Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

NỢ CÔNG BAO NHIÊU ?

Cô Tư Sài Gòn - (vietbao.com)
NợCông Bao Nhiêu ?



Bạn tưởng rằng bạn (và các con của bạn) không hề mang nợ? Vâng, chúng đi học ở Sài Gòn, ra trường, tìm việc làm, sống một cuộc đời bình thường như mọi người... và không mang nợ tí nào.

Đúng là không có chuyện giang hồ đưa xã hội đen tới nhà bạn để đòi nợ... Nhưng có một cộng nghiệp đang đè lên gia đình của bạn: nợ công. Đất nước mình đang mang nợ. Không phảỉ kiểu nói văn chương như nợ nước, hay những gì tương tự. Cụ thể, bạn đang nợ tiền, vì chính phủ đang mang nợ quốc tế.




Vậy thì, câu hỏi là, nợ công của Việt Nam bao nhiêu?

Vậy thì, hãy ngó lên Đồng hồ Nợ công Thế giới, tức là Global Debt Clock, còn viết tắt là GDC... để xem VN mình nợ thế giới bao nhiêu. Mấp mé 50% tổng sản lượng quốc dân (GDP) rồi bạn ơi. Hay là nhiều hơn nữa? Có phải là đã nợ hơn 100% GDP chăng?

Báo Thanh Niên hồi cuối tháng 3-2014 đã ghi lời của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho biết rằng tỷ lệ nợ công của VN năm 2013 theo GDC đưa ra là 49,3% GDP (theo cách định nghĩa của IMF) nhưng theo Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công năm 2013 VN là 55,7% GDP. Nhận xét về các con số này, ông Tuấn cho rằng: “Bộ Tài chính dù có phần thận trọng hơn, nhưng tỷ lệ đó vẫn chưa đánh giá hết được những rủi ro tiềm tàng của nợ công ở Việt Nam”. Theo ông Tuấn, phải đưa cả nợ tiềm ẩn của các DNNN vào nợ công sẽ giúp đánh giá thực chất hơn gánh nặng và rủi ro nợ công hiện nay.

Nghĩa là, con số đó chưa kể nợ của các doanh nghiệp nhà nước.

Đã mang nơ, tất phaỉ trả lãi... Vậy thì, câu hỏi của Báo Đất Việt hôm Thứ Hai 14-4-2014 là: “Việt Nam đang trả lãi bao nhiêu tỷ USD/năm cho nợ công?”

Báo ĐV viết:


“Nợ công VN đã lên đến khoảng 90 tỉ USD, nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước thì khoảng 180 tỉ USD.

TS Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết trên báo Tuổi trẻ. Cũng theo TS Phạm Thế Anh, hiện nay nợ công đã lên đến khoảng 90 tỉ USD. Quốc hội cũng đã đặt ra “ngưỡng an toàn” hay “giới hạn đỏ” về nợ công (65% GDP), tuy nhiên với việc thâm hụt ngân sách và đầu tư như hiện nay, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tiến tới “giới hạn đỏ”. Đó là chưa kể nếu gộp cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì chúng ta đã vượt “giới hạn đỏ”.

TS Phạm Thế Anh tính toán, với
 45 tỉ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.

Trong khi đó, mức nợ công VN công bố chưa bao gồm nợ DNNN và nợ đọng xây dựng cơ bản khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản còn hơn 45.000 tỉ đồng, nợ DNNN năm 2013 là hơn 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 80 tỉ USD.

Nợ công VN nếu tính cả nợ DNNN với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của VN mỗi năm.”(ngưng trích)

Xin mời đọc kỹ, xin đọc rất kỹ: mức nợ an toàn là 65%, nhưng khi tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước, VN đã nợ hơn 100% GDP trong năm 2012. Nghĩa là, chạy vượt đèn đỏ rồi nhé.

Và nợ nhiều cỡ nào? Nợ này gấp 4 lần thu ngân sách của VN mỗi năm.

Có nghĩa là, cả nước VN ra sức làm viêc ngày đêm, cũng không đủ trả nợ... Vậy mà, chưa thấy xã hội đen nào tới Ba Đình đòi nợ cả? Coi chừng, không kéo lại mất luôn nửa các thác Bản Giốc, rồi lại hô biến luôn một hai hòn đảo Trường Sa... /- 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét