Theo VietnamNet
25-9-2014
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 24/9 đã chia sẻ với cử tọa Mỹ quan điểm về chủ đề "Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới".
Trong lịch trình dày đặc của chuyến làm việc tại khóa họp 69 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ), ông Phạm Bình Minh vẫn nhận lời nói chuyện tại Hội châu Á (Asia Society), một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích giáo dục cho thế giới về châu Á.
Phần sau: Việt Nam biết rõ Trung Quốc
25-9-2014
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 24/9 đã chia sẻ với cử tọa Mỹ quan điểm về chủ đề "Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới".
Trong lịch trình dày đặc của chuyến làm việc tại khóa họp 69 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ), ông Phạm Bình Minh vẫn nhận lời nói chuyện tại Hội châu Á (Asia Society), một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích giáo dục cho thế giới về châu Á.
Trả lời câu hỏi "Việt Nam ở đâu trong trật tự thế giới", Phó Thủ tướng nói: Thế kỷ 21 được dự đoán là thế kỷ của châu Á. Nhưng những thăng trầm của châu lục này có lúc khiến người ta nghi ngại: những hệ quả của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, sự quay trở lại của chính trị quyền lực, những thách thức truyền thống và phi truyền thống...
"Nhưng tôi vẫn lạc quan về tương lai của châu lục: Trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch về châu Á - Thái Bình Dương, 3 cường quốc kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản nằm ở khu vực này, 10 nước trong G20 cũng ở đây, các nền kinh tế như Philippines, Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao... Đây vẫn là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, là động cơ chính trong phục hồi kinh tế thế giới, cũng như đi đầu hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ, trong đó Việt Nam đã hoàn thành sớm 5 trong 8 mục tiêu", ông Phạm Bình Minh nhận định.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc ASEAN sẽ có cộng đồng kinh tế vào năm 2015, với dân số 600 triệu người và tổng GDP 2,2 nghìn tỷ USD. Cùng với Hiệp định thương mại xuyên TBD (TPP), các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., kinh tế khu vực đang ngày càng gắn kết.
"Tuy nhiên, châu Á - TBD đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có đe dọa những thành công về kinh tế: sự chuyển dịch quyền lực sau khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực gia tăng. Lịch sử đã chứng minh sự mất cân bằng quyền lực sẽ dẫn đến bất ổn, thậm chí xung đột. Châu Á - TBD không lạ gì xu hướng này. Sự thiếu lòng tin chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, thế khó về an ninh ngày càng hiển hiện với sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương, hiện đại hóa quân đội, chạy đua vũ trang, tranh chấp chủ quyền trên biển...", ông Phạm Bình Minh lấy tình trạng căng thẳng trong những tháng qua trên Biển Đông và biển Hoa Đông làm ví dụ.
Phó Thủ tưởng cho rằng để duy trì một châu Á - TBD hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng thì tiên quyết là tất cả các nước, lớn hay nhỏ, đều tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử đúng nguyên tắc, thông lệ và có trách nhiệm.
"Tăng trưởng kinh tế là nhu cầu chung của các nước trong khu vực và thế giới, nếu tình hình bất ổn, các tranh chấp không được giải quyết, kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và không ai được lợi lộc gì", ông Phạm Bình Minh nói.
Theo Phó Thủ tướng, một nền hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế, các cơ hội công bằng cho tất cả, cũng là mong muốn của phần lớn các nước trong khu vực.
Để hiện thực hóa điều này, theo ông Phạm Bình Minh, trước hết các nước phải có ý chí chính trị và quyết tâm hợp tác vì một tương lai chung, kể cả Mỹ dù nước này đang bị sao nhãng bởi những điểm nóng khác trên thế giới.
"Các nước lớn phải có trách nhiệm cao hơn đối với hòa bình, ổn định trong khu vực, xây dựng quan hệ hợp tác bền vững với nhau, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các nước nhỏ, họ không muốn buộc phải chọn phe khi các nước lớn bất đồng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với Việt Nam, để đóng góp vào mục tiêu chung, theo ông Phạm Bình Minh, trước hết phải tự mình cải cách kinh tế và phát triển thành công.
"Chúng tôi tiếp tục theo đuổi phương châm đối ngoại hòa bình, đa dạng hóa, đa phương hóa, độc lập và tự chủ. Việt Nam chủ động và có trách nhiệm hơn trên trường quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở châu Á - TBD. Việt Nam cũng sẽ là một 'công dân toàn cầu' tốt, hòa nhập vào những nhiệm vụ chung của thế giới, mà việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ gần đây là một ví dụ", Phó Thủ tướng nói.
Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục tìm cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), ông Phạm Bình Minh cho biết.
"Về lầu dài, chúng tôi phải làm việc với Trung Quốc và ASEAN để kiểm soát tốt hơn các tranh chấp, ngăn chặn các sự cố xảy ra và lặp lại", Phó Thủ tướng nói.
Ông Phạm Bình Minh kết thúc bài phát biểu: Chỉ có một trật tự khu vực với ASEAN là trung tâm mới đảm bảo được hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, cơ hội bình đẳng cho tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có tiếng nói và bảo vệ lợi ích của mình.
(còn tiếp)
Chung Hoàng ghiPhần sau: Việt Nam biết rõ Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét