Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

"MÊ CUNG" SỞ HỮU CHÉO NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM



"Mê cung" sở hữu chéo ngân hàng ở VN

Phần lớn các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước lớn đều đầu tư vào ngân hàng cổ phần. Nhiều nhà băng thực chất nằm trong tay cùng một ông chủ và bản thân tổ chức này cũng bỏ vốn vào các công ty chứng khoán, quản lý quỹ.



Click vào ảnh để phóng to. Nguồn: Fulbright.


Giảm sở hữu chéo trong đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng vốn là bài toán đau đầu của các nhà hoạch định chính sách. Sở hữu chéo có thể hiểu đơn giản là hiện tượng doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác. Không riêng Việt Nam, pháp luật giữa các nước trên thế giới tuy không cấm loại hình này nhưng luôn tìm cách hạn chế và giám sát bởi rủi ro từ nó rất lớn.
Tuy thị trường tài chính mới chỉ phát triển trong giai đoạn đầu, nhưng quan hệ sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam cũng đã trở nên hết sức chằng chịt, phức tạp. Không chỉ có việc ngân hàng A đầu tư vào ngân hàng B hay C mà chuyện vài ba ngân hàng có thể cùng một chủ sở hữu không phải hiếm.
Nghiên cứu về hiện trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Xuân Thành Đỗ Thiên Anh Tuấn (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - FETP) vừa được công bố tại buổi hội thảo do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức mới đây. Hai tác giả đã phân loại sở hữu chéo theo 6 hình thức và cũng chỉ ra những mô hình cụ thể để chứng minh sự rối rắm của thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam. 
Theo nhóm tác giả của Fulbright, một trong những hình thức sở hữu chéo phổ biến tại Việt Nam là việc ngân hàng thương mại nhà nước nắm cổ phần tại các nhà băng cổ phần hoặc liên doanh.

Hình thức sở hữu chéo thứ 2 là việc doanh nghiệp Nhà nước góp vốn vào các ngân hàng cổ phần.Nhìn chung, một trong những động cơ của các ngân hàng khi góp vốn chéo là để đạt lợi nhuận từ đầu tư rủi ro mà không phải tuân thủ các quy định đối với bản thân họ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều này không thực sự đúng trong trường hợp của các nhà băng quốc doanh tại Việt Nam. "Các Ngân hàng thương mại Nhà nước không cần có cơ cấu sở hữu chéo để làm vậy, chủ yếu họ sở hữu chéo do yếu tố lịch sử khi được yêu cầu tiếp quản để hỗ trợ các ngân hàng mới", ông Nguyễn Xuân Thành nhận định.


Click vào ảnh để phóng to. Nguồn: Fulbright.
Các tác giả của Fulbright cho biết, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước lớn, những tập đoàn kinh tế đều có cổ phần tại các ngân hàng thương mại nhưng lại không nắm quyền chi phối, kiểm soát. "Quyền kiểm soát rơi vào một số cổ đông, nhóm nhà đầu tư khác", ông Thành nhận xét và cho rằng các ông chủ nhà băng đang được hưởng lợi từ vốn Nhà nước trong những trường hợp này.
Hình thức sở hữu chéo thứ 3 là việc hình thức ngân hàng cổ phần sở hữu vốn của nhau.
Click vào ảnh để phóng to. Nguồn: Fulbright.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, các ngân hàng có thể nắm cổ phần của nhau thông qua những công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư tài chính. "Một thực tế là công ty đầu tư tài chính tại Việt Nam lại là một doanh nghiệp bình thường, không bị điều tiết bởi quy định đặc biệt nào, không phải công bố thông tin trong khi họ hoạt động không khác gì một quỹ đầu tư hay công ty chứng khoán", ông Thành nên nguyên nhân khiến sở hữu chéo gia tăng.
Ví dụ mới đây nhất của hình thức này là cách tạo tiền của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) để sở hữu cổ phần tại nhiều ngân hàng vừa được cơ quan điều tra phanh phui. Theo đó, bầu Kiên thành lập các công ty đầu tư tài chính và sử dụng những pháp nhân này để vay tiền ngân hàng. Với phần lớn số tiền này, ông và người thân trong gia đình gom thêm cổ phần tại một ngân hàng thứ hai rồi dùng chính số cổ phần trên thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng đầu tiên. Cuối cùng, tiền chạy lòng vòng và giá trị thực ít hơn rất nhiều con số vốn "ảo" do mối quan hệ sở hữu phức tạp.
Hình thức sở hữu chéo tiếp theo là việc một hoặc nhiều nhà đầu tư lớn nắm ngân hàng, công ty chứng khoán.
Click vào ảnh để phóng to. Nguồn: Fulbright.
Hình thức sở hữu chéo thứ 6 theo các chuyên gia Fulbright là việc nhà đầu tư lớn giữ cổ phần ở cả doanh nghiệp phi tài chính lẫn ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến việc này được nhóm tác giả lý giải là do sự đặc thù ở Việt Nam. Theo quy định hiện nay, chỉ những người có quan hệ huyết thống và quan hệ về mặt sở hữu ở các công ty có liên quan mới phải công bố thông tin. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quan hệ lao động giữa người chủ thực sự và những người làm thuê - Tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị - chưa được kiểm soát. Vì thành viên HĐQT, chủ tịch phải công bố thông tin nên nhóm đầu tư có thể thuê luôn các vị trí này. Do đó, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành đề nghị nên định nghĩa lại khái niệm người có liên quan và chế tài công bố thông tin để giảm sở hữu chéo.

Thanh Thanh Lan




Phụ luc :

Nguồn: Fulbright
Click vào ảnh để phóng to.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét