là lý do tại sao chúng tôi tự xưng là Tân Bố già."
Tân Đô trưởng Jakarta sẽ nhậm chức vào tháng tới và sẽ giữ chức vụ này cho tới năm 2017.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét