Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

5 "HỔ LỚN" NỐI GÓT CHU VĨNH KHANG LÀ AI?

nguyentandungorg
16-08-2014
(Thời sự) - “Tống hổ” Chu Vĩnh Khang vào cũi chỉ là bước khởi đầu để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vây bắt nhiều “hổ” khác, thậm chí cả những con “rồng” phía sau?


Ở Trung Quốc, có một “luật bất thành văn” là các ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản không bị điều tra, kể cả sau khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, sau vụ Bạc Hy Lai và nay là vụ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bị tống giam vì tội tham nhũng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chứng tỏ, chiến dịch “đả hộ diệt ruồi” của ông sẵn sàng phá vỡ mọi luật lệ.


5 "hổ" nối gót Chu Vĩnh Khang?
Truyền thông Trung Quốc loan tin, cơ quan điều tra trung ương sẽ còn tiếp tục “vây bắt” những con hổ khác, thậm chí còn to hơn cả Chu Vĩnh Khang. Nhiều nhà quan sát nhận định, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang nhắm vào một mục tiêu lớn hơn, con “rồng” phía sau con hổ Chu – cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Nghi ngờ này càng được củng cố sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cử một đội điều tra hùng hậu đến Thượng Hải, “trung tâm” quyền lực của ông Giang Trạch Dân ngay sau khi thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang. Mọi vây cánh của ông Giang bị liệt vào tầm ngắm. Theo  Epoch Times, 5 nhân vật sau đây dễ nối gót ông Chu Vĩnh Khang “lên thớt” nhất  trong thời gian sắp tới:
Tăng Khánh Hồng
Có nhiều tin đồn trong giới truyền thông Trung Quốc rằng, ngày 12.7, cựu phó Chủ tịch Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, nhân vật quan trọng thứ 2 trong phe cánh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đã bị bắt giữ ở Thiên Tân và đang bị điều tra bí mật.

Nguyên Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng.
Tăng Khánh Hồng từng là cánh tay phải của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân khi ông ở đỉnh cao quyền lực. Ông Tăng giúp củng cố phe cánh của cựu Chủ tịch Giang bằng cách đưa thân tín vào các vị trí lãnh đạo quan trọng và giúp chủ tịch Giang hoàn thiện triết lý chính trị Ba đại diện.
Từng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1999-2002, rồi nhanh chóng leo lên chức Phó chủ tịch nước từ 2003 đến 2008, trong giai đoạn này, ông Tăng được coi là nhân vật quyền lực số 2 tại Trung Quốc.
Đến năm 2009, ông Tăng Khánh Hồng (lúc đó đã nghỉ hưu) dính vào bê bối rút ruột công trình hàng triệu USD của con trai còn các đồng minh của ông này như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị “đánh lên bờ xuống ruộng” và cuối cùng bị tống vào tù.
Giả Khánh Lâm
Ngày 11.7, truyền thông Trung Quốc rộ tin Giả Khánh Lâm, cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc bị bắt giam.


Cựu Chủ tịch Hội Hiệp thương Giả Khanh Lâm.
Ông Giả Khánh Lâm từng là đồng nghiệp của cựu Chủ tịch Giang ở Sở Công nghiệp Máy móc trong giai đoạn 1960-1970. Sau khi ông Giang trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1993, ông Giả được đề bạt làm Thị trưởng Bắc Kinh năm 1996. Năm 1997, ông này nhanh chóng trở thành ủy viên trong Bộ Chính trị quyền lực.
Ông Giả Khánh Lâm từng dính vào vụ bê bối buôn lậu lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc với số tiền lên tới 27 tỉ nhân dân tệ (hơn 4 tỉ USD). Tuy nhiên, nhờ sự “che chở” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân mà ông Giả thoát tội. Ông Giả Khánh Lâm còn là chân tay đắc lực của cựu Chủ tịch Giang trong vụ dẹp yên nhóm Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Lý Trường Xuân
Lý Trường Xuân vốn là nhân vực quyền lực thứ 2 ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc những năm 1990-1992. Sau khi chiếm được lòng tin của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, ông này nhanh chóng thăng chức và leo cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Nguyên trưởng ban tuyên giáo Lý Trường Xuân.
Ông Giang đề bạt ông Lý vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị năm 2002 với chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ở vị trí này, ông Lý Trường Xuân cùng với Chu Vĩnh Khang là hai tay chân đắc lực trong chiến dịch đàn áp nhóm Pháp Luân Công.
Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, ông Lý Trường Xuân luôn nằm trong top 5 nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 2012, ông Lý đau đầu vì các vụ bê bối tham nhũng quan đến các con ông này bị phanh phui.
La Cán
Ông La Cán từng là Bộ trưởng Bộ Lao Động năm 1998 sau đó leo lên chức  Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị trong giai đoạn 1998-2007. Ông La chính là một trong những “công thần” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Ông La Hán (ngồi giữa).
Năm 2003, ông La từng bị “dính phốt” khi cáo buộc trình lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha tố cáo, Chủ tịch Giang Trạch Dân và ông La Cán về tội diệt chủng và tội tra tấn khác.
Ngô Bang Quốc
Ông Ngô Bang Quốc cũng là nhân vật được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân “sủng ái” và nâng đỡ khi còn làm Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải. Sau đó, ông Ngô nhanh chóng leo lên các chức cao hơn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc như Bí thư Thành ủy Thượng Hải và Phó Thủ tướng kiêm ủy viên Bộ Chính trị năm 2002. Năm 2003, ông Ngô trở thành Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc và mới nghỉ hưu vào năm 2013.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc.
Theo nhiều báo cáo, gia đình ông Ngô từng kiếm được cả trăm tỉ nhân dân tệ nhờ được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân “sủng ái”. Con cái trong nhà ông Ngô cũng nhờ hơi cha mà kiếm được bộn tiền bởi các phi vụ làm ăn hay nhận thầu dự án. Sau vụ bê bối của Bạc Hy Lai năm 2012, truyền thông Trung Quốc mới bắt đầu râm ran các tin đồn về những vụ tham nhũng của gia đình họ Ngô.
Chuyên gia về Trung Quốc Shi Zangshan cho rằng: “Trong thời điểm nhạy cảm này xuất hiện nhiều thông tin không hay về ông Ngô Bang Quốc. Có vẻ như đảng Cộng sản Trung Quốc đang muốn xem ông Ngô chọn theo phe nào? Nếu ông Ngô đưa ra lựa chọn sai lầm, có lẽ số phận ông cũng kết thúc tương tự như Chu Vĩnh Khang”.
(Theo epochtimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét