Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thủ tướng và việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam

Theo Tin Tức Hàng Ngày
23-11-2014
Nguyễn Nghĩa

Các quan chức lãnh đạo nhà nước tham gia bỏ phiếu tín nhiệm

Liên tiếp trong 2 năm 2013 và 2014, Quốc hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Năm 2013 lấy phiếu tín nhiệm cho 47 chức vụ, năm 2014 cho 50 chức vụ.

Trong cả 2 năm, thang tín nhiệm gồm 3 mức : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Kết quả của năm 2013 đối với Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng lần lượt tương ứng như sau:

1. Trương Tấn Sang 330, 133, 28.
2. Nguyễn Tấn Dũng 210, 122, 160.
3. Nguyễn Sinh Hùng 328, 139, 25.

Quốc hội VN hôm nay có 497 đại biểu với hơn 90% là đảng viên ĐCS VN.

Riêng Bộ chính trị đã cử 170 ủy viên trung ương sang Quốc hội để thao túng cơ quan này. Như vậy hoàn toàn có thể nhận định rằng Quốc hội VN là sân chơi công khai của ĐCS VN, do Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng( ủy viên BCT, CT Quốc hội) khống chế.

Thật vậy, ta thấy ngay trong hội nghị 6 trung ương khóa 11 đầu tháng 10/2012 khi Bộ chính trị và Trung ương ĐCS VN họp kín chống tham nhũng, Nguyễn Minh Thuyết chỉ là 1 đại biểu QH bình thường đã tung tin chuẩn bị dư luận: “sẽ có thay đổi lớn ở cấp cao nhất”. Sau hội nghị 6, khi mà đã không xẩy ra “thay đổi lớn” nào, CT nước Trương Tấn Sang đi rêu rao với cử tri của mình về một “đồng chÍ X”, hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước cử tri của mình rằng không kỷ luật ai vì “sợ bị trả thù”.

Nhìn vào kết quả của 3 lãnh tụ trong “tứ trụ” nhà nước cộng sản VN năm 2013, ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đạt mức tín nhiệm thấp nhất. Nếu cộng cả tín nhiệm cao và tín nhiệm của ông ta thì tổng cũng chỉ mỡi xấp xỉ số phiếu tín nhiệm cao của 2 vị còn lại.

Điều đáng nói là với con số 160 tín nhiệm thấp, mà trong họp kín của BCT, sẽ được diễn dịch là “không tín nhiệm”, thì đây là một con số cao một cách không “bình thường” đối với 1 thủ tướng, ủy viên bộ chính trị, theo “ruyền thống bầu cử cộng sản”.

HIển nhiên đây là đòn đánh tiếp tục của Trọng và Sang đối với Dũng sau hội nghị 6, tại diễn đàn Quốc hội. Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội là thực hiện nghị quyết của hội nghi 4 trung ương khóa 11. Trong nghị quyết này có đoạn:

“Hướng dẫn để sớm thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Quy định việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệm vụ cần được xem xét, cho thôi giữ chức vụ, không chờ kết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác”.

Như vậy việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội VN năm nay có sức nặng lớn đối với Thủ tướng trong các phiên họp sắp tới của Trung ương ĐCS VN, nhất là phiên họp cuối năm nay chuẩn bị cho nhân sự đại hội 2016.Nếu lần này Thủ tướng lại thu đủ tín nhiệm thấp cao, thì chắc chắn tiếng nói của thủ tướng sẽ kém trọng lượng trong các cuôc họp trung ương tới, nếu không nói là có thể bị mất chức trước thời hạn như đoạn nghị quyết vừa trích dẫn ở trên.

Kết quả của lấy phiếu tín nhiệm năm nay là:
1. Trương Tấn Sang: 380-84-20.
2. Nguyễn Sinh Hùng: 340-93-52.
3. Nguyễn Tấn Dũng : 320-96-68.

Ta thấy ngoài số đại biểu năm ngoái đã bầu Tín nhiệm cao cho ông Sang (330) năm nay ông ta có thêm 50 phiếu mới ở mức này. Tuy nhiên những người này chỉ là những người năm ngoái đã bỏ cho ông ta mức tín nhiệm, năm nay thay đổi ý kiến tốt hơn cho CT nước. Ông ta đã có thêm 8 người mới, không tán thành hoạt động của CT nước và bỏ cho ông ta
phiếu tín nhiệm thấp.

Nói chung đối với CT Sang, mức độ đánh giá là ổn định. 50 người thay đổi thái độ chắc là do tác động của bức hình trên báo chí chụp CT Sang, TT Dũng ngồi cạnh nhau, trong QH tháng 5 /2014, khi giàn khoan trung quốc xâm phạm biển VN.

Trường hợp Nguyễn Tấn Dũng là trường hợp cần phân tích sâu hơn. Thủ tướng thu thêm 110 phiếu tín nhiệm cao, và giảm 160-68= 92 phiếu tín nhiệm thấp.

Tức là đã có 110+92 = 202 đại biểu quốc hội thay đổi nhận xét về Thủ tướng theo hướng tich cực, cũng nghĩa là hoạt động của Thủ tướng trong năm qua có thêm 202 người ủng hộ. Đây là 1 con số rất ý nghĩa trong một quốc hội do đảng cs toàn trị.

Hiển nhiên để có được kết quả này, hoạt động trong năm qua của Thủ tướng chắc là hiệu quả, và được phản ánh trong phiếu tín nhiệm. (Hơn nữa cái khuyết điểm gọi là “tham nhũng” mà Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng cố tình gán ghép cho Nguyễn Tấn Dũng chắc đã hết hiệu lực).

Đây là những hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô, hoạt động bảo vệ biển VN khi TQ xâm phậm lãnh hải, đây là lời khẳng định không đánh đổi chủ quyền biển đảo thiêng liêng lấy thứ hữu nghị viển vông với TQ,.. và hoạt động tăng cường an ninh, đối ngoại của chính phủ sau sự kiện giàn khoan, như Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thăm Hoa Kỳ với kết quả cụ thể là nới lỏng cấm vận vũ khí cho VN, hay chuyến TT thăm Ấn độ, tạo tiền đề cho liên minh chiến lược Ấn Độ-Việt Nam …

Cũng không thể không nói tới lá phiếu mà Obama đã bỏ cho Thủ tướng ngày 13/11 tại Miến Điện, khi Tổng Thống Hoa Kỳ đã chính thức nhận lời thăm Việt Nam giữa năm 2015, nhân dịp 20 năm xác lập quan hệ VN-HK. Lá phiếu này của Tổng thống Obama đã mặc nhiên khẳng định người mà Hoa Kỳ tin tưởng và có thể xúc tiến quan hệ là Thủ tướng.

Lá phiếu này của Obama sẽ còn phát huy tác dụng trong các cuộc họp trung ương tới vì xu hướng không đảo ngược được của an ninh biển đảo VN là: đồng minh với Hoa kỳ là mệnh lệnh của thời đại, (Cù Huy Hà Vũ ).

Để kết thúc bài này, tôi viết thêm về sự khác nhau của chiến dich “Đả hổ, diệt ruồi và săn cáo chạy” tại TQ với “Chỉnh đảng” do Nguyễn Phú Trọng phát động tại VN.

Tập Cận Bình tiếp thu TQ với giấc mơ Trung Hoa của mình. Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi, đuổi bắt cáo” có 2 mục đích chính:

1. Loại bỏ những lực lượng ngăn cản Tập thực thi những biện pháp chính trị nhằm biến giấc mơ bá quyền của Tập thành hiện thực.

2. Tạo ra đồng thuận trong khối 1300 triệu nhân dân TQ, để họ hi sinh hơn nữa cho chủ nghĩa bá quyền của Tập. / với Tập, dự trữ ngoại tệ 4000 tỷ đô la trong khi thu nhập trung bình của TQ dưới 5000 đô la, vẫn còn là ít. Tập muốn người dân TQ phải hi sinh hơn nữa.

Chiến dịch chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang khởi động là nhằm theo lệnh TQ tiếp tục đánh đổ Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh, nhằm biến quốc gia VN thành phên dậu, thành lá chắn bên ngoài cho TQ đại lục, thành con cờ của TQ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu, mà TQ đang chơi với Hoa Kỳ..

Có thể nói kể từ khi trở thành TBT ĐCS VN, Nguyễn Phú Trọng đã toàn tâm toàn ý cho mục đích tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng.

Cho đến nay, ông ta chưa thành công.Với kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, việc đánh đổ Nguyễn Tấn Dùng dường như đã vượt khỏi khả năng của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét