Trần Đĩnh
Tháng 3, Tố Hữu triệu tập mấy người lập nhóm viết tiểu sử Hồ Chí Minh với danh nghĩa Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Gồm Tố Hữu, Phạm Bình (Ban nghiên cứu lịch sử đảng), Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh và tôi. Hai nhà văn vào tận quê Cụ sưu tầm tài liệu. Phạm Bình cung cấp tài liệu. Tôi viết. Cố nhiên cũng sưu tầm cả tài liệu. Hai nhà văn trở ra với nhiều điều giật gân. Cụ sinh năm 1891! Cụ Khiêm, anh trai Cụ nói thế, có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng. Báo cáo với Cụ thì Cụ nói của người ta thế nào thì cứ để thế không sửa gì hết. Hai nhà văn và tôi bảo nhau: Bác muốn dân dễ nhớ nên lấy tròn 1890. Vả chăng năm nay đất nước mở đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tam hỉ đồng niên mới quan trọng, nếu chỉ còn nhị hỉ thì không quý bằng.
Vũ Kỳ cho tôi mượn “nhật ký” như anh giới thiệu khi trao tôi quyển sổ tay nho nhỏ, trong có những việc anh ghi của mấy năm 1945-1948 gì đó. Tôi đọc và nhớ hơn cả đoạn Cụ bỏ phiếu lần Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội đầu tiên ở đơn vị bỏ phiếu Khai Trí Tiến Đức sáng 6-1-1946, vì tình cờ chính sáng đó, chưa được bầu cử, tôi qua đấy đúng lúc Cụ và hai ba người vừa tới đang sắp leo mấy bậc tam cấp. Nhác thấy một em bé bán báo, Cụ dừng lại hỏi, giọng tần ngần: - Em có đi học chứ? Biết chữ không?… Đó là lần đầu tiên tôi giáp mặt Cụ. Bên Cụ chỉ có hai người, một chắc là Vũ Kỳ, một là bảo vệ. Không một công an viên. Và gọi chú bé kém tuổi tôi chút ít là em. Trong lần bỏ phiếu ấy - theo nhật ký Vũ Kỳ - Cụ giập tên mình đi, để Nguyễn Văn Tố.
(Lúc ấy tôi đâu ngờ chỗ tôi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu tổng tuyển cử đầu tiên lại là ở ngay trước cửa nhà Hồng Linh, vợ tôi sau này và cách báo Nhân Dân chừng trăm mét!)
Cũng theo nhật ký Vũ Kỳ, Tết kháng chiến đầu tiên, mạn Chùa Thày, xe hơi Cụ bị hỏng, anh em phải xúm vào đẩy, Cụ tập đi xe đạp (lại cũng ở Chùa Thày…)
Tôi kể với Tố Hữu việc xem nhật ký Vũ Kỳ. Mấy hôm sau Vũ Kỳ trách tôi đã làm cho anh phải nộp nó cho Tố Hữu, mặc dù anh ra sức từ chối vì trong có những đoạn anh “tán” - như anh bảo tôi - người con gái sau là vợ anh. Tố Hữu đã nhân danh Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương bắt anh nộp(!) Thú thật tôi không thấy chỗ nào tình cảm ướt át nên mới bảo Tố Hữu.
Thời gian này vài lần Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác “khi Bác hai năm mươi”. Viết xong tiểu sử, tôi gửi lên Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại?
Bản thảo này tôi giữ. Nhà cửa tồi tàn, ẩm mốc, chuột bọ, đến nay nó chỉ còn lại già một nửa trên và vẫn còn những chỗ Cụ ghi chú hay chữa giập bằng mực đỏ.
Thí dụ tôi viết Hồ Chủ tịch là “linh hồn và là người tổ chức của thắng lợi” thì cụ giập “linh hồn” đi. Hay xoá bỏ cả dòng “Hội nghị hợp nhất ba nhóm cộng sản vừa bế mạc thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại đi Xiêm và Mã Lai. Rồi đồng chí lại về Hương Cảng theo dõi chỉ đạo phong trào trong nước”. Tố Hữu bảo tôi: “Bác không muốn lộ ra là Bác có tham gia tổ chức phong trào cộng sản ở vùng này”. Vì sao Bác không muốn lộ việc đó ra thì tôi không tiện hỏi và có hỏi chắc Tố Hữu cũng chả nói.
Tôi đã ngồi xem Tố Hữu duyệt trước bản thảo. Ở phòng ngủ trên gác. Bộ xa lông Tàu thấp lùn - có thuốc lá Trung Hoa Bài - kê sát chiếc giường Hồng Kông với những quả bóng bằng đồng vàng choé và hai hàng lan can tua tủa những mũi tên đen. Giường đặc biệt cao, ngồi bên nó mà vai tôi tựa vào sàn giường, nhiều khi tôi phải thầm hỏi Tố Hữu làm thế nào mà lên được? Trong khi Tố Hữu huýt gió vu vu vi vi theo cây bút giơ lên hạ xuống điểm nhịp đều đều trên trang giấy.
Trưa ấy, về cơ quan, tôi bảo Thép Mới: - Ông Lành tổ sư điệu. Tôi tả cách huýt gió và đánh nhịp bút suốt buổi đọc bản thảo. Ông ấy muốn tỏ ra trẻ.
Thép Mới nói: - Vâng, anh nhớ thêm cho là còn tổ sư hờn nữa cơ đấy, anh ghẹo vào xem…
Nói công bằng thì Tố Hữu mến tôi. Có lẽ ít ai được anh đưa lên làm việc với anh ở phòng ngủ. Tôi khổ nỗi lại không thích anh. Anh quá ngặt với văn nghệ, nhất là thơ. Tết ta đầu năm 1961, Tố Hữu có bài thơ “Đỉnh Cao 61” đăng trên Nhân Dân số Tết. Sáng 29, anh đến toà báo, tìm tôi và bảo tôi “lùng mấy anh em sáng tác đến tán với nhau hè”. Tôi gọi một lô những Hà Xuân Trường, Như Phong, Thợ Rèn… năm sáu người ngồi đầy phòng khách lớn trên gác. Tố Hữu đọc “Đỉnh Cao 61” rồi bảo anh em nhận xét. Đều khen hay. Sáng tạo. Mới… Cuối cùng Tố Hữu quay sang tôi đang đứng dựa tường hỏi: - Trần Đĩnh? Tôi nói: - Cái đoạn kể các mặt hàng mới sản xuất nghe như quảng cáo.
Tố Hữu hơi sầm mặt. Vừa lúc anh em báo tin mời anh Tố Hữu xuống, chị Thanh đã đến đón.
Ở Đại hội văn nghệ năm 1961, có mục Bác Hồ tặng hoa những văn nghệ sĩ có thành tích. Đến lúc gọi mời một nghệ sĩ người Hoa, hội trường lắng đi mất một lúc rồi Hồ Dzếnh chạy lên. Giờ nghỉ, Tố Hữu tìm tôi lắc đầu chán ngán: - Chuẩn bị để Hồng Linh lên nhận hoa của Bác thì lại thành Hồ Dzếnh! Tôi nói có ai báo Linh biết đâu; với lại, tôi đùa, cũng là người Hoa cả mà anh. Tố Hữu nghiêm mặt: Hồng Linh kháng chiến, Hồ Dzếnh trong thanh, sao lại “cùng” được? Bác mà biết thì ra làm sao?
Tiểu sử Bác phát hành đầu tháng 5. Nhuận bút 900 đồng. Một món tiền rất to. Ai có một chỉ vàng khoảng mười sáu đồng đã ghê. Tôi được nhiều nhất: 400 đồng. Phạm Bình tìm tài liệu được 300 và Tố Hữu hiệu đính, thật ra là công đọc, 200. Huy Tưởng, Hoài Thanh chả tẹo nào. Trừ công tác phí đi Nghệ An chắc là lỗ. Chiêu, thư ký Tố Hữu đứng giữa chia. Không biết có hỏi thủ trưởng tỷ lệ chia không.
Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà Tố Hữu (Lành). Ngoài nhóm (Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Phạm Bình và tôi) Tố Hữu còn mời Nguyễn Chí Thanh (Thao), Hoàng Tùng. Rõ rệt hai tầng khí quyển trong bàn tiệc. Một của Thao Thao, Lành Lành rất riêng và rất bồ bịch trên cao. Thao Thao, đưa Lành chai dấm… Lành, Lành, đưa Thao chai vang… Thì quê hai ông cách nhau có một con sông mà. Một của chúng tôi ý tứ, chầu rìa bên dưới. Chưa Trung ương, Hoàng Tùng chân cao chân thấp không mấy thoải mái.
Thao đã luận thuyết hào hứng về thiên tài bếp núc dân tộc - đã thịt chó thì nhất định phải thằng bún đi với thằng mắm tôm! Ngoài bún, ngoài mắm tôm, chẳng thằng nào “phối kết hợp” được với thằng thịt chó. Tính hay đùa, nghe Thanh phán hay thế, tôi nghĩ khéo Thanh vừa nghe cố vấn Trung Quốc lên lớp cho vè hợp đồng tác chiến trong vận động chiến, phối kết hợp pháo, xe tăng và không quân.
Vài năm sau anh Thao sẽ đụng đến “thằng bún” trong thiên tài dân tộc nhưng xin chờ đến lúc ấy.
Tôi dừng lại ở đây một chút. Đảng đề cao vũ trang bạo lực nhưng đảng lại ngại anh tướng thống lĩnh ba quân nên đảng hay đưa anh chính trị sang kèm sát. Trần Đăng Ninh đã được cử sang kèm Giáp - Vũ Đình Huỳnh nói với tôi. Ninh chắc không được việc nên Nguyễn Chí Thanh đã đến ốp Giáp. Sau chiến thắng lớn trên biên giới, tức là sau các cuộc cọ sát giữa tướng lĩnh ta và cố vấn Trung Quốc, phải chăng Bắc Kinh đã nhắm Nguyễn Chí Thanh? Thanh nghe Bắc Kinh nồng nhiệt hơn Giáp? Và ít ra lý lịch không dính đến đại học.
Sau đó, Tố Hữu đưa tôi viết hồi ký “Gặp Bác ở Pa-ri” của Bùi Lâm. Tôi đã làm việc với Bùi Lâm. Anh giản dị, mộc mạc và đặc biệt rất mê Pháp… Ồ, Pháp thì dân chủ lắm, dân chủ lắm… Anh mê Bùi Công Trừng. Chuyện thế nào cũng gài Trừng vào. Tôi nói anh Trừng đến báo Nhân Dân nói ngày xưa Bùi Lâm là thằng tù sạch nhất. Trong tù khan nước thế nào Bùi Lâm vẫn phải lấy ra được một tí cọ bộ tam sự. Bùi Lâm cười bảo Trừng là “giáo sư đỏ” ở Côn Đảo đấy, Lê Duẩn cũng phải kiềng lý luận của Trừng.
Trừng phản đối đường lối “dĩ cương vi lương”, lấy tự túc lương thực làm cương lĩnh của Mao. Theo anh thì cứ căn cứ thổ nhưỡng mà trồng các cây công nghiệp xuất đi lấy tiền nhập gạo, lợi hơn nhiều chứ việc gì cứ chúi đầu làm lương thực. Trừng cũng là người phê bình Cụ Hồ thiết lập chế độ bác bác cháu cháu trong đảng…
Hồi ký cách mạng ăn khách, tôi được phân công viết (hồi ký) Phạm Hùng. Không thể thiếu nhân vật miền Nam trong khi cả nước đang vì miền Nam thi nhau “đêm không ngủ, ngày không ăn”. Khẩu hiệu nào cũng có thể coi là mẫu mực của nói trạng. Như “nghiêng đồng đổ nước ra sông” và “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “ngày không giờ, tuần không thứ”, “thế ta là thế đứng trên đầu thù…”. Tôi đùa: đứng trên đầu thù thì lệ thuộc vào thù mất rồi.
Khi chuyện với Phạm Hùng, tôi thấy anh nói tới Lê Văn Lương. Chúng tôi lại mở hồi ký Lương. Tôi cho Phạm Hùng - Lê Văn Lương vào chung một đầu đề “Trong xà lim án chém”.
Trong hồi ký có chi tiết ngay buổi đầu tiên vào xà lim Phạm Hùng đã thấy mấy trang Kiều úa vàng của ai để lại không rõ. Tôi liền gắn chúng vào tay Trọng Con để viết nên câu tôi rất đắc ý: nhà thơ lớn của dân tộc vào xà lim án chém sống chung với người cộng sản trẻ tuổi những ngày cuối cùng. Vơ vào như vậy là tính đảng cao! Não trạng tính đảng vơ mọi cái hay vào cho đảng đã trở thành hạt nhân đạo đức cách mạng.
“Trong xà lim án chém” đăng được mấy ngày, trong một cuộc họp của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Chế Lan Viên đến sau lưng tôi, cúi xuống, ôm lấy hai vai, ghé miệng vào tai nói: - Mình rất yêu văn Trần Đĩnh, rất musclé (chắc nạc). Văn bây giờ bã bà bà…
Chế và tôi từ đấy khăng khít. Tôi thích anh vì anh có tài mà phải nằm sổ đen. Khi tôi phụ trách văn nghệ báo Nhân Dân, ở trên nhắc không đăng Nguyễn Tuân và Chế Lan Viên. Nhưng tôi lỡ dan díu với cả hai.
Lúc ấy Chế rất gai góc. Hay đả kích, hay chế giễu. Mà ai cũng thấy là anh nhắm vào đảng. Sau này nổi lên chủ nghĩa xét lại và đám theo nó mà Tố Hữu gọi là những phần tử với “đôi mắt đục lờ lờ nước cống” thì anh có đối tượng đả kích thay thế và tôi xa anh.
Một hôm họp tiểu ban thơ. Mấy người báo Văn là Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Thành Long, Huy Phương. Như Phong và tôi báo Nhân Dân họp.
Chế mượn Trung Thông để tỏ thái độ. Thơ anh Thông rất đúng nhưng không hay! Thế đấy, đúng nhưng không hay, cái đó là văn nghệ đấy. Maiacốpxki làm Mây mặc quần, mây nó có bòi với hĩm đâu mà phải xi líp? Ấy thế nhưng lại tuyệt. Hay Con tàu say… Thơ anh Thông như cái thước đúp đề xi mét, không sai một li nhưng đọc không vào… À còn, Chế bỗng quay sang Như Phong. Còn anh Như Phong! Sao anh hay bắt bẻ chúng tôi thế? Theo cách mạng từng ấy năm, mặt chúng tôi ít ra cũng nở được vài bông hoa chứ, sao anh không thừa nhận mà lại cứ đi vành lỗ đít chúng tôi rồi bấm đèn pin soi xem có còn tí cứt nào không?
Im hết. Mọi người tránh Chế. Anh cay độc, đầy bất bình.
Trưa trên đường về Như Phong bảo tôi Chế nó chửi tao mà mày ngồi im không bênh tao! Đúng, tôi tán thành Chế Lan Viên chê sự nghiệt ngã vô lối của phê bình văn nghệ lúc đó.
Chục năm sau, Chế trở thành cộng tác viên thượng đẳng của báo đảng, của Nhà xuất bản Văn Học do Như Phong làm giám đốc. Như Phong đã thấy hoa nở trên người Chế còn hơn cả trên bản thân. Lúc này người ta lại tránh Chế. Anh khinh mạn vì nay đầy hào quang.
Trở lại chuyện hồi ký. Một hôm Tố Hữu đưa tôi hai tập sách mật thám Paris sưu tra Nguyễn Ái Quốc. Từng ngày, (thứ mấy thứ mấy đều viết bút ronde - nét đậm), kể đầy đủ những việc Cụ làm dưới con mắt hai mật thám sưu tra cùng ký tên. Như Nguyễn đi bệnh viện Cochin trích áp xe tay lúc mấy giờ, M. - người tình Pháp của Nguyễn mấy giờ đến hả Nguyễn, mấy giờ đi, Nguyễn học thôi miên buổi tối ở đâu…
Hai tập sách rất dầy, rất to, để vừa một mặt bàn cỡ trung, tôi lấy tài liệu trong đó viết về Bác.
Tôi viết xong, Trường Chinh duyệt, không tán thành. - Ai lại giới thiệu lãnh tụ bằng con mắt mật thám thế chứ? - anh hỏi tôi. Chả lẽ lại nói thưa anh con mắt này nó ghi trung thành sinh hoạt của Nguyễn Ái Quốc chứ không dám hư cấu. Tôi thấy hình như anh muốn bắt bẻ Tố Hữu.
Về nước, tôi đưa Trần Châu sang báo Nhân Dân. Tôi cũng dụ Chính Yên, Nguyễn Hữu Chỉnh về báo. Sau tất cả đều dính vụ xét lại nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh “cải tà quy chính” theo Sáu Thọ đi Paris.
Gần đây một hôm Trâm, vợ Nguyễn Ngọc Kha, cựu Tổng biên tập Cứu Quốc bảo tôi Chính Yên hay ca cẩm là dại nghe Trần Đĩnh sang báo đảng nên khốn khổ chứ nếu cứ ở tờ lá cải Cứu Quốc thì yên. “Nói đúng đấy. Tại sao báo Nhân Dân nó đánh xét lại các ông ác thế? Ở bên đó, có cổng trời. Tức là ai vào ghế Tổng biên tập là thành ngay tắp lự Trung ương uỷ viên! Mà muốn tới cổng trời thì phải có những bậc thang. Đấy, các ông, các xác chết chính trị chính là những bậc thang cho họ leo lên đó!”
Hết chương mười bốn.
Xem tiếp: Chương 15
Quay lại: Chương 13
Quay lại: Chương 1
Đầu 1960, Hoàng Tùng đưa tôi về phụ trách Ban sinh hoạt đảng cùng Trần Các. Anh muốn tôi coi mảng tuyên truyền mấy sự kiện chính trị trọng đại của năm này. Mừng Đảng 30 tuổi, mừng Cụ Hồ 70, mừng 15 năm thành lập nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ngoài ba đại khánh còn Đại hội lần thứ ba của Đảng.
Tháng 3, Tố Hữu triệu tập mấy người lập nhóm viết tiểu sử Hồ Chí Minh với danh nghĩa Ban nghiên cứu lịch sử đảng. Gồm Tố Hữu, Phạm Bình (Ban nghiên cứu lịch sử đảng), Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh và tôi. Hai nhà văn vào tận quê Cụ sưu tầm tài liệu. Phạm Bình cung cấp tài liệu. Tôi viết. Cố nhiên cũng sưu tầm cả tài liệu. Hai nhà văn trở ra với nhiều điều giật gân. Cụ sinh năm 1891! Cụ Khiêm, anh trai Cụ nói thế, có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng. Báo cáo với Cụ thì Cụ nói của người ta thế nào thì cứ để thế không sửa gì hết. Hai nhà văn và tôi bảo nhau: Bác muốn dân dễ nhớ nên lấy tròn 1890. Vả chăng năm nay đất nước mở đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tam hỉ đồng niên mới quan trọng, nếu chỉ còn nhị hỉ thì không quý bằng.
Vũ Kỳ cho tôi mượn “nhật ký” như anh giới thiệu khi trao tôi quyển sổ tay nho nhỏ, trong có những việc anh ghi của mấy năm 1945-1948 gì đó. Tôi đọc và nhớ hơn cả đoạn Cụ bỏ phiếu lần Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội đầu tiên ở đơn vị bỏ phiếu Khai Trí Tiến Đức sáng 6-1-1946, vì tình cờ chính sáng đó, chưa được bầu cử, tôi qua đấy đúng lúc Cụ và hai ba người vừa tới đang sắp leo mấy bậc tam cấp. Nhác thấy một em bé bán báo, Cụ dừng lại hỏi, giọng tần ngần: - Em có đi học chứ? Biết chữ không?… Đó là lần đầu tiên tôi giáp mặt Cụ. Bên Cụ chỉ có hai người, một chắc là Vũ Kỳ, một là bảo vệ. Không một công an viên. Và gọi chú bé kém tuổi tôi chút ít là em. Trong lần bỏ phiếu ấy - theo nhật ký Vũ Kỳ - Cụ giập tên mình đi, để Nguyễn Văn Tố.
(Lúc ấy tôi đâu ngờ chỗ tôi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu tổng tuyển cử đầu tiên lại là ở ngay trước cửa nhà Hồng Linh, vợ tôi sau này và cách báo Nhân Dân chừng trăm mét!)
Cũng theo nhật ký Vũ Kỳ, Tết kháng chiến đầu tiên, mạn Chùa Thày, xe hơi Cụ bị hỏng, anh em phải xúm vào đẩy, Cụ tập đi xe đạp (lại cũng ở Chùa Thày…)
Tôi kể với Tố Hữu việc xem nhật ký Vũ Kỳ. Mấy hôm sau Vũ Kỳ trách tôi đã làm cho anh phải nộp nó cho Tố Hữu, mặc dù anh ra sức từ chối vì trong có những đoạn anh “tán” - như anh bảo tôi - người con gái sau là vợ anh. Tố Hữu đã nhân danh Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương bắt anh nộp(!) Thú thật tôi không thấy chỗ nào tình cảm ướt át nên mới bảo Tố Hữu.
Thời gian này vài lần Vũ Kỳ bảo tôi sẽ cộng tác với anh viết hồi ký về Bác “khi Bác hai năm mươi”. Viết xong tiểu sử, tôi gửi lên Cụ một bản để duyệt. Cụ chữa từng trang. Có những đoạn viết ra ngoài lề: Xem lại? Hỏi lại?
Bản thảo này tôi giữ. Nhà cửa tồi tàn, ẩm mốc, chuột bọ, đến nay nó chỉ còn lại già một nửa trên và vẫn còn những chỗ Cụ ghi chú hay chữa giập bằng mực đỏ.
Thí dụ tôi viết Hồ Chủ tịch là “linh hồn và là người tổ chức của thắng lợi” thì cụ giập “linh hồn” đi. Hay xoá bỏ cả dòng “Hội nghị hợp nhất ba nhóm cộng sản vừa bế mạc thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại đi Xiêm và Mã Lai. Rồi đồng chí lại về Hương Cảng theo dõi chỉ đạo phong trào trong nước”. Tố Hữu bảo tôi: “Bác không muốn lộ ra là Bác có tham gia tổ chức phong trào cộng sản ở vùng này”. Vì sao Bác không muốn lộ việc đó ra thì tôi không tiện hỏi và có hỏi chắc Tố Hữu cũng chả nói.
Tôi đã ngồi xem Tố Hữu duyệt trước bản thảo. Ở phòng ngủ trên gác. Bộ xa lông Tàu thấp lùn - có thuốc lá Trung Hoa Bài - kê sát chiếc giường Hồng Kông với những quả bóng bằng đồng vàng choé và hai hàng lan can tua tủa những mũi tên đen. Giường đặc biệt cao, ngồi bên nó mà vai tôi tựa vào sàn giường, nhiều khi tôi phải thầm hỏi Tố Hữu làm thế nào mà lên được? Trong khi Tố Hữu huýt gió vu vu vi vi theo cây bút giơ lên hạ xuống điểm nhịp đều đều trên trang giấy.
Trưa ấy, về cơ quan, tôi bảo Thép Mới: - Ông Lành tổ sư điệu. Tôi tả cách huýt gió và đánh nhịp bút suốt buổi đọc bản thảo. Ông ấy muốn tỏ ra trẻ.
Thép Mới nói: - Vâng, anh nhớ thêm cho là còn tổ sư hờn nữa cơ đấy, anh ghẹo vào xem…
Nói công bằng thì Tố Hữu mến tôi. Có lẽ ít ai được anh đưa lên làm việc với anh ở phòng ngủ. Tôi khổ nỗi lại không thích anh. Anh quá ngặt với văn nghệ, nhất là thơ. Tết ta đầu năm 1961, Tố Hữu có bài thơ “Đỉnh Cao 61” đăng trên Nhân Dân số Tết. Sáng 29, anh đến toà báo, tìm tôi và bảo tôi “lùng mấy anh em sáng tác đến tán với nhau hè”. Tôi gọi một lô những Hà Xuân Trường, Như Phong, Thợ Rèn… năm sáu người ngồi đầy phòng khách lớn trên gác. Tố Hữu đọc “Đỉnh Cao 61” rồi bảo anh em nhận xét. Đều khen hay. Sáng tạo. Mới… Cuối cùng Tố Hữu quay sang tôi đang đứng dựa tường hỏi: - Trần Đĩnh? Tôi nói: - Cái đoạn kể các mặt hàng mới sản xuất nghe như quảng cáo.
Tố Hữu hơi sầm mặt. Vừa lúc anh em báo tin mời anh Tố Hữu xuống, chị Thanh đã đến đón.
Ở Đại hội văn nghệ năm 1961, có mục Bác Hồ tặng hoa những văn nghệ sĩ có thành tích. Đến lúc gọi mời một nghệ sĩ người Hoa, hội trường lắng đi mất một lúc rồi Hồ Dzếnh chạy lên. Giờ nghỉ, Tố Hữu tìm tôi lắc đầu chán ngán: - Chuẩn bị để Hồng Linh lên nhận hoa của Bác thì lại thành Hồ Dzếnh! Tôi nói có ai báo Linh biết đâu; với lại, tôi đùa, cũng là người Hoa cả mà anh. Tố Hữu nghiêm mặt: Hồng Linh kháng chiến, Hồ Dzếnh trong thanh, sao lại “cùng” được? Bác mà biết thì ra làm sao?
Tiểu sử Bác phát hành đầu tháng 5. Nhuận bút 900 đồng. Một món tiền rất to. Ai có một chỉ vàng khoảng mười sáu đồng đã ghê. Tôi được nhiều nhất: 400 đồng. Phạm Bình tìm tài liệu được 300 và Tố Hữu hiệu đính, thật ra là công đọc, 200. Huy Tưởng, Hoài Thanh chả tẹo nào. Trừ công tác phí đi Nghệ An chắc là lỗ. Chiêu, thư ký Tố Hữu đứng giữa chia. Không biết có hỏi thủ trưởng tỷ lệ chia không.
Mừng tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chủ tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà Tố Hữu (Lành). Ngoài nhóm (Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Phạm Bình và tôi) Tố Hữu còn mời Nguyễn Chí Thanh (Thao), Hoàng Tùng. Rõ rệt hai tầng khí quyển trong bàn tiệc. Một của Thao Thao, Lành Lành rất riêng và rất bồ bịch trên cao. Thao Thao, đưa Lành chai dấm… Lành, Lành, đưa Thao chai vang… Thì quê hai ông cách nhau có một con sông mà. Một của chúng tôi ý tứ, chầu rìa bên dưới. Chưa Trung ương, Hoàng Tùng chân cao chân thấp không mấy thoải mái.
Thao đã luận thuyết hào hứng về thiên tài bếp núc dân tộc - đã thịt chó thì nhất định phải thằng bún đi với thằng mắm tôm! Ngoài bún, ngoài mắm tôm, chẳng thằng nào “phối kết hợp” được với thằng thịt chó. Tính hay đùa, nghe Thanh phán hay thế, tôi nghĩ khéo Thanh vừa nghe cố vấn Trung Quốc lên lớp cho vè hợp đồng tác chiến trong vận động chiến, phối kết hợp pháo, xe tăng và không quân.
Vài năm sau anh Thao sẽ đụng đến “thằng bún” trong thiên tài dân tộc nhưng xin chờ đến lúc ấy.
Tôi dừng lại ở đây một chút. Đảng đề cao vũ trang bạo lực nhưng đảng lại ngại anh tướng thống lĩnh ba quân nên đảng hay đưa anh chính trị sang kèm sát. Trần Đăng Ninh đã được cử sang kèm Giáp - Vũ Đình Huỳnh nói với tôi. Ninh chắc không được việc nên Nguyễn Chí Thanh đã đến ốp Giáp. Sau chiến thắng lớn trên biên giới, tức là sau các cuộc cọ sát giữa tướng lĩnh ta và cố vấn Trung Quốc, phải chăng Bắc Kinh đã nhắm Nguyễn Chí Thanh? Thanh nghe Bắc Kinh nồng nhiệt hơn Giáp? Và ít ra lý lịch không dính đến đại học.
Sau đó, Tố Hữu đưa tôi viết hồi ký “Gặp Bác ở Pa-ri” của Bùi Lâm. Tôi đã làm việc với Bùi Lâm. Anh giản dị, mộc mạc và đặc biệt rất mê Pháp… Ồ, Pháp thì dân chủ lắm, dân chủ lắm… Anh mê Bùi Công Trừng. Chuyện thế nào cũng gài Trừng vào. Tôi nói anh Trừng đến báo Nhân Dân nói ngày xưa Bùi Lâm là thằng tù sạch nhất. Trong tù khan nước thế nào Bùi Lâm vẫn phải lấy ra được một tí cọ bộ tam sự. Bùi Lâm cười bảo Trừng là “giáo sư đỏ” ở Côn Đảo đấy, Lê Duẩn cũng phải kiềng lý luận của Trừng.
Trừng phản đối đường lối “dĩ cương vi lương”, lấy tự túc lương thực làm cương lĩnh của Mao. Theo anh thì cứ căn cứ thổ nhưỡng mà trồng các cây công nghiệp xuất đi lấy tiền nhập gạo, lợi hơn nhiều chứ việc gì cứ chúi đầu làm lương thực. Trừng cũng là người phê bình Cụ Hồ thiết lập chế độ bác bác cháu cháu trong đảng…
Hồi ký cách mạng ăn khách, tôi được phân công viết (hồi ký) Phạm Hùng. Không thể thiếu nhân vật miền Nam trong khi cả nước đang vì miền Nam thi nhau “đêm không ngủ, ngày không ăn”. Khẩu hiệu nào cũng có thể coi là mẫu mực của nói trạng. Như “nghiêng đồng đổ nước ra sông” và “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “ngày không giờ, tuần không thứ”, “thế ta là thế đứng trên đầu thù…”. Tôi đùa: đứng trên đầu thù thì lệ thuộc vào thù mất rồi.
Khi chuyện với Phạm Hùng, tôi thấy anh nói tới Lê Văn Lương. Chúng tôi lại mở hồi ký Lương. Tôi cho Phạm Hùng - Lê Văn Lương vào chung một đầu đề “Trong xà lim án chém”.
Trong hồi ký có chi tiết ngay buổi đầu tiên vào xà lim Phạm Hùng đã thấy mấy trang Kiều úa vàng của ai để lại không rõ. Tôi liền gắn chúng vào tay Trọng Con để viết nên câu tôi rất đắc ý: nhà thơ lớn của dân tộc vào xà lim án chém sống chung với người cộng sản trẻ tuổi những ngày cuối cùng. Vơ vào như vậy là tính đảng cao! Não trạng tính đảng vơ mọi cái hay vào cho đảng đã trở thành hạt nhân đạo đức cách mạng.
“Trong xà lim án chém” đăng được mấy ngày, trong một cuộc họp của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Chế Lan Viên đến sau lưng tôi, cúi xuống, ôm lấy hai vai, ghé miệng vào tai nói: - Mình rất yêu văn Trần Đĩnh, rất musclé (chắc nạc). Văn bây giờ bã bà bà…
Chế và tôi từ đấy khăng khít. Tôi thích anh vì anh có tài mà phải nằm sổ đen. Khi tôi phụ trách văn nghệ báo Nhân Dân, ở trên nhắc không đăng Nguyễn Tuân và Chế Lan Viên. Nhưng tôi lỡ dan díu với cả hai.
Lúc ấy Chế rất gai góc. Hay đả kích, hay chế giễu. Mà ai cũng thấy là anh nhắm vào đảng. Sau này nổi lên chủ nghĩa xét lại và đám theo nó mà Tố Hữu gọi là những phần tử với “đôi mắt đục lờ lờ nước cống” thì anh có đối tượng đả kích thay thế và tôi xa anh.
Một hôm họp tiểu ban thơ. Mấy người báo Văn là Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Thành Long, Huy Phương. Như Phong và tôi báo Nhân Dân họp.
Chế mượn Trung Thông để tỏ thái độ. Thơ anh Thông rất đúng nhưng không hay! Thế đấy, đúng nhưng không hay, cái đó là văn nghệ đấy. Maiacốpxki làm Mây mặc quần, mây nó có bòi với hĩm đâu mà phải xi líp? Ấy thế nhưng lại tuyệt. Hay Con tàu say… Thơ anh Thông như cái thước đúp đề xi mét, không sai một li nhưng đọc không vào… À còn, Chế bỗng quay sang Như Phong. Còn anh Như Phong! Sao anh hay bắt bẻ chúng tôi thế? Theo cách mạng từng ấy năm, mặt chúng tôi ít ra cũng nở được vài bông hoa chứ, sao anh không thừa nhận mà lại cứ đi vành lỗ đít chúng tôi rồi bấm đèn pin soi xem có còn tí cứt nào không?
Im hết. Mọi người tránh Chế. Anh cay độc, đầy bất bình.
Trưa trên đường về Như Phong bảo tôi Chế nó chửi tao mà mày ngồi im không bênh tao! Đúng, tôi tán thành Chế Lan Viên chê sự nghiệt ngã vô lối của phê bình văn nghệ lúc đó.
Chục năm sau, Chế trở thành cộng tác viên thượng đẳng của báo đảng, của Nhà xuất bản Văn Học do Như Phong làm giám đốc. Như Phong đã thấy hoa nở trên người Chế còn hơn cả trên bản thân. Lúc này người ta lại tránh Chế. Anh khinh mạn vì nay đầy hào quang.
Trở lại chuyện hồi ký. Một hôm Tố Hữu đưa tôi hai tập sách mật thám Paris sưu tra Nguyễn Ái Quốc. Từng ngày, (thứ mấy thứ mấy đều viết bút ronde - nét đậm), kể đầy đủ những việc Cụ làm dưới con mắt hai mật thám sưu tra cùng ký tên. Như Nguyễn đi bệnh viện Cochin trích áp xe tay lúc mấy giờ, M. - người tình Pháp của Nguyễn mấy giờ đến hả Nguyễn, mấy giờ đi, Nguyễn học thôi miên buổi tối ở đâu…
Hai tập sách rất dầy, rất to, để vừa một mặt bàn cỡ trung, tôi lấy tài liệu trong đó viết về Bác.
Tôi viết xong, Trường Chinh duyệt, không tán thành. - Ai lại giới thiệu lãnh tụ bằng con mắt mật thám thế chứ? - anh hỏi tôi. Chả lẽ lại nói thưa anh con mắt này nó ghi trung thành sinh hoạt của Nguyễn Ái Quốc chứ không dám hư cấu. Tôi thấy hình như anh muốn bắt bẻ Tố Hữu.
Về nước, tôi đưa Trần Châu sang báo Nhân Dân. Tôi cũng dụ Chính Yên, Nguyễn Hữu Chỉnh về báo. Sau tất cả đều dính vụ xét lại nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh “cải tà quy chính” theo Sáu Thọ đi Paris.
Gần đây một hôm Trâm, vợ Nguyễn Ngọc Kha, cựu Tổng biên tập Cứu Quốc bảo tôi Chính Yên hay ca cẩm là dại nghe Trần Đĩnh sang báo đảng nên khốn khổ chứ nếu cứ ở tờ lá cải Cứu Quốc thì yên. “Nói đúng đấy. Tại sao báo Nhân Dân nó đánh xét lại các ông ác thế? Ở bên đó, có cổng trời. Tức là ai vào ghế Tổng biên tập là thành ngay tắp lự Trung ương uỷ viên! Mà muốn tới cổng trời thì phải có những bậc thang. Đấy, các ông, các xác chết chính trị chính là những bậc thang cho họ leo lên đó!”
Hết chương mười bốn.
Xem tiếp: Chương 15
Quay lại: Chương 13
Quay lại: Chương 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét