4-9-2014
Cần thiết phải có một cách nhìn và đánh giá khách quan về phong trào dân chủ hiện nay ở trong nước. Đó là cách nhìn trung thực, không ảo tưởng và thiên kiến dựa trên những phương pháp luận khoa học. Cách nhìn đó càng không nên đứng trên lập trường của bất cứ một bên nào: chính quyền hay người dân mà phải là từ quan sát của một kẻ ngoài cuộc.
Đọc bài báo "Nói chút về mộng mị dân chủ" của tác giả Liên Sơn, người viết bài này thấy cần thiết phải có một số ý kiến phản biện. Tất nhiên chúng tôi không nhất thiết phải biết tác giả là ai và cũng không nhất thiết vội vã quy kết lập trường và mục đích của người viết. Hoàn toàn chỉ căn cứ trên nội dung bài báo và phương pháp được sử dụng trong bài này để phản biện là diễn dịch và quy nạp,hai phương pháp chủ yếu.
1 /Có hay không cái gọi là"mộng mị dân chủ".
Mộng mị tức là ảo tưởng, phi thực tế là nói quá sự thật."Mộng mị dân chủ" là chỉ những ảo tưởng dân chủ không gắn với thực tế. Đặt trong ngữ cảnh của bài báo thì đây là tiêu đề và cũng là chủ đề mà tác giả muốn nói. Để khách quan trước hết chúng ta thử tìm hiểu về khái niệm "dân chủ".
Dân chủ không phải là một ý niệm vô hình mà là một thực thể hữu hình. Dân chủ không phải là một tư tưởng mang tính triết học của một cá nhân mà là một trào lưu của thời đại. Dân chủ là những thiết chế xã hội về cách phân quyền,căn bản dựa trên quan điểm"nguồn gốc mọi bất công xã hội là quyền lực". Dân chủ không phải là cái để ban phát như một ân huệ mà là cái bắt buộc phải có để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Và cuối cùng , cái quan trọng nhất dân chủ là đòi hỏi khách quan, tất yếu mang tính biện chứng khi các mâu thuẩn nội tại trong lòng xã hội đã đạt đến một ngưỡng nhất định của việc chuyển hóa"lượng" thành "chất".
Khi dân chủ không phải là sản phẩm của ý thức và tất yếu thì không thể có "mộng mị dân chủ".Chỉ có thể là"dân chủ phôi thai""dân chủ khiếm khuyết"hay "dân chủ hoàn thiện".Đặt trong hoàn cảnh hiện tại của nước ta,phong trào dân chủ xuất hiện như một sản phẩm tất yếu của lịch sử,khi các mâu thuẩn xã hội đã bị đẩy lên kịch trần.Nó không do một cá nhân,hay một tổ chức nào nghĩ ra mà do tác động từ thế giới bên ngoài thì dùng từ "mộng mị dân chủ "theo tôi là hơi khiên cưỡng mà mang chút gì đó lập trường của giới cầm quyền.
2/ Phong trào dân chủ có cần thiết phải xây dựng biểu tượng hay không?
Biểu tượng là điều cần thiết trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc...Có thể kể như Nguyễn Thái Học, Martin Luther King, Nelson Mandela...Nhưng dân chủ là sự đa nguyên về chính trị không nhất thiết phải đứng chung một ngọn cờ trong đó sự dung hòa của các tổ chức đảng phái đối lập là yếu tố căn bản để làm nên nền dân chủ. Do đó một nền dân chủ phôi thai không cần thiết phải xây dựng các biểu tượng hoặc nặn ra các biểu tượng không có thật như Lê Văn Tám... của chính quyền CS trước kia. Như vậy nói Bùi Hằng, Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ ...là biểu tượng của phong trào dân chủ cũng là một cách nhìn không chính xác. Họ chỉ là những điển hình đi đầu được tạo ra từ các mâu thuẫn xã hội với chính quyền hiện hành. Bùi Hằng là từ những chính sách bất công với dân oan, Cù Huy Hà Vũ là với tầng lớp trí thức phản biện nhận ra mặt trái xã hội, Phương Uyên là đại diện cho lớp trẻ khi nhận ra sự giả dối trong giáo dục và thực tế. Họ chẳng phải là biểu tượng của một tổ chức , một ngọn cờ nên không thể nói là phong trào dân chủ đã ngộ nhận họ là anh hùng. Có thể họ có cái gan lớn hơn người thường nên những người đã gánh chịu bất công xã hội xem họ đại diện cho mình nên khi ca ngợi họ có thể đã hơi quá lời. Quan trọng họ là những người có thật chứ không phải là biểu tượng ngụy tạo để mị dân.
3/ Chính quyền có sợ hãi hay không?
Đánh giá sự sợ hãi của chính quyền hay không phải căn cứ trên thực tế chứ không thể cảm tính. Một chính quyền không sợ hãi với dân là chính quyền đó phải cho dân hình thành nên các tổ chức xã hội dân sự, cho dân biểu tình, bãi công, tự do báo chí, tự do ngôn luận...Nói rằng nước Mỹ ngang nhiên không sợ Đảng CS Mỹ khi cho họ hoạt động công khai,chính quyền Pháp cho Nguyễn Ái Quốc và Đảng CS Pháp hoạt động vì không sợ họ thì còn có thể tin được chứ nói rằng một chính quyền dùng những luật lệ bất công để bắt bớ,bỏ tù những người bất đồng chính kiến là không xuất phát từ sợ hãi tôi e rằng chẳng hề thuyết phục.
Nói rằng mỗi khi có sự kiện nào đó xảy ra "một sự “quan ngại sâu sắc” từ đại sứ quán Mĩ ở Hà Nội, một “thông điệp” từ EU về một người bất đồng chính kiến nào đó trong nước cùng lắm là được chính quyền trả lại bằng một bài viết trên báo Nhân Dân hoặc Quân Đội Nhân Dân mà thôi."(Trích) là chưa hiểu thấu đáo vấn đề.
Thời buổi bây giờ không như trước là chỉ một bài xã luận là có thể dẹp yên được dư luận. Hiện tại có rất nhiều thông tin ngoài luồng mà dân có thể tiếp cận.Và chính quyền đang rất sợ hãi vì không thể kiểm soát những luồng thông tin này. Chính nó là khởi đầu của một sự phản kháng về tư tưởng,một cuộc chiến xâm thực vĩ đại khiến dân mất lòng tin như ông Trương Tấn Sang đã nói. Nhưng cuộc chiến này không do những người đấu tranh dân chủ tạo ra mà do chính sự thối nát của thể chế độc tài tạo ra. Do vậy ngăn cản nó là vô ích, bất khả thi.
4/Lịch sử chọn họ?
"Chính quyền hiện nay từng mất 15 năm để đi từ con số 0 trở thành Đảng phái chính trị lớn, mất 30 năm để thực hiện lý tưởng của mình. Gần 40 năm tiến hành xây dựng chế độ. Họ biết mọi mánh khóe, mọi thủ đoạn, mọi cách thức để định nghĩa hai chữ “sợ hãi”. Lịch sử chọn họ chứ không chọn chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên."(Trích)
Lịch sử là một quá trình dài,không phải chỉ 15, 30 hay 80 năm. Lịch sử phải đánh giá trên xu thế tất yếu của cả xã hội loài người chứ không phải một quốc gia ,dân tộc. Một chế độ xã hội có thể dùng mánh khóe,thủ đoạn để cướp chính quyền ,để cai trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng không thể vĩnh viễn.Do đó không thể nói "lịch sử chọn họ", chính xác hơn phải nói là"mánh khóe, thủ đoạn"đã chọn họ.
Chính quyền có thể có nhiều cách thức để duy trì,kéo dài tuổi thọ của nó nhưng không thể cản được xu thế vận động của lịch sử. Do đó sự phôi thai của một nền dân chủ được tồn tại một cách tất yếu. Đó là thứ mà chính quyền không thể dùng mánh khóe và thủ đoạn để bóp chết nó.
5/Cách mạng internet và vấn đề tổ chức:
Internet và mạng xã hội đã mở ra một cuộc cách mạng trong nhận thức. Đó là một thế giới ảo nhưng cũng rất thực.Internet chỉ làm nhiệm vụ khai phá chứ không có vai trò kết nối những mối quan hệ ở ngoài đời .
Đối với phong trào dân chủ IT [information Technology] đã giúp ích rất tích cực khi dịch chuyển nhận thức con người về phía ánh sáng. Mạng xã hội đã hình thành nên một tâm lý dân chủ,yếu tố căn bản để tạo nên một xã hội dân chủ.
Một xã hội dân chủ không chỉ tùy thuộc vào kiến trúc thượng tầng,vào các thể chế ràng buộc mà còn phụ thuộc vào nhận thức của người dân. Khi dân trí chưa cao, chưa tự giác điều hành được xã hội thì dân chủ chỉ là cái vỏ hình thức. Và giai đoạn của "nền dân chủ khiếm khuyết' sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí có khi sẽ không bao giờ có một nền dân chủ hoàn thiện. Do vậy chất lượng của các tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giành chính quyền chứ không quyết định đến chất lượng của nền dân chủ đó.
Tính thiếu liên kết, thiếu kế hoạch, thiếu phương pháp, cách thức, nội dung đấu tranh trong một số thời điểm nhất định (vô tổ chức trong tổ chức).(Trích) là đặc điểm chung của các nước có nền dân chủ phôi thai, bởi lẽ đơn giản là chính quyền chưa cho phép họ hình thành tổ chức một cách công khai. Và yếu tố tự phát là phổ biến trong thời kỳ này. Các tổ chức dân chủ chỉ hoạt động một cách "có tổ chức "khi xã hội đã bước qua giai đoạn "dân chủ khiếm khuyết" tức là khi chính quyền đã về tay nhân dân. Còn làm thế nào để giành được chính quyền thì đó là sự chuyển đổi của quy luật "Cùng tắc biến, biến tắc thông". Mọi mâu thuẫn xã hội ngày càng bị khoét sâu sẽ có lúc bùng nổ và sẽ đẻ ra một thể chế mới.
Nói tóm lại chính quyền có thể không sợ hãi trước quy mô, mức độ hình thành, phương pháp tổ chức của phong trào dân chủ nhưng không thể không sợ hãi trước mức độ chuyển biến trong nhận thức của người dân. Bởi phong trào dân chủ không cần lãnh tụ, không cần tập trung vào một ngọn cờ mà chỉ cần bất mãn với các định chế xã hội khắc nghiệt và sự chuyển hóa về nhận thức tiến bộ. Khi điều kiện cần đã có thì chỉ cần điều kiện đủ là thời cơ đưa đến thì làn sóng xuống đường sẽ lan ra một cách tự phát. Và đây chính là lúc cần đến lực lượng chính trị thay thế của các tổ chức xã hội dân sự, các đảng phái. Nếu bất ngờ, không chuẩn bị trước thì bạo loạn tất yếu nổ ra. Và hành trình của một thể chế mới đầy chông gai lại bắt đầu bước vào vạch xuất phát.
Dương Hoài Linh, FB
Trí Nhân Media
Biểu tượng là điều cần thiết trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc...Có thể kể như Nguyễn Thái Học, Martin Luther King, Nelson Mandela...Nhưng dân chủ là sự đa nguyên về chính trị không nhất thiết phải đứng chung một ngọn cờ trong đó sự dung hòa của các tổ chức đảng phái đối lập là yếu tố căn bản để làm nên nền dân chủ. Do đó một nền dân chủ phôi thai không cần thiết phải xây dựng các biểu tượng hoặc nặn ra các biểu tượng không có thật như Lê Văn Tám... của chính quyền CS trước kia. Như vậy nói Bùi Hằng, Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ ...là biểu tượng của phong trào dân chủ cũng là một cách nhìn không chính xác. Họ chỉ là những điển hình đi đầu được tạo ra từ các mâu thuẫn xã hội với chính quyền hiện hành. Bùi Hằng là từ những chính sách bất công với dân oan, Cù Huy Hà Vũ là với tầng lớp trí thức phản biện nhận ra mặt trái xã hội, Phương Uyên là đại diện cho lớp trẻ khi nhận ra sự giả dối trong giáo dục và thực tế. Họ chẳng phải là biểu tượng của một tổ chức , một ngọn cờ nên không thể nói là phong trào dân chủ đã ngộ nhận họ là anh hùng. Có thể họ có cái gan lớn hơn người thường nên những người đã gánh chịu bất công xã hội xem họ đại diện cho mình nên khi ca ngợi họ có thể đã hơi quá lời. Quan trọng họ là những người có thật chứ không phải là biểu tượng ngụy tạo để mị dân.
3/ Chính quyền có sợ hãi hay không?
Đánh giá sự sợ hãi của chính quyền hay không phải căn cứ trên thực tế chứ không thể cảm tính. Một chính quyền không sợ hãi với dân là chính quyền đó phải cho dân hình thành nên các tổ chức xã hội dân sự, cho dân biểu tình, bãi công, tự do báo chí, tự do ngôn luận...Nói rằng nước Mỹ ngang nhiên không sợ Đảng CS Mỹ khi cho họ hoạt động công khai,chính quyền Pháp cho Nguyễn Ái Quốc và Đảng CS Pháp hoạt động vì không sợ họ thì còn có thể tin được chứ nói rằng một chính quyền dùng những luật lệ bất công để bắt bớ,bỏ tù những người bất đồng chính kiến là không xuất phát từ sợ hãi tôi e rằng chẳng hề thuyết phục.
Nói rằng mỗi khi có sự kiện nào đó xảy ra "một sự “quan ngại sâu sắc” từ đại sứ quán Mĩ ở Hà Nội, một “thông điệp” từ EU về một người bất đồng chính kiến nào đó trong nước cùng lắm là được chính quyền trả lại bằng một bài viết trên báo Nhân Dân hoặc Quân Đội Nhân Dân mà thôi."(Trích) là chưa hiểu thấu đáo vấn đề.
Thời buổi bây giờ không như trước là chỉ một bài xã luận là có thể dẹp yên được dư luận. Hiện tại có rất nhiều thông tin ngoài luồng mà dân có thể tiếp cận.Và chính quyền đang rất sợ hãi vì không thể kiểm soát những luồng thông tin này. Chính nó là khởi đầu của một sự phản kháng về tư tưởng,một cuộc chiến xâm thực vĩ đại khiến dân mất lòng tin như ông Trương Tấn Sang đã nói. Nhưng cuộc chiến này không do những người đấu tranh dân chủ tạo ra mà do chính sự thối nát của thể chế độc tài tạo ra. Do vậy ngăn cản nó là vô ích, bất khả thi.
4/Lịch sử chọn họ?
"Chính quyền hiện nay từng mất 15 năm để đi từ con số 0 trở thành Đảng phái chính trị lớn, mất 30 năm để thực hiện lý tưởng của mình. Gần 40 năm tiến hành xây dựng chế độ. Họ biết mọi mánh khóe, mọi thủ đoạn, mọi cách thức để định nghĩa hai chữ “sợ hãi”. Lịch sử chọn họ chứ không chọn chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên."(Trích)
Lịch sử là một quá trình dài,không phải chỉ 15, 30 hay 80 năm. Lịch sử phải đánh giá trên xu thế tất yếu của cả xã hội loài người chứ không phải một quốc gia ,dân tộc. Một chế độ xã hội có thể dùng mánh khóe,thủ đoạn để cướp chính quyền ,để cai trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng không thể vĩnh viễn.Do đó không thể nói "lịch sử chọn họ", chính xác hơn phải nói là"mánh khóe, thủ đoạn"đã chọn họ.
Chính quyền có thể có nhiều cách thức để duy trì,kéo dài tuổi thọ của nó nhưng không thể cản được xu thế vận động của lịch sử. Do đó sự phôi thai của một nền dân chủ được tồn tại một cách tất yếu. Đó là thứ mà chính quyền không thể dùng mánh khóe và thủ đoạn để bóp chết nó.
5/Cách mạng internet và vấn đề tổ chức:
Internet và mạng xã hội đã mở ra một cuộc cách mạng trong nhận thức. Đó là một thế giới ảo nhưng cũng rất thực.Internet chỉ làm nhiệm vụ khai phá chứ không có vai trò kết nối những mối quan hệ ở ngoài đời .
Đối với phong trào dân chủ IT [information Technology] đã giúp ích rất tích cực khi dịch chuyển nhận thức con người về phía ánh sáng. Mạng xã hội đã hình thành nên một tâm lý dân chủ,yếu tố căn bản để tạo nên một xã hội dân chủ.
Một xã hội dân chủ không chỉ tùy thuộc vào kiến trúc thượng tầng,vào các thể chế ràng buộc mà còn phụ thuộc vào nhận thức của người dân. Khi dân trí chưa cao, chưa tự giác điều hành được xã hội thì dân chủ chỉ là cái vỏ hình thức. Và giai đoạn của "nền dân chủ khiếm khuyết' sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí có khi sẽ không bao giờ có một nền dân chủ hoàn thiện. Do vậy chất lượng của các tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giành chính quyền chứ không quyết định đến chất lượng của nền dân chủ đó.
Tính thiếu liên kết, thiếu kế hoạch, thiếu phương pháp, cách thức, nội dung đấu tranh trong một số thời điểm nhất định (vô tổ chức trong tổ chức).(Trích) là đặc điểm chung của các nước có nền dân chủ phôi thai, bởi lẽ đơn giản là chính quyền chưa cho phép họ hình thành tổ chức một cách công khai. Và yếu tố tự phát là phổ biến trong thời kỳ này. Các tổ chức dân chủ chỉ hoạt động một cách "có tổ chức "khi xã hội đã bước qua giai đoạn "dân chủ khiếm khuyết" tức là khi chính quyền đã về tay nhân dân. Còn làm thế nào để giành được chính quyền thì đó là sự chuyển đổi của quy luật "Cùng tắc biến, biến tắc thông". Mọi mâu thuẫn xã hội ngày càng bị khoét sâu sẽ có lúc bùng nổ và sẽ đẻ ra một thể chế mới.
Nói tóm lại chính quyền có thể không sợ hãi trước quy mô, mức độ hình thành, phương pháp tổ chức của phong trào dân chủ nhưng không thể không sợ hãi trước mức độ chuyển biến trong nhận thức của người dân. Bởi phong trào dân chủ không cần lãnh tụ, không cần tập trung vào một ngọn cờ mà chỉ cần bất mãn với các định chế xã hội khắc nghiệt và sự chuyển hóa về nhận thức tiến bộ. Khi điều kiện cần đã có thì chỉ cần điều kiện đủ là thời cơ đưa đến thì làn sóng xuống đường sẽ lan ra một cách tự phát. Và đây chính là lúc cần đến lực lượng chính trị thay thế của các tổ chức xã hội dân sự, các đảng phái. Nếu bất ngờ, không chuẩn bị trước thì bạo loạn tất yếu nổ ra. Và hành trình của một thể chế mới đầy chông gai lại bắt đầu bước vào vạch xuất phát.
Dương Hoài Linh, FB
Trí Nhân Media
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét