Tác giả gửi bài cho VNTB
Vừa qua Quốc hội Việt Nam lại bàn bạc về đề tài ma túy.
Ma túy và bệnh nghiện ma túy là vấn nạn lớn của cả thế giới, không riêng gì Việt Nam. Vậy, các quốc gia đã và đang giải quyết ra sao? Dù mỗi quốc gia có khác nhau về văn hóa, cấu trúc xã hội và mức độ kinh tế, nhưng tính chất “con nghiện” thì giống nhau. Đó là điểm chung để có thể nghiên cứu và học hỏi.
Bốn mươi năm qua, Việt Nam tự làm theo cách của mình với nhiều sáng kiến nhất thời, có tính chất đối phó tình huống, nhưng lại hy vọng có thể giải quyết dứt điểm tệ nạn ma túy bằng những biện pháp mạnh mẽ. Khi khởi đầu kế hoạch “trường lớn” với thời hạn 5 năm 2003-2008, theo chủ trương riêng của TP HCM được Trung ương cho phép; một chuyên gia nước ngoài chỉ nêu một nhận xét: “Một kế hoạch rất táo bạo!”
Kế hoạch táo bạo kết thúc vào năm 2008, Quốc hội họp bàn và đưa ra các kết luận:
1. Điều chỉnh quan điểm: xem người nghiện ma túy là người bệnh, thay vì được hiểu như tội phạm, từ đó đem lại hệ luận là chữa bệnh.
2. Cách tập trung người nghiện vào ‘trường lớn” như đã làm có biểu hiện “vi phạm nhân quyền” mà các tổ chức nhân quyền phê phán, trong đó có cưỡng bức lao động và các vấn đề khác, lại thêm không có kết quả “lành bệnh” sau 5 năm “tốt nghiệp”, nghiện vẫn hoàn nghiện, số con nghiện tăng lên.
3. Chấm dứt chương trình “táo bạo” nầy của TP HCM
Quyết định trên của Quốc hội là một cách nhìn không sai và tiến bộ, từ cái nhìn “tội phạm” chuyển sang cái nhìn “bệnh nhân” đã làm nhẹ nhõm hẳn nỗi ám ảnh nặng nề về lương tâm xã hội đối với quyền sống của những người bệnh. Nhưng tiếc thay, lại dẫn đến một kết quả không mong muốn.
Mốt số cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện như thoát một gánh nặng mà họ nhận thấy là không biết “gánh” tới bao giờ mới xong.
Người nghiện và gia đình người nghiện hoan hỉ như vừa thoát khỏi một tai họa không đáng có, nhưng tai họa của chứng bệnh thì không buông tha họ, nó càng gây nên những điều đáng chê trách hơn.
Lãnh đạo thành phố chấp hành luật mới, nhưng biểu hiện rõ là không mấy hài lòng, vì bộ máy đang vận hành có thể mang lại những lợi ích khác bị đứng lại, gây ra lúng túng về việc “bỏ không” các cơ sở vật chất với tiền đầu tư khổng lồ và chi phí hằng năm, nay hệ thống nhân sự ấy không biết sắp xếp vào đâu. “Trung tâm 80 người quản lý 7 người nghiện” tại trạm giữ Bình Triệu, TP.HCM. “Không có học viên mới, nhưng như mọi năm, ngân sách thành phố vẫn sẽ phải bỏ ra 5 tỷ đồng cấp cho trung tâm này để vận hành”. (vn.news.yahoo.com)
Nhưng được cho là hệ quả lớn của việc ngưng chương trình đại trại là con nghiện “tràn lan” phố phường mà ngành Công an nói là “bó tay”, trong khi người dân bình thường thì bị con nghiện uy hiếp. Lý do các lãnh đạo thành phố đưa ra là do các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính là phức tạp, khó thực hiện. Cũng trong đợt thảo luận nầy, có ý kiến “đặt lại” vấn đề quyền con người mà cách tập trung người nghiện theo kế hoạch 5 năm đã bị phê phán, cũng như cải chính rằng kế hoạch ấy là đã đem lại thành công, vì không có tình trạng con nghiện “tràn lan” như hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phó Chủ tịch UB TP nói:
“Nói là tôn trọng quyền con người trong vấn đề xử lý người nghiện ma túy, nhưng quyền con người phải hiểu theo nhân văn chứ không thể cứng nhắc được”
Đại biểu Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM nhắc lại: “…Nhờ đó, một thời gian dài TP đã thành công trong việc hạn chế người nghiện ma túy. Nay Quốc hội cũng cần phải cho TP được cơ chế linh hoạt đề xử lý vấn đề này”. Ông nhấn mạnh “Đây là làm lại cuộc đời của những em, những cháu lầm lỡ chứ không phải vi phạm nhân quyền”.
Tuy nhiên, vấn đề quyền con người trong chủ trương tập trung người nghiện theo kế hoạch đại trà và dài hạn như đã thực hiện đã ẩn chứa nhiều phức tạp, quyền con người không đơn giản ở chuyện bắt và giữ, đối lập với sự buông lỏng; mà ở chỗ cách bắt và cách giữ, quan niệm cách ly và cuộc sống, với tư cách người nghiện là bệnh nhân mãn tính, đồng thời có thể vừa là tội phạm.
Chuyện “quyền con người’ và “cách cai nghiện” là còn biểu hiện sự chưa rạch ròi.
Một lần nữa, TP HCM xin Quốc hội cho một đặc quyền mới, với một “kế hoạch 3 năm” có nội dung mới (?), cùng với niềm hy vọng là ổn định lại cái bất ổn do người nghiện gây ra.
Quả bóng bay lại Thành phố
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh ở phạm vi rộng hơn và nền tảng hơn: “đưa họ vào trong trại thì phải có quy trình để đảm bảo quyền con người”. Và hỏi lại:“...vấn đề là những bất cập đó xuất phát từ việc tổ chức thực hiện hay pháp luật?”. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định hướng luật là đúng, nhưng phải có bước quá độ, để từ cơ quan hành chính đến cơ quan tư pháp có bước chuyển. Và “việc đưa người nghiện vào cơ sở lưu giữ tạm thời, thành phố từng làm rồi nhưng kết quả chưa thỏa đáng”
Việc đưa Tư pháp vào để tham gia giám sát là cần thiết và hợp lý, nhưng đó chỉ mới là một phần.
Từ một hội thảo rất hữu ích của báo Tuổi Trẻ
Rất đáng quan tâm về cuộc hội thảo nầy, gồm cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện và người nghiện. Một tóm tắt khá toàn diện và và chính xác:
“Cai nghiện tập trung, cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, trong đó có biện pháp mạnh như cách ly, biện pháp nhẹ như dùng thuốc hỗ trợ, tư vấn tâm lý... đều đã được áp dụng ở TP.HCM nhưng vẫn không làm giảm được người nghiện ma túy”
Một người có thời gian nghiện khá dài là 40 năm đã khẳng định rất phù hợp với bệnh lý:
“Sau khi cơ thể đã không còn đòi hỏi ma túy nữa thì trong óc não chúng tôi lại vẫn nhớ. Không vượt qua nổi chính mình thì tái nghiện”, “trải nghiệm quan trọng nhất của tôi là giải quyết vấn đề tâm lý”
Một người nghiện khác:
“Bằng kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói rằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ cắt cơn chỉ chiếm 30% trong cai nghiện thôi, phần còn lại là do tâm lý. Nhưng tâm lý cũng cần được giúp đỡ”.
Ý kiến Ông Trần Văn Thông - cán bộ phụ trách cai nghiện ma túy, Q.4 rất đáng chú ý:
“Nghiện ma túy vừa là bệnh, vừa là tệ nạn, hai mặt của vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính tổng thể và song hành…Tôi cho rằng những hoạt động nhằm vào việc xây dựng lại cách sống cho người nghiện, ngăn chặn tái nghiện còn quan trọng hơn việc cắt cơn tập trung”
Về phương án đề xuất của TP HCM
Thiết nghĩ, ngăn ngừa ma túy và xử lý bệnh nghiện ma túy là vấn đề dài hạn và khó khăn của bất cứ xã hội nào, nó phải có lộ trình và thiết lập kế hoạch trên cơ sở khoa học, không thể dựa trên sáng kiến nhất thời của một cá nhân hay tập thể lãnh đạo, theo cảm xúc, lúc buông trôi, lúc gấp gáp… mà không dựa trên sự hiểu biết căn bản về bệnh nghiện, cùng với sự phối hợp của tòàn xã hội và của những nhà chuyên môn thật sự.
Trong phương án mới vừa đề xuất của thành phố đã bộc lộ sự quan tâm chủ yếu về trật tự an toàn xã hội, hơn là nội dung chữa trị vốn chưa có cái nhìn mới, chưa quan tâm đến tính tổng thể và vấn đề điều trị tâm lý.
Tại Hội nghị quốc tế tại Hà Nội (tháng 7- 2008), trong tài liệu đã lưu lại những khẳng định đáng nhớ:
“Nghiện (ma túy) là một bệnh tái phát mãn tính của nảo bộ, được coi là một khái niệm hoàn toàn mới đối với công chúng, đối với nhiều nhà hoạch định chính sách, và đáng buồn thay, ngay cả với nhiều người làm chuyên môn” (1)
Nếu đã xác lập nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ, thì không thể có biện pháp hay chính sách nào tương ứng với mục tiêu “lành bệnh”, hoặc chỉ là “cưỡng bức”, nội dung giáo dục tâm lý không thể chỉ nặng về luật pháp và kinh nghiệm thanh niên xung phong; ngược lại là chính sách chữa trị phải phù hợp với tính chất bệnh mãn tính, để có cách sống ổn thỏa hơn cho người nghiện, và ít thiệt hại cho xã hội nhất.
Điều mà người nghiện nói ra, là yêu cầu giúp đở về mặt Tâm lý, là phù hợp với những giáo trình tâm lý chuyên sâu cho người nghiện mà các nước tiên tiến đã từng nghiên cứu và ứng dụng ít nhất là 70 năm nay.
Giai đoạn “cắt cơn, giải độc” từng được nhấn mạnh một cách lệch lạc trong quy trình cai và vô cùng sai lạc, trong khi nó chỉ có giá trị và cần thiết như việc “cạo sạch tóc” trước khi may lại một vết thương ở đầu. Sau giai đoạn “cắt cơn” - chẳng có chuyện giải độc gì được trong bộ não của người bệnh - tâm lý thèm muốn càng dâng cao, đúng lúc mà họ được thả ra, cùng với một mệnh lệnh: “Chớ có tái nghiện!”
Chương trình cai chỉ bắt đầu sau đó với một giáo trình tâm lý chuyên biệt, cùng với một môi trường lành mạnh và thân thiện. Đây là một đòi hỏi đúng đắn cho phương thức chữa trị, nhưng nó đang ở ngoài tầm tay và sự chú ý của nhà nước, cũng vượt tầm xã hội, nhưng không phải là không làm được, nếu thật sự có sự bắt đầu và sự hợp tác xã hội.
Bằng những biện pháp tập trung với chương trình như cũ, không thể tránh khỏi những điều rất nhẫn tâm, và sẽ không tránh được việc lập lại phản ứng xã hội, mà trong tập tài liệu cũng có một lưu ý đáng giá:
“Tai họa đáng tiếc” đối lập với “hành vi đáng bị chỉ trích”
Hẳn nhiên rồi, người nghiện ngập có những hành vi khó tha thứ, khó biện hộ, nhưng cách chữa trị đôi khi với nguyện vọng rất ngọt ngào, như lời ông Bí thư Lê Thanh Hải: “làm lại cuộc đời của những em, những cháu lầm lỡ chứ không phải vi phạm nhân quyền...”, nhưng lại hóa thành những “Tai họa đáng tiếc” còn tệ hại hơn cho số phận những người thiếu may mắn!
Về phương án mới đề xuất của Thành phố, đã nói lên sự lo lắng và trách nhiệm của lãnh đạo các ban ngành, nhưng chung quy cũng thuộc về phương thức tổ chức thực hiện, như ông Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nói, chứ chưa phải là vướn mắc về mặt quy định luật pháp. Và đó là “bước quá độ” của tổ chức thực hiện, như lời ông Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường.
Với khái niệm “bước quá độ” trong phạm vi “tổ chức thực hiện”, không vượt quá không gian “quyền con người”, hy vọng đề án của Thành phố có thể được dễ dàng thông qua, đồng thời bắt đầu xây dựng một kế hoạch dài hạn, có chiều sâu, phù hợp với căn bệnh tái phát mãn tính của não bộ, mà điển hình khiêm tốn nhất ở Quận 4 đã có sự bắt đầu tuy đúng hướng, nhưng cần hổ trợ mạnh mẽ hơn, cũng như cần chú ý những bộc lộ quan trọng về tính chất của căn bệnh mà người nghiện đã nêu.
Chờ đợi một kết quả sẽ được tổng kết một cách nghiêm túc của “kế hoạch 3 năm” quá độ sắp tới.
Sau cuộc chạy vòng quanh, thế nào cũng phải có lối thoát.
HĐN
---------
Chú thích:
-Tư liệu trên lấy từ VN news, Tuoi Tre online, Thanh Nien online 31/10, 1/11/04
- (1) Giáo sư John Currie, Giám đốc viện nghiên cứu Y khoa về chứng nghiện và sự biến đổi hệ thần kinh - Bệnh viện Saint Vincent, Melbourne, Australia - Lesher, 1997. Chuyên môn “y tế” ở đây có ý nghĩa rộng rãi, bao gồm các chuyên gia tư vấn tâm lý cho bệnh nghiện.
Tác giả gửi bài cho VNTB
Vừa qua Quốc hội Việt Nam lại bàn bạc về đề tài ma túy.
Ma túy và bệnh nghiện ma túy là vấn nạn lớn của cả thế giới, không riêng gì Việt Nam. Vậy, các quốc gia đã và đang giải quyết ra sao? Dù mỗi quốc gia có khác nhau về văn hóa, cấu trúc xã hội và mức độ kinh tế, nhưng tính chất “con nghiện” thì giống nhau. Đó là điểm chung để có thể nghiên cứu và học hỏi.
Bốn mươi năm qua, Việt Nam tự làm theo cách của mình với nhiều sáng kiến nhất thời, có tính chất đối phó tình huống, nhưng lại hy vọng có thể giải quyết dứt điểm tệ nạn ma túy bằng những biện pháp mạnh mẽ. Khi khởi đầu kế hoạch “trường lớn” với thời hạn 5 năm 2003-2008, theo chủ trương riêng của TP HCM được Trung ương cho phép; một chuyên gia nước ngoài chỉ nêu một nhận xét: “Một kế hoạch rất táo bạo!”
Kế hoạch táo bạo kết thúc vào năm 2008, Quốc hội họp bàn và đưa ra các kết luận:
1. Điều chỉnh quan điểm: xem người nghiện ma túy là người bệnh, thay vì được hiểu như tội phạm, từ đó đem lại hệ luận là chữa bệnh.
2. Cách tập trung người nghiện vào ‘trường lớn” như đã làm có biểu hiện “vi phạm nhân quyền” mà các tổ chức nhân quyền phê phán, trong đó có cưỡng bức lao động và các vấn đề khác, lại thêm không có kết quả “lành bệnh” sau 5 năm “tốt nghiệp”, nghiện vẫn hoàn nghiện, số con nghiện tăng lên.
3. Chấm dứt chương trình “táo bạo” nầy của TP HCM
Quyết định trên của Quốc hội là một cách nhìn không sai và tiến bộ, từ cái nhìn “tội phạm” chuyển sang cái nhìn “bệnh nhân” đã làm nhẹ nhõm hẳn nỗi ám ảnh nặng nề về lương tâm xã hội đối với quyền sống của những người bệnh. Nhưng tiếc thay, lại dẫn đến một kết quả không mong muốn.
Mốt số cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện như thoát một gánh nặng mà họ nhận thấy là không biết “gánh” tới bao giờ mới xong.
Người nghiện và gia đình người nghiện hoan hỉ như vừa thoát khỏi một tai họa không đáng có, nhưng tai họa của chứng bệnh thì không buông tha họ, nó càng gây nên những điều đáng chê trách hơn.
Lãnh đạo thành phố chấp hành luật mới, nhưng biểu hiện rõ là không mấy hài lòng, vì bộ máy đang vận hành có thể mang lại những lợi ích khác bị đứng lại, gây ra lúng túng về việc “bỏ không” các cơ sở vật chất với tiền đầu tư khổng lồ và chi phí hằng năm, nay hệ thống nhân sự ấy không biết sắp xếp vào đâu. “Trung tâm 80 người quản lý 7 người nghiện” tại trạm giữ Bình Triệu, TP.HCM. “Không có học viên mới, nhưng như mọi năm, ngân sách thành phố vẫn sẽ phải bỏ ra 5 tỷ đồng cấp cho trung tâm này để vận hành”. (vn.news.yahoo.com)
Nhưng được cho là hệ quả lớn của việc ngưng chương trình đại trại là con nghiện “tràn lan” phố phường mà ngành Công an nói là “bó tay”, trong khi người dân bình thường thì bị con nghiện uy hiếp. Lý do các lãnh đạo thành phố đưa ra là do các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính là phức tạp, khó thực hiện. Cũng trong đợt thảo luận nầy, có ý kiến “đặt lại” vấn đề quyền con người mà cách tập trung người nghiện theo kế hoạch 5 năm đã bị phê phán, cũng như cải chính rằng kế hoạch ấy là đã đem lại thành công, vì không có tình trạng con nghiện “tràn lan” như hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phó Chủ tịch UB TP nói:
“Nói là tôn trọng quyền con người trong vấn đề xử lý người nghiện ma túy, nhưng quyền con người phải hiểu theo nhân văn chứ không thể cứng nhắc được”
Đại biểu Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM nhắc lại: “…Nhờ đó, một thời gian dài TP đã thành công trong việc hạn chế người nghiện ma túy. Nay Quốc hội cũng cần phải cho TP được cơ chế linh hoạt đề xử lý vấn đề này”. Ông nhấn mạnh “Đây là làm lại cuộc đời của những em, những cháu lầm lỡ chứ không phải vi phạm nhân quyền”.
Tuy nhiên, vấn đề quyền con người trong chủ trương tập trung người nghiện theo kế hoạch đại trà và dài hạn như đã thực hiện đã ẩn chứa nhiều phức tạp, quyền con người không đơn giản ở chuyện bắt và giữ, đối lập với sự buông lỏng; mà ở chỗ cách bắt và cách giữ, quan niệm cách ly và cuộc sống, với tư cách người nghiện là bệnh nhân mãn tính, đồng thời có thể vừa là tội phạm.
Chuyện “quyền con người’ và “cách cai nghiện” là còn biểu hiện sự chưa rạch ròi.
Một lần nữa, TP HCM xin Quốc hội cho một đặc quyền mới, với một “kế hoạch 3 năm” có nội dung mới (?), cùng với niềm hy vọng là ổn định lại cái bất ổn do người nghiện gây ra.
Quả bóng bay lại Thành phố
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh ở phạm vi rộng hơn và nền tảng hơn: “đưa họ vào trong trại thì phải có quy trình để đảm bảo quyền con người”. Và hỏi lại:“...vấn đề là những bất cập đó xuất phát từ việc tổ chức thực hiện hay pháp luật?”. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định hướng luật là đúng, nhưng phải có bước quá độ, để từ cơ quan hành chính đến cơ quan tư pháp có bước chuyển. Và “việc đưa người nghiện vào cơ sở lưu giữ tạm thời, thành phố từng làm rồi nhưng kết quả chưa thỏa đáng”
Việc đưa Tư pháp vào để tham gia giám sát là cần thiết và hợp lý, nhưng đó chỉ mới là một phần.
Từ một hội thảo rất hữu ích của báo Tuổi Trẻ
Rất đáng quan tâm về cuộc hội thảo nầy, gồm cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện và người nghiện. Một tóm tắt khá toàn diện và và chính xác:
“Cai nghiện tập trung, cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, trong đó có biện pháp mạnh như cách ly, biện pháp nhẹ như dùng thuốc hỗ trợ, tư vấn tâm lý... đều đã được áp dụng ở TP.HCM nhưng vẫn không làm giảm được người nghiện ma túy”
Một người có thời gian nghiện khá dài là 40 năm đã khẳng định rất phù hợp với bệnh lý:
“Sau khi cơ thể đã không còn đòi hỏi ma túy nữa thì trong óc não chúng tôi lại vẫn nhớ. Không vượt qua nổi chính mình thì tái nghiện”, “trải nghiệm quan trọng nhất của tôi là giải quyết vấn đề tâm lý”
Một người nghiện khác:
“Bằng kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói rằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ cắt cơn chỉ chiếm 30% trong cai nghiện thôi, phần còn lại là do tâm lý. Nhưng tâm lý cũng cần được giúp đỡ”.
Ý kiến Ông Trần Văn Thông - cán bộ phụ trách cai nghiện ma túy, Q.4 rất đáng chú ý:
“Nghiện ma túy vừa là bệnh, vừa là tệ nạn, hai mặt của vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính tổng thể và song hành…Tôi cho rằng những hoạt động nhằm vào việc xây dựng lại cách sống cho người nghiện, ngăn chặn tái nghiện còn quan trọng hơn việc cắt cơn tập trung”
Về phương án đề xuất của TP HCM
Thiết nghĩ, ngăn ngừa ma túy và xử lý bệnh nghiện ma túy là vấn đề dài hạn và khó khăn của bất cứ xã hội nào, nó phải có lộ trình và thiết lập kế hoạch trên cơ sở khoa học, không thể dựa trên sáng kiến nhất thời của một cá nhân hay tập thể lãnh đạo, theo cảm xúc, lúc buông trôi, lúc gấp gáp… mà không dựa trên sự hiểu biết căn bản về bệnh nghiện, cùng với sự phối hợp của tòàn xã hội và của những nhà chuyên môn thật sự.
Trong phương án mới vừa đề xuất của thành phố đã bộc lộ sự quan tâm chủ yếu về trật tự an toàn xã hội, hơn là nội dung chữa trị vốn chưa có cái nhìn mới, chưa quan tâm đến tính tổng thể và vấn đề điều trị tâm lý.
Tại Hội nghị quốc tế tại Hà Nội (tháng 7- 2008), trong tài liệu đã lưu lại những khẳng định đáng nhớ:
“Nghiện (ma túy) là một bệnh tái phát mãn tính của nảo bộ, được coi là một khái niệm hoàn toàn mới đối với công chúng, đối với nhiều nhà hoạch định chính sách, và đáng buồn thay, ngay cả với nhiều người làm chuyên môn” (1)
Nếu đã xác lập nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ, thì không thể có biện pháp hay chính sách nào tương ứng với mục tiêu “lành bệnh”, hoặc chỉ là “cưỡng bức”, nội dung giáo dục tâm lý không thể chỉ nặng về luật pháp và kinh nghiệm thanh niên xung phong; ngược lại là chính sách chữa trị phải phù hợp với tính chất bệnh mãn tính, để có cách sống ổn thỏa hơn cho người nghiện, và ít thiệt hại cho xã hội nhất.
Điều mà người nghiện nói ra, là yêu cầu giúp đở về mặt Tâm lý, là phù hợp với những giáo trình tâm lý chuyên sâu cho người nghiện mà các nước tiên tiến đã từng nghiên cứu và ứng dụng ít nhất là 70 năm nay.
Giai đoạn “cắt cơn, giải độc” từng được nhấn mạnh một cách lệch lạc trong quy trình cai và vô cùng sai lạc, trong khi nó chỉ có giá trị và cần thiết như việc “cạo sạch tóc” trước khi may lại một vết thương ở đầu. Sau giai đoạn “cắt cơn” - chẳng có chuyện giải độc gì được trong bộ não của người bệnh - tâm lý thèm muốn càng dâng cao, đúng lúc mà họ được thả ra, cùng với một mệnh lệnh: “Chớ có tái nghiện!”
Chương trình cai chỉ bắt đầu sau đó với một giáo trình tâm lý chuyên biệt, cùng với một môi trường lành mạnh và thân thiện. Đây là một đòi hỏi đúng đắn cho phương thức chữa trị, nhưng nó đang ở ngoài tầm tay và sự chú ý của nhà nước, cũng vượt tầm xã hội, nhưng không phải là không làm được, nếu thật sự có sự bắt đầu và sự hợp tác xã hội.
Bằng những biện pháp tập trung với chương trình như cũ, không thể tránh khỏi những điều rất nhẫn tâm, và sẽ không tránh được việc lập lại phản ứng xã hội, mà trong tập tài liệu cũng có một lưu ý đáng giá:
“Tai họa đáng tiếc” đối lập với “hành vi đáng bị chỉ trích”
Hẳn nhiên rồi, người nghiện ngập có những hành vi khó tha thứ, khó biện hộ, nhưng cách chữa trị đôi khi với nguyện vọng rất ngọt ngào, như lời ông Bí thư Lê Thanh Hải: “làm lại cuộc đời của những em, những cháu lầm lỡ chứ không phải vi phạm nhân quyền...”, nhưng lại hóa thành những “Tai họa đáng tiếc” còn tệ hại hơn cho số phận những người thiếu may mắn!
Về phương án mới đề xuất của Thành phố, đã nói lên sự lo lắng và trách nhiệm của lãnh đạo các ban ngành, nhưng chung quy cũng thuộc về phương thức tổ chức thực hiện, như ông Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nói, chứ chưa phải là vướn mắc về mặt quy định luật pháp. Và đó là “bước quá độ” của tổ chức thực hiện, như lời ông Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường.
Với khái niệm “bước quá độ” trong phạm vi “tổ chức thực hiện”, không vượt quá không gian “quyền con người”, hy vọng đề án của Thành phố có thể được dễ dàng thông qua, đồng thời bắt đầu xây dựng một kế hoạch dài hạn, có chiều sâu, phù hợp với căn bệnh tái phát mãn tính của não bộ, mà điển hình khiêm tốn nhất ở Quận 4 đã có sự bắt đầu tuy đúng hướng, nhưng cần hổ trợ mạnh mẽ hơn, cũng như cần chú ý những bộc lộ quan trọng về tính chất của căn bệnh mà người nghiện đã nêu.
Chờ đợi một kết quả sẽ được tổng kết một cách nghiêm túc của “kế hoạch 3 năm” quá độ sắp tới.
Sau cuộc chạy vòng quanh, thế nào cũng phải có lối thoát.
HĐN
---------
Chú thích:
-Tư liệu trên lấy từ VN news, Tuoi Tre online, Thanh Nien online 31/10, 1/11/04
- (1) Giáo sư John Currie, Giám đốc viện nghiên cứu Y khoa về chứng nghiện và sự biến đổi hệ thần kinh - Bệnh viện Saint Vincent, Melbourne, Australia - Lesher, 1997. Chuyên môn “y tế” ở đây có ý nghĩa rộng rãi, bao gồm các chuyên gia tư vấn tâm lý cho bệnh nghiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét