Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

VÀI ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA MỘT XÃ HỘI DÂN CHỦ

11-9-2014

Cách đây không lâu một người bạn (người Việt Nam) đã hỏi tôi về quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Tất nhiên bạn này đang quan tâm đến mối quan hệ này trong bối cảnh của Việt Nam ngày nay. Cụ thể, bạn này đã muốn biết có những cuốn sách hay nào đề cập vấn đề này. Là một người đã được đào tạo trong ngành xã hội học chính trị tôi cũng biết nhiều tài liệu liên quan. Nhưng khi bạn hỏi, tôi phải suy ngẫm từ đầu vì lâu lâu không nghĩ nhiều về những ý tưởng này một cách liên quan đến Việt Nam.
Thực ra, quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ là khá phức tạp và đầy tranh cãi. Đặc biệt khi chúng ta muốn hỏi liệu có một quan hệ nhân quả nào giữa (một mặt) văn hóa và giáo dục và (mặt khác) dân chủ. Phức tạp không chỉ là vì những khái niệm này (văn hóa, giáo dục, dân chủ) mang lại những ý nghĩa khác nhau hay những quan điểm khác nhau. Mà vì sự đa dạng của những điều kiện vật chất, chính trị, xã hội qua lịch sử. Điều dó không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng. Thay vì đó, chỉ chấp nhận hai điều: (1) Kinh nghiệm quốc tế cho thấy còn khó khẳng định có một quan hệ trực tiếp giữa văn hóa/giáo dục và dân chủ; (2) Tuỳ vậy, chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận có một liên kết mạnh giữa “phát triển con người” và chính trị dân chủ.

Khái niệm và thực trạng
Ở Việt Nam có những ý tưởng khác nhau về ý nghĩa của văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Để bắt đầu tìm hiểu thêm, xin làm rõ những khái niệm này đã. (Không phải vì tôi giả định bạn đọc không biết mà vì nghĩ là muốn trao đổi nên có một cơ sở.)
Trong ba khái niêm ‘văn hóa’ cũng có thể là mơ hồ nhất, đặc biệt ở Việt Nam. Cách sử dựng từ văn hóa ở Việt Nam làm cho tôi rất đau đầu. Nước nào đều có một nên văn hóa hay (đúng hơn) những đặc trưng văn hóa của nó. Theo tôi, nên hiểu văn hóa một cách cơ bản và khách quan nhất. Nói cho đơn giản, văn hóa là những ý tưởng, giá trị, và tín ngưỡng được chia sẻ và có ảnh hưởng đến hành vi của người dân trong một bối cảnh xã hội nhất định. Nói thế mới nắm bắt những nội dung cột yếu của một văn hóa, dù chấp nhận nói thế chưa nói gì hết về nội dung của “văn hóa Việt Nam.”
Tôi không dám nói văn hóa Việt Nam là gì và cũng rất ngại tinh ai bảo là biết sự trả lời của câu hỏi đó. Văn hóa là quá phức tạp. Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ý về những cách tiếp cận ‘văn hóa’ tôi thường thấy ở Việt Nam.
Có những người cho rằng văn hóa là vấn đề về “trình độ” học vấn hoặc là về “dân trí.” Xin chia sẻ với các bạn tôi không thích những cụm từ như “dân trí” hay “trình độ văn hóa”. Theo tôi, những khái niệm này phản ánh một thái độ phong kiến và bảo thủ. Xin đừng giả định cái gọi là ‘văn hóa’ trong những chính sách của nhà nước là văn hóa thực sự của người Việt. Văn hóa không thế nào mà san phẩm của nhà nước. Song, cũng không tể hiểu văn hóa một cách phi chính trị, như chính K. Marx đã thấy. Chúng ta có thể thảo luận mãi về ý nghĩa của ‘văn hóa Việt Nam.’ Mời cách bạn cãi nhau vô tư!
Còn giáo dục thì sao? Khi nói đến giáo dục chúng ta chủ yếu nghĩ đến nhà trường. Nhưng, chúng cũng có thể hay thậm chí nên hiểu giáo dục gồm những hành động mà tạo ra, nâng cao, hay truyền đạt kiến thức, kỹ năng, dự tính, và đạo đức. Hiểu thế, hơn là một ngành của nhà nước hay nhà trường, giáo dục là một qua trình xã hội mà có thể xây ra ở bất cứ bối cảnh nào, từ nhà trường cho đến nhà ở hay chỗ việc làm. Muốn nói đến một hệ thống giáo dục thì lại chuyện khác. Nó gồm có tất cả những tổ chức, thể chế (chủ yếu chính thức) xoay quanh những hành động giáo dục, trong đó có các loại trường và trung tâm giáo dục. (Vậy, ‘hệ thống’ học thêm dạy của Việt Nam nằm ở đâu?) Đối với những mục đích kinh tế xã hội chính trị, thì sự quan trọng của giáo dục là ở chỗ làm cho còn người phát triển những năng lực kinh tế, xã hội chính trị nhất định. Ở đây, chưa nói gì đến nội dung của giáo dục cả.
Còn giáo dục ở Việt Nam? Một lần nữa (và ở nước nào cũng vậy) không tể hiểu nên giáo dục nếu không tính đến bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, hay văn hóa của nó. Ở Việt Nam hiện nay đang thấy những thảo luận soi nổi về giáo dục. Ngoài những thảo luận như “nên có ipad hay không?,” “nên mặc áo màu gì,” và “phải đóng tiền bao nhiêu để được con mình vào lớp ‘chất lượng,’” cũng có những tranh luận về nội dung chương trình và chiến lược sự phạm. Tất nhiên có những nội dung chính trị trong nội dung chương trình giáo dục. Theo tôi được biết, giáo dục về dân chủ ở Việt Nam đến nay còn chưa phát triển mạnh.
Đối với dân chủ, tôi chưa được thuyết phục cái gọi là “dân chủ tập trung” là dân chủ thực sự. Tôi cũng biết về những hạn chế của cái gọi là “dân chủ tư bản” chứ. Hãy tìm hiểu về xã hội Mỹ, chẳng hạn. Đó là một nước mà có những thể chế dân chủ thực sự. Nhưng cũng có thể coi nó một nên dân chủ “chất lượng thấp”. Đúng hơn là một nền dân chủ đã bị 1% số người gọi là giới giàu nhất bắt làm con tin. Về định nghĩa, tôi đồng ý với lập trường P. Schmitter và T. Karl trong bài viết nổi tiếng của họ, Dân chủ là gì…và không phải là gì?
Đừng nghe những người mà chẳng biết gì về dân chủ nói xấu đến dân chủ. Một chế độ dân chủ phải dựa vào thể chế pháp trị. Trong một xã hội dân chủ uy quyền của nhà nước và chính phủ là uy quyền mà chính nhân dân trao, chấp nhận, và rút ra qua những cơ chế dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, những đảng được phép canh tranh với điều kiện phải hành động theo những nguyên tắc dân chủ. Đảng phái nào mà cầm quyền không được phép loại trừ khả năng những đảng phái khác có thẻ lên được. Trong một xã hội dân chủ xã hội dân sự và nhân quyền được thúc đẩy và bảo vệ nghiêm túc, không cho phép côn đồ hung dữ dù thuộc bất cứ loại nào xâm phạm quyền dân sự chính đáng của mọi công dân v.v.
Quay về Việt Nam, tôi (tạm) sẵn sàng có một thái độ tương đối (nếu chưa tuyệt đối) cởi mở đối với ‘tầm nhìn dân chủ’ của TT Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lo là ‘dân chủ’ ấy chưa phải là chính hiệu, đặc biệt khi chúng ta vẫn chưa thấy một bước cụ thể nào. Rõ ràng, muốn có chế độ dân chủ, phải thay đổi những thiết chế chính thức. Phải cải cách sâu rộng. Dù chấp nhận quan điểm của Schmitter và Karl hay thích ‘tầm nhìn’ dân chủ của nhóm 61 đảng viên hay thậm chí Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chúng ta vẫn phải đối phó với một số câu hỏi như sau:
Nếu chúng ta chấp nhận rằng hiện nay xã hội Việt Nam còn thiếu dân chủ (như chính ngài Thủ Tướng đã nhiều lần hàm ý) thì phải làm gì và làm thế nào để thay đổi hiện trạng? Ngoài những vấn đề chính trị, vai trò của tăng trưởng kinh tế là như thế nào, và dân chủ ở Việt Nam sẽ yêu cầu những gì đối với văn hóa và giáo dục của đất nước?
Những cơ chế mang lại và củng cố dân chủ: Ở đâu là văn hóa, giáo dục?
Bạn của tôi là một người hiểu nhiều về những thế mạnh cũng như những điểm yếu của một nền chính trị dân chủ, nhất kiểu dân chủ của Mỹ. Cũng là một người lo lắng là nhiều người ở Việt Nam còn chưa có những động thái phù hợp với một xã hội dân chủ. Bạn thấy này không chỉ đối với dân chúng mà chính đối với những người đang đòi dân chủ.
Ví dụ rõ nhất là vào tháng 5 vừa rồi, khi Việt Nam đã gặp sự cố vì bạo loạn ở một số tỉnh liên quan hành động xâm lược của Trung Quốc. Theo một số nhà bình luận, vấn đề là “dân trí” của người Việt Nam là quá thấp để có một phong trào chính trị có tính dân chủ và độ trật tự xã hội cao. (Tôi lại thây vấn đề là nhân dân Việt Nam còn quá thiếu kinh nghiệm với chính trị dân chúng chưa nói đến hoạt động chính trị dân chủ.) Nếu “dan trí” của dân chúng là quá thấp, không phù hợp với một xã hội dân chủ thì phải cứ chỉ cho phép những người ‘dân trí cao’ và ‘đúng đán’ hành động, tốt nhất là trong phòng kín? Hay nên thúc đẩy những thay đổi thế nào? Và làm sao làm dược?
Theo nhiều người, cơ chế quan trọng nhất đối với quá trình dân chủ hóa chính là phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, dù cũng có thể quan trọng, những thay đổi về văn háo và giáo dục cũng chí có thể có được với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế cũng quan trong vì chỉ với nó có thể có một giải cấp trung lưu đủ lớn để yêu cầu những cải cách dân chủ. Những quan điểm này là ở trung tâm của học thuyết hiện đại hóa chính trị, một học thuyết không mới nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chính trị học. Trong một bài ngắn tôi không thể đi sâu vào vấn đề. Vì thế, tôi chỉ xin giới thiệu tác phẩm của một học già người Mỹ,Seymour Martin Lipset (1922-2006), một nhân vật khá quan trọng trong những tranh luận về dân chủ. Tôi không giả đình thảo luận trên sẽ đắp lại tất cả câu hỏi nhưng ít nhất có thể có ích dụng.
Vào năm 1959 (khi Việt Nam nằm trong thời điểm đầy bi kịch), ông Lipset đã viết bài “Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ: sự phát triển kinh tế và chính trị công chính”. Trong bài, Lipset cho rằng phát triển kinh tế và dân chủ hóa có một sự liên kết. Quan trọng hơn, qua phân tích, ông cho rằng cơ chế quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế chính trị (đối với dân chủ hóa) là phát triển kinh tế thường mang lại những giá trị và thái độ dân chủ hơn, hướng tới một cấu trúc giải cấp xã hội ít bị phân cực hơn, một tầng lớp trung lưu rộng lớn hơn, và quan hệ giữa người với người (associational life) lành mạnh hơn. Hơn nữa, trong công trình nghiên cứu này, ông luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị, loan báo về những nguy cơ của chính trị cực đoan, làm rõ tầm quan trọng của việc hạn chế sự bất công bằng, bất bình đẳng, và nỗ lực để tạo ra sự phát triển của một giải cấp trung lưu lớn.
Sau nhiều năm, chúng ta biết sự liên kết giữa phát triển kinh tế và dân chủ là phức tạp. Những nước như Singapore (dù nhỏ) cho thấy phát triển kinh tế không có nghĩa là nền chính trị dân chủ sẽ tự động xuất hiện. Đặc biệt Ông Lý Quang Diệu (và gần đây hơn Jackie Chan) khẳng định người phương Đông không cần dân chủ hay văn hóa phương Đông không phù hợp với dân chủ. Nếu thế thì Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan là gì?
Mặt khác, chúng ta cũng thấy ở các nước thu nhập trung bình, thì quá trình dân chủ hóa nhiều khi là không vững chắc hay thậm chí rơi vào một quá trình suy thoái (v.d. Philippines). Trong những nước này những thể chế dân chủ là chưa đủ mạnh hay chưa được bảo vệ một cách hữu hiệu. Theo L. Diamond, nhà học thuyết hàng đầu của hôm nay, biến số “phát triển con người” (theo ý nghĩa của A. Sen v.v.) là yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển dân chủ. Dù vậy, vẫn còn những nước còn đang phát triển (như Indonesia) mà đã chuyển sang một xã hội dân chủ một cách trật tự, an toàn, và có vẻ hiệu quả.
Làm gì?
Vậy, Việt Nam muốn dân chủ hay một nước dân chủ hơn, nên đề ý những đề nghị của Lipset? Nói là phải có phát triển kinh tế trước khi có dân chủ nhưng những trờ ngại lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế rất có thể xuất phát từ việc đất nước còn thiếu dân chủ. Nếu thế, trong quá trình cải cách nhằm phát triển kinh tế, phải hướng tới chế độ pháp trị. Phải tập trung vào việc mở rộng những cơ hội kinh tế xã hội một cách tối đa nhằm mở rộng giải cấp trung lưu. Trong quá trình dân chủ hoá phải tránh việc có những quan điểm cực đoan ở mọi phía (nhất là từ phía nhà nước). Phải khuyến khích những thái độ, những hành vi dân chủ. Phải ngừng ngay những chiến dịch đàn áp. Phải bỏ quan điểm xem cả văn hóa lẫn giáo dục là những công cụ để giữ nguyên trạng, bảo vệ lợi ích, v.v.
Là người Mỹ, tôi không ngây thơ về dân chủ. Là nhà nghiên cứu về Việt Nam, tôi không ngây thơ về đất nước Việt Nam. Thúc đẩy dân chủ là không dễ đâu. Nhưng ít nhất những nghiên cứu sẵn có về dân chủ ở các nước cũng có thể giúp đất nước Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận sâu hơn. Dù chưa đủ, nâng cao sự hiểu biết về những điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ cũng là bước quan trọng của mọi công dân có trách nhiệm và có ý chí nhằm giúp Việt Nam bước lên con đường tới dân chủ.
Khác so với trước, người dân Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến dân chủ, nhiều người Việt Nam hỏi: Ông ta đang thực sự nói gì vậy? Tôi vẫn nghĩ rằng, Việt Nam sẽ dân chủ trước Trung Quốc. Chỉ hy vọng cho dân Việt Nam (và sức khoẻ tâm lý của tôi) là quá trình này sẽ đến sớm chứ không muộn.
Ai cũng muốn con đường của Việt Nam tới một xã hội dân chủ văn minh, trật tự, an toàn. Song, quan điểm mà cho rằng ‘dân trí’ của người Việt Nam còn quá thấp để có một chế độ dân chủ theo tôi rất giống những quan điểm từ thời Pháp thuộc. (Nếu thế đất nước Việt Nam đã chưa thoát tư duy thuộc địa?). Chủ nghĩa Lenin, vốn được coi là một đường lối, một tư duy cách mạng chưa chắc là tốt hơn. Cả hai quan điểm (CN thuộc địa và CN Lenin) đều giả định người dân Việt Nam thường giống như là trẻ con, là ‘bà con,’ là sực vật mà chỉ có lòng không có ý. Muốn văn hóa dân chủ hãy tạo ra một xã hội bình đẳng. Muốn dân chủ hãy phát triển một hệ thống giáo dục mới, cho phép những sinh viên và nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách chuẩn, không sợ gì. OK?
Vừa rồi tôi mới bắt đầu đọc một cuốn sách có tên “Giáo dục, dân chủ, và phát triển.” Khi nào đọc song sẽ chia sẻ vài lời đánh giá. Trước đó, xin hỏi, muốn dân chủ ở Việt Nam (dù là dân chủ như thế nào) thì cái gì là quan trọng? Bên cạnh những chuyện chính trị thì sự quan trọng của tăng trưởng kinh tế, ‘văn hóa,’ và giáo dục là như thế nào. Tôi có quan điểm của mình nhưng lại vẫn không giả định tôi biết hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét