Tổng thống Putin, thượng khách của ông Tập Cận Bình tại Thượng Hải. Ảnh ngày 20/05/2014
Reuters
Quan
hệ Nga – Trung Quốc là tiêu điểm chú ý của báo chí Pháp. Báo Les Echos :
« Sự xích lại gần nhau Nga – Trung cho thấy tính mập mờ của nền ngoại
giao Trung Quốc ».
Nga
– Trung thoạt nhìn là hai quốc gia có rất nhiều điểm giống nhau : hai
bên có lập trường chung trên nhiều hồ sơ quốc tế, như Syria, Iran…, cả
hai chế độ cùng duy trì quyền lực bằng việc kiểm soát xã hội, khống chế
tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, « tình bạn » giữa Bắc Kinh và Matxcơva chủ yếu được thúc đẩy bởi thái độ thực dụng. Hợp đồng khí đốt sắp được ký, nhưng « dưới nụ cười bề ngoài, là nỗi lòng cay đắng của ông Putin chấp nhận nhiều thiệt thòi dưới áp lực sắt đá của Bắc Kinh »,
trong bối cảnh Nga gặp bất lợi tại thị trường Châu Âu với khủng hoảng
Ukraina. Khủng hoảng này cho thấy Bắc Kinh lâm vào trạng thái khó ở như
thế nào khi phải lựa chọn một lập trường trong vấn đề Nga sáp nhập
Crimée. Bắc Kinh hoàn toàn không muốn thấy một kịch bản tương tự ở Tây
Tạng, Tân Cương hay thậm chí Đài Loan, khi trưng cầu dân ý quyết định
vận mệnh quốc gia.
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn chỉ là « một đối tác hạng xoàng», không có một tầm nhìn, không bảo vệ được một dự án riêng, được xác lập một cách minh bạch. Thái độ của Trung Quốc về cơ bản là thụ động và phòng ngự.
Bài phân tích do đặc phái viên Les Echos tại Bắc Kinh kết luận : « Cố gắng tỏ vẻ là bạn bè của bất cứ ai, vấn đề thực sự của Bắc Kinh là Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai ».
Matxcơva quay sang Bắc Kinh, nhưng khó ngả hẳn vào lòng Trung Quốc
« Lạnh lẽo với Châu Âu, Matxcơva quay sang Bắc Kinh » là tựa đề bài viết chính trang quốc tế của Le Figaro.
Tổng thống Nga hôm nay bắt đầu chuyến công du Trung Quốc, với một loạt các ông chủ lớn. 43 thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết, trong đó đáng chú ý nhất là hợp đồng của công ty Gazprom cam kết cấp 38 tỷ mét khối khí đốt hàng năm cho Trung Quốc. Về mặt hình thức, hợp tác Nga – Trung dự kiến nhiều hứa hẹn, với khả năng tăng gấp đôi trao đổi thương mại song phương, mà hiện tại vốn chỉ bằng 1/5 so với các trao đổi mậu dịch với Châu Âu.
Trung Quốc thèm khát nhiên liệu và công nghệ của Nga, đặc biệt trong ngành hàng không dân sự và quân sự. Bắc Kinh dự định hợp tác với Sukhoi để sản xuất máy bay dân dụng 300 chỗ ngồi, để không phụ thuộc vào Airbus và Boeing. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã mua bản quyền máy bay chiến đấu Sukhoi 27…
Hai nguyên thủ Nga – Trung đang thương thuyết về một « kiến trúc quan hệ quốc tế » mới và sẽ chứng kiến cuộc tập trận chung trên biển. Tuy nhiên, theo Le Figaro, « không ai ở Matxcơva chờ đợi Tổng thống Nga quay lưng với Liên hiệp Châu Âu để ngả hẳn vào lòng Bắc Kinh ». Về phần mình, Bắc Kinh phủ nhận muốn xây dựng « một liên minh quân sự-chính trị Nga Trung».
Dư luận Nga rất lo sợ Trung Quốc như một cường quốc nguy hiểm, cụ thể với các hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường của nước láng giềng phía bắc. Ở điện Kremlin người ta nghi ngờ Bắc Kinh lợi dụng thiện chí của Matxcơva để mặc cả nhằm hạ giá mua khí đốt.
Về quan hệ Nga-Trung, bài « Trục Nga-Trung : Chuẩn bị thông qua thỏa thuận khí đốt » trên Les Echos mô tả Nga gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc trong các đàm phán hơn là với Châu Âu, đặc biệt là Bắc Kinh không chấp nhận cho Nga gia nhập thị trường phân phối nội địa.
Thái độ đế quốc của Bắc Kinh chọc giận Việt Nam
Về xung đột Việt Nam – Trung Quốc, báo Le Monde có bài phân tích của đặc phái viên khu vực Bruno Philip với tựa đề : « Quan điểm đế quốc của Bắc Kinh chọc giận Việt Nam ».
Đặc phái viên của Le Monde nhận xét, cho đến trước vụ Trung Quốc đặt giàn khoan thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chính quyền Việt Nam vẫn lựa chọn con đường ngoại giao để dàn xếp các bất đồng. Tuy nhiên, hành động xâm phạm vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, không có bất cứ một tham khảo trước nào của Bắc Kinh khiến Hà Nội buộc phải phản ứng. Các đụng độ bằng súng phun nước và húc tàu vào nhau được phóng viên Le Monde nhận định là « một trong các biến cố nghiêm trọng nhất, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 1979 ».
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra sau đó tại hai thành phố lớn của Việt Nam, tiếp theo đó là làn sóng biểu tình đi kèm bạo động tại một số khu công nghiệp, khiến hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và 140 người khác bị thương.
Theo Le Monde, làn sóng bạo lực này là hậu quả tai hại do thái độ của Bắc Kinh : Trung Quốc mạnh lên không chỉ về kinh tế, cùng với thái độ dân tộc chủ nghĩa gia tăng Bắc Kinh nỗ lực hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là hải quân.
Câu hỏi đặt ra là, liệu chính quyền Việt Nam có thay đổi chính sách đối với Trung Quốc hay không ? Nhà cầm quyền Việt Nam đang đứng trước nhiều chỉ trích gay gắt của một bộ phận công luận. Le Monde dẫn lời của nhà bình luận chính trị Nguyễn Quang A : « tham vọng xâm chiếm, người Trung Quốc có trong máu. Còn chúng tôi, đó là kháng cự », và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang « Trung Quốc nói rằng Việt Nam phải rút trước…. nhưng đây là nhà tôi ! Tại sao tôi phải rút ! ».
Le Monde đánh giá, cho đến nay, chỉ có Philippines là có thái độ kháng cự mạnh nhất trước một nước Trung Quốc, có thái độ khinh bỉ tất cả các nước láng giềng « nhỏ bé » xung quanh và tự tin vào sức mạnh có khả năng thống trị toàn thế giới của mình.
Khủng bố do người Duy Ngô Nhĩ xảy ra tới tấp tại Trung Quốc
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde còn có bài « Các cuộc khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ xảy ra tới tấp tại Trung Quốc ». Hôm Chủ nhật 18/05, lần đầu tiên Bắc Kinh cáo buộc Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan là thủ phạm của các vụ khủng bố đẫm máu mới đây, trong đó có vụ tại nhà ga Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Vụ khủng bố nói trên xảy ra sau một loạt vụ tấn công tại Trung Quốc, bên ngoài khu tự trị.
Điều mà Le Monde nhấn mạnh là vụ khủng bố ở Tân Cương được đảng Hồi giáo Turkestan (TIP), của một nhóm Thánh chiến Hồi giáo tại Pakistan ca ngợi. TIP tuyên bố có liên hệ với Al-Qaida.
Bầu cử Châu Âu, Đức trở thành « đầu tàu chính »
Về cuộc bầu cử Châu Âu, Libération ghi nhận sức mạnh của nước Đức qua bài « Châu Âu trong trường học Đức »… « Với các thành tựu kinh tế, sự dấn thân của các dân biểu tại Quốc hội và sự suy yếu của Pháp – Libération nhận xét - Berlin khẳng định như là đầu tầu chính của Liên hiệp ».
Theo Libération, « thật dễ dãi khi gán cho Thủ tướng Merkel trách nhiệm của chính sách khắc khổ tại Châu Âu, để mặc tự do cạnh tranh và độc đoán, giáo điều và chống lại dân chúng. Lập luận mà các thành phần chính trị cực đoan đưa ra nhân cuộc bầu cử Châu Âu vừa dễ dãi, vừa dối trá. Bà Merkel có được quyền lực là nhờ ở uy tín của bà tại Đức, và sự năng động trong chính sách của mình. Một thăm dò dư luận mới đây của Spiegel cho thấy đến 80% người Đức hài lòng về tình hình đất nước và tỷ lệ này là 85% ở lứa tuổi 18 đến 30. Nhận được sự tán thưởng nhất loạt của các công dân Đức, nữ Thủ tướng Merkel hoàn toàn có thể áp đặt các nguyên tắc và quan điểm trước các lãnh đạo Châu Âu khác, như Tổng thống Pháp Hollande, bị mất lòng dân chưa từng thấy ».
Về Châu Âu, nhật báo Le Monde bày tỏ nỗi thất vọng lớn qua hàng tựa lớn « Dự án xây dựng Châu Âu không còn được đa số ủng hộ tại Pháp ». Theo một cuộc điều tra của Le Monde (và Cevipof và Terra Nova), chỉ còn 39% người Pháp cho rằng Liên Âu là một « lựa chọn tốt ». Về chủ đề này, trong phần « Thảo luận » của Le Monde có bài bình luận thú vị (của giáo sư chính trị học Jean-Louis Bourlanges, nguyên nghị sĩ Châu Âu) « Chủ tịch Châu Âu : Một ảo ảnh », phê phán lời lẽ tuyên truyền của các đảng phái tranh cử phóng đại vai trò của các đảng phái trong việc cử ra người lãnh đạo của Ủy ban Châu Âu. Theo tác giả, với cơ chế hiện nay, một nhân vật được thiểu số ủng hộ vẫn có thể đứng đầu « cơ quan hành pháp » của Liên Âu.
Về chủ đề bầu cử Châu Âu, báo Le Figaro có hồ sơ « Các đảng lớn của Châu Âu đề xuất gì ». Xã luận Le Figaro khẳng định, nếu Châu Âu muốn tìm thấy hướng đi, cần phải đặt trở lại vào trung tâm của dự án xây dựng Châu Âu chức năng « bảo vệ các công dân ». Đây là điều cho đến nay đã bị coi nhẹ. Bảo vệ các công dân có nghĩa là « hòa giải được tính cạnh tranh với sự bảo trợ xã hội, vốn được khoán cho các quốc gia ; ưu tiên tăng trưởng và việc làm ; bảo vệ không gian chung chống lại các đe dọa bên ngoài… bảo đảm đươc tính độc lập và sự tương trợ về công nghiệp, năng lượng hay quân sự… ».
Jerome Kerviel – « siêu lừa » 50 tỷ euro - về Pháp thụ án tù
Về thời sự nước Pháp, việc Jerome Kerviel – « siêu lừa » 50 tỷ euro - về Pháp đối diện với công lý thu hút giới truyền thông. Về chủ đề này, Le Monde có bài « Jerome Kerviel, một Goliath truyền thông ».
Việc ông Jerome Kerviel, 37 tuổi, có quyết định về Pháp hay không gây hồi hộp suốt tuần qua. Cho đến tối Chủ nhật 18/05, cựu nhân viên của ngân hàng Société Générale nói vẫn chờ đợi câu trả lời từ Tổng thống Pháp về tính hợp pháp của các thủ tục tố tụng chống lại ông ta.
Có nhiều quan điểm trái ngược về hành động của Jerome Kerviel. Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin lên án cựu nhân viên Société Générale là « lừa đảo », và phải chịu phạt, trong khi lãnh đạo Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Mélanchon thì cho rằng người này « vô tội » và lấy làm tiếc rằng ngân hàng đã từ chối các thẩm định độc lập.
Về chủ đề này, l’Humanité có bài : « Kerviel vào tù, thế khi nào đến lượt hệ thống tài chính ? ». Bài báo đặt vấn đề là trách nhiệm của những người có liên quan và đặc biệt là cơ chế kiểm soát không có đủ phương tiện để răn đe các hành động tương tự. Lãnh đạo Mặt trận Cánh tả cũng khẳng định đây là một bê bối quốc gia, do việc Nhà nước cấp 1,7 tỷ euro cho ngân hàng Société Générale liên quan đến vụ việc này.
Cuối cùng Jerome Kerviel đã trở về Pháp vào nửa đêm Chủ nhật 18/05, đúng vào giờ cuối cùng theo thời hạn quy định, để chấp nhận hình phạt 5 năm tù, trong đó có 3 năm tù giam. Ngay lập tức ông bị hai nhân viên cảnh sát câu lưu tại đường biên giới với Ý. Jerome Kerviel đã tuyên bố từ chối đề nghị chính quyền ân giảm án phạt.
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn chỉ là « một đối tác hạng xoàng», không có một tầm nhìn, không bảo vệ được một dự án riêng, được xác lập một cách minh bạch. Thái độ của Trung Quốc về cơ bản là thụ động và phòng ngự.
Bài phân tích do đặc phái viên Les Echos tại Bắc Kinh kết luận : « Cố gắng tỏ vẻ là bạn bè của bất cứ ai, vấn đề thực sự của Bắc Kinh là Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai ».
Matxcơva quay sang Bắc Kinh, nhưng khó ngả hẳn vào lòng Trung Quốc
« Lạnh lẽo với Châu Âu, Matxcơva quay sang Bắc Kinh » là tựa đề bài viết chính trang quốc tế của Le Figaro.
Tổng thống Nga hôm nay bắt đầu chuyến công du Trung Quốc, với một loạt các ông chủ lớn. 43 thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết, trong đó đáng chú ý nhất là hợp đồng của công ty Gazprom cam kết cấp 38 tỷ mét khối khí đốt hàng năm cho Trung Quốc. Về mặt hình thức, hợp tác Nga – Trung dự kiến nhiều hứa hẹn, với khả năng tăng gấp đôi trao đổi thương mại song phương, mà hiện tại vốn chỉ bằng 1/5 so với các trao đổi mậu dịch với Châu Âu.
Trung Quốc thèm khát nhiên liệu và công nghệ của Nga, đặc biệt trong ngành hàng không dân sự và quân sự. Bắc Kinh dự định hợp tác với Sukhoi để sản xuất máy bay dân dụng 300 chỗ ngồi, để không phụ thuộc vào Airbus và Boeing. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã mua bản quyền máy bay chiến đấu Sukhoi 27…
Hai nguyên thủ Nga – Trung đang thương thuyết về một « kiến trúc quan hệ quốc tế » mới và sẽ chứng kiến cuộc tập trận chung trên biển. Tuy nhiên, theo Le Figaro, « không ai ở Matxcơva chờ đợi Tổng thống Nga quay lưng với Liên hiệp Châu Âu để ngả hẳn vào lòng Bắc Kinh ». Về phần mình, Bắc Kinh phủ nhận muốn xây dựng « một liên minh quân sự-chính trị Nga Trung».
Dư luận Nga rất lo sợ Trung Quốc như một cường quốc nguy hiểm, cụ thể với các hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường của nước láng giềng phía bắc. Ở điện Kremlin người ta nghi ngờ Bắc Kinh lợi dụng thiện chí của Matxcơva để mặc cả nhằm hạ giá mua khí đốt.
Về quan hệ Nga-Trung, bài « Trục Nga-Trung : Chuẩn bị thông qua thỏa thuận khí đốt » trên Les Echos mô tả Nga gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc trong các đàm phán hơn là với Châu Âu, đặc biệt là Bắc Kinh không chấp nhận cho Nga gia nhập thị trường phân phối nội địa.
Thái độ đế quốc của Bắc Kinh chọc giận Việt Nam
Về xung đột Việt Nam – Trung Quốc, báo Le Monde có bài phân tích của đặc phái viên khu vực Bruno Philip với tựa đề : « Quan điểm đế quốc của Bắc Kinh chọc giận Việt Nam ».
Đặc phái viên của Le Monde nhận xét, cho đến trước vụ Trung Quốc đặt giàn khoan thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chính quyền Việt Nam vẫn lựa chọn con đường ngoại giao để dàn xếp các bất đồng. Tuy nhiên, hành động xâm phạm vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, không có bất cứ một tham khảo trước nào của Bắc Kinh khiến Hà Nội buộc phải phản ứng. Các đụng độ bằng súng phun nước và húc tàu vào nhau được phóng viên Le Monde nhận định là « một trong các biến cố nghiêm trọng nhất, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 1979 ».
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra sau đó tại hai thành phố lớn của Việt Nam, tiếp theo đó là làn sóng biểu tình đi kèm bạo động tại một số khu công nghiệp, khiến hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và 140 người khác bị thương.
Theo Le Monde, làn sóng bạo lực này là hậu quả tai hại do thái độ của Bắc Kinh : Trung Quốc mạnh lên không chỉ về kinh tế, cùng với thái độ dân tộc chủ nghĩa gia tăng Bắc Kinh nỗ lực hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là hải quân.
Câu hỏi đặt ra là, liệu chính quyền Việt Nam có thay đổi chính sách đối với Trung Quốc hay không ? Nhà cầm quyền Việt Nam đang đứng trước nhiều chỉ trích gay gắt của một bộ phận công luận. Le Monde dẫn lời của nhà bình luận chính trị Nguyễn Quang A : « tham vọng xâm chiếm, người Trung Quốc có trong máu. Còn chúng tôi, đó là kháng cự », và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang « Trung Quốc nói rằng Việt Nam phải rút trước…. nhưng đây là nhà tôi ! Tại sao tôi phải rút ! ».
Le Monde đánh giá, cho đến nay, chỉ có Philippines là có thái độ kháng cự mạnh nhất trước một nước Trung Quốc, có thái độ khinh bỉ tất cả các nước láng giềng « nhỏ bé » xung quanh và tự tin vào sức mạnh có khả năng thống trị toàn thế giới của mình.
Khủng bố do người Duy Ngô Nhĩ xảy ra tới tấp tại Trung Quốc
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde còn có bài « Các cuộc khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ xảy ra tới tấp tại Trung Quốc ». Hôm Chủ nhật 18/05, lần đầu tiên Bắc Kinh cáo buộc Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan là thủ phạm của các vụ khủng bố đẫm máu mới đây, trong đó có vụ tại nhà ga Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Vụ khủng bố nói trên xảy ra sau một loạt vụ tấn công tại Trung Quốc, bên ngoài khu tự trị.
Điều mà Le Monde nhấn mạnh là vụ khủng bố ở Tân Cương được đảng Hồi giáo Turkestan (TIP), của một nhóm Thánh chiến Hồi giáo tại Pakistan ca ngợi. TIP tuyên bố có liên hệ với Al-Qaida.
Bầu cử Châu Âu, Đức trở thành « đầu tàu chính »
Về cuộc bầu cử Châu Âu, Libération ghi nhận sức mạnh của nước Đức qua bài « Châu Âu trong trường học Đức »… « Với các thành tựu kinh tế, sự dấn thân của các dân biểu tại Quốc hội và sự suy yếu của Pháp – Libération nhận xét - Berlin khẳng định như là đầu tầu chính của Liên hiệp ».
Theo Libération, « thật dễ dãi khi gán cho Thủ tướng Merkel trách nhiệm của chính sách khắc khổ tại Châu Âu, để mặc tự do cạnh tranh và độc đoán, giáo điều và chống lại dân chúng. Lập luận mà các thành phần chính trị cực đoan đưa ra nhân cuộc bầu cử Châu Âu vừa dễ dãi, vừa dối trá. Bà Merkel có được quyền lực là nhờ ở uy tín của bà tại Đức, và sự năng động trong chính sách của mình. Một thăm dò dư luận mới đây của Spiegel cho thấy đến 80% người Đức hài lòng về tình hình đất nước và tỷ lệ này là 85% ở lứa tuổi 18 đến 30. Nhận được sự tán thưởng nhất loạt của các công dân Đức, nữ Thủ tướng Merkel hoàn toàn có thể áp đặt các nguyên tắc và quan điểm trước các lãnh đạo Châu Âu khác, như Tổng thống Pháp Hollande, bị mất lòng dân chưa từng thấy ».
Về Châu Âu, nhật báo Le Monde bày tỏ nỗi thất vọng lớn qua hàng tựa lớn « Dự án xây dựng Châu Âu không còn được đa số ủng hộ tại Pháp ». Theo một cuộc điều tra của Le Monde (và Cevipof và Terra Nova), chỉ còn 39% người Pháp cho rằng Liên Âu là một « lựa chọn tốt ». Về chủ đề này, trong phần « Thảo luận » của Le Monde có bài bình luận thú vị (của giáo sư chính trị học Jean-Louis Bourlanges, nguyên nghị sĩ Châu Âu) « Chủ tịch Châu Âu : Một ảo ảnh », phê phán lời lẽ tuyên truyền của các đảng phái tranh cử phóng đại vai trò của các đảng phái trong việc cử ra người lãnh đạo của Ủy ban Châu Âu. Theo tác giả, với cơ chế hiện nay, một nhân vật được thiểu số ủng hộ vẫn có thể đứng đầu « cơ quan hành pháp » của Liên Âu.
Về chủ đề bầu cử Châu Âu, báo Le Figaro có hồ sơ « Các đảng lớn của Châu Âu đề xuất gì ». Xã luận Le Figaro khẳng định, nếu Châu Âu muốn tìm thấy hướng đi, cần phải đặt trở lại vào trung tâm của dự án xây dựng Châu Âu chức năng « bảo vệ các công dân ». Đây là điều cho đến nay đã bị coi nhẹ. Bảo vệ các công dân có nghĩa là « hòa giải được tính cạnh tranh với sự bảo trợ xã hội, vốn được khoán cho các quốc gia ; ưu tiên tăng trưởng và việc làm ; bảo vệ không gian chung chống lại các đe dọa bên ngoài… bảo đảm đươc tính độc lập và sự tương trợ về công nghiệp, năng lượng hay quân sự… ».
Jerome Kerviel – « siêu lừa » 50 tỷ euro - về Pháp thụ án tù
Về thời sự nước Pháp, việc Jerome Kerviel – « siêu lừa » 50 tỷ euro - về Pháp đối diện với công lý thu hút giới truyền thông. Về chủ đề này, Le Monde có bài « Jerome Kerviel, một Goliath truyền thông ».
Việc ông Jerome Kerviel, 37 tuổi, có quyết định về Pháp hay không gây hồi hộp suốt tuần qua. Cho đến tối Chủ nhật 18/05, cựu nhân viên của ngân hàng Société Générale nói vẫn chờ đợi câu trả lời từ Tổng thống Pháp về tính hợp pháp của các thủ tục tố tụng chống lại ông ta.
Có nhiều quan điểm trái ngược về hành động của Jerome Kerviel. Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin lên án cựu nhân viên Société Générale là « lừa đảo », và phải chịu phạt, trong khi lãnh đạo Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Mélanchon thì cho rằng người này « vô tội » và lấy làm tiếc rằng ngân hàng đã từ chối các thẩm định độc lập.
Về chủ đề này, l’Humanité có bài : « Kerviel vào tù, thế khi nào đến lượt hệ thống tài chính ? ». Bài báo đặt vấn đề là trách nhiệm của những người có liên quan và đặc biệt là cơ chế kiểm soát không có đủ phương tiện để răn đe các hành động tương tự. Lãnh đạo Mặt trận Cánh tả cũng khẳng định đây là một bê bối quốc gia, do việc Nhà nước cấp 1,7 tỷ euro cho ngân hàng Société Générale liên quan đến vụ việc này.
Cuối cùng Jerome Kerviel đã trở về Pháp vào nửa đêm Chủ nhật 18/05, đúng vào giờ cuối cùng theo thời hạn quy định, để chấp nhận hình phạt 5 năm tù, trong đó có 3 năm tù giam. Ngay lập tức ông bị hai nhân viên cảnh sát câu lưu tại đường biên giới với Ý. Jerome Kerviel đã tuyên bố từ chối đề nghị chính quyền ân giảm án phạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét