Nguồn: Ngưới Đô Thị
Sáng 26.10, ông Nguyễn Chua đã tử nạn khi đu dây qua sông Krông Ana, đoạn chảy qua thôn 6, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 100m.
Giải cứu một phụ nữ bị mắc kẹt khi trượt cáp sang sông... Những tai nạn như thế này thỉnh thoảng vẫn xảy ra
Cái chết của ông Chua đã làm chấn động dư luận cả nước. Trước đó chưa đầy một tháng, vợ ông Chua, bà Nguyễn Thị Thọ, cũng bị trọng thương khi qua sông bằng cách đu dây.
Những ngày đầu tháng 11-2014, chúng tôi quay trở lại vị trí đã xảy ra tai nạn dẫn đến cái chết thương tâm của ông Chua, và nhận thấy những người dân ở vùng này tiếp tục “đu dây tử thần”, theo cách nói của ông Nguyễn Thu (68 tuổi, thôn 6) - người đã gần mười năm nay qua lại sông Krông Ana bằng cách đu dây.
Ông Thu bảo: “Không đu dây thì biết đi bằng gì? Qua sông bằng cách đu dây nguy hiểm thật, nhưng không qua thì đói”! Đơn giản bởi họ sống bên này sông, còn bên kia là hàng trăm hecta đất canh tác, phải đi - về làm rẫy, vận chuyển lương thực, sản vật trồng được.
Ông Đoàn Hữu - chủ tịch UBND xã Hòa Lễ - cho biết cây cầu gần nhất cũng cách đến 10km, nên người dân tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách đu dây qua sông, liều mình đánh cược với tử thần.
Bộ tời qua sông được người dân “sáng tạo” từ bánh xe của cổng cửa sắt, một móc sắt cùng một sợi dây curoa hết khoảng 40.000 đồng. Hầu như mỗi người dân ở thôn 6, xã Hòa Lễ đều có một bộ tời như thế |
Cái chết của ông Chua đã làm chấn động dư luận cả nước. Trước đó chưa đầy một tháng, vợ ông Chua, bà Nguyễn Thị Thọ, cũng bị trọng thương khi qua sông bằng cách đu dây.
Những ngày đầu tháng 11-2014, chúng tôi quay trở lại vị trí đã xảy ra tai nạn dẫn đến cái chết thương tâm của ông Chua, và nhận thấy những người dân ở vùng này tiếp tục “đu dây tử thần”, theo cách nói của ông Nguyễn Thu (68 tuổi, thôn 6) - người đã gần mười năm nay qua lại sông Krông Ana bằng cách đu dây.
Ông Thu bảo: “Không đu dây thì biết đi bằng gì? Qua sông bằng cách đu dây nguy hiểm thật, nhưng không qua thì đói”! Đơn giản bởi họ sống bên này sông, còn bên kia là hàng trăm hecta đất canh tác, phải đi - về làm rẫy, vận chuyển lương thực, sản vật trồng được.
Ông Đoàn Hữu - chủ tịch UBND xã Hòa Lễ - cho biết cây cầu gần nhất cũng cách đến 10km, nên người dân tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách đu dây qua sông, liều mình đánh cược với tử thần.
Và ước mơ của người dân nghèo vùng này là có thêm những chiếc cầu treo kiên cố để họ yên tâm sống, làm ăn.
|
Giải cứu một phụ nữ bị mắc kẹt khi trượt cáp sang sông... Những tai nạn như thế này thỉnh thoảng vẫn xảy ra
|
|
Khi dây cáp qua sông bị chùng, người trượt không tới được bờ, phải dùng... tay để kéo mình vào bờ
|
|
Biết là nguy hiểm nhưng hằng ngày vẫn có vài trăm lượt người dân thôn 6 đu dây sang bên kia sông Krông Ana làm nương rẫy. Không chỉ “chở” người, dây cáp cũng là phương tiện vận chuyển những bao cà phê, bắp, chuối, cỏ cho bò...
|
|
Khoảng 7g hằng ngày, người dân sẽ tập trung tại bến để sang sông. Vào lúc cao điểm người dân móc sẵn bộ tời của mình vào cáp. Khi người đi trước sang đến bên kia sông thì đến lượt mình
|
|
Một phụ nữ ở thôn 6, xã Hòa Lễ nói: “Ngày nào cũng qua sông như thế này nhưng mỗi lần đu cáp là một lần nín thở để lấy can đảm” |
|
Bao cà phê đang qua sông thì bị mắc kẹt giữa dòng. Một người đàn ông từ trong bờ đu ra kéo vào |
Chồng chết, vợ bị thương khi đu dây sang sông
Sáng 26.10, trong lúc đu cáp vượt sông Krông Ana (xã Hòa Lễ, Krông Bông, Đắk Lắk) để đi hái cà phê, ông Nguyễn Chua (51 tuổi, người dân trong xã) bị rơi xuống mép bờ sông tử nạn.
Trước đó sáng 25-8, bà Nguyễn Thị Thọ (vợ ông Chua) trong lúc đu cáp vượt sông bị té ngã, phải đưa đi cấp cứu với các chấn thương ở cổ, lệch quai hàm. Đến nay vết thương của bà Thọ vẫn chưa lành hẳn.
Trong ảnh: ông Chua chăm sóc vợ tại bệnh viện trước khi bị tai nạn tử vong. |
Hà Bình - Trung Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét