Việt-Long - RFA (2014-04-11)
Hoa
Kỳ cảnh cáoTrung Quốc
Hội nghị quốc phòng Hoa Kỳ - Trung Quốc tại Bắc Kinh, 8-4-2014 - Ảnh :
AFP
Thông điệp từ Washington
Trong một chuyến đi đáng ra là để tạo mối quan
hệ quốc phòng hòa dịu, tích cực và minh bạch, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck
Hagel đã không đạt được cả ba mục tiêu, chỉ vì mục đích của chuyến đi này không
trùng hợp với mục đích được hai bên đặt ra từ khi thỏa thuận thiết lập mối quan
hệ quốc phòng.
Nhìn vào lịch trình chuyến công du 10 ngày của
ông Hagel lần này, người ta thấy 3 ngày đầu là hội nghị các bộ trưởng quốc
phòng khối ASEAN tại Hawaii, lần đầu tiên tổ chức tại Hoa Kỳ. Sau đó nhà lãnh
đạo quốc phòng Mỹ đi Nhật Bản, rồi tới Trung Quốc là nơi đến thứ ba.
Giữa bối cảnh quốc tế nổi bật cuộc chiếm đóng
Crimea của người Nga, ông Chuck Hagel đã hội ý với giới lãnh đạo quốc phòng
châu Á và Nhật Bản, thông báo với họ ý định của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cũng
như lập trường của người Mỹ trong hội nghị với Trung Quốc. Ông còn cam kết với
họ những điều mà ASEAN và Nhật Bản muốn nghe, trước khi đem tất cả những điều
đó sang Bắc Kinh như một tập hồ sơ để nói chuyện quốc phòng với tướng Thường
Vạn Toàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ tay ra phía các phòng viên báo chí, nhấn mạnh lời chỉ trích về vùng nhận dạng phòng không, và xác định sẽ đứng bên canh đồng minh - Courtesy of telegraphonline.com
Nhưng tại sao lần này Hoa Kỳ không nhắm vào
mục đích đã đặt ra cho mối quan hệ quốc phòng qua các hội nghị đối thoại quốc
phòng với Trung Quốc? Và mục đích thực sự của ông bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ
là gì trong chuyến công tác này?
Nói đến mục tiêu về mối quan hệ quốc phòng
minh bạch thì thực ra ông bộ trưởng Chuck Hagel đã thông báo một cách minh bạch
với Trung Quốc về lập trường của Hoa Kỳ trong vấn đề quốc phòng tại Đông Á và Đông
Nam Á, cụ thể là tại biển Hoa Đông và biển Đông. Mục đích thực sự của chuyến
công du châu Á lần này là mang tới Đông Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc thông
điệp sáng tỏ của hành pháp Hoa Kỳ. Thông điệp đó là:
"Washington cương quyết thực hiện chính
sách chuyển trục chiến lược sang châu Á, mong Bắc Kinh đừng theo gương Moscow
mà hãy tự kiềm chế trong chính sách bành trướng quân sự và tham vọng đại dương,
tham vọng về nguyên nhiên liệu, về thị trường và địa bàn chiến lược mở rộng
khỏi Thái Bình Dương."
Nỗi lo của ASEAN
Nhìn lại diễn tiến chuyến đi, người ta thấy ở
hội nghị quốc phòng khối ASEAN, các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á nói tới
hành động sáp nhập Crimea vào nước Nga, ngỏ ý lo ngại rằng việc này sẽ gây phản
ứng dây chuyền: Trung Quốc quan sát phản ứng của phương Tây, để sẽ noi theo Nga
và hành động tương tự ở biển Đông.
Các vị bộ trưởng nói tới ý định của Trung Quốc
thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông như một tiền đề để chiếm hẳn
80% hải phận biển Đông. Do đó họ đề cao chính sách đoàn kết tạo sức mạnh để
cùng chống lại chính sách lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ trưởng Chuck Hagel tuyên bố với Hội
nghị rằng Hoa Kỳ càng ngày càng quan tâm tới tình trạng bất ổn vì tranh chấp
lãnh hải ở biển Đông, và ông khẳng định quyền của tất cả các nước phải được tôn
trọng.
Tại Nhật, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố
ông sẽ nói với Trung Quốc rằng chính sách áp chế, đe dọa chỉ dẫn đến xung đột
võ trang, mọi quốc gia mọi dân tộc phải được tôn trọng dù đó là nước lớn hay
mấy hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Ông Hagel thực sự đem những lời lẽ đó sang Bắc
Kinh, lại thêm vào đó nhiều ý kiến khác nữa, và đã gây sóng gió ngay trong hội
nghị đối thoại quốc
Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và Bộ trưởng Thường Vạn-Toàn họp hội nghị quốc phòng tại Pentagon, 19 tháng 8, 2013 - Courtesy of globalbalita.com
Hiển nhiên là Trung Quốc tỏ ra hãnh diện và
muốn phô trương đà phát triển quân sự, thêm vào đó có vẻ như còn ngầm ý thông
báo chính sách bành trướng ra biển Đông và qua khỏi biển Đông, với một khối
quân dụng mà họ coi là hiện đại, hùng dũng, để sử dụng trong những cuộc chiến
tấn công lãnh thổ, tấn công xa trên biển để dành quyền kiểm soát biển khơi.
Trung Quốc đã thẳng thừng thể hiện rõ tham vọng đại dương của họ như để cảnh
cáo trước đối với Hoa Kỳ.
Không hiểu khi đem khoe chiếc Liêu Ninh Bắc
Kinh có nghĩ đến sự so sánh khối quân dụng rỉ sét của Ukraine đem sửa
lại đó với những hàng không mẫu hạm của Ấn Độ thôi, chưa nói tới hạm đội 7 của
Hoa Kỳ? Thật là một sự khoe khoang đáng nực cười.
Phản ứng của Trung Quốc
Tất nhiên Trung Quốc phải có phản ứng mạnh và
cũng thẳng thừng không kém. Đó là điều tất nhiên trong quan hệ quốc tế.
Lần đầu tiên vai sánh vai trong cuộc họp báo
sau 2 giờ đồng hồ hội nghị, ông Hagel tuyên bố Trung Quốc không có quyền đơn
phương dựng vùng nhận dạng phòng không mà không tham khảo và hợp tác với các
nước liên quan, điều đó sau cùng chỉ dẫn đến xung đột, và Hoa Kỳ sẽ bảo vệ an
ninh cho Nhật Bản. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhấn mạnh câu này bằng cách chỉ tay
vào đoàn phóng viên với máy quay phim và tiếng chụp ảnh lách cách từ cuối
phòng.
Tướng Thường Vạn-Toàn đáp lời rằng Bắc Kinh
theo đuổi mục tiêu giải quyết tranh chấp theo đường lối ngoại giao, nhưng nhấn
mạnh rằng quân đội Trung Quốc lúc nào cũng sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền của
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc còn chỉ trích Philippines đã
chiếm đóng phi pháp những đảo và đá của Trung Quốc ở biển Đông. Ông nhấn
mạnh: Trung Quốc sẽ không hòa giải, không nhượng bộ, không giao thương, không
cho phép dù chỉ một vi phạm nhỏ bé.
Ông Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu
trước khoảng 120 đại tá và sĩ quan tham mưu Trung Quốc tại Đại Học Quân Sự của
quân đội Trung Quốc rằng cả thế giới đều không hài lòng với sự kiện Trung Quốc
bênh vực Bắc Hàn cũng như các hành động mang tính đe dọa, chèn ép những nước
nhỏ hơn ở Đông Nam Á. Một sĩ quan trong cử tọa đứng lên đáp lời rằng Hoa
Kỳ sợ sự lớn mạnh của Bắc Kinh, dùng các nước Đông Nam Á để ngăn cản bước tiến
Trung Quốc chỉ vì lo âu sẽ có ngày không thể đương đầu với một cường quốc Hoa
Lục.
Bộ trưởng Hagel đáp lời, nói rằng quan điểm đó
là sai, Hoa Kỳ không lợi lộc gì khi ngăn chặn be bờ Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng
không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên ông nhắc đi
nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ đứng bên cạnh các đồng minh của nước Mỹ.
Thượng Tướng Phạm Trường-Long, Phó Chủ Tịch
Quân Ủy Trung Ương của Trung Quốc, cũng nói với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ rằng
nhân dân Hoa Lục và ngay chính ông đều không hài lòng với những phát biểu của
ông Chuck Hagel trong cuộc họp báo ở Tokyo
hôm Chủ Nhật vừa rồi.
Hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Mông Cổ duyệt hàng quân danh dự dàn chào tại Ulan Bator, 10 tháng 4, 2014 - AFP photo
Những phản ứng này có thể còn nhắm mục đích
cảnh báo trước cho chuyến công du của Tổng thống Obama sang châu Á, mà Trung
Quốc dự đoán là sẽ nhấn mạnh những quan điểm không khác với Bộ trưởng quốc
phòng Chuck Hagel, và Bắc Kinh muốn nhắn trước với người Mỹ rằng chính sách đó sẽ
không có tác dụng đối với Trung Quốc.
Bắt tay quốc phòng với Mông
Cổ
Từ Bắc Kinh, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ bay sang
thủ đô Ulan Bator
của Mông cổ, nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc. Ngày thứ năm, Bộ
trưởng Hagel ký với Bộ trưởng quốc phòng Mông Cổ Dashdemberel Bat-Erdene bản
thông cáo về "quan điểm chung", kêu gọi mở rộng quan hệ quân sự song
phương.
Văn kiện này được coi như chỉ mang tính cách
tượng trưng, nhưng có thể làm Bắc Kinh khó chịu. Và một lần nữa, Bộ trưởng
Chuck Hagel lại nhấn mạnh chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á khi ông
tuyên bố :"Một mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ với Mông Cổ có tính
cách quan trọng như một phần của chính sách Hoa Kỳ nhằm tái cân bằng nơi vùng
châu Á-Thái Bình Dương". Rõ ràng thông điệp từ Washington đã được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần từ Hawaii, sang Nhật, đến Bắc Kinh và nay là Mông Cổ, xứ bị
kẹp chặt giữa hai cường quốc quân sự Nga và Trung Quốc.
Cùng ngày, thứ năm 10 tháng 4, 2014, đại sứ
Trung Quốc tại Washington, ông Thôi Thiên-Khải, cố làm dịu không khí căng thẳng
do chuyến đi của Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ gây nên. Đại sứ họ Thôi nói Bộ
trưởng quốc phòng Trung Quốc đã trao đổi rất thật tình và thẳng thắn, và đó có
thể là điều tốt hơn là điều xấu. /-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét