Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Ý nghĩ tháng 4: VƯỢT BIÊN


SATURDAY, APRIL 12, 2014
Ý nghĩ tháng 4: VƯỢT BIÊN
Có một mảng đề tài mà văn chương, báo chí ít chạm tới, nhưng đã tới lúc cần chạm tới, vì đó là một phần của lịch sử, phần lịch sử bi tráng, phần lịch sử mà hàng triệu người con đất Việt đã trải qua, đã gánh chịu, đã rơi nước mắt: VƯỢT BIÊN.

Hình ảnh: Ý nghĩ tháng 4 ( 14):
VƯỢT BIÊN.

Có một mảng đề tài mà văn chương, báo chí ít chạm tới, nhưng đã tới lúc cần chạm tới, vì đó là một phần của lịch sử, phần lịch sử bi tráng, phần lịch sử mà hàng triệu người con đất Việt đã trải qua, đã gánh chịu, đã rơi nước mắt: VƯỢT BIÊN.
Sau năm 1975.
Trong khi cả triệu gia đình hân hoan ngày thống nhất, ngày đoàn tụ, thì nói như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn.
Và cũng nói như ông: Không ai chọn cho mình cửa để sinh ra.
Vì thế, cùng với niềm vui vô bờ bến là thống nhất đất nước, thì ngay sau đó là những khoảng trống, những khoảng trống vô hình và hữu hình, những khoảng trống thăm thẳm, những khoảng trống đau đớn, những khoảng trống in một dấu vết vào lịch sử, vào thân phận dân tộc, không thể và không được quên lãng.
Không ai muốn tha phương cầu thực.
Không ai muốn rời cái nơi chôn nhau cắt rốn.
Không ai muốn rời xa quê hương.
Nhưng, xu thế của lịch sử, biến cố của thời đại, cuối cùng điều không mong muốn lại phải trở thành xu thế chấp nhận của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình ở phía Nam vĩ tuyến.
Vượt biên!
Có người vượt biên vì chồng, con, cha, mẹ, anh em thuộc thành phần lính cộng hòa hoặc công chức chế độ Việt Nam cộng hòa, vì lo sợ cũng có, vì thành kiến cũng có, vì bị ghẻ lạnh trong đối xử cũng có, vì những bất công trong nhìn nhận ấu trĩ ở địa phương cũng có, vì cả thù hằn cũng có, thất chí cũng có, vì cả những rạn vỡ lý tưởng cũng có, vì những va chạm đối kháng cũng có....và vượt biên.
Có người vượt biên vì đứng không vững trước sự thay đổi đột ngột của lối sống, của cuộc sống, của cách thức xã hội mới, của sự hẫng hụt vô tận trong mọi thói quen, mọi ý nghĩ.
Có người vượt biên vì nghèo khổ, vì thiếu thốn.
Có người vượt biên vì thù ghét, vì bất hợp tác với chế độ mới.
Có người vượt biên vì để chạy trốn quá khứ.
Có người vượt biên vì phong trào.
Có người vượt biên để đoàn tụ.
Có người vượt biên....chỉ là để vượt biên....
Tôi đã gặp Hùng ở Ca Na Đa trở về thăm nhà mới đây.
Em vượt biên khi mới 18 tuổi, vượt biên vì thấy nhiều người vượt biên, và em đi theo họ.
Những ngày đêm lênh đênh trên biển cả.
Những cái chết nhìn thấy từng ngày, từng giờ.
Và cướp biển.
Và đói khát.
Và bão tố.
Máu, nước mắt, sự hành xác, sự nhục nhã, sự sợ hãi....tất cả những cảm giác đó cứ đeo lấy Hùng, mấy chục năm rồi vẫn còn ám ảnh em, ám ảnh tới mức, bảo Hùng kể cho nghe mà em không dám kể, vì chạm tới những kỷ niệm vượt biên ấy, thân thể rùng mình, kinh hãi...
May mà em đã sống, có công ăn việc làm ổn định và thành đạt.
Nhiều người nữa cũng thế, thành đạt.
Và họ, cái thời vượt biên ấy, nếu bị bắt là quy vào tội phản động, là tù tội, nay sau hàng chục năm họ làm việc, họ thành đạt, thành danh, họ quay về thăm quê hương và mặc nhiên được gọi là Việt Kiều yêu nước, sự thay đổi trong quan niệm âu cũng là logic bình thường của dịch chuyển lịch sử.
Nhưng đề tài này, câu chuyện này, thân phận của hàng triệu con người "chạy trốn" khỏi Tổ Quốc ngày ấy không thể không được nhắc đến, vì ở đó chất chứa muôn vạn thân phận, muôn vạn hoàn cảnh, muôn vạn nước mắt, muốn vạn cay đắng.
Trong ngày tháng 4 này, chúng ta hãy đặt ánh mắt mình ra biển cả, vọng bái những linh hồn dân Việt của một thời đau đớn ấy, bỏ xác giữa biển khơi không dấu tích, không khói hương, không mộ chí.
Xin Đấng tối cao cho dân tộc bình an vĩnh hằng, để lịch sử không phải lặp lại những đau thương, để người Việt không phải chạy trốn Tổ Quốc, để những người con Việt bình an, để nước Việt từng ngày cất cánh.
Xin một hành động hòa giải sâu sắc, toàn diện, chí tình và chân thực.




Sau năm 1975.
Trong khi cả triệu gia đình hân hoan ngày thống nhất, ngày đoàn tụ, thì nói như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn.
Và cũng nói như ông: Không ai chọn cho mình cửa để sinh ra.
Vì thế, cùng với niềm vui vô bờ bến là thống nhất đất nước, thì ngay sau đó là những khoảng trống, những khoảng trống vô hình và hữu hình, những khoảng trống thăm thẳm, những khoảng trống đau đớn, những khoảng trống in một dấu vết vào lịch sử, vào thân phận dân tộc, không thể và không được quên lãng.
Không ai muốn tha phương cầu thực.
Không ai muốn rời cái nơi chôn nhau cắt rốn.
Không ai muốn rời xa quê hương.
Nhưng, xu thế của lịch sử, biến cố của thời đại, cuối cùng điều không mong muốn lại phải trở thành xu thế chấp nhận của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình ở phía Nam vĩ tuyến.
Vượt biên!

Có người vượt biên vì chồng, con, cha, mẹ, anh em thuộc thành phần lính cộng hòa hoặc công chức chế độ Việt Nam cộng hòa, vì lo sợ cũng có, vì thành kiến cũng có, vì bị ghẻ lạnh trong đối xử cũng có, vì những bất công trong nhìn nhận ấu trĩ ở địa phương cũng có, vì cả thù hằn cũng có, thất chí cũng có, vì cả những rạn vỡ lý tưởng cũng có, vì những va chạm đối kháng cũng có....và vượt biên.
Có người vượt biên vì đứng không vững trước sự thay đổi đột ngột của lối sống, của cuộc sống, của cách thức xã hội mới, của sự hẫng hụt vô tận trong mọi thói quen, mọi ý nghĩ.
Có người vượt biên vì nghèo khổ, vì thiếu thốn.
Có người vượt biên vì thù ghét, vì bất hợp tác với chế độ mới.
Có người vượt biên vì để chạy trốn quá khứ.
Có người vượt biên vì phong trào.
Có người vượt biên để đoàn tụ.
Có người vượt biên....chỉ là để vượt biên....
Tôi đã gặp Hùng ở Ca Na Đa trở về thăm nhà mới đây.
Em vượt biên khi mới 18 tuổi, vượt biên vì thấy nhiều người vượt biên, và em đi theo họ.
Những ngày đêm lênh đênh trên biển cả.
Những cái chết nhìn thấy từng ngày, từng giờ.
Và cướp biển.
Và đói khát.
Và bão tố.
Máu, nước mắt, sự hành xác, sự nhục nhã, sự sợ hãi....tất cả những cảm giác đó cứ đeo lấy Hùng, mấy chục năm rồi vẫn còn ám ảnh em, ám ảnh tới mức, bảo Hùng kể cho nghe mà em không dám kể, vì chạm tới những kỷ niệm vượt biên ấy, thân thể rùng mình, kinh hãi...
May mà em đã sống, có công ăn việc làm ổn định và thành đạt.
Nhiều người nữa cũng thế, thành đạt.
Và họ, cái thời vượt biên ấy, nếu bị bắt là quy vào tội phản động, là tù tội, nay sau hàng chục năm họ làm việc, họ thành đạt, thành danh, họ quay về thăm quê hương và mặc nhiên được gọi là Việt Kiều yêu nước, sự thay đổi trong quan niệm âu cũng là logic bình thường của dịch chuyển lịch sử.
Nhưng đề tài này, câu chuyện này, thân phận của hàng triệu con người "chạy trốn" khỏi Tổ Quốc ngày ấy không thể không được nhắc đến, vì ở đó chất chứa muôn vạn thân phận, muôn vạn hoàn cảnh, muôn vạn nước mắt, muốn vạn cay đắng.
Trong ngày tháng 4 này, chúng ta hãy đặt ánh mắt mình ra biển cả, vọng bái những linh hồn dân Việt của một thời đau đớn ấy, bỏ xác giữa biển khơi không dấu tích, không khói hương, không mộ chí.
Xin Đấng tối cao cho dân tộc bình an vĩnh hằng, để lịch sử không phải lặp lại những đau thương, để người Việt không phải chạy trốn Tổ Quốc, để những người con Việt bình an, để nước Việt từng ngày cất cánh.
Xin một hành động hòa giải sâu sắc, toàn diện, chí tình và chân thực. /-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét