26/04/14
SAIGON
DIEMTIN :
Giáo
dục là đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, thế mà chuyện như đùa !
(GDVN) - Ai cũng hy vọng, đến kỳ lấy phiếu tín nhiệm sau, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không còn phải buồn như lần trước nữa.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nên lắng nghe nhiều hơn ý kiến của các nhà khoa học chân chính ?
Cuối cùng thì Bộ GD & ĐT cũng đã phải xin lùi thời hạn trình Quốc hội đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông đến kỳ họp sau, tức là kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.
Việc Bộ GD & ĐT xin lùi thời hạn trình đề án ra Quốc hội là chuyện không bất ngờ với ngành giáo dục, bởi ngay cuối buổi báo cáo của Bộ GD & ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đại diện thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói thẳng: “Tôi đọc thấy chưa rõ, đề đạt gì mà lại lấy nghị quyết ra nói... chỉ chép lại quan điểm của Đảng. Viết thế này chưa đủ điều kiện trình ra Quốc hội. Bây giờ là cải cách hành chính, vậy chương trình sách mới phải thế nào? Thủ tục phải công khai minh bạch, cái gì có lợi cho dân thì áp dụng”.
Nhưng với toàn dân thì đây là một chuyện lạ hiếm có trong lịch sử ngành giáo dục, là vì đề án chưa hoàn chỉnh mà Bộ GD & ĐT vẫn trình ra Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 27 vừa qua?
Tờ trình là có thật, nó đeo số 83/TTr-CP ngày 7/4/2014. Khi nghe ông Đỗ Ngọc Thống - Vụ phó Vụ Giáo dục trung học (thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình – SGK) nói đây chỉ là buổi bảo vệ thử, nhiều người tá hóa vì không biết tới khi nào thì Bộ GD & ĐT mới bảo vệ thật? Chẳng lẽ, Thường vụ Quốc hội là nơi để… thử?
Và lạ là ngay cả khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã kết luận chéo ngoe rồi mà Bộ GD & ĐT vẫn cứ trình. Báo cáo thẩm tra do ông Đào Trọng Thi ký nói rõ: “Quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông hiện hành ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học; không có tổng chủ biên chương trình, sách giáo khoa chung; thiếu lực lượng chuyên trách và thiếu cơ chế điều hành, phối hợp, bảo đảm vận hành thống nhất toàn bộ quá trình biên soạn, triển khai thực hiện; thiếu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực phát triển chương trình và có điều kiện tiếp thu một cách hệ thống kinh nghiệm quốc tế; chưa tổ chức một cách hiệu quả, chất lượng việc lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo, nhất là các giáo viên trực tiếp giảng dạy các cấp học”.
Lạ hơn nữa là chuyện Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đề cập về con số hơn 34 nghìn tỷ đồng đổi mới chương trình – SGK tại Thường Vụ Quốc hội thì Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại lên truyền hình nói đấy không phải quan điểm chính thức của Bộ. Còn tại buổi họp báo quý I tại Bộ Giáo dục thì ông Đỗ Ngọc Thống nói thực chất tiền chi cho chương trình – SGK chỉ hơn 5.000 tỷ đồng, còn lại là chi vào các việc khác.
Một vấn đề hệ trọng có liên quan tới tương lai của đất nước đã bị đem ra “tung hứng” như một trò đùa. Thế nên GS Nguyễn Minh Thuyết mới nói: “Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một việc lớn, quan trọng, nhưng khi đề án đổi mới chương trình - SGK trình tại cuộc họp của Thường vụ Quốc hội thì tư lệnh ngành lại đi nước ngoài. Để rồi khi có sai sót lại cho rằng anh em ở nhà làm không đúng. Cách làm như thế có ổn không?". PGS Văn Như Cương cũng nói thẳng: "Cách làm của Bộ GD & ĐT thể hiện sự tùy tiện”.
Câu chuyện trình rồi lại xin lùi đề án của Bộ Giáo dục sẽ khiến cho nhiều người nhớ lại phiên họp thứ 16 của Ủy ban TVQH, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi: Hiện tại, đồng bào ta, nhân dân ta chưa yên tâm về chất lượng giáo dục đào tạo. Vậy từ nay đến hết năm 2016, hết nhiệm kỳ, Bộ trưởng hãy cho biết chất lượng giáo dục hàng năm có chuyển biến tích cực hơn không? Đồng bào ta và bản thân bộ trưởng có yên tâm hơn không? Chung quy lại, đến bao giờ chúng ta có nền một nền giáo dục yên tâm?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời rằng: “Về vấn đề chuyển biến chất lượng trong giáo dục, ý thức được trách nhiệm của mình tôi xin hứa với Chủ tịch, hứa với Quốc hội sẽ mang hết trí tuệ, quyết tâm để cùng toàn ngành, toàn dân triển khai đổi mới căn bản và toàn diện trong ngành giáo dục đào tạo. Tôi hy vọng giáo dục đào tạo sẽ từng bước chuyển biến tích cực”.
Bộ trưởng đã hứa, nhưng kết quả thực tế thu lại thì chẳng được là bao, để rồi tới kỳ họp thứ 6 vừa qua của Quốc hội, ông trở thành một trong hai người có số “phiếu tín nhiệm thấp” nhiều nhất (177 phiếu). Bộ trưởng buồn! Và hàng triệu người dân khác cũng buồn lắm, bởi đó là uy tín của Bộ trưởng, uy tín của ngành giáo dục và cũng là uy tín của nền giáo dục quốc gia. Vì vậy, ai cũng hy vọng, đến kỳ lấy phiếu tín nhiệm sau, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không còn phải buồn như lần trước nữa.
Khi Bộ GD & ĐT xin lùi thời hạn trình đề án, GS Nguyễn Xuân Hãn đã nói một cách chua chát rằng, cứ cho là 1000 tỷ thì họ cũng không làm nổi bộ SGK hoàn chỉnh, bởi vì cho đến bây giờ chưa có tổng chỉ huy khoa học cho đề án. Đó phải là người có đủ kiến thức khoa học trả lời, đối thoại với các nhà khoa học, với nhân dân, phải trả lời được câu hỏi: Làm chương trình-SGK như thế nào để học sinh tốt nghiệp xong phổ thông có thể vào học ở các trường danh tiếng như Harvard, Lomonosov hay Cambridge? Bây giờ mà vẫn cứ làm như cách đây 20 năm thì vẫn là cắt khúc, cuốn chiếu, vừa chạy vừa xếp hàng với lối tư duy lạc hậu và tùy tiện sẽ phá vỡ tổng thể khoa học. Càng làm càng sai, càng tốn tiền và giáo dục ngày càng méo mó, bất ổn triền miên.
Bộ trưởng có biết điều này không? Bộ trưởng phải biết chứ, vì ông là Tư lệnh ngành giáo dục cơ mà. Nhưng biết rồi thì sao vẫn cứ mãi khổ sở trong cái vòng luẩn quẩn?
Có lẽ, Bộ trưởng cần chịu khó lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến của các nhà khoa học chân chính, dù đó là những lời chẳng hề mát tai. Đấy cũng là cái khó nhất của những người làm quan!
SAIGON
DIEMTIN :
Giáo
dục là đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, thế mà chuyện như đùa !
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nên lắng nghe nhiều hơn ý kiến của các nhà khoa học chân chính ?
Cuối cùng thì Bộ GD & ĐT cũng đã phải xin lùi thời hạn trình Quốc hội đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông đến kỳ họp sau, tức là kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.
Việc Bộ GD & ĐT xin lùi thời hạn trình đề án ra Quốc hội là chuyện không bất ngờ với ngành giáo dục, bởi ngay cuối buổi báo cáo của Bộ GD & ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đại diện thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói thẳng: “Tôi đọc thấy chưa rõ, đề đạt gì mà lại lấy nghị quyết ra nói... chỉ chép lại quan điểm của Đảng. Viết thế này chưa đủ điều kiện trình ra Quốc hội. Bây giờ là cải cách hành chính, vậy chương trình sách mới phải thế nào? Thủ tục phải công khai minh bạch, cái gì có lợi cho dân thì áp dụng”.
Nhưng với toàn dân thì đây là một chuyện lạ hiếm có trong lịch sử ngành giáo dục, là vì đề án chưa hoàn chỉnh mà Bộ GD & ĐT vẫn trình ra Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 27 vừa qua?
Tờ trình là có thật, nó đeo số 83/TTr-CP ngày 7/4/2014. Khi nghe ông Đỗ Ngọc Thống - Vụ phó Vụ Giáo dục trung học (thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình – SGK) nói đây chỉ là buổi bảo vệ thử, nhiều người tá hóa vì không biết tới khi nào thì Bộ GD & ĐT mới bảo vệ thật? Chẳng lẽ, Thường vụ Quốc hội là nơi để… thử?
Và lạ là ngay cả khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã kết luận chéo ngoe rồi mà Bộ GD & ĐT vẫn cứ trình. Báo cáo thẩm tra do ông Đào Trọng Thi ký nói rõ: “Quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông hiện hành ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học; không có tổng chủ biên chương trình, sách giáo khoa chung; thiếu lực lượng chuyên trách và thiếu cơ chế điều hành, phối hợp, bảo đảm vận hành thống nhất toàn bộ quá trình biên soạn, triển khai thực hiện; thiếu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực phát triển chương trình và có điều kiện tiếp thu một cách hệ thống kinh nghiệm quốc tế; chưa tổ chức một cách hiệu quả, chất lượng việc lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo, nhất là các giáo viên trực tiếp giảng dạy các cấp học”.
Lạ hơn nữa là chuyện Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đề cập về con số hơn 34 nghìn tỷ đồng đổi mới chương trình – SGK tại Thường Vụ Quốc hội thì Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại lên truyền hình nói đấy không phải quan điểm chính thức của Bộ. Còn tại buổi họp báo quý I tại Bộ Giáo dục thì ông Đỗ Ngọc Thống nói thực chất tiền chi cho chương trình – SGK chỉ hơn 5.000 tỷ đồng, còn lại là chi vào các việc khác.
Một vấn đề hệ trọng có liên quan tới tương lai của đất nước đã bị đem ra “tung hứng” như một trò đùa. Thế nên GS Nguyễn Minh Thuyết mới nói: “Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một việc lớn, quan trọng, nhưng khi đề án đổi mới chương trình - SGK trình tại cuộc họp của Thường vụ Quốc hội thì tư lệnh ngành lại đi nước ngoài. Để rồi khi có sai sót lại cho rằng anh em ở nhà làm không đúng. Cách làm như thế có ổn không?". PGS Văn Như Cương cũng nói thẳng: "Cách làm của Bộ GD & ĐT thể hiện sự tùy tiện”.
Câu chuyện trình rồi lại xin lùi đề án của Bộ Giáo dục sẽ khiến cho nhiều người nhớ lại phiên họp thứ 16 của Ủy ban TVQH, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi: Hiện tại, đồng bào ta, nhân dân ta chưa yên tâm về chất lượng giáo dục đào tạo. Vậy từ nay đến hết năm 2016, hết nhiệm kỳ, Bộ trưởng hãy cho biết chất lượng giáo dục hàng năm có chuyển biến tích cực hơn không? Đồng bào ta và bản thân bộ trưởng có yên tâm hơn không? Chung quy lại, đến bao giờ chúng ta có nền một nền giáo dục yên tâm?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời rằng: “Về vấn đề chuyển biến chất lượng trong giáo dục, ý thức được trách nhiệm của mình tôi xin hứa với Chủ tịch, hứa với Quốc hội sẽ mang hết trí tuệ, quyết tâm để cùng toàn ngành, toàn dân triển khai đổi mới căn bản và toàn diện trong ngành giáo dục đào tạo. Tôi hy vọng giáo dục đào tạo sẽ từng bước chuyển biến tích cực”.
Bộ trưởng đã hứa, nhưng kết quả thực tế thu lại thì chẳng được là bao, để rồi tới kỳ họp thứ 6 vừa qua của Quốc hội, ông trở thành một trong hai người có số “phiếu tín nhiệm thấp” nhiều nhất (177 phiếu). Bộ trưởng buồn! Và hàng triệu người dân khác cũng buồn lắm, bởi đó là uy tín của Bộ trưởng, uy tín của ngành giáo dục và cũng là uy tín của nền giáo dục quốc gia. Vì vậy, ai cũng hy vọng, đến kỳ lấy phiếu tín nhiệm sau, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không còn phải buồn như lần trước nữa.
Khi Bộ GD & ĐT xin lùi thời hạn trình đề án, GS Nguyễn Xuân Hãn đã nói một cách chua chát rằng, cứ cho là 1000 tỷ thì họ cũng không làm nổi bộ SGK hoàn chỉnh, bởi vì cho đến bây giờ chưa có tổng chỉ huy khoa học cho đề án. Đó phải là người có đủ kiến thức khoa học trả lời, đối thoại với các nhà khoa học, với nhân dân, phải trả lời được câu hỏi: Làm chương trình-SGK như thế nào để học sinh tốt nghiệp xong phổ thông có thể vào học ở các trường danh tiếng như Harvard, Lomonosov hay Cambridge? Bây giờ mà vẫn cứ làm như cách đây 20 năm thì vẫn là cắt khúc, cuốn chiếu, vừa chạy vừa xếp hàng với lối tư duy lạc hậu và tùy tiện sẽ phá vỡ tổng thể khoa học. Càng làm càng sai, càng tốn tiền và giáo dục ngày càng méo mó, bất ổn triền miên.
Bộ trưởng có biết điều này không? Bộ trưởng phải biết chứ, vì ông là Tư lệnh ngành giáo dục cơ mà. Nhưng biết rồi thì sao vẫn cứ mãi khổ sở trong cái vòng luẩn quẩn?
Có lẽ, Bộ trưởng cần chịu khó lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến của các nhà khoa học chân chính, dù đó là những lời chẳng hề mát tai. Đấy cũng là cái khó nhất của những người làm quan!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét