Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

CÂU CHUYỆN KHÔNG DỪNG LẠI

(Theo RFA, BBC)

* Những cái chết của người  Duy Ngô Nhỉ ở Bắc Phong Sinh
* Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN


Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng ăn mặc theo kiểu Hồi giáo cho phía Trung Quốc.

16 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà ngày 18 tháng 4 và gây ra cái chết cho  7 người cùng 4 người bị thương, trong đó, phía bộ đội biên phòng VN có 2 chết, 4 bị thương, phía nhóm người Tân Cương có 5 người chết.

Vội vã trục xuất không xét xử ?

Dư luận rất bất bình và câu hỏi đặt ra :

Sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy  (GSTS Nguyễn Minh Thuyết)

Hiện tượng người Duy Ngô Nhĩ đào tỵ khỏi đất nước không phải là điều mới lạ. Đất đai, văn hóa, tài nguyên kể cả tôn giáo của họ đã và đang tiếp tục bị Trung Quốc chiếm dụng, tha hóa và cấm đoán. Họ sống trong sợ hãi và luôn phải đối diện với bạo lực xảy ra trong bất cứ lúc nào. Người Duy Ngô Nhĩ cùng với Tây Tạng là hai sắc dân bị Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ không hề ngưng nghỉ và sự chống đối của hai dân tộc này đang làm nhức nhối thế giới trước những cái chết thương tâm của họ

Chính sách Hán hóa vùng Tân Cương của Trung quốc lên tới cực điểm đã nổ ra xung đột đẫm máu làm cho gần 200 người chết tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương và sau đó kéo theo các vụ sách nhiễu, trả thù và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ một cách dã man đã làm cho sắc dân này bùng lên phản kháng mạnh mẽ. Các vụ tấn công công an Trung Quốc và những nhóm dân quân do Trung Quốc lập ra đã khiến hàng trăm người chết cùng hàng trăm người khác bị bắt giam vẫn liên tiếp làm cho người Duy Ngô Nhĩ tháo chạy ra khỏi vùng đất của tổ tiên họ.

Nếu người dân Tây Tạng chống lại Trung Quốc bằng hình thức tự thiêu thì người Duy Ngô Nhĩ chấp nhận dùng máu của mình ra để đổi lấy tự do. Bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương đã khiến Trung Quốc có cơ hội lên án họ là khủng bố, tuy nhiên với kết quả điều tra của các tổ chức nhân quyền quốc tế thì chính nhà nước Trung Quốc mới là tác nhân gây ra các vụ bạo động đó.

Điển hình cho các tranh cãi này là vụ 213 người Duy Ngô Nhĩ xin tỵ nạn chính trị tại Thái Lan vào tháng 3 vừa qua đã gây tranh luận về vấn đề này và quốc tế trong đó có Hoa Kỳ đã buộc Thái Lan không được trục xuất họ về Trung Quốc. Cao Ủy tị nạn UNHCR tại Thái Lan đang giải quyết tình trạng di dân của họ thông qua ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có cùng tiếng nói như người Duy Ngô Nhĩ.

Giới chức Thái Lan nói với RFA về vụ này rằng họ đang xác minh xem những người Duy Ngô Nhĩ đó có bị buôn bán hay là chạy trốn do bị đàn áp. Một khi hồ sơ hoàn tất họ sẽ được di dân sang nước thứ ba. Hiện nay đa số đã được công nhận bởi Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc.

Khác với Thái Lan, các nước Campuchia, Lào và Malaysia đã không chấp nhận cho người Duy Ngô Nhĩ được sự bảo vệ của Cao Ủy LHQ. Tháng 12 năm 2009 Campuchia trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ ngay cả khi họ nhận được giấy công nhận của UNHCR và sau đó Lào cũng giải giao cho Trung Quốc hai người còn lại. Malaysia thì trục xuất 6 người về lại Trung Quốc vào năm 2012 bất kể UNHCR đã cấp quy chế cho họ.

Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của TQ tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác … vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp.

Giáo sư Calr Thayer

Để trả công cho những hành động này, Campuchia nhận được hơn 1 tỷ đô la viện trợ của Trung Quốc, Lào được hứa sẽ nhận đầu tư cho đường sắt, chỉ có Malaysia là không nhận được gì khi trả họ về lại đất nước mà họ chạy trốn. Đổi lại Malaysia đã nhận không ít lời lên án của quốc tế trong đó có EU và Hoa kỳ.

Giáo sư Calr Thayer nói về việc Campuchia trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về lại Trung Quốc như sau:
-Trường hợp này cũng giống như Cambodia trước đây, Trung Quốc muốn trừng phạt những người này. Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của Trung Quốc tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác và nếu để lâu tại Việt Nam không có gì bảo đảm rằng tin tức sẽ không lọt ra ngoài và vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp.

Việc bảo vệ biên giới

Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sơn là điều dễ hiểu khi họ biết rằng bị trao trả cho Trung Quốc đồng nghĩa với trở về địa ngục và sẽ chết trong địa ngục ấy. Cướp súng bắn lại biên phòng, nhảy lầu chạy trốn là phản ứng tuyệt vọng, không ai muốn. Chỉ có bộ đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm khi làm hồ sơ trục xuất mà không hiểu cảm giác của nạn nhân như thế nào.

Bộ đội biên phòng Việt Nam lơ là đến nỗi bị cướp mất vũ khí là sai lầm rất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giống với năm 1979, quân đội không ngờ được sự tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn vì cứ nghĩ tình nghĩa hai đảng sẽ không có chiến tranh xảy ra và cơn đột biến tình nghĩa ấy đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người.

Giấu diếm các tin tức xấu của Trung Quốc, không cập nhật tình hình chính trị, xáo trộn và bất mãn của người dân Duy Ngô Nhĩ cũng như Tây Tạng đến với toàn quân đã khiến quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục ngủ quên trên tư duy bạn bè đồng chí một lần nữa.

Khi vụ việc cướp súng giết bộ đội đã bùng ra trên hệ thống truyền thông đại chúng nhưng người trách nhiệm vẫn không công nhận họ là người Duy Ngô Nhĩ mặc dù quần áo, tướng mạo của họ đã cho biết điều ấy. Tuyên bố này cho thấy hai điều: nếu người phát ngôn không thể phân biệt người Duy Ngô Nhĩ và Trung Quốc khác nhau thế nào chứng tỏ hệ thống tình báo Việt Nam quá chủ quan. Ngược lại nếu biết nhưng vẫn cố tình đánh đồng sự việc nhằm nhanh chóng bàn giao những người này cho Trung Quốc để lấy điểm thì Việt Nam đã tán đồng hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ trong đất nước của họ.

Hai bộ đội bị giết do sự khủng hoảng của người Duy Ngô Nhĩ không phải là nhiều nhưng bức tranh đổ máu vì chủ quan ấy cần phải được sửa sai triệt để nếu không sẽ còn nhiều vụ Duy Ngô Nhĩ khác khi họ tràn vào Việt Nam mà không mang trang phục của người Hồi giáo.


Kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam
Theo BBC


Ông Dilshat Rashit kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam

Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.

Ông Dilshat Rashit, phát ngôn viên của hội có trụ sở tại Đức nói với BBC tiếng Trung chiều 22/4: “Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không.”

Điều 31 của Công ước được gần 150 nước phê chuẩn cấm các nước thành viên trừng phạt những người vào nước họ từ nơi tính mạng hay sự tự do của họ bị đe dọa với điều kiện người nhập cư trái phép phải trình diện chính quyền và chứng minh được họ có lý do chính đáng để vượt biên.

Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước có hiệu lực từ năm 1954 này.

Trong vụ người Uighur bị cho là cướp và nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.

Năm người Uighur cũng tử vong, ba người nhảy từ trên tầng ba xuống “tự tử” và hai người bị “bắn chết”, theo lời Đại tá Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam nói với VTV hôm 18/4.
Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn "công an Trung Quốc" sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu.

Về nội tình vụ cướp và nổ súng, ông Thanh nói: “Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn "công an Trung Quốc" sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu.”

Trong khi đó phát ngôn viên Dilshat của Hội người Uighur Thế giới nói nhóm 16 người Uighur, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, muốn được gặp các quan chức Liên Hiệp Quốc.


Tuy nhiên phía Việt Nam hoặc không hiểu hoặc hiểu những không đáp ứng.

Ông nói nhóm người Uighur đã chống cự khi thấy cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở Bắc Phong Sinh và dẫn tới vụ đổ máu.

Trang Facebook của Hội Người Uighur Thế giới cũng dẫn lại lời một blogger của Việt Nam, người đặt câu hỏi ai đã cho phép cảnh sát Trung Quốc mang theo vũ khí vào Bắc Phong Sinh và tại sao phải mất ba tiếng người ta mới có thể khống chế được nhóm người Uighur vốn chỉ có một khẩu súng và “không quá năm viên đạn”.

Không cấp hộ chiếu

Phát ngôn viên này nói hiện Hội Uighur Thế giới cũng không thể xác định được tung tích của nhóm người bị Việt Nam trả về và nói thêm: “Sau sự cố này, cảnh sát địa phương [Trung Quốc] đã có đợt trấn áp người Uighur và bắt một số người cũng như tăng cường giám sát.”

Chỉ trong những ngày cuối tuần trước đã có 37 người bị bắt khi toan vào Việt Nam và 15 người bị bắt ở biên giới Thái Lan/Campuchia.


Cả Thái Lan và Việt Nam đều không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn trong khi Campuchia đã phê chuẩn công ước này hồi năm 1992.

Một phóng viên của BBC tiếng Trung cũng nói một trong những lý do người Uighur chọn qua Việt Nam là vì họ không cần hộ chiếu mà vẫn có thể qua lại biên giới.

Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc không cấp hộ chiếu cho người Uighur để họ có thể ra nước ngoài hợp pháp.

A China SWAT officer in short-sleeved shirt and camouflage-pattern amour (Chinese characters on his armour)


This photo testifies to the participation of China armed forces in the killing and capture of a group of “illegal immigrants” in Vietnam’s territory. Therein, Vietnam soldiers were picking up a dead Xinjiang man while a China counterpart was observing in a gun-holding position. Who had allowed China’s armed forces to enter Vietnam’s territory?












During handover, Chinese officers were armed with weapons as opposed to Vietnam soldiers, who were empty-handed.

These two Xinjiang men had evidently been alive when they were handcuffed. However, they were left bleeding to death by both Vietnam and China authorities.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét