Geoff A.Dyer
Trích đoạn, từ cuốn "Cuộc tranh đua
của thế kỷ: Kỷ nguyên cạnh tranh mới với Trung Quốc, và cách để Mỹ chiến
thắng" ("The Contest of the Century: The New Era of
Competition with China--and
How America
Can Win") của Geoff A.Dyer.
Đào Anh Dũng dịch
Theo: viet-Studies
Lần đầu tiên tôi đến thăm Việt Nam là với tư
cách khách du lịch; trong một hai ngày gì đó, tôi và vợ đã tới những nơi có
lẽ là chúng tôi biết nhiều nhất ở Hà Nội. Chúng tôi tản bộ dọc các con phố
lớn - vẫn song hành với những hàng cây mà Pháp đã trồng khi còn là thế lực
thực dân, và có một buổi chiều thư giãn trong các quán cà-phê mặt phố. Khách
sạn chúng tôi ở, Metropole, là một công trình thời thực dân trông rất ấn
tượng với mặt tiền màu trắng, cánh cửa sổ màu xanh lá cây, và ốp gỗ vốn là
điểm nhấn của xã hội Pháp ở Hà Nội vào những năm 1920 và 1930. Khách sạn rất
tự hào với bánh sừng bò sạch được nướng cho bữa sáng. Ngày tiếp theo, chúng
tôi tới "Hanoi Hilton" hay nhà tù Hỏa Lò, nơi John McCain đã ở
khoảng 5 năm rưỡi với tư cách một tù nhân chiến tranh, sau khi máy bay của
ông ấy bị bắn hạ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhà tù ban đầu do Pháp xây dựng,
nhưng Bắc Việt đã dùng nó như một trong những địa điểm chính để tạm giữ các
binh lính Mỹ bắt được. Bây giờ nó là một bảo tàng, trên tường treo những tấm
ảnh McCain, với mái tóc đã sớm bạc trong điều kiện bị giam cầm.
Mất khoảng một ngày để chúng tôi kiểm nghiệm lại
vài điều mà chúng tôi có lẽ đã biết nếu tò mò hơn một chút trước khi đến Việt
Nam.
Dù không ít người Việt Nam vẫn căm ghét chủ nghĩa thực dân Pháp, và dù vài
triệu người đã chết trong cuộc chiến với Mỹ, thì đấy rốt cuộc cũng là những
sự kiện đã qua trong một lịch sử dài lâu hơn nhiều để bảo vệ chủ quyền đất
nước. Trong lịch sử dài lâu hơn đó, kẻ thù chủ yếu là Trung Quốc. Cách khách
sạn chúng tôi ở nửa dặm là hồ Hoàn Kiếm, một cái ao long lanh đầy hoa súng,
tạo thành điểm nhấn cho trung tâm thành phố. Nó cũng là một đài tưởng niệm
nhạt nhòa về cuộc chiến chống lại Trung Quốc. Cái tên Hồ Gươm nghĩa là
"Hồ trả lại Gươm", liên hệ với truyền thuyết rằng Hoàng đế Lê Lợi
đã được trao một thanh gươm thần và dùng để đánh đuổi quân Trung Quốc xâm
lược, suốt triều đại nhà Minh ở đầu thế kỷ 15. Gần bờ phía Đông có một đảo
nhỏ với lối vào là một cây cầu đỏ. Nó tên là đền Ngọc Sơn, được xây cách đây
200 năm để tôn vinh một vị tướng ở thế kỷ 13 đã góp công đánh bại triều đại
nhà Nguyên của Trung Quốc. Cách đó 2 dặm là khu phố Hai Bà Trưng, được đặt
tên theo hai chị em gái đã dẫn đầu cuộc khởi nghĩa chống ách cai trị của
Trung Quốc ở thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên. Khi chúng tôi nói rằng mình đã
sống ở Trung Quốc thì một vài người ngay lập tức kể cho chúng tôi nghe Trung
Quốc đã xâm lược Việt Nam
bao nhiêu lần, dù họ thỉnh thoảng đưa ra các con số khác nhau.
Trong biên niên sử đế chế của Trung Quốc, Việt Nam là một
nước vuột khỏi tay. Tới thế kỷ 2 trước Công Nguyên, triều đại nhà Hán
đã đánh chiếm phần lớn diện tích Việt Nam hiện nay, và Trung Quốc vẫn kiểm
soát Việt Nam suốt gần 1000 năm tiếp đó. Cuối cùng Việt Nam cũng tự vùng thoát khỏi cái ôm của Trung
Quốc, song lịch sử dài đó để lại Trung Quốc những dấu vết về tâm thế làm chủ
Việt Nam.
Một chú thích tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây ở Tây An, nơi có một trong những
bộ sưu tập đồ cổ quý giá nhất của Trung Quốc, ghi: "Cho tới cách đây 200
năm, Việt Nam vẫn là một phần của Trung Quốc, và thậm chí hiện nay trong các
ngôi nhà của Việt Nam bạn vẫn có thể thấy những chữ Trung Quốc". Giống
như mọi câu chuyện lịch sử loại đó, mối liên hệ Việt Nam-Trung Quốc đầy tình
tiết phức tạp và những sự đứt đoạn. Mặc dù chiến thắng của Lê Lợi ở thế kỷ 15
trước quân Minh xâm lược đã củng cố nền độc lập của Việt Nam, song vài thập kỷ sau chiến thắng của ông
ấy lại là giai đoạn hưng thịnh nhất của văn hóa Nho Giáo tại Việt Nam. Nhưng
những điểm du lịch tại Hà Nội lại cho thấy rõ giai đoạn hưng thịnh ấy - một
lát cắt đáng kể của cá tính Việt Nam hiện đại, đã bắt rễ trong các
cuộc đấu tranh gìn giữ sự tự chủ trước Trung Quốc. Theo một nghĩa nào đấy thì
những lo ngại dấy lên ở Việt Nam
trước sự trỗi dậy của Trung Quốc là đối lập trực tiếp với phản ứng ở Australia.
Trong khi Australia sợ cái
kết của một thời đại lịch sử mà họ được hưởng lợi, còn Việt Nam sợ sự tái
diễn một hình mẫu lịch sử cũ mà họ muốn tránh.
Vì thế Việt Nam là một trong những đường phay
thú vị nhất bên cạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong các quốc gia trên thế
giới, Việt Nam
là nước có hệ thống chính trị giống Trung Quốc nhất - với một đảng toàn quyền
vẫn theo những nguyên lý của Lenin song từ bỏ Marx, và chào đón thị trường
với mong muốn hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội. Sự gắn bó giữa hai Đảng
Cộng Sản là sâu bền. Có một cái gì đó rất đáng sợ khi mà tinh thần đoàn kết chính
trị anh em, mà Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Dương Khiết Trì đang kêu
gọi ấy, lại xuất hiện trong bài công kích của ông ấy ở Hà Nội. Việt Nam cũng biết rằng nền kinh tế Trung Quốc là
một trong những động cơ phát triển tiềm năng nhất và có thể truyền lực giúp
Việt Nam
thịnh vượng. Các khoản đầu tư công khổng lồ ở Tây-Nam Trung Quốc đang mở ra
những liên kết đường bộ và đường sắt xuống phía Bắc Việt Nam, thúc đẩy quan
hệ kinh tế còn tiến xa hơn nữa. Một đường tàu cao tốc sẽ sớm nối Hà Nội với
Nam Ninh - thủ phủ tỉnh biên giới Quảng Tây. Thế nhưng, Việt Nam là quốc gia
mà hành động giương oai sức mạnh vĩ đại của Trung Quốc khiến nỗi sợ hãi đang
có càng sâu sắc hơn bất kỳ nơi nào khác, khi mà một thời đại địa-chính trị
mới lại xung đột với một số câu chuyện lịch sử rất cũ ở châu Á. Vì thế Việt
Nam là một phong vũ biểu quan trọng cho sự giận dữ dâng cao ở châu Á chống
lại Trung Quốc và cho cán cân quyền lực phức tạp đang dần định hình ở châu Á.
Hà Nội tin rằng họ có thể vừa hợp tác phát triển nền kinh tế của mình với
Trung Quốc, vừa tìm ra những người bạn mới để kiềm chế Trung Quốc. Việt Nam đang làm
việc nhằm đạt được cả hai điều ấy.
Trung Quốc phủ bóng lo ngại lên mọi vấn đề của Việt Nam. Cũng như
Trung Quốc, Việt Nam
có các tuyên bố chủ quyền quan trọng ở biển Nam Trung Hoa, gồm cả quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội cũng theo dõi, với nỗi lo sợ đang lên, sự tăng
cường hải quân của Trung Quốc. Với Việt Nam, tranh chấp lãnh thổ ở biển
Nam Trung Hoa quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ kiểm soát một số đảo. Trừ
Chile, Việt Nam là nước kiểm soát nhiều diện tích nhất, tính theo đường bờ
biển dài 3620 km - một số người Việt Nam mô tả vị trí của họ như "một
cái ban công nhìn ra Thái Bình Dương". Kế hoạch kinh tế dài hạn của Việt
Nam nói sẽ thu 50% GDP từ các hoạt động trên biển, bao gồm đánh bắt hải sản
và khai thác tài nguyên tự nhiên trong vùng mà họ tuyên bố chủ quyền. Số phận
khiến những bãi đá và bãi cạn ở biển Nam
Trung Hoa chen vào giữa cái nhìn của Việt Nam về tương lai kinh tế của
mình.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng chịu rủi ro thường trực
khi bị lên án rằng bán đất cho Trung Quốc. Sau khi các tàu Trung Quốc cắt cáp
2 tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam vào giữa năm 2011, những cuộc biểu tình
lớn chống Trung Quốc đã nổ ra ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Lo sợ bị
chỉ trích vì nhượng bộ Trung Quốc, các nhà cầm quyền Việt Nam để cho biểu
tình tiếp diễn vào mỗi Chủ Nhật trong suốt 12 tuần - đó là khoảng thời gian
rất dài cho các cuộc biểu tình ở một đất nước độc-đảng. Những người biểu tình
đã mặc áo phông và đội mũ lưỡi trai với biểu tượng "No-U" - liên hệ
tới bản đồ của Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa. Những người khác giương cao
khẩu hiệu "Nói không với đường lưỡi bò". Có lần đoàn biểu tình bị
dập tắt bởi nhà cầm quyền, thì sau đó một số người lập ra câu lạc bộ bóng đá
"No-U" chơi vào mỗi Chủ Nhật.
Những đường phay của chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc
cắt ngang trật tự Việt Nam.
Năm 2011, 20 gương mặt nổi tiếng trong xã hội Việt Nam - họ tự gọi mình là
"những người yêu nước" - đã gửi một bức thư tới Bộ Chính Trị đưa ra
quan điểm rằng Hà Nội đã "quá mềm yếu" trước Trung Quốc. Họ gồm có
thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng là đại sứ Việt Nam tại Trung
Quốc. Ông Vĩnh cũng là nhà chỉ trích công khai về dự án khai thác gây tranh
cãi của Trung Quốc ở khu vực Tây Nguyên - rõ ràng là cái cột thu lôi những sợ
hãi về sự thống trị kinh tế của Trung Quốc. Ông Vĩnh tham gia phản đối bên
cạnh một gương mặt còn danh tiếng hơn nhiều, đó là tướng Võ Nguyên Giáp - nhà
cầm quân tối cao trong chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 và trong
cuộc chiến chống Mỹ, khiến ông ấy trở thành một trong những chân dung quân sự
nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong giới lãnh đạo Việt Nam cũng có
nhân tố hậu thuẫn Trung Quốc, và một vài nhà lãnh đạo cao cấp nhất được cho là
ủng hộ Bắc Kinh. Thế mà các nhà phân tích nói rằng cả trong Đảng Cộng Sản
Việt Nam lẫn trong quân đội đều có những thành viên trẻ muốn gắn bó hơn với
Mỹ. Quan điểm chống Trung Quốc còn mạnh mẽ hơn nữa trong những cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Theo một vài nghĩa nào đó,
cảnh tượng ác mộng đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam là khi những lực lượng
này xích lại gần nhau do tranh chấp với Trung Quốc - chủ nghĩa dân tộc rộng
khắp, nhân tố chống Trung Quốc nằm trong giới tinh hoa và một bộ phận đáng kể
người Việt Nam ở nước ngoài. Một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với Trung Quốc
có thể kéo theo một thách thức chết người cho tính chính danh của Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Phản ứng của Việt Nam trước hành xử của Trung Quốc
là không có gì đáng ngạc nhiên: vấn đề lại trở về các vùng biển. Hà Nội không
có nguồn lực để xây dựng lực lượng hải quân đáng kể, mặc dù ngân sách quốc
phòng tăng nhanh nhưng họ chỉ có thể mua những trang thiết bị vũ khí giúp họ
trở thành thách thức "bất cân xứng" với Trung Quốc. Năm 2009, Việt
Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga - được hải quân Mỹ mệnh danh là
"hố đen" bởi lớp vỏ cao su đặc biệt cho phép nó tránh bị phát hiện
bởi kỹ thuật sonar. Những tàu ngầm này sẽ giúp Việt Nam giám sát các động
thái của những tàu Trung Quốc trong các vùng tranh chấp và ngăn chặn bất kỳ
nỗ lực nào của Trung Quốc hòng chớp lấy các đảo mà Việt Nam đang chiếm giữ.
Để có thể hình dung về thách thức quân sự nghiêm trọng mà Việt Nam gặp phải
từ phía Trung Quốc, cần thấy rằng đề nghị mua tàu ngầm được đưa ra trong tâm
bão khủng hoảng tài chính, khi công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị sụt giảm
đáng kể. Và với một đất nước tầm vóc nhỏ như Việt Nam thì lượng tàu ngầm đó là
không hề rẻ - giá chào hàng là 3,2 tỷ USD, bằng toàn bộ ngân sách quốc phòng
cho 1 năm.
Mùa Hè năm 2010, khu trục hạm USS John S.McCain của hải
quân Mỹ đã thả neo ở cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Chiếc tàu được đặt tên theo
cả bố và ông nội của Thượng nghị sĩ John McCain, cả hai đều là đô đốc 4 sao:
ông nội McCain là thuyền trưởng một hàng không mẫu hạm trong Chiến tranh Thái
Bình Dương, còn bố McCain là chỉ huy của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Việt
Nam không chỉ đang đầu tư cho hải quân mà còn đang ra sức kết bạn với những
cường quốc hải quân quan trọng khác, nhất là Mỹ. Chuyến thăm của USS McCain
đánh dấu một trong những sự đảo chiều ấn tượng nhất của trật tự chính trị
châu Á trong vài năm gần đây. Nhiều vùng đất ở Việt Nam vẫn chưa
sử dụng được vì chưa thể vô hiệu hóa những quả bom mà máy bay Mỹ ném xuống.
Thế nhưng chỉ 3 thập kỷ sau khi Mỹ tháo dỡ đại sứ quán của họ tại Sài Gòn,
Việt Nam đã quay sang tìm sự ủng hộ của Mỹ. Quan hệ ấy bắt đầu một cách dè
dặt vào cuối những năm 1990 song đã tăng tốc khi xét tới một Trung Quốc vừa
trỗi dậy. Năm 2009, Việt Nam
tiến một bước quan trọng khi một số quan chức cấp cao của họ đã tham quan
hàng không mẫu hạm USS John C.Stennis, để quan sát hoạt động của nó tại biển
Nam Trung Hoa. Sự xuất hiện của USS McCain đánh dấu lần đầu tiên hai nước
cùng tham gia những hoạt động hải quân, trong đó có một bài huấn luyện và một
bài diễn tập tìm kiếm-cứu nạn. (Họ cũng trao đổi vài câu chuyện về việc nấu
nướng trên tàu hải quân). Nếu chất liệu như thế có vẻ hơi ít, thì thông điệp
của Trung Quốc lại không đồng tình: đó là lời khẳng định mạnh mẽ rằng Việt Nam coi sự
hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực là chính danh và quan trọng. Một nhà
ngoại giao cấp cao Việt Nam
đã nói với tôi: "Trung Quốc phàn nàn rằng Mỹ đang làm nghiêm trọng thêm
vấn đề, nhưng chúng tôi nghĩ sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại khu vực là quan
trọng và giúp ổn định tình hình."
Trung Quốc liên tục chỉ trích rằng bất cứ bài tập nào của
thế lực quân sự Mỹ tại khu vực cũng là minh chứng cho "tâm thế Chiến
tranh Lạnh" và cho chiến lược "kiềm chế" Trung Quốc, như Mỹ đã
từng làm với Liên bang Xô-Viết. Quan hệ thân thiện mới của Washington
với Việt Nam là bằng chứng
rõ ràng hơn đối với nhiều người Trung Quốc, rằng Washington quyết tâm duy trì ngôi vị bá
chủ của họ. Song sự giận dữ của Trung Quốc lại quên mất hai điểm quan trọng
nhất trong sự đồng thuận của Việt Nam với Mỹ: lý do tại sao nó lại
đang diễn ra, và bản chất sự hợp tác quân sự của họ là gì. Sự thật không hề
dễ chịu cho Trung Quốc là quan hệ hợp tác với Mỹ không phải do Mỹ gây áp lực
lên Việt Nam,
mà do được đề xuất. Bắc Kinh cũng bỏ qua sự khôn khéo của Việt Nam khi làm
việc với Trung Quốc. Thay vì tránh né hàng xóm của mình, Hà Nội cố gắng thử
lòng và lôi kéo Bắc Kinh, bằng một màn khiêu vũ nhẹ nhàng mà trở ngại được
pha trộn cẩn thận vào lời hội thoại. Tất nhiên lịch sử ngột ngạt của Việt Nam
với Trung Quốc là một trường hợp hết sức đặc biệt, nhưng cách thức ấy của
Việt Nam cũng phù hợp với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Châu Á giờ đây
là một lục địa của những nhà nước-quốc gia đầy tự tin - đang gìn giữ sự tự
chủ mà họ giành được trong thời kỳ hậu-thuộc địa, và muốn tận dụng hầu hết
các cơ hội mà toàn cầu hóa mang tới, trong đó có sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng họ muốn trải nghiệm thời đại mới này theo ý chí của chính mình chứ
không phải theo ý chí "người anh cả" của ai đó. Với Hà Nội, việc
gác xung đột thời chiến với Mỹ sang một bên là cái giá phải trả để có thể xây
dựng con đường riêng của mình. Đây không phải sự kiềm chế: Việt Nam coi sự
hiện diện của Mỹ là một cách để đưa quan hệ với Trung Quốc đi đúng
hướng.
Hà Nội cân nhắc kỹ lưỡng sao cho không đẩy Bắc Kinh ra
quá xa. Bất cứ khi nào Việt Nam
diễn tập quân sự với Mỹ thì trước hoặc sau đó họ cũng thường làm điều tương
tự với Trung Quốc. Việt Nam
và Trung Quốc có một đường dây nóng về quốc phòng mà họ có thể sử dụng trong
giai đoạn căng thẳng. Hai Đảng Cộng Sản cũng thành lập một ủy ban điều phối
chung, để những quan chức của cả hai nước có thể gặp gỡ nhau định kỳ và tìm
cách tháo gỡ các vấn đề. Sự gắn bó đảng-đảng cho phép hai nước hội đàm thân
thiện, đấy là điều mà chỉ vài quốc gia khác có thể có được với Trung Quốc.
Các đại biểu là những chuyên gia cứng rắn về chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã
hội, đi qua đi lại giữa hai thủ đô, cùng vui mừng vì cơ hội hiếm hoi được
trao đổi ý kiến ở một nước khác. Ngay cả khi quan điểm chống Trung Quốc dâng
cao trong nước, Việt Nam vẫn thể hiện sự tự tin nhất định vào năng lực giải
quyết ổn thỏa trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, kiểu tự tin đến từ kinh
nghiệm. Năm 2012, khi Trung Quốc và Phillipines cùng mắc vào bế tắc căng
thẳng vì bãi cạn Scarborough, một khu vực tranh chấp khác ở biển Nam Trung
Hoa, thì một quan chức Việt Nam nói với tôi bằng giọng điệu hơi bất cần:
"Chúng tôi đã đối phó ổn thỏa trước Trung Quốc suốt 2000 năm. Chúng tôi
biết chính xác phải làm việc với họ thế nào". Những lời ấy một phần nhắm
vào Phillipines, quốc gia mà xét theo nhiều khía cạnh có nguy cơ đi tới một
cuộc chiến với Bắc Kinh mà họ không thể chiến thắng, song cũng một phần nhắm
vào Mỹ. Đây là oái oăm lớn của Việt Nam hiện đại. Hà Nội là chính phủ có
những kênh liên lạc tinh vi nhất để nói chuyện với Bắc Kinh. Nhưng nền chính
trị dễ cháy của họ và sự bất mãn có tính lịch sử đã hằn sâu khiến Việt Nam trở thành
quốc gia dễ liên tưởng nhất tới một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Sự phức tạp này đặt ra những hạn chế đáng kể đối với Mỹ
khi tiến vào các vùng nước như vậy. Washington
nên tiến bước cẩn thận, nên nhận thực đầy đủ rằng sự đồng thuận của họ với
Việt Nam
có lẽ bị Trung Quốc nhìn thấy. Một trong những cách chắc chắn nhất - để Mỹ
biến một cuộc đua tranh đầy triển vọng với Trung Quốc thành sự thù địch đầy
giận dữ - là tăng cường nhanh chóng sự gắn bó quân sự với Việt Nam. Nếu Mỹ
đã bắt đầu bố trí những hạng mục quân sự căn bản ở đó chẳng hạn, thì Trung
Quốc sẽ bắt đầu nghĩ rằng đấy là sự mở màn tấn công lãnh thổ của họ. Một cựu
quan chức cấp cao của Mỹ nói: "Việt Nam với Trung Quốc như Cu Ba với
chúng ta. Khi Xô-Viết lật tung Cu Ba, chúng ta đã nhất quyết rằng nó ảnh
hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Suýt chút nữa điều đó đã dẫn tới
ngày tận thế".
Nếu thúc đẩy quan hệ quá mạnh cũng làm Hà Nội e ngại.
"Chúng tôi không muốn bị sở hữu bởi bất kỳ ai" - nhà ngoại giao
Việt Nam
kể trên nói với tôi. Sự gắn bó sâu hơn với Mỹ sẽ đem lại cho Việt Nam một cái
nêm để khỏi bị cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc, song Hà Nội không hứng thú
với việc trở thành một nước chư hầu mới của Mỹ tại khu vực. Họ muốn Mỹ giúp
đỡ vừa đủ chứ không quá nhiều. Hà Nội vẫn rất nhạy cảm với sự hiện diện quân
sự Mỹ tại Việt Nam: các lính Mỹ tham gia tìm kiếm những người bị mất tích
trong Chiến tranh Việt Nam phải mặc những bộ quần áo dân sự khi họ ở ngoài
khu vực ngoại giao của Mỹ. Chỉ có duy nhất một lần họ ở trong khu vực ngoại
giao và họ được mặc đồng phục. Hà Nội cũng rất thận trọng với việc sử dụng
căn cứ hải quân Cam Ranh, một cảng nước sâu tự nhiên gần vị trí cổ họng chiến
lược của biển Nam Trung Hoa. Việt Nam cho phép các tổ chức nước
ngoài và các tàu du lịch tới thăm cảnh, trừ các tàu chiến. Leon Panetta, cựu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tới Cam Ranh năm 2012 trong một chuyến thăm cấp cao,
có lẽ là một bước tiến quan trọng của sự gắn bó quân sự giữa hai quốc gia.
Nhưng tàu mà ông ấy ghé thăm là USNS Richard E.Byrd, một tàu vận tải. Vì với
Việt Nam,
những chi tiết nhỏ như vậy lại là vấn đề lớn.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dường như là có một không hai
về cường độ và tính phức tạp của lịch sử, song nó đặt ra những khuôn mẫu lớn
hơn vốn đang bắt đầu định hình trật tự chính trị châu Á. Đằng sau chính sách
ngoại giao sôi sục của Việt Nam là khát vọng mãnh liệt tránh bị cuốn vào vùng
ảnh hưởng của Trung Quốc. Thế nhưng người Việt Nam coi Mỹ thuần túy là một
sức mạnh đối trọng với Trung Quốc chứ không phải một đồng minh, hay một quốc
gia thống trị khu vực, hay một đối tác kiềm chế Trung Quốc. Đối với cả Việt
Nam và Australia, điểm mấu chốt không phải là trốn tránh Trung Quốc và nền
kinh tế đang bùng nổ của họ, mà là tìm ra cách để làm việc với Trung Quốc
theo ý chí của chính mình. Hợp tác quân sự với Mỹ không phải một bài tập kiềm
chế mới, mà là một cách để cảm thấy thoải mái khi tiến sát Trung Quốc hơn.
Dyer,
Geoff A., 2014, The Contest of the Century: The New Era of
Competition with China--and
How America
Can Win. Knopf Doubleday Publishing Group.
Kindle
Locations 1445-1614
Excerpt
SWORD LAKE
The first
time I visited Vietnam was
as a tourist, and for a day or two my wife and I went to what seemed to us
the obvious sites in Hanoi.
We strolled along wide avenues still lined with trees the French had planted
when they were the colonial power, and whiled away an afternoon in street-side
cafés. Our hotel, the Metropole, was an imposing colonial building with a
white façade, green shutters, and wood paneling that had been the focal point
of French society in the city in the 1920s and 1930s. It was very proud of
the fresh croissants it baked for breakfast. The next day, we went to the
“Hanoi Hilton,” the Hoa Lo Prison, where John McCain spent some of his five
and a half years as a prisoner of war after his plane was shot down during
the Vietnam War. It was built originally by the French, but the North
Vietnamese used it as one of the main places for detaining captured American
servicemen. Now it is a museum, its walls covered with photos of McCain,
whose hair turned prematurely white in captivity.
It took a day
or so for us to pick up on something that we would have known if we had been
a bit more curious before arriving. However much the Vietnamese detested
French colonialism, and however many millions had died in the war with the U.S., these
had in many ways been but passing episodes in a much longer history of
defending the country’s sovereignty. In that longer story , the principal
antagonist was China.
Half a mile from our hotel was the Hoan
Kiem Lake,
a shimmering pond filled with water lilies that forms the focal point of the
city center. It is also a somewhat mawkish memorial to the struggle against China. The
name means “Lake of the Restored Sword,” a reference to the legend that
Emperor Le Loi was handed a magic sword which he used to fend off the Chinese
invasion during the Ming dynasty in the early fifteenth century. Near the
shore on the east side, there is a small island accessible by a red bridge.
It houses the Ngoc
Son Temple,
built a couple of hundred years ago to honor a thirteenth -century general
who helped defeat the Chinese Yuan dynasty. A couple of miles away , the Hai
Ba Trung neighborhood in central Hanoi
is named after two sisters who led a three-year-long rebellion against
Chinese rule in the first century A.D. When we mentioned that we lived in China, several people immediately informed us
how many times China had
invaded Vietnam
over the years, even if they sometimes offered different numbers.
In the annals of China’s
imperial history, Vietnam
is the one that got away. The Han dynasty occupied a large part of what is
today’s Vietnam in the
second century B.C., and China
retained control of the country for most of the next thousand years. Vietnam eventually prized itself free from the
Chinese embrace, but that long history has left traces of a sense of
entitlement in China. A caption at the Shaanxi
History Museum
in Xian, one of China’s
premier collections of antiquity, reads: “Until 200 years ago, Vietnam was part of China,
and even today in the homes of Vietnam people you can see
Chinese characters.” Like all such histories, Vietnam’s links with China are
full of complexities and discontinuities. Although it was Le Loi’s victory in
the fifteenth century over Ming invaders that cemented the independence of Vietnam, the decades that followed his triumph
were the high point of Confucian cultural
influence in Vietnam.
But the Hanoi tourist sites underline the
broader point; a significant slice of modern Vietnamese identity is rooted in
the struggles to maintain autonomy from China. The anxieties stirred in Vietnam by the rise of China are in one sense the direct opposite of
the response in Australia. Whereas Australia
fears the end of a historical era it has been comfortable with, Vietnam fears
a return to an older historical pattern it wants to avoid.
Vietnam is,
therefore, one of the most interesting fault lines along the rise of China. More than any
other country in the world, Vietnam has a political system that looks very
similar to China’s —an all-powerful party that is still run on Leninist
principles but which has dumped Marx and embraced the market in a bid to
modernize its economy and society. The Communist Party ties run deep. In his
somewhat intimidating way, it was this spirit of fraternal political unity
that Chinese Foreign Minister Yang Jiechi was trying to appeal to in his
diatribe in Hanoi.
Vietnam also knows that China’s
economy is one of the main potential growth engines that can drive its own
prosperity. Huge public investments in the southwest of China are driving new road and rail links down
into northern Vietnam,
cementing the economic connections even further. A new high-speed train will
soon link Hanoi to Nanning,
the capital of the border province
of Guangxi. Yet Vietnam is the country where China’s
great-power posturing is provoking deeper existential angst than almost
anywhere else, as a new era of geopolitics collides with some very old Asian
histories. Vietnam is thus
an important barometer for both the mounting Asian backlash against China and the intricate balance of power that
is taking shape in Asia. Hanoi
believes it can both integrate its economy with China
and seek new friends to help restrain China. Vietnam is working to have it
both ways.
——
China looms large over every issue in Vietnam. Like
China, Vietnam has a substantial claim over the South
China Sea, including both the Paracel and Spratly
Islands, and Hanoi
has watched the expansion of China’s
navy with increasing unease. For Vietnam, the territorial disputes in the South China Sea are about much more than just control
of some islands. With the exception of Chile,
Vietnam is more dominated
than any other country by its coastline, which stretches 3,260
kilometers—“ a balcony looking onto the Pacific Ocean,”
as some Vietnamese describe its location. Vietnam’s long-term economic
plans talk about deriving 50 percent of its GDP from maritime activities,
including fishing and exploiting natural resources in areas it claims as its
own. The fate of the small group of rocks
and islets in the South China Sea cuts to the core of Vietnam’s
vision of its own economic future.
Leaders in Vietnam
run the constant risk of being accused of selling out to China. After Chinese ships
cut the cables of the two Vietnamese oil-survey ships in mid-2011, large
anti-Chinese demonstrations broke out in both Hanoi
and Ho Chi Minh City.
Afraid of being accused of appeasement, the Vietnamese authorities allowed
the protests to continue every Sunday for twelve weeks— an eternity for
protest movements in a one-party state. The protesters wore T-shirts and caps
with the symbol for “No-U”— in reference to the Chinese map for the South China Sea. Others sported the slogan “Say No to
the Ox-Tongue Line.” Once the protests were eventually shut down by the
authorities, some formed a “No-U” football club to play on Sundays.
The fissures
of anti-China nationalism cut right across the Vietnamese establishment. In
2011, twenty prominent figures in Vietnamese society— terming themselves
“patriotic personalities”— submitted a letter to the Vietnamese Politburo
suggesting that Hanoi had been “too soft” on China. Their
number included Major General Nguyen Trong Vinh, who had been the country’s
ambassador to China.
Trong Vinh has also been a public critic of a controversial Chinese mining
project in the Central Highlands region,
which has proved to be a lightning rod for fears about Chinese economic
domination. Trong Vinh was joined in that protest by an even more illustrious
figure, General Vo Nguyen Giap, whose role as chief military planner in the
victory over the French at Dien Bien Phu in 1954 and in the war against the U.S. makes
him one of the nation’s most celebrated military figures. Vietnam’s leadership also has its pro-China faction, and
some of the most senior leaders in the country are considered more
sympathetic to Beijing.
Yet, in both the Vietnamese Communist Party and in the military, analysts say
that younger members tend to support closer ties with the U.S. Anti-Chinese
sentiment is even stronger among Vietnam’s
large overseas diaspora, especially the population in the U.S. In some
ways, one of the nightmare
scenarios for the Vietnamese leaders would be for these different forces to
be brought together by a dispute with China— popular nationalism, the
anti-Chinese faction among the elite, and a significant section of the
diaspora. A serious crisis with China could deal a potentially
fatal challenge to the legitimacy of the Vietnamese Communist Party.
Vietnam’s response to China’s
behavior should come as no surprise: it, too, is turning to the seas. Hanoi does not have the resources to mount a significant
navy, even though the defense budget is rising sharply, but it can buy the
sort of hardware that might allow it to conduct its own “asymmetric”
challenge to China. In 2009, Vietnam
placed an order for six Kilo-class submarines from Russia— a type dubbed a
“black hole” by the U.S. Navy because special rubber tiles allow them to
evade detection by sonar. The submarines will help Vietnam
to monitor the movements of Chinese vessels in contested areas and to deter
any Chinese attempt to grab islands currently occupied by Vietnam. To
get a sense of just how seriously Vietnam
takes the military challenge from China, it is worth considering
that the order for the submarines was placed during the heart of the
financial crisis, when the country’s export industry was being decimated. And for a country of Vietnam’s size, such a number of
submarines does not come cheap— the $ 3.2-billion price tag is equivalent to
a year of the entire defense budget.
In the summer
of 2010, a U.S. Navy destroyer called the USS John S. McCain docked
at the Vietnamese port
of Danang. The vessel
is named after both the father and grandfather of Senator McCain, both of
whom were four-star admirals: the eldest McCain captained aircraft carriers
in the Pacific War , and his son was commander of the U.S. Navy in the
Pacific. Vietnam has not
only been investing in its navy, it has also been assiduously making friends
with other important naval powers, none more so than the U.S. The
visit by the USS McCaincapped one of the more remarkable
turnarounds in Asian politics in recent years. Large tracts of land in Vietnam are
still unusable because of unexploded bombs dropped by American planes. Yet,
just over three decades after the Americans abandoned their embassy in Saigon, Vietnam
has turned to the U.S.
for support. The contacts began tentatively in the late 1990s but have
gathered pace as concerns about China have risen. In 2009, Vietnam took one important step when several
of its senior officers flew out to spend some time on the USS John C.
Stennis, an aircraft carrier , to view its operations in the South China Sea. The appearance of the USS McCain marked
the first time the two countries have conducted joint naval activities , in
this case a training exercise and a search-and-rescue drill. (They also
swapped tips about cooking on board a naval vessel.) If the substance seems a
bit trivial, the message to China
was not: it was a powerful statement that Vietnam
sees the U.S.
naval presence in the region as both legitimate and important. “China complains that the U.S. is stirring up trouble,” a senior
Vietnamese diplomat told me, “but we think the increased U.S. presence
in the region is important to help stabilize the situation.”
China routinely denounces any exercise
of U.S. military power in
the region as evidence of a “Cold War mentality” and of a strategy to
“contain” China, just as
it once did with the Soviet Union . Washington’s new friendship with Vietnam is further evidence to many Chinese
that Washington
is determined to maintain its hegemony. But China’s
anger misses the two most important points about Vietnam’s
rapprochement with the U.S.—
both why it is taking place and the actual nature of their military
cooperation. The uncomfortable truth for China is that collaboration with the U.S. is not being pushed on Vietnam; it
is being solicited. Beijing also ignores the enormous subtlety with which Vietnam deals with China. Rather than shun its
neighbor, Hanoi goes out of its way to try and
engage Beijing,
a delicate dance in which deterrence is mixed carefully with dialogue. Vietnam’s suffocating history with China is, of
course, an extreme example, but the pattern also fits many other countries in
the region. Asia is now a continent of confident nation-states who cherish
the autonomy they have won in the postcolonial era, and who want to make the
most of the opportunities that globalization is bringing, including the rise
of China.
But they want to navigate this new era on their own terms, not as someone’s
“little brother.” For Hanoi, setting aside
wartime resentments of the U.S.
is a price worth paying so it can establish its own path. This is not containment: Vietnam
sees the U.S. presence as
a way of getting its relationship with China on the right footing.
Hanoi takes
elaborate care not to provoke China
too far. Whenever Vietnam
conducts some sort of exercise with the U.S. military, it usually does
something similar with the Chinese shortly before or after. Vietnam and China have a
defense hotline that they can use during periods of tension. The two
Communist parties have also established a joint steering committee that
allows officials from both countries to meet regularly and discuss ways to
defuse problems. The party-to-party ties
allow for a frankness of conversation that few other countries can achieve
with China. Delegations
of earnest experts in socialism and Marxism shuttle between the two capitals,
glad for the rare chance to exchange ideas in another country. Even with the
high level of anti-Chinese sentiment in the country, Vietnam exudes a certain confidence in its
ability to cope with a rising China,
the sort of self-assurance that comes from experience. In 2012, when China and the Philippines
were locked in a tense standoff over the Scarborough Shoal, another disputed
section of the South China Sea, a Vietnamese
official commented to me, with a slightly world -weary air, “We have been
coping with the Chinese for two thousand years. We know exactly how to deal
with them.” The comments were partly aimed at the Philippines,
which was viewed in many quarters as having provoked a fight with Beijing it could not win, but it was also partly aimed
at the U.S.
This is the great paradox of modern Vietnam. Hanoi is the government
that has the most sophisticated channels to talk with Beijing, but its
combustible politics and deep-seated historical resentment make Vietnam the
country one can most easily imagine fighting a war with China.
——
This
complexity places considerable limits on the U.S.
Into such waters, Washington should proceed
carefully, fully aware of the way its rapprochement with Vietnam might be viewed in China. One of the surest ways for the U.S. to turn a budding rivalry with China into sullen hostility would be to make a
big push to expand military ties rapidly with Vietnam. If the U.S. were to start stationing substantial
military assets there, for instance, China would begin to think of
this as a potential staging point for aggression against its territory. “Vietnam is to China
what Cuba is to us,” as
one former senior U.S.
official puts it. “When the Soviets flipped Cuba, we decided that it had
profound national security implications. It almost caused the end of the
world.”
Pushing too hard would also alienate Hanoi. “We do not want to be owned by
anyone,” the Vietnamese diplomat told me. Closer ties with the U.S. give Vietnam
a wedge to avoid being sucked further into a Chinese orbit, but Hanoi has no interest in becoming a new U.S. client
state in the region. It wants enough, but not too much U.S. help. Hanoi is still hugely sensitive about allowing a U.S. military presence in the country: the American soldiers taking part in searches
for missing personnel from the Vietnam War have to wear civilian clothes when
they are outside of U.S.
diplomatic compounds. Only once they are inside are they allowed to change
back into uniform. Hanoi is also
very particular about the use of the Cam Ranh naval base, a natural
deep-water harbor near the strategic chokeholds of the South
China Sea. Vietnam
allows foreign logistics and survey ships to visit the port, but not
battleships. Leon Panetta, the former U.S. defense secretary , went to
Cam Ranh in 2012 in a high-profile visit that seemed like a major advance in
military ties between the two countries. But the U.S. vessel he visited in the
harbor was the USNS Richard E. Byrd, a cargo ship. For Vietnam,
these little details matter a great deal.
Vietnam’s
relations with China
may be unique in their historical complexity and intensity, but they set out
the bigger patterns that are starting to shape Asian politics. Behind Vietnam’s
fervent diplomacy is a fierce desire to avoid being pulled into a Chinese
sphere of influence.Yet the Vietnamese regard
the U.S. purely as a balancing power, not as an ally, or as a nation they
want to see dominate the region, or as a partner in containing China. For
both Vietnam and Australia, the endgame is not to circumvent China and its booming economy, but to find
ways to deal with China
on their own terms. Military cooperation with the U.S.
is not a new exercise in containment; it is a way of feeling comfortable
about getting closer to China.
Dyer, Geoff A. (2014-02-04). The Contest of the Century: The New Era of
Competition with China--and
How America
Can Win (Kindle Locations 1691-1818). Knopf Doubleday Publishing Group.
Kindle Edition. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét