SGĐT: Miễn bình luận!
Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014
NGƯỜI GIỮ TIỀN CHO KIM JONG UN BỎ TRỐN
Nhãn:
Chính trị - xã hội
30-8-2014
Đại diện cấp cao tại ngân hàng Joson Daesong của CHDCND Triều Tiên ở đông bắc nước Nga đã ôm khoảng 5 triệu USD tiền "ngân quỹ riêng" của lãnh đạo KimJong Un bỏ trốn.
Lãnh đạo Kim Jong Un được cho là có ngân quỹ riêng hàng tỉ USD - Ảnh:AFP |
Ngày 29-8, báo JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) cho biết ông Yun Tae-Hyong đã bất ngờ biến mất ở thành phố Nakhoka và có tin cho rằng điểm đến cuối cùng của ông Yun sẽ là Hàn Quốc.
Yun là chủ tịch của ngân hàng này và cũng là người có trách trách nhiệm gây quỹ và quản lý các nguồn ngân quỹ cá nhân của lãnh đạo Kim Jong Un.
Báo này cho biết trước đó có dấu hiệu cho thấy quan chức Yun đã xin được tị nạn ở nước ngoài dù Bình Nhưỡng cũng từng thông qua các kênh ngoại giao yêu cầu chính quyền nước sở tại bắt và dẫn độ ông Yun về CHDCND Triều Tiên.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ vụ việc và đánh giá khả năng liệu ông Yun có trốn sang Hàn Quốc như tin đồn hay không.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc ước tính khi cố lãnh đạo Kim Jong Il qua đời năm 2011, ông đã để lại cho con trai khoảng 4 tỉ USD trong các tài khoản bí mật ở các ngân hàng châu Âu.
Giới chức tài chính quốc tế từ lâu đã theo dõi rất sát hoạt động của ngân hàng Joson Daesong.
Ngân hàng này cũng bị Bộ tài chính Mỹ đưa vào danh sách đen từ tháng 11-2010 vì đã “tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án tài chính bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên”.
MỸ LOAN
TRUNG QUỐC VÀ MỐI ĐE DỌA XUẤT HIỆN NGAY TỪ TRONG NỘI ĐỊA
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Bình Nguyên / GDVN
29-8-2014
(GDVN) - Trong video đe dọa này, Abu Bakr al-Baghdadi – một trong những thủ lĩnh của ISIS đã đề cập đến vấn đề Tân Cương và những hành động của chính quyền TQ.
29-8-2014
(GDVN) - Trong video đe dọa này, Abu Bakr al-Baghdadi – một trong những thủ lĩnh của ISIS đã đề cập đến vấn đề Tân Cương và những hành động của chính quyền TQ.
Lực lượng cực đoan ISIS hành quyết binh lính Syria sau khi tấn công một căn cứ không quân (ảnh AP) |
Báo Học giả ngoại giao ngày 26/8/2014 có bài phân tích cho biết nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phải hành động chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo hay còn được truyền thông quốc tế gọi với cái tên ISIS (tức Islamic State of Iraq and the Levant) đang hoành hành ở Trung Đông bởi nếu không hành động hoặc chí ít là ủng hộ, hỗ trợ hành động thì Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường trong bối cảnh thực tế là Trung Quốc đang phải đau đầu vì xu hướng khủng bố đang trỗi dậy ở trong nước.
Báo Nhật nói về các biến đổi, động thái gần đây của quân đội TQ
(GDVN) - Yomiuri Shimbun cho biết việc thành lập thêm lực lượng mới trực thuộc quân đội Trung Quốc do Quân ủy trung ương Trung Quốc quyết định. |
"TRUNG QUỐC KHÔNG MUỐN VIỆT NAM ĐA NGUYÊN"
Nhãn:
Chính trị - xã hội
29-8-2014
Việt Nam chưa thể có 'đa nguyên chính trị' dù Đảng Cộng sản đang muốn 'thay đổi' và Việt Nam muốn 'thoát ra' để tự do hóa, do sự 'ngăn cản' của Trung Quốc, theo ý kiến của một nhà phân tích từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 29/8/2014, TS. Vũ Duy Phú, Phó Chủ tịch thường trực Viện những vấn đề Phát triển (
Bấm
VIDS) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật VN (Vusta), nói:
"Việt Nam chưa có đa nguyên, nếu có đa nguyên thì đã có tự do, dân chủ. Thực ra đa đảng là một cách thể hiện của đa nguyên, nhưng không nhất thiết cứ đa đảng mới thực hiện được đa nguyên. Nếu một đảng mà thực sự dân chủ, có thật nhiều tư tưởng tự do khác nhau phát biểu để tranh luận đến chân lý, thì như thế cũng tốt.
"Chứ không nhất thiết đa đảng mới đa nguyên được. Nếu một đảng mà sáng suốt, cho phép trong nội bộ đảng tranh luận, không lấy một cái gì làm thống soái để quyết đoán, thì vẫn có thể đạt đa nguyên được và vẫn tìm ra chân lý được."
TƯ LỆNH MỸ TẠI Á CHÂU - TBD KÊU GỌI TQ HÀNH ĐỘNG TƯƠNG XỨNG VỚI VAI TRÒ LÃNH ĐẠO KHU VỰC
Nhãn:
Chính trị - xã hội
29-8-2014
"Bắc Kinh đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho họ. Ông nói Trung Quốc có thể có những lập luận có tính thuyết phục, nhưng nước này cần phải đặt những lập luận ấy trong một khuôn sườn pháp lý hiện đại..."
29.08.2014
Đô Đốc Samuel Locklear nói Trung Quốc nên hành động như một lãnh đạo khu vực và tiếp tay giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông.
Bản tin hôm nay của AP trích dẫn tuyên bố của Đô Đốc Locklear hôm thứ năm nói rằng Bắc Kinh nên từ bỏ những hành động hồi gần đây để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực có tầm quan trọng chiến lược này, những hành động mà theo ông, có tính cách khiêu khích.
Đô Đốc Locklear nói rằng trong khi Trung Quốc tin rằng họ có cơ sở lịch sử vững chắc để đòi chủ quyền vùng biển này, các nước khác cũng có niềm tin vững chắc không kém về chủ quyền của họ đối với khu vực đó.
Nói chuyện với các ký giả tại Trung tâm Đông Tây có trụ sở tại Honolulu, Tư Lệnh Quân đội Mỹ tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phát biểu:
“Trung Quốc là một lãnh đạo trong khu vực, một lãnh đạo trên thế giới. Họ có trách nhiệm lãnh đạo trong cuộc tranh chấp, để đạt một giải pháp tương nhượng về những vấn đề nan giải này với các nước láng giềng.”
Ông Locklear nói tất cả những nước đòi chủ quyền phải tránh các hành động có tính khiêu khích, và tìm một giải pháp cho vấn đề mà không dùng tới các biện pháp hù dọa.
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
ẤN ĐỘ PHỚT LỜ TRUNG QUỐC HỢP TÁC DẦU KHÍ VỚI VIỆT NAM
Nhãn:
Chính trị - xã hội,
Kinh tế
27-8-2014
Ngoại trưởng Ấn Độ vừa kết thúc ba ngày thăm Việt Nam. Một yếu tố nổi bật trong chuyến thăm là khả năng Hà Nội và New Delhi sẽ tăng cường hợp tác trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Bản đồ các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam được PetroVietnam công bố tháng 06/2012 cho thấy 9 lô do CNOOC (Trung Quốc) rao thầu ăn hẳn vào các lô của Việt Nam. In mầu vàng là hai lô 127 và 128 đã giao cho ONGC (Ấn Độ) thăm dò.
DR
|
Sự can dự của Ấn Độ vào lãnh vực dầu khí tại Biển Đông bên cạnh Việt Nam được cho là một tín hiệu tốt cho Hà Nội vào lúc vụ Bắc Kinh cố tình hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có thể khiến cho các tập đoàn dầu khí quốc tế dè dặt.
HẠ BỆ GIANG TRẠCH DÂN
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Bước Đường Cùng cho Giang Trạch Dân ở Thượng Hải
Stephen Gregory, Epoch Times
29 Tháng Tám , 2014
SGĐT:
Đối với nhân dân Việt Nam, những ai căm ghét chủ nghĩa đại Hán xâm lược, thì đều cảm thấy vui mừng khi có những dấu hiệu đổ vỡ của hệ thống cầm quyền Trung Quốc, cho dù phe nào nắm quyền lực là Giang hay Tập. Việt Nam cũng không lạ gì về những cuộc thanh trừng nội bộ, triền miên diễn ra suốt thời gian, từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền cho đến nay. Nguồn gốc của việc thanh trừng đẫm máu là một đặc điểm không thể mất đi trong thể chế độc tài toàn trị, như đã diễn ra từ Liên Xô đến Trung Quốc, Bắc Triều Tiên… cho đến khi nó được thay bằng một thể chế dân chủ khả dĩ giữ được thăng bằng các mâu thuẫn xã hội, là thể chế tam quyền phân lập. Theo dõi những bất ổn trong nội bộ Trung Quốc là một đề tài được quan tâm hơn cả những gì đang xảy ra ở Hà Nội, bởi người ta hiểu rằng Bắc Kinh đã phủ bóng của mình cỡ nào lên nơi đây.
Tập Cận Bình Chuẩn Bị Hạ Bệ Cựu Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Thời gian còn lại của Giang Trạch Dân chỉ còn được đếm từng ngày. Kẻ thống trị hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua hiện đang bị điều tra tại chính sân sau của ông ta, thành phố Thượng Hải.
THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ CÔNG DU NHẬT NHẰM CÂN BẰNG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Theo RFI
29-8-2014
Đức Tâm
Ngày 30/08/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công du Nhật Bản nhằm thắt chặt quan hệ giữa nền kinh tế thứ hai và thứ ba tại Châu Á và cả hai nước đều có các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong lễ quốc khánh 15/08/2014 |
Một quan chức ngoại giao Ấn Độ cho biết, trong 4 ngày thăm Nhật Bản, Thủ tướng Modi sẽ thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng và quốc phòng.
Ông Brahma Chellaney, nguyên là cố vấn của chính phủ Ấn Độ về an ninh và đối ngoại, giáo sư thuộc Trung Tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi, được hãng tin Bloomberg trích dẫn, nhận định : « Quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ có thể làm thay đổi cảnh quan chính trị Châu Á, quan trọng như việc Trung Quốc trỗi dậy hay chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ », « đó là cơn ác mộng khủng khiếp đối với Trung Quốc và họ sẽ làm mọi cách để ngăn cản mối quan hệ này ».
HÀI HƯỚC HAY NGHIÊM TÚC?
Nhãn:
Thư giãn
SGĐT: Câu chuyện hài này nghe rất... thật.
Lời phúc đáp của CEO tập đoàn J.P. Morgan cho một cô gái đẹp đang tìm một người chồng giàu có
Một cô gái trẻ đẹp post bài lên 1 forum nổi tiếng với nội dung như sau:
“Làm thế nào để lấy được 1 ông chồng giàu có?”
Những gì tôi sắp nói sau đây đều thật lòng cả.
Tôi 25 tuổi. Tôi rất đẹp, tôi có phong cách và khiếu thẩm mỹ cao. Tôi muốn cưới 1 anh chàng có thu nhập từ 500,000 đô mỗi năm trở lên.
Bạn có thể nói tôi là người tham lam nhưng mức lương 1 triệu đô mỗi năm thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New York.
Yêu cầu của tôi không cao. Có ai trong forum này có thu nhập hàng năm là 500 nghìn đô không? Trong số các bạn, có ai đã lập gia đình chưa?
Tôi muốn hỏi: “Tôi phải làm gì để lấy được 1 ông chồng giàu như các bạn?"
Trong số những anh chàng tôi hẹn hò, anh giàu nhất cũng chỉ có mức lương 250 nghìn đô mỗi năm, đối với tôi mức lương này là quá ít.
Nếu như ai đó đang có ý định chuyển đến 1 căn hộ cao cấp ở phía Tây New York Garden thì mức lương này thực sự là không đủ để chi tiêu.
Tôi có vài câu hỏi cho các bạn:
1) Những anh chàng giàu có thường hay lui tới những địa điểm nào? (Làm ơn liệt kê ra tên và địa chỉ của các quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục...)
2) Tôi nên nhắm đến những độ tuổi nào?
3) Tại sao hầu hết mấy bà vợ của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình? Tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ, họ chẳng xinh đẹp mà cũng chẳng thú vị gì cả, nhưng họ lại cưới được những anh chàng giàu có.
4) Các bạn dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn vợ, và những người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi? (Mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng)
Ms. Pretty"
Sau đây là câu trả lời thẳng thắn từ CEO của tập đoàn J.P. Morgans:
CẦU HIỀN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LỰC TRÍ TUỆ - PHẦN 3 - NGUYENTHITUHUY VÀ "LỜI NÓI LEO" - HADINHNGUYEN
Nhãn:
Hạ Đình Nguyên
LỜI NÓI LEO - Hạ Đình Nguyên
Sài Gòn, 29-08-2014
Sau khi đọc hết bài của
Từ Huy, tôi cảm thấy mình không được phép “nói leo” nữa, như một người bước
chân vào chỗ đứng đắn, không dám văng ra lời nói tục, dù cái nguyên nhân của nó
là ở đâu kia.
Tôi án chừng Từ Huy cỡ tuổi nhiều nhất là
40, là TS Văn chương Pháp. Chừng ấy thôi đã là vốn quý của xã hội. Đó là bằng
thật, vì ở Pháp không có bằng giả như ở xứ ta. Cô đã từng đi dạy ở Đại học, và
viết. Cô đã viết một cách nghiêm túc với những tư duy chân thật, tâm huyết với
sự kiềm chế nổi phẫn nộ của mình, lần nầy, cô viết tiếp đề tài “cầu hiền và
vấn đề sử dụng năng lực trí tuệ”.
Một đề tài rất cũ từ 40 năm nay, nhưng vẫn mới, oái ăm thay nó càng ngày càng
mới thêm ra và lan rộng, đến nổi các thế hệ nối tiếp nhau, từng trải qua, và đã
từng ê chề, gần như không muốn nhắc tới nữa. Chán nản, bỏ cuộc đã hẳn là cái
tội, nhưng kiên trì thì lại phí sức, có khi xuôi đò dọc cho đến tuổi già. Nhiều
khi tiếp xúc với các vị TS già mà thấy tội nghiệp, cả đời day dứt với chuyện chung. Những
người trí thức ở cái tuổi trung tâm của năng lượng, muốn dồn sức mình để đóng
góp cho cái chung, cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho sự tiến bộ xã hội, nếu không
được, thì họ biết làm gì? Học để làm gì? Chỉ để kiếm tiền nuôi cái thân vật lý
nhỏ nhoi của mình thôi ư? Chẳng cần. Thời kỳ nầy ở Việt Nam, để làm giàu
dễ nhất, nhanh nhất là con đường “phấn đấu” vào Đảng, vào bộ máy công quyền,
càng lên cao thì cái gì cũng có. Nói số đông là như thế - có thể là không
chính xác, thậm chí gây phẫn nộ - nhưng là con số “không nhỏ”, (như cách dùng
từ của ông TBT NPT). Việc học là rất thứ yếu - là số không, nếu học để làm
người - cái học được đặt ra không phải để đào tạo tài năng hay trí tuệ, thì làm
gì phải o bế tài năng trí tuệ, mà vấn đề là tấm bằng. Tấm bằng là một yếu tố
phụ, nhưng cần có, để hợp thức hóa cho một cuộc vận hành đen trong bóng tối. Ai
cũng biết việc mua bán bằng cấp, mua bán chức tước, hối lộ, tham nhũng để vào
các vị trí nầy khác diễn ra rần rần, vang lừng như ve kêu. Cái chuyện tài năng,
năng lực, trí tuệ… thật là xa lạ, có khi còn nguy hiểm nữa!
HIẾN PHÁP 2013 - SỬA NHẦM HAY ĐỔI THIỆT?
Nhãn:
Chính trị - xã hội,
Hoàng Xuân Phú
Hoàng Xuân Phú
Tác giả Hoàng Xuân Phú |
Vậy là nó đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013 và cóhiệu lực từ ngày 1/1/2014. Nếu coi là “Hiến pháp mới”, thì e rằng ăn quá non nên gạo còn sống sượng. Còn nếu gọi là “Hiến pháp sửa đổi”, thì có lẽ hâm quá đà nên cơm cũ đã cháy khê.
Dù muốn hay không, Hiến pháp 2013 cũng chi phối cuộc sống của Nhân dân ta và sự phát triển của Dân tộc ta trong thời gian tới. Do đó, thay vì ca ngợi ngất trời hay chê bai triệt để, nên tìm hiểu những biến đổi về nội dung của Hiến pháp, để đoán biết hệ quả mà phòng xa hay tận dụng, đồng thời để thấy rõ hơn tâm và tầm của bộ máy lập hiến. Theo tinh thần ấy, bài này trao đổi vềhệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp 2013.
Phần 1 nhận diện mấy nội dung vốn tồn tại trong Hiến pháp 1992, nay bị Hiến pháp buông rơi, mặc dù vẫn còn cần thiết. Chẳng hạn:
· Đòi hỏi “Các cơ quan Nhà nước… đơn vị vũ trang nhân dân… phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật”;
· Qui định trách nhiệm của công an nhân dân là phải “bảo đảm… các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân”;
· Cam kết “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.
Phần 2 điểm mặt ba thay đổi theo hướng tiến bộ liên quan đếnquyền sau song sắt, mà những người dính vòng lao lí nên biết để đấu tranh đòi thực hiện.
Phần 3 đề cập đến hiện tượng rộ nở thuật ngữ “công khai”trong Hiến pháp 2013. Đáng lưu ý là hai khoản hiến định mà công dân quan tâm đến vận nước nên tận dụng, đó là:
· “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác… phải được sử dụng… công khai” (Khoản 1 Điều 55 Hiến pháp 2013),
· “Quốc hội họp công khai” (Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp 2013).
Phần 4 cảnh báo nguy cơ quyền con người và quyền công dân có thể bị khước từ hay cản trở bởi mệnh đề: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” – Một mối họa chỉ tương xứng với chính trường hoang dã và xa lạ với nhà nước pháp quyền đích thực. Buồn thay, căn cứ vào nguyên tắc lập hiến và lập pháp, thì mưu mô đó thuộc loại mánh lới bất thành.
Phần 5 phân tích sai lầm tai hại trong việc dùng Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 để hiến định khả năng hạn chế quyền con người và quyền công dân. Sơ sẩy khi hiến định “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” tại Điều 22 Hiến pháp 2013 là ví dụ điển hình, cho thấy có những thay đổi chưa chắc đã phản ánh đúng dụng ý của tác giả. Do đó, thay vì ghi nhận một số thể hiện có vẻ tiến bộ trong Hiến pháp 2013, ta lại phải băn khoăn với câu hỏi:Thực ra họ sửa nhầm hay đổi thiệt?
NÓI CHÚT VỀ "MỘNG MỊ DÂN CHỦ"
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Theo VNTB
Tác giả: Liên Sơn
Sự tôn sùng thái quá cá nhân
Không ít cá nhân trong lẫn ngoài nước khi tham gia vào tiến trình chống độc quyền/ lạm quyền của chế độ ở Việt Nam thường hay mắc bệnh phong danh hiệu/ thần thánh hóa cá nhân: Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) là biểu tượng dân chủ; Phương Uyên là anh thư thời đại; Đỗ Thị Minh Hạnh cánh chim báo bão; Cù Huy Hà Vũ biểu tượng đấu tranh dân chủ…
Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..
Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. Trong khi đó, hiểu sai lệch hoặc đánh giá thấp chính quyền hiện tại. Đưa tới những nhận định phi thực tế. Ví như, bài “Phiên toà xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất” của tác giả Đỗ Thành Công có nhận định “Phiên toà xử Chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN. Nếu kém xử trí, đảng CSVN có thể sẽ bị mất đi hàng trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ, giúp đỡ về mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đồng thời, các bước chiến lựợc sắp tới của Việt Nam, nhằm dựa Mỹ để cân bằng với Trung Cộng, cũng sẽ bị kéo lùi.”
Đó là điển hình cho sự ngây thơ đến hoang tưởng của không ít những ai đang quan tâm đến dân chủ Việt Nam. Một Bùi Hằng với “phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN”, vậy thì phiên tòa dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… sẽ là phiên tòa gì đối với chính quyền? Lúc đó chính quyền lại mất bao nhiêu “triệu mỹ kim, thiết bị, vũ khí quân sự viện trợ”? Và từ bao giờ một cá nhân lại có thể kéo lùi “chiến lược” của nước CHXHCN Việt Nam?
Tác giả: Liên Sơn
Câu chuyện Bùi Hằng tạm thời khép lại với mức án 3 năm tù. Nhưng thông qua đó, cũng cho thấy nhiều điều cần bàn trong giới đấu tranh dân chủ thông qua căn bệnh mộng mị (mộng mị dân chủ).
Sự tôn sùng thái quá cá nhân
Không ít cá nhân trong lẫn ngoài nước khi tham gia vào tiến trình chống độc quyền/ lạm quyền của chế độ ở Việt Nam thường hay mắc bệnh phong danh hiệu/ thần thánh hóa cá nhân: Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) là biểu tượng dân chủ; Phương Uyên là anh thư thời đại; Đỗ Thị Minh Hạnh cánh chim báo bão; Cù Huy Hà Vũ biểu tượng đấu tranh dân chủ…
Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..
Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. Trong khi đó, hiểu sai lệch hoặc đánh giá thấp chính quyền hiện tại. Đưa tới những nhận định phi thực tế. Ví như, bài “Phiên toà xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất” của tác giả Đỗ Thành Công có nhận định “Phiên toà xử Chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN. Nếu kém xử trí, đảng CSVN có thể sẽ bị mất đi hàng trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ, giúp đỡ về mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đồng thời, các bước chiến lựợc sắp tới của Việt Nam, nhằm dựa Mỹ để cân bằng với Trung Cộng, cũng sẽ bị kéo lùi.”
Đó là điển hình cho sự ngây thơ đến hoang tưởng của không ít những ai đang quan tâm đến dân chủ Việt Nam. Một Bùi Hằng với “phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN”, vậy thì phiên tòa dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… sẽ là phiên tòa gì đối với chính quyền? Lúc đó chính quyền lại mất bao nhiêu “triệu mỹ kim, thiết bị, vũ khí quân sự viện trợ”? Và từ bao giờ một cá nhân lại có thể kéo lùi “chiến lược” của nước CHXHCN Việt Nam?
"NHÂN TỐ MỚI THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH" LÀ TRÙM DU ĐÃNG
Nhãn:
Chính trị - xã hội,
Văn hóa
Theo Người Việt
28-8-2014
HÀ NỘI (NV) .- Nhiều tờ báo ở Việt Nam vừa đục bỏ thông tin, hình ảnh ca ngợi ông Nguyễn Thành Hưng, người từng được Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN vinh danh là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.
Hồi trung tuần tháng này, ông Hưng – người được vinh danh là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” hồi năm ngoái - bị bắt vì là một trong hai ông trùm điều hành hoạt động buôn lậu gỗ tại Việt Nam, có dưới trướng hàng trăm du đãng chuyên bảo kê, tống tiền, đâm thuê chém mướn và dính líu tới một số vụ án mạng.
28-8-2014
HÀ NỘI (NV) .- Nhiều tờ báo ở Việt Nam vừa đục bỏ thông tin, hình ảnh ca ngợi ông Nguyễn Thành Hưng, người từng được Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN vinh danh là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.
Ảnh chụp ông Nguyễn Thành Hưng vào thời điểm được vinh danh là "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" (Ảnh của báo Bắc Ninh).
Hồi trung tuần tháng này, ông Hưng – người được vinh danh là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” hồi năm ngoái - bị bắt vì là một trong hai ông trùm điều hành hoạt động buôn lậu gỗ tại Việt Nam, có dưới trướng hàng trăm du đãng chuyên bảo kê, tống tiền, đâm thuê chém mướn và dính líu tới một số vụ án mạng.
Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014
NHỮNG BƯỚC ĐẦU GIAN TRUÂN & SỨ MẠNG LỚN CỦA HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VN
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Bản tin từ hội Nhà Báo Độc Lập VN
3N TIN TU72“Trong một chế độ, ở đấy: Hiến Pháp bị ‘treo’ bởi Luật, và Luật bị ‘treo’ bởi những Thông Tư, Nghị Định… thì sự hiện hữu của các cơ cấu dân sự chỉ là hữu danh vô thực, người ta có thể bóp chết bất cứ lúc nào bằng bạo lực với sự hỗ trợ của các Thông Tư, Nghị Định và Luật rừng!” (LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CSVN).
Để phá vỡ cái vòng kim cô ấy, mọi người dân trong nước cần được biết tất cả những gì xảy ra quanh họ. Họ cũng cần vượt qua nỗi sợ để có được nhận thức như Tuyến Xích Lô và công khai nói lớn lên như anh: “tôi là người dân, là công dân, là người chủ, còn chính quyền, chính phủ là đầy tớ…”. Công việc này chỉ có truyền thông báo chí chân chính, độc lập mới làm được. Mọi thỏa hiệp thiếu khôn ngoan, nhất là thiếu lương thiện sẽ chỉ chuốc lấy những thảm bại mà thôi.
Sau khi Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (HNBĐLVN), tên tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) chính thức ra đời, chẵn một tuần sau, trên Việt Tide số phát hành hôm 11-7-2014, chúng tôi đã viết một bài bàn về tầm quan trọng của truyền thông báo chí, một quyền năng thiêng liêng vốn được tôn trọng trong những xã hội dân chủ với lời kết: sự ra đời của HNBĐLVN là một xu thế không thể đảo ngược: quyền thứ tư của 90 triệu đồng bào ta phải được từng người nuôi dưỡng và bảo vệ.
Dĩ nhiên, để có được tính độc lập và nhất là quyền tự do thông tin, phát biểu quan điểm của người làm báo, không cần có tài cao đoán, ai cũng biết những thành phần đứng mũi chịu sào, kể cả những cộng tác viên của hội sẽ phải đối diện từng phút giây với không ít khó khăn, trở ngại do chế độ độc tài toàn trị tạo ra. Không chờ tới buổi sinh hoạt đầu của hội được dự trù vào ngày 04-8-2014, ngay sau khi hội vừa khai sinh, một đội ngũ hùng hậu những phần tử hèn hạ được gọi tên “Dư Luận Viên”[1] nhập nhằng đội lốt những Bloggers đã liên tiếp tung lên mạng hàng loạt bài viết đánh phá cách hung hãn.
"VOI ĐI BỘ" MÀN DIỄN BINH SIÊU ĐỘC ĐÁO CỦA KHÔNG QUÂN MỸ
Nhãn:
Thư giãn
"Voi đi bộ" (Elephant walk) là thuật ngữ của Quân đội Mỹ chỉ trạng thái máy bay đang lăn bánh chuẩn bị cất cánh với đầy đủ vũ khí trang bị !!
Ngày nay, "Voi đi bộ" được dùng để gọi tên một màn diễu binh cực kỳ hoành tráng mang tính độc quyền của Không quân Mỹ và có lẽ ngoài Mỹ, khó có một lực lượng không quân nào khác đủ khả năng tập trung máy bay với số lượng lớn để tổ chức những màn biểu diễn quy mô như vậy.Ngày 15/12/2012, Các tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc đã tham gia trình diễn "Voi đi bộ".
VÀI SUY NGHĨ QUANH VỤ ĐH TÔN ĐỨC THẮNG KIỆN GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Nhãn:
Văn hóa
Lê Phú Khải
GSTS Nguyễn Đăng Hưng quê quán Điện Bàn Quảng Nam là giáo sư tác nghiệp 40 năm tại ĐH Liège, Bỉ, đã dành gần 20 năm cho quê hương Việt Nam, liên tục đi về tổ chức các lớp du học tại chỗ, cấp bằng thạc sỹ Châu Âu thông qua hai trung tâm cao học tại Bách khoa Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội với tiền tài trợ của chính phủ Bỉ và Liên Hiệp Châu Âu. Tôi đã có dịp gặp ông trong chuyến đi tham quan Paris năm 2001 và gần đây tại các buổi sinh hoạt văn hoá tại Tp Hồ Chí Minh. Vì thế khi xảy ra vụ kiện cáo, tôi đã theo dõi rất chặt chẻ và thấy cần có những ý kiến như sau:
1. Về cam kết trong hợp đồng Lao Động giữa GS Nguyễn Đăng Hưng và Trường ĐH Tôn Đức Thắng:
Hợp đồng Lao Động này đã được thanh lý ngày 1/4/2014 sau thoả thuận có chữ ký của đôi bên ngày 23/8/2014!
Theo luật lao động, hợp đồng đã thanh lý thì không thể kiện cáo gì về nội dung. Và trong bản thoà thuận chấm dứt hợp đó có ghi thêm chữ viết tay được hai bên chấp nhận là: không có gì phải bàn giao và trách nhiệm của GS Nguyễn Đăng Hưng nữa.
Đòi bồi thường chi phí, hay đòi nội dung thực hiện là phạm luật, là ngược với cam kết. Đây chính là tội bội ước và tội bắt nạt người lao động. Bài của Lê Thanh Phong trên báo Lao Động (28/8/2014) gần đây quả là quá đáng, nhất là khi tờ báo này có mục đích bảo vệ người lao động.
BẮC KINH NỔI NÓNG VÌ BỊ MỘT DÂN BIỂU ÚC LÊN ÁN XÂM LƯỢC
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Lãnh đạo Trung Quốc là "bọn vô luật pháp, nổ súng bắn giết dân của chính họ và âm mưu xâm chiếm nước Úc". Lời tuyên bố này của nhà tỷ phú, dân biểu Clive Palmer, người từng ủng hộ Trung Quốc, trên đài ABC đã gây sóng gió trong quan hệ giữa Canberra - Bắc Kinh trong một tuần lễ.
Nhà tỷ phú kiêm dân biểu Úc Clive Palmer - Reuters /Jim Reagan
Ngày 26/08/2014 vừa qua, dân biểu Úc Clive Palmer, tỷ phú, chủ nhân công viên khủng long Palmer Saurus đã gửi một bức thư đến Sứ quán Trung Quốc tại Canberra. Trong thư, ông xin lỗi đã có «ngôn từ» xúc phạm đến nhân dân Trung Quốc và trong tương lai sẽ tìm cách phát huy sự «cảm thông và hòa bình» giữa hai quốc gia.
Những lời xin lỗi này có lẽ phát xuất từ tình thế bắt buộc: trước tiên là để chuộc lỗi với công luận Úc vì lời lẽ khiếm nhã làm mất mặt chính giới Úc, thứ hai là để xoa dịu Trung Quốc.
Vì cách nay một tuần, trong chương trình truyền hình tại Úc rất đông người xem, dân biểu tỷ phú Clive Palmer, 60 tuổi, làm giàu qua hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong ngành than đá, đã tố cáo «chính quyền cộng sản Trung Quốc quỵt của ông 500 triệu Úc kim».
Ông Clive Palmer cho biết đã kiện đối tác tại tòa án Úc vì ông không tin vào tư pháp Trung Quốc. Ông sử dụng ngôn từ rất nặng nề nào là Trung Quốc là chế độ «vô pháp luật» là bọn «lai căng», là «cộng sản bắn giết dân của chính họ».
Đối với công luận thì mọi người hiểu ngay là ông ám chỉ đến tình trạng tham ô, tư pháp thiếu độc lập tại Trung Quốc và vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, đấu tố cải cách ruộng đất đẫm máu trong thập niên 1950.
TÂN ĐÔ TRƯỞNG JAKARTA THÚC ĐẨY TIẾN TỚI THỜI KỲ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Indonesia là quốc gia dân chủ lớn hàng thứ ba trên thế giới, nhưng ít người thiểu số được đại diện trong chính quyền lực của đất nước đa dạng này. Một ngoại lệ là tân Đô trưởng Jakarta, ông Basuki Tjahaja Purnama, một người được tiếng là ăn nói bộc trực. Ông cho đài VOA biết rằng ông đang ra sức xây dựng một nền văn hóa chính trị mới. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb gởi về bài tường thuật sau đây.
28.08.2014
Indonesia là quốc gia dân chủ lớn hàng thứ ba trên thế giới, nhưng ít người thiểu số được đại diện trong chính quyền lực của đất nước đa dạng này. Một ngoại lệ là tân Đô trưởng Jakarta, ông Basuki Tjahaja Purnama, một người được tiếng là ăn nói bộc trực. Ông cho đài VOA biết rằng ông đang ra sức xây dựng một nền văn hóa chính trị mới. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb gởi về bài tường thuật sau đây.
Cuộc chuyển tiếp sang thể chế dân chủ của Indonesia đã bắt đầu sau khi cựu lãnh tụ độc tài Suharto bị lật đổ vào năm 1998. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phải mất hơn một thập niên để việc chuyển đổi được phản ánh trong hàng ngũ lãnh đạo đất nước, mà trước đây toàn là những người thuộc tầng lớp quyền quí.
Năm nay, hai chính trị gia được xem nằm ngoài giai cấp có đặc quyền đã làm nên kỳ tích.
Ông Joko Widodo, còn được gọi là Jokowi, đô trưởng Jakarta được người dân mến chuộng - một chính trị gia dân giả có nguồn gốc khiêm nhường- sẽ trở thành tổng thống Indonesia vào tháng 10 tới đây.
Việc chuyển quyền này mở đường cho ông Basuki Tjahaja Purnama, hay còn được gọi là Ahok, phó đô trưởng thẳng tính đôi khi bướng bỉnh, lên làm đô trưởng Jakarta.
Là người gốc Hoa lãnh đạo chính quyền thủ đô của Indonesia, ông Ahok nói từ lâu ông đã tranh đấu chống lại chính trị lý lịch tại quốc gia có người Hồi Giáo đông nhất thế giới này.
“Nếu tôi chấp nhận những quan điểm thông thường về chính trị tại Indonesia , tôi sẽ không có can đảm tham gia chính trị trên đảo quốc này. Tôi đã không thể nào được dân chúng bầu lên!”
VIỆT NAM: QUỐC GIA CỦA BẦY CHUỘT NHẮT
Nhãn:
Văn hóa
Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại? Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có. Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào?
VŨNG ÁNG: GIÀN KHOAN TRÊN ĐẤT LIỀN ĐƯỢC TRẢI THẢM ĐỎ
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Theo BVN
28-8-2014
28-8-2014
Thảm đỏ cho một giàn khoan Tàu trên đất liền Việt Nam?
André Menras – Hồ Cương Quyết
Theo tin từ mạng vietnam.net thứ Hai vừa rồi: hơn 10.000 lao động nước ngoài trong đó 90% là người Tàu vừa được tuyển dụng bởi công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, chỉ chưa quá hai tháng sau những sự cố đẫm máu mà khu công nghiệp này là sân khấu.
Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao, nanh sắc nhọn
Trong một hoàn cảnh hợp tác lành mạnh giữa hai nước láng giềng và khuôn khổ trao đổi hai bên cùng có lợi, thì cái tin này lẽ ra có thể gây nên niềm lạc quan và thậm chí cả hy vọng của cư dân địa phương và của các nhà quan sát nước ngoài. Nhưng sự xâm nhập bạo liệt của giàn khoan Tàu cùng với đội tàu chiến hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau những vụ gây hấn với Viking 2, Bình Minh 2, gây hấn với dân chài miền Trung Việt Nam đang tiếp tục xảy ra, thì sự trở lại của đoàn ngũ « lao động » Tàu – mà việc ra đi trước đây đã được tuyên truyền mạnh mẽ - mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao và nanh vuốt thật sắc nhọn. Nó đánh dấu lãnh thổ của mình ngay trong lòng Việt Nam!
NHỮNG ĐÔI MẮT BẤT KHUẤT TRƯỚC PHIÊN TÒA Ô NHỤC
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Theo Người Lót Gạch
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=R-cMfenhFsE
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
TUYÊN BỐ LIÊN HỘI NHÀ BÁO ĐLVN - CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VN
Nhãn:
Chính trị - xã hội
28-8-2014
Tuyên bố liên hội Nhà báo độc lập VN - Cựu tù nhân lương tâm VN về việc nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân
Một lần nữa trong rất nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân, liên quan đến phiên tòa được xem là “công khai” ở Đồng Tháp xét xử Bùi Thị Minh Hằng và hai đồng sự của bà vào ngày 26/8/2014.
Một lần nữa trong nhiều lần, thế giới và cộng đồng quốc tế, các chính phủ quan tâm đến dân chủ và nhân quyền cần biết và hiểu một cách sâu sắc về sự thật của tuyên xưng “Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” thực chất là thế nào, ngay cả sau khi nhà nước này có được một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và đang đón chờ những dấu chỉ hy vọng từ TPP và vũ khí sát thương.
Một lần nữa, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập thực thi quyền hiến định nhưng lại bị chính quyền và cơ quan an ninh xâm phạm nghiêm trọng khi tổ chức ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập nhằm không cho tham dự phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng. Nhiều người bị khống chế đã trở nên quá quen thuộc như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà báo Trương Minh Đức, nhà báo Phan Thanh Hải, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Chí Dũng…
Nhà văn và cũng cựu đại tá quân đội Phạm Đình Trọng, người đã hơn bảy chục tuổi, cũng trở thành điển hình bị bắt cóc, ngăn chặn thô bạo và vô pháp khi ông ra khỏi nhà.
Chỉ trong trong tháng 8/2014, nhà báo Phạm Chí Dũng - chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN - đã bị tống gửi đến 6 giấy triệu tập của Cơ quan an ninh điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến chuyến làm việc ở Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo và phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
Chưa kể nhiều trường hợp các blogger và người cảm tình đến tham dự phiên tòa tại Đồng Tháp đã bị công an bắt giữ với nhiều cớ buộc hoặc không cần nguyên cớ nào. Sơ bộ, có đến hàng trăm người bị bắt giữ, đẩy đuổi trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng bên ngoài phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
LIÊN MINH VỚI AI ĐỂ CHỐNG XÂM LƯỢC?
Nhãn:
Chính trị - xã hội
25-8-2014
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái) và Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN Lê Hồng Anh (thứ hai từ phải) tại Hà Nội hôm 22/12/2011 |
Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh sẽ sang thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27 tháng 8.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến đi lần này của ông Lê Hồng Anh, người đồng thời cũng là đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, là nhằm trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng vừa qua.
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, người đã có những bài viết về quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Trước hết nhận xét về chuyến đi sắp tới của ông Lê Hồng Anh giữa lúc quan hệ Việt Nam Trung Quốc còn đang căng thẳng sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vùng nước tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua, Giáo sư Tương Lai cho biết:
TỪ LỜI MỞ ĐẦU "TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP " ĐẾN "ĐIỀU MONG MUỐN CUỐI CÙNG" TRONG DI CHÚC
Nhãn:
Chính trị - xã hội
GS Tương Lai
Vào những ngày này 69 năm về trước, khác nào một phản ứng dây chuyền, mệnh lệnh khởi nghĩa như được phát ra từ trái tim yêu nước, nơi lưu chuyển trong huyết quản giòng máu quật khởi Việt Nam, cả nước ào lên, chớp lấy thời cơ, giành lấy chính quyền. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dây đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”[Hồ Chí Minh] . Thế rồi, "người lên như nước vỡ bờ" để làm nên một trang mới của lịch sử : "Nước Việt Nam từ máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng lòa! [Nguyễn Đình Thi]
Liệu có phải sự "sáng lòa" này là thứ ánh sáng mà Victor Hugo viết trong "Những người khốn khổ", kiệt tác của nhân loại : " Ánh sáng, Ánh sáng! Biết đâu đấy, những khối u minh dày đặc ấy lại không trở thành trong suốt. Những cuộc cách mạng chẳng phải là những cuộc thay hình đổi dạng là gì?... : "Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc. Cái khối quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời. Ta hãy biết khai thác các đám cháy mênh mông những nguyên lý, những đạo đức đôi khi tóe lửa, chói lòa, rung động trong những giờ phút nào đó"...
Lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc, chính là nhân dân : những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. Chỉ ra được thời điểm ấy chính là người đem lại ánh sáng tỉnh thức như V. Hugo chỉ ra!
"NGUYÊN TẮC BA ĐIỂM" QUAN HỆ VIỆT TRUNG
Nhãn:
Chính trị - xã hội
27-8-2014
Ông Lê Hồng Anh gặp ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8 |
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.
Sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.
Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
HAI NGÀY ĐỐI MẶT VỚI CÔNG AN
Nhãn:
Chính trị - xã hội,
Văn hóa
Phạm Đình Trọng
NGÀY THỨ NHẤT
Chợ nhà đất đìu hiu nên khu căn hộ cao tầng nơi tôi ở còn dải đất rộng bỏ hoang. Người dân ở trong những cái hộp bê tông chồng lên nhau cao chót vót, ít khi được đặt chân xuống mặt đất liền xin mượn mảnh đất của cỏ dại hoang vu, chia nhau mỗi nhà một vạt đất con con trồng rau, vừa có thêm rau sạch cho bữa ăn, vừa có dịp tiếp xúc với đất cát, cỏ cây, vừa có dịp vận động chân tay, cân bằng lại trạng thái hoạt động của cơ thể.
Quần lửng, áo may ô, đầu đội mũ vải rộng vành, sáng thứ bảy cuối tháng tám thất thường mưa nắng, mùa mưa và mùa khô còn đang dùng dằng tranh chấp này tôi vừa xuống mảnh vườn nhỏ của tôi cuối bãi đất, xa đường nhất, đang lúi húi cắm mấy ngọn rau lang thì người đàn ông ngoài ba mươi tuổi áo sơ mi dài tay bỏ trong quần phẳng phiu, nghiêm chỉnh, đến đầu luống đất tôi đang làm hỏi tôi những câu vu vơ. Nhìn khuôn mặt lạ, tôi hỏi: Anh không phải người trong khu nhà này? Đáp: Vâng. Cháu đi qua thấy vườn rau xanh vào xem. Tôi hỏi ngay: Anh là công an phải không? Vâng. Cháu là công an.
Nhắc đến công an tôi nhớ ngay đến mới ba tháng trước, trong buổi sáng tháng năm rất đẹp, những tia nắng rực rỡ hình rẻ quạt, xuyên qua vòm lá lao xao, lọc trong sương sớm bảng lảng, rải những vạt sáng lung linh xuống thảm cỏ, xuống lối đi trong vườn cây cổ thụ lớn và đẹp ở trung tâm Sài Gòn. Chân thong thả bước, mắt đắm nhìn thiên nhiên, tôi đang thả hồn trong buổi sớm trong lành và bình yên đó thì hai cánh tay như hai gọng thép từ phía sau thọc vào hai nách tôi và bàn tay nung núc chắc nịch bịt chặt miệng tôi, lôi tôi từ cuối vườn cây đẹp ra đường Lê Duẩn trước dinh Độc Lập, tống tôi vào ô tô, chạy ra Cần Giờ. Trong ô tô, hai thanh niên trẻ khỏe kẹp chặt hai bên sườn tôi. Tay họ thọc vào túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Miệng họ quát tháo thóa mạ và đe dọa tôi. Bằng lời nói họ tự nhận là công an, cấm tôi ra khỏi nhà tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược. Nhưng ngôn ngữ họ dùng là thứ ngôn ngữ anh chị, mạt sát, dằn mặt, khủng bố và hành xử của họ là của xã hội đen. Sự việc này tôi đã viết trong bài Đẹp Lòng Kẻ Xâm Lược, Nỗi Đau Của Nhân Dân, Của Lịch Sử Việt Nam đã đăng trên nhiều trang mạng lề Dân.
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
MỸ PHẢN ĐỐI ÁN TÙ Ở ĐỒNG THÁP
Nhãn:
Chính trị - xã hội
26-8-2014
Hoa Kỳ nói “đáng báo động” khi tòa án Việt Nam “sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ”.
Bà Bùi Minh Hằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc |
Phiên tòa sơ thẩm của tòa án ở tỉnh Đồng Tháp kết án ba năm tù giam với bà Bùi Thị Minh Hằng.
CHỐNG THAM NHŨNG, TRUNG QUỐC TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Nhãn:
Chính trị - xã hội
Theo VietNamNet
25-8-2014
SGĐT: Với thể chế toàn trị, thế lực cầm quyền nầy thay cho thế lực khác và tiếp tục tham nhũng, trừ phi Tập dám làm một cuộc cách mạng thời đại : bỏ độc tài và xây dựng dân chủ.
VietNamNet: TQ không chống tham nhũng thì vấn nạn này sẽ ảnh hưởng tới sự tồn vong của đảng cầm quyền (CCP). Nhưng nếu quá thận trọng, thì cũng đe dọa đến vị trí sống còn của CCP.
Tham nhũng đã khiến các nhà lãnh đạo TQ lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Một mặt, rất nhiều lãnh đạo TQ đã cảnh báo rằng, tham nhũng là mối đe dọa hiện hữu với CCP. Ví dụ, trước lúc chuyển giao quyền lực tháng 11/2012, cựu Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào nói: Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp, nó có thể gây ảnh hưởng cốt tử tới đảng, thậm chí gây ra sự sụp đổ của đảng cầm quyền và sụp đổ nhà nước.
Một mặt, rất nhiều lãnh đạo TQ đã cảnh báo rằng, tham nhũng là mối đe dọa hiện hữu với CCP. Ví dụ, trước lúc chuyển giao quyền lực tháng 11/2012, cựu Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào nói: Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp, nó có thể gây ảnh hưởng cốt tử tới đảng, thậm chí gây ra sự sụp đổ của đảng cầm quyền và sụp đổ nhà nước.
Ảnh: corruptionarchive |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)