Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

VI SAO PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ ?


GS Kenichi Ohno, Ph.D. (Economics), Stanford University

Theo dõi thêm :Prof. K. Ohno's Homepage
http://www.grips.ac.jp/teacher/oono/hp/

( Hà Nội 26-3 )
Chuyên gia Nhật Bản về Việt Nam, giáo sư Kenichi Ohno :
Các thảo luận về bẫy thu nhập trung bình đã được khởi động ở Việt Nam năm 2008, khi quốc gia đạt mức thu nhập trung bình đầu người 1.070 đô la Mỹ, nhằm cảnh báo cho các doanh nghiệp và quan chức “đang tự mãn” với mức tăng trưởng cao trong quá khứ.
Tuy nhiên, các cảnh báo đó đã không mang lại nhiều tác dụng. “Đã có nhiều bằng chứng cho thấy đất nước đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình”, ông nói.

Theo giáo sư Ohno, có 5 triệu chứng cho thấy Việt Nam đang mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Thứ nhất, tăng trưởng chậm lại. Ông phân tích, sau khi khắc phục khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000-2005. Lúc đó, tinh thần của người tiêu dùng và nhà kinh doanh rất cao, và Chính phủ tỏ ra đã hài lòng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này được thúc đẩy chủ yếu bằng bong bóng tại các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán chứ không phải là tăng năng suất lao động.
Sau năm 2006, khi tăng trưởng đi xuống với nhiều biến động, tâm trạng toàn xã hội trở nên ảm đạm. Tăng trưởng giảm xuống còn 5-6%, và đất nước trải qua một giai đoạn với bất động sản trầm lắng, lạm phát, nợ xấu.
Ông nhận định ở một nền kinh tế tương đối trẻ với tiềm năng lớn cho phát triển thì tăng trưởng dưới 5-6% cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội.
Theo giáo sư, năng suất sản xuất mờ nhạt là biểu hiện rõ ràng thứ hai chứng tỏ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Ông dẫn ra nhiều số liệu cho thấy, hệ số ICOR tăng (hệ số sử dụng vốn, ICOR cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra lớn nhưng hiệu quả không cao) và sự đóng góp của TFP (chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” cho nền kinh tế) vào tăng trưởng giảm, trong khi nguồn vốn đầu tư tăng cao; và khẳng định: “Đây là dấu hiệu rõ ràng của tăng trưởng dựa trên đầu tư với hiệu quả sử dụng vốn thấp”.
Mặt khác, theo giáo sư, trong những năm gần đây, tăng lương tại Việt Nam đã lớn hơn nhiều so với mức tăng năng suất lao động, làm chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn.
Từ năm 2009-2012, năng suất lao động tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,2% cho toàn bộ nền kinh tế, và 5,1% cho khu vực sản xuất. Trong khi đó, tiền lương danh nghĩa tăng với tỷ lệ trung bình 25,9% năm cho toàn bộ nền kinh tế, và 23,5% cho sản xuất.
Từ những dữ kiện trên (của Quốc hội Việt Nam), giáo sư Ohno cho rằng khả năng cạnh tranh về chi phí bị mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nền kinh tế, và 18,3% cho sản xuất.
Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ trong giai đoạn trên với tỷ lệ 5,5% mỗi năm là quá nhỏ để bù đắp cho tốc độ mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mỗi năm là 22,7%.
Ngoài những dấu hiệu trên, theo giáo sư Ohno, thiếu hụt dịch chuyển cơ cấu, năng lực cạnh tranh trong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng, và xuất hiện các vấn đề do tăng trưởng gây ra cũng là các bằng chứng hiển nhiên để khẳng định Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. 
( Theo TBKTSG )

Làm thế nào để tránh "bẫy" thu nhập trung bình?
GS. Kenichi Ohno : Tăng trưởng không thể dựa mãi vào FDI, ODA, tài nguyên thiên nhiên, các dự án lớn, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản… Nguồn lực thực sự cho tăng trưởng phải là giá trị do người dân và doanh nghiệp trong nước tạo ra.
Như vậy, cần có những chính sách tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân đầu tư cho sản xuất - kinh doanh, huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào đầu tư phát triển. Một khi hệ thống doanh nghiệp phát triển, chúng ta sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
Cụ thể, cần chuyển sang mô hình tăng trưởng mới dựa vào hiệu quả huy động các nguồn lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp; nâng cao trình độ công nghệ và tăng năng suất lao động; chuyển sang mô hình công nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh động và dựa vào các lợi thế so sánh bậc cao bao gồm: lao động chất lượng cao, nguyên liệu tinh chế, vốn lớn, công nghệ hiện đại...
( Theo Tài Chinh VN )

Cần đổi mới thể chế,
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh : “Đến một ngày nào đó chúng ta không còn dầu khí, không còn than nữa thì phải nhập khẩu toàn bộ. Sắt thép chúng ta không đáng kể, nhiều mỏ sắt không có chất lượng cao. Khai thác dầu khí giảm dần từ 20 triệu tấn/năm đến nay chỉ còn 16 triệu tấn/ năm, dần dần sẽ cạn nguồn tài nguyên này. Trên thế giới có một điều rất hay. Các nước có khoáng sản lại là các nước đang phát triển, lạc hậu. Ngược lại, tất cả những nước không có tài nguyên gì lại các nước đã phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tài nguyên duy nhất của họ là tài nguyên con người, chính sách và cơ chế”.Theo ông Vinh, tài nguyên quan trọng nhất của VN là con người. Con người VN cần cù, chịu khó, thông minh, ham học… vì vậy cần dồn toàn tâm toàn lực nhân sĩ, trí thức để xây dựng được chiến lược của VN trong 5-10 năm tới, cần đổi mới thể chế, không phân biệt nhà nước với tư nhân, không phân biệt tôn giáo, người dân phải được tiếp cận với nguồn lực kinh tế của đất nước một cách công bằng, phải được tự do sáng tạo để phục vụ đất nước.
 ( Theo TUOITRE )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét