Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Lê Hồng Hiệp/ Nghiên cứu Biển Đông

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?
Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Tản mạn chuyện năm cũ bước sang năm mới

GS Tương Lai

<< Trong sự “nổi loạn chống lại trạng thái cũ” thì sẽ không thiếu những cực đoan, quá khích nhân danh “cái mới”, thậm chí tự huyễn như vậy mới thật sự là “mới”. Còn “trạng thái cũ, đang suy đồi” thì thông thường vẫn giữ được cái vẻ bên ngoài là ổn định, thậm chí vững chãi, cho dù về bản chất thì đã mục ruỗng, thối nát. Nhất là khi cái “trạng thái cũ, đang suy đồi” ấy lại được “tập quán thần thánh hóa” thì sức chống trả của “cái cũ” thường rất dữ dằn bởi lẽ sức mạnh vang bóng một thời của nó vẫn còn lưu lại khá đậm trong tâm lý đám đông. Ấy thế mà nhiều khi với đám đông, cái vô thức thường tác động như một lực tiềm ẩn, mà trong hành động của con người thì phần vô thức lại hay chiếm một tỷ lệ lớn hơn phần lý trí.>>

Những ngày cuối năm 2014 dồn dập những tin gợi nhiều suy ngẫm. Cuộc chiến giá dầu đã làm thay đổi những toan tính chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ riêng việc áp dụng kỹ thuật mới trong cách khai thác dầu mỏ, Mỹ đã giành thế chủ động chiến lược trong đối phó với những đối thủ như Iran, Nga, và rồi sẽ là Trung Quốc. Xin chép lại đây một bình luận sắc sảo nhặt được trên mạng:
Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô. Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.
Oil dollar đã làm mưa, làm gió suốt 10 năm qua. Giờ đã đến lúc mưa tạnh, gió hòa. Cũng là lúc Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại. Cũng là lúc Trung Cộng chật vật với bong bóng đầu tư. Cũng là lúc mà nếu ông Putin muốn trợ giá đồng Rub của mình thì, 400 tỷ dollar dự trữ từ bán dầu và khí gas của nước Nga chỉ có thể dùng trong 60 ngày!

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Việt Nam chọn đồng minh chiến lược mới

Theo Tin Tức Hàng Ngày

Vũ Duy Phú


Hiện nay trong nhân dân đang nảy sinh những ý kiến mâu thuẫn nhau về nhiều vấn đề quốc tế, trong đó rõ nhất là “Chọn đồng minh chiến lược số 1”... Chẳng cần úp mở làm gì, hiện nay, rõ ràng VN đang đứng trước sức ép trong nước và thế giới về sự lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc làm Đồng minh quan trọng nhất của mình.
 
  Đặt vấn đề 

1/ TQ đã từng là đồng minh chiến lược của VN suốt mấy chục năm vừa qua, khi mục tiêu quốc gia của VN và TQ trùng hợp với nhau. Hơn thế VN và TQ còn dựa vào nhau và tận tình giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu (việc VN giúp trở lại TQ - tạo bàn đạp chiến lược cho TQ - thì hầu như chỉ có những nhà chiến lược của các nước mới thấy rõ và đã ghi nhận). Nhưng nay, khi mục tiêu của TQ đã khác mục tiêu của VN (TQ muốn gấp rút trỗi dậy để thế chân Mỹ trong thế kỷ XXI ), thì VN lại ngẫu nhiên, trên quan điểm của TQ, trở thành “vật cản” tự nhiên của TQ trên đường đi của họ. Vì vậy, trên thực tế hành động, TQ đã đối xử với VN không khác một kẻ thù. Chính đó là cái khó cho VN, vì thực chất bây giờ là cần/phải từ bỏ quan hệ đồng minh chiến lược vốn có với TQ, để chống đỡ lại một TQ đang tự thể hiện như là kẻ thù của mình. Do vậy VN cần chọn thêm một đồng minh chiến lược mới cho giai đoạn cách mạng hiện nay. 

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Mười phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2014 do Bauxite Việt Nam chọn

Theo BVN
31-12-2014

(1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20131023/du-thao-chua-vang-vong-nhu-loi-hieu-trieu/576098.html)

(2) Nhiều người hỏi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. (http://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loi-giai.html)

(3) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thú nhận: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. (http://www.thesaigontimes.vn/124350/Thu-truong-Bo-KHDT-Chung-ta-di-ma-khong-biet-di-dau.html)

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

“Tôi muốn gào lên: Ông Trời ơi...

Theo VNTB
15-12-2014

clip_image001
VC chị Dương Thị Tân và anh Điếu Cày

“Tôi muốn gào lên: Ông Trời ơi..., ông có nhìn, có nghe thấy gì không?”

Dương Thị Tân

(VNTB) - Gần 23h khuya ngày 13-12-2014.

Tiếng chuông điện thoại đổ liên hồi. Tôi nhấc máy, đầu dây bên kia một giọng nói nghẹn ngào: "Chị ơi, mẹ con em khổ quá…". Định thần mãi tôi mới nhận ra giọng của cô Dinh, vợ thầy Đinh Đăng Định. Nhắc cô bình tĩnh, nói từ từ thì tôi mới nghe được. Cô kể rằng con cô, cháu Đinh Phương Thảo đang dọn nhà trong mưa mà không biết phải đi đâu vì trong hơn một tháng qua đã phải đi thuê nhà ba lần, nhưng chỉ ở được ít ngày thì lại phải dọn đi vì bị chủ nhà đuổi. Mấy ngày trước cháu đã thuê được một căn phòng khác và hôm nay đang dọn đến nhưng chủ nhà cũng lại đuổi đi rồi. Tôi dặn cô cứ bình tĩnh để tôi hỏi cháu cho rõ.

Người dân Trung Cộng đang sống trong tâm lý hoảng hốt?

15-12-2014

Cả thế giới đều biết Trung Quốc là nơi sản xuất thực phẩm độc hại từ nhiều thập kỷ nay. Vì sao thế nhỉ? Có gì đâu, tất cả đều bắt nguồn từ lợi nhuận. Mác từng nói: “Đối với nhà tư bản nếu lợi nhuận 100% thì đầu tư khắp nơi, nếu lợi nhuận 200% thì sẽ bất chấp cả pháp luật, còn nếu lợi nhuận 300% thì dù có treo cổ vẫn cứ làm”. Gọi là xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc cho nó vui chứ cả nước Trung Hoa hiện là một công trường tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa hoang dã nhất, cái họ cần hàng đầu là lợi nhuận.

Nhưng ngẫm cho kỹ, cái công nghệ sản xuất thuốc độc giết người không ghê tay với quy mô khổng lồ ở Trung Quốc không thể được tiến hành lén lút bởi những doanh nghiệp tư nhân lẻ tẻ. Phải có một ông chủ khổng lồ bảo trợ, vì sức mấy mà qua được tai mắt an ninh. Ông chủ tàn độc đó đích thị là NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI CỘNG SẢN TRUNG HOA.

Hầu chuyện với Anh Trương Tấn Sang

Theo BVN
16-12-2014
Nguyễn Khắc Mai

Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”. Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”. Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng / Cay đắng chi bằng mất tự do”. Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thống nhất rồi mà dân không hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì. Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.

Hồ Chí Minh còn có một câu nói hay nữa là, làm sao cho dân ta dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Câu đó được nói vào năm 1967. Như thế là đã gần một nửa thế kỷ. những quyền dân chủ ở VN vẫn là chắp vá, những thứ mà nhân loại tiến bộ sáng tạo ra, nhân dân nhiều nước đã dùng được, hưởng được, thì VN ta lại tìm cách ngăn cấm. Thật là cay đắng. Cho nên cụ Hồ trước khi mất đã phải di chúc, “cần một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ”. Sau cụ thấy dùng chữ chiến tranh có thể bị hiểu lầm, không lợi, nên cụ xóa chữ tranh và thay bằng chữ đấu (ai muốn biết thấu đáo cứ giởDi chúc do NXB ST in).

Thất bại thảm hại của Trung Quốc trên Biển Đông

Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
12-8-2014
Tác giả: Bill Hayton  
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

pix5_080414

Dù Bắc Kinh hi vọng đạt được điều gì qua việc triển khai giàn khoan HD-981 đi chăng nữa– dầu mỏ, lợi thế lãnh thổ, hay các lợi ích chiến lược dài hạn – thì tất cả đều không đem lại kết quả.
Dù đánh giá bằng bất kỳ thước đo nào, chuyến phiêu lưu khoan dầu gần đây trên biển Đông của Trung Quốc cũng đều là thảm họa. Không có chút dầu mỏ mới nào đến tay người tiêu dùng Trung Quốc, nước này không chiếm được vùng lãnh thổ mới trên biển nào, và lợi thế khu vực lại rơi vào tay Hoa Kỳ. Tình đoàn kết ASEAN được giữ vững và vị thế của các phe nhóm “thân Bắc Kinh” ở các nước có vai trò trọng yếu, đặc biệt là Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Điều này chứng tỏ Trung Quốc thiếu năng lực trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Làm thế nào mọi chuyện đều đi chệch hướng như vậy?

Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông

Theo Nghiên Cứu Quốc Tế
27-9-2014
Tác giả: David Brown
Biên dịch: Lê Văn Sang

14154964437_ff3a4f31ce_c_800

Mùa mưa bão bắt mọi thứ tuân theo đúng với nhịp điệu hàng năm của nó, và tháng vừa rồi, Trung Quốc đã phải kéo giàn khoan nước sâu của họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố. Các nhà phân tích ngay lập tức bắt đầu tranh luận ai “thắng” ai “thua”. Nhưng thực ra, ý nghĩa của mười tuần thử thách ý chí chủ yếu là các bài học rút ra bởi Bắc Kinh, Hà Nội và chính phủ các quốc gia cảm thấy bất an bởi tham vọng “chủ quyền không thể thay đổi được” của Trung Quốc.
Mẫu hình xâm lấn của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng từ khi nước này trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 một bản yêu sách rất rộng dựa vào một bản đồ không rõ ràng. Bắc Kinh đã dương oai diễu võ thể hiện sức mạnh hàng hải của minh kể từ đó, trục lợi từ sự bối rối và hoài nghi kéo dài tại nhiều thủ đô khác nhau, trong đó có Washington.
Không phải Trung Quốc đã trở nên mưu chước hơn mà chỉ là có quá nhiều nước tin vào ý tưởng rằng Trung Quốc, bất chấp những khó khăn đang gia tăng, sẽ trở thành một siêu cường trỗi dậy một cách hòa bình. Họ đã mất nhiều thời gian mới nhận ra sự thật.

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

15-12-2014

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

1535847_-_main

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.
Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây.