Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

BẢN GÓP Ý KIẾN CHO DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC QH

26-9-2014

  ( Hội thảo của UBPLQH & VUSTA , 22-9-2014 )  
       
                                                                                                           CHU HẢO
"Tuy Hiến Pháp đã được ban hành , nhưng do có rất nhiều ðiều bất cập trong suốt quá trình chỉ đạo, biên soạn, thảo luận và quyết định thông qua… cho nên hiện  chúng ta đang có một bản Hiến pháp rất không hợp lý, sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới. "

 
Tuy Hiến Pháp đã được ban hành , nhưng do có rất nhiều điều bất cập trong suốt quá trình chỉ đạo, biên soạn, thảo luận và quyết định thông qua… cho nên hiện  chúng ta đang có một bản Hiến pháp rất không hợp lý, sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới. 

Trong mấy tuần vừa qua GS Hoàng Xuân Phú (Viện Toán học Hà nội) đã công bố trên các trang mạng xã hội bốn bài liền về HP 2013 : 1) HP 2013 – sửa nhầm hay đổi thiệt? 2) Hiến pháp vi hiến . 3) Bắt mạch Hiến… nháp. 4) Não lòng với Hiến Pháp. Theo dư luận xã hội và nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, loạt bài này là một  công trình nghiên cứu nghiêm túc, với trình độ học thuật cao và hết sức thuyết phục. Ở bài 1), GS H.X.Phú đã phân tích một cách cặn kẽ những điểm thụt lùi nghiêm trọng của HP 2013 so với HP1092. Ở bài 2) Ông đã chỉ rõ những mâu thuẫn hiển nhiên giữa những điều khoản trong HP hiện hành. Ở bài 3 tác giả đã làm chúng ta giật mình vì những lỗi chính tả - ngữ pháp nhiều khi đến ngớ ngẩn, làm cho bản HP được thông qua chỉ xứng đáng là một bản nháp. Ấy vậy mà vẫn cứ được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối. Vì vậy trong bài 4) GS H. X. Phú  đã điểm lại một số nét đáng chú ý trong quá trình lấy ý kiến và phớt lờ ý kiến của Nhân dân, một vài thủ thuật khác thường đã được áp dụng khi QH biểu quyết thông qua HP, thực trạng của HP, và trách nhiệm của QH và từng đại biếu Quốc hội. Có thể khẳng định đây là một tài liệu có giá trị đối với tất cả những ai quan tâm đến nền luật pháp của nước nhà và sự tồn vong của chế độ.

                         Não lòng với Hiến Pháp 
                         Bắt mạch Hiến… nháp 
                         Hiến pháp vi hiến

Vì những lẽ trên tôi xin kiến nghị: 

-  Các cơ quan nghiên cứu Pháp luật của Quốc hội nên tổ chức thảo luận, tranh luận công khai về các chứng cứ, luận điểm và kết luận của GS H.X.Phú về HP2013.

-  Nếu về cơ bản các kết luận của GS H.X.Phú là đúng ( như rất nhiều người trong giới nghiên cứu tin là như vậy ) thì đề nghị Quốc hội xem xét ngay việc hủy bỏ HP 2013 và tiến hành soạn thảo một bản HP mới, với quan điểm và cách làm hoàn toàn mới.

- Trong khi chờ đợi soạn thảo HP mới, cùng với các Luật về Biểu tình, về Tự do thành lập Hội … Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội  cần được ưu tiên ban hành trước, chứ không phải Luật về Tổ chức Quốc hội như chúng ta đang thảo luận ở đây. 
Chẳng hạn về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, cần phải xóa được thực trạng «đảng cử dân bầu», thiết lập được quy định  mỗi đơn vị bầu cử (khoảng 200 nghìn cử chi) chỉ bầu một đại biểu theo cơ chế tự do tranh cử (bỏ cơ chế hiệp thương hình thức như hiện nay) v.v…

2.  Về Luật Tổ chức QH
 
    a) Trên thực tế cho đến nay, các đại biểu và các  Đoàn đại biểu đại diện chủ yếu cho quyền lợi của địa phương (biến QH thành ĐPH) chứ không phải cho toàn dân, toàn quốc như  bản tính vốn có của QH. Dự thảo này chưa khắc phục được nhược điểm đó.
    b)  Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ðảng đoàn QH, Ban TVQH, Tổ thảo luận ở QH, Ðoàn ÐB ở các địa phương… các ÐBQH không  đủ điều kiện độc lập tư duy, tự do tư tưởng và dân chủ thảo luận. Dự thảo này cũng không có biểu hiện cải tiến nhược điểm nói trên.
    c) Đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên ít nhất 50%, chứ không phải 35% như trong Dự thảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét