Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

UKRAINE, NGA, TRUNG QUỐC và VIỆT NAM

Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại: Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.

DIỄN VĂN CỦA MICHELLE OBAMA TẠI ĐH BẮC KINH (22-3-14)

Trà Mi lược dịch

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=roWY-_tjgLI
http://www.voatiengviet.com/content/de-nhat-phu-nhan-my-ho-hao-cho-tu-do-o-trung-quoc/1876981.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Michelle_Obama

"Chồng tôi và tôi hàng ngày nhận rất nhiều câu hỏi và những lời chỉ trích từ giới truyền thông và từ đồng bào của chúng tôi. Và đó không phải là điều lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chúng tôi sẽ không đổi nó với bất cứ cái gì trên thế giới. Vì lúc nào cũng thế, chúng ta đã thấy rằng đất nước mạnh hơn và thịnh vượng hơn khi tất cả công dân đều có thể có tiếng nói và có ý kiến".
Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama phát biểu tại Đại học Bắc Kinh, ngày 22/3/2014.
Michelle Obama tại Trung tâm Stanford, Đại học Bắc Kinh

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA - GIÁO DỤC

Nguồn: quyphanchautrinh.org

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Ngày 24 tháng 3 năm 2014
"Tôi hiểu rằng một trong những tôn chỉ của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là phổ biến di sản trí tuệ, văn hóa và chính trị của Phan Châu Trinh, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Tôi xin dành một vài phút để chia sẻ suy nghĩ của mình về lý do tại sao tư tưởng của Phan Châu Trinh vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi cho đến ngày hôm nay".
[clip_image002%255B3%255D.jpg]
Thomas J. Vallely,
Nhà sáng lập Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, Chủ tịch Quỹ tín thác Đổi mới Đại học Việt Nam

Được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh là một niềm vinh hạnh lớn. Tôi xin cảm ơn các vị lãnh đạo của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, cảm ơn Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Nhà văn Nguyên Ngọc, và Giáo sư Chu Hảo, đã trao cho tôi vinh dự tuyệt vời mà tôi e rằng mình không xứng đáng.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Cận Cảnh Gạc Ma

28 Tháng 2 2014 lúc 9:37

Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được "biên chế" vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma.

Bài I: 14-3-88

Huy Đức

Ngày 10-3-1988, tàu 604 đã ra tới phao số 0 nhưng gió bão lớn quá phải quay lại. Cũng như HQ-605, HQ-604 là loại tàu vận tải nhỏ, cũ, do Trung Quốc viện trợ. Chập tối hôm sau, 11-3-1988, HQ-604 lại xuất phát tiếp dù sóng gió vẫn rất dữ dội.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Cà phê Nhân Quyền và những điều còn để ngỏ

Mẹ Nấm Gấu - Điều bất ngờ đầu tiên là phòng lạnh quán café Joma đóng cửa bảo trì ngoài dự kiến, có lẽ nó chỉ bất ngờ với tôi, một người lần đầu tham gia sự kiện có tính chất thảo luận hội họp ở Hà Nội, chứ không bất ngờ với những người đến tham dự, đặc biệt là các đại sứ nước ngoài.

Có hề gì, tất cả sẽ được nhiều người chứng kiến và thuật lại, và rồi nó lại sẽ trở thành một phần lịch sử của một thời.

Quá trình dựng tượng Nữ thần Tự do

        

Trong mắt những người nhập cư đến “xứ sở cờ hoa” – vùng đất hứa của mọi người, bức tượng Nữ thần Tự do là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ. Bức tượng thời ấy là ý tưởng ban đầu của một chính trị gia người Pháp Edouard Laboulaye. Ông cũng là người hỗ trợ cho công trình này được khởi công cũng như vận động tài chính xây dựng bức tượng.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sức mạnh hay lực cản của Kinh tế VN?

Tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”. Các chuyên gia kinh tế đánh giá về phát biểu này thế nào

Một trăm phần trăm

Câu chuyện cười được kể ở Ngân hàng Thế giới, về hai ông Bộ trưởng Bộ Xây dựng hạ tầng cơ sở, người Á châu và Phi châu, sang thăm đất nước của nhau.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Khế ước xã hội, đọc và đòi hỏi

“Kẻ mạnh nhất không bao giờ đủ mạnh để luôn làm người chủ, nếu y không biết chuyển sức mạnh thành quyền và chuyển sự vâng lời thành bổn phận” [trích chương 3, quyển 1].

Rousseau đã viết như thế trong phần mở đầu của tác phẩm quan trọng nhất của mình: Khế ước xã hội (1762). “Chuyển sức mạnh thành quyền” và “sự vâng lời thành bổn phận”, một ngụ ý và một niềm tin tưởng vào nhà nước pháp quyền.

Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc

Năm 2007, trong khi tình hình quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, được biết có một quyển sách do NXB Lao Động vừa ấn hành xong thì có lệnh thu hồi. Sách này tập hợp những bài viết của một tác giả chuyên khảo về sử địa-văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á-Đông Nam Á, không có một lời nào chỉ trích Trung Quốc, nhưng chỉ vì có một bài viết liên quan đến cuộc đăng quang năm 2000 của tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển vốn bị Trung Quốc công kích kịch liệt vì chủ trương “Đài Loan độc lập” của ông này. Việc thu hồi quyển sách như vậy đã được thực hiện vội vã bởi một lý do khá mong manh, có lẽ xuất phát từ những chuyện nhạy cảm về ngoại giao giữa hai bên tranh chấp.

Nhu cầu lập hội là một thực tế ở VN

Nhu cầu thành lập các hội, đoàn là một thực tế ở Việt Nam mà chính quyền cần có sự đổi mới về nhận thức để đi tới đáp ứng, hướng dẫn người dân thực hiện quyền của họ, theo cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết.

Trao đổi với BBC hôm 16/3/2014, Giáo sư Thuyết cho rằng nhu cầu lập hội đoàn là một nhu cầu chính đáng đã được Hiến pháp Việt Nam thừa nhận, do đó mặc dù Việt Nam chưa có luật được ban hành về lập hội, các cơ quan hành pháp, trong lúc đợi luật được xây dựng, công bố, vẫn có thể căn cứ vào những văn bản pháp quy đã có để hướng dẫn người dân thực hiện quyền của họ.