Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

MỘT BÀI GIẢNG SÚC TÍCH

Bài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng).

5 điều cơ bản của buổi học:
1. Sự tương quan giữa triết học và lịch sử.
2. Sự tồi tệ của nghị quyết và chính sách.
3. Sự cần thiết của mở rộng/ phá bỏ tư duy cũ.
4. Phát hiện lớn nhất của con người là Công Nghệ Sinh Đẻ.
5. Ta tạo ra chính mình.

Tôi xin nói ngay là, tôi nói điều tôi nói, còn tiếp nhận hay không là việc của các anh các chị.

Thơ dù đề là "Vô đề/ Không đề" thì vẫn cứ là có đề. Vậy hôm nay bài giảng của tôi có đầu đề là "Triết học và lịch sử".

Châu Văn Thi, Alex Trương - Tường trình về buổi Hội thảo Báo chí điều tra lần đầu tiên tại Châu Á

Theo Dân Luận
29-11-2014
Châu Văn Thi, Alex Trương

Ngày 22/11/2014 vừa qua tại Manila, đoàn nhà báo độc lập của Việt Nam có dịp tham dự Hội thảo về Báo chí điều tra được tổ chức lần đầu tiên ở Châu Á. Đến tham dự buổi hội thảo có khoảng 300 phóng viên đến từ 25 quốc gia trong khu vực. Phát biểu khai mạc hội thảo bởi ông David Kaplan - Giám đốc điều hành Mạng lưới Báo chí Điều tra Toàn cầu và bà Malou Mangaha – Giám đốc điều hành Trung tâm Báo chí Điều tra Philippines đã có bài phát biểu với mọi người. Ông David Kaplan khẳng định các nhà báo không hề cô đơn, đã có nhiều tổ chức phi chính phủ lên tiếng yêu cầu các chính phủ bảo vệ nhà báo của mình.


Ông David Kaplan - Giám đốc điều hành Mạng lưới Báo chí Điều tra Toàn cầu

Điếu văn giã biệt Long Thành

Nguyễn Văn Hoàng/Fb Hoang Nguyen Van

Thực ra Long Thành đã chết từ lâu trong lòng dân. Chết không phải do ĐBQH khi có tới 81,49% đồng thuận tiếp tục ba mức phiếu tín nhiệm. Long Thành chết vì mang trong mình quá nhiều bệnh. Chết vì đó là tâm nguyện của nhân dân. Chết vì chưa đủ căn cứ để được sống.

Long Thành chết vì ngay từ đầu nó đã mấy lần bộc lộ sự gian dối, man trá (nhà đầu tư). Long Thành không thể sống khi đất nước gặp khó khăn, nợ công chạm ngưỡng, thủ tướng đang kêu gào không để vỡ nợ.

Vụ ông Trần Văn Truyền: Một số công chức TPHCM coi thường pháp luật

Theo Tiền Phong
28-11-2014


Luật sư Nguyễn Văn Hậu
TP - Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM, nói rằng, các cơ quan chức năng TPHCM đã mắc một số sai phạm khi giải quyết bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho ông Trần Văn Truyền.

Với tư cách là một luật sư nghiên cứu sâu về pháp luật liên quan bất động sản, ông có thể cho biết quy trình bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người thuê nhà? Việc các cơ quan chức năng TPHCM giải quyết bán căn nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận) có mức độ sai phạm như thế nào?

Bức tranh lớn và bức tranh nhỏ

28-11-2014
Nguyễn Văn Tuấn

Tôi có quen một anh bạn trẻ, là bác sĩ và làm sếp trong một công ti dược đa quốc gia. Điều tôi quí anh là khác với các bạn trẻ khác hay chạy theo những thị hiếu tầm thường, anh là người sâu lắng, có trăn trở với thời cuộc, nói năng có suy nghĩ kĩ, và trung thành với dân tộc và đất nước. Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên một người lớn lên sau 1980 mà có trăn trở như thế, nhưng sau này tôi hiểu vì em xuất thân từ một gia đình trung lưu ở Sài Gòn thời trước 1975. Có lần anh khuyên tôi: Thầy đừng nhìn VN như là một bức tranh lớn, vì bức tranh đó ảm đạm lắm, chẳng thấy tương lai đâu cả, và thầy sẽ thấy bi quan lắm; thầy cứ tập trung vào bức tranh nhỏ, chẳng hạn như giúp tụi em nè, và thầy sẽ thấy vui hơn. Câu nói này ám ảnh và đeo đuổi tôi cho đến ngày nay, và nó có khi trở thành phương châm của tôi khi làm việc liên quan đến VN.

Trước thềm Đại hội Đảng XII: THẤY GÌ QUA VIỆC PHÁI ĐOÀN THÀNH ỦY HÀ NỘI VIẾNG THĂM CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH?

Theo BVN
29-11-2014
Nguyễn Đăng Quang

“Bối cảnh” cuộc viếng thăm:
Thư ngỏ (TN 61) do 61 đảng viên tâm huyết ký tên gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN đến nay đã được tròn 4 tháng. Không chỉ những người ký tên mà đông đảo đảng viên và dư luận rộng rãi chờ đợi một tín hiệu từ nơi nhận, song đến nay vẫn chỉ là một sự im lặng lạnh lẽo! Thay cho điều đó thì gần đây một số người ký TN61 được cấp ủy các cấp khác nhau đến gặp làm việc, phê phán và dung dọa họ là đã vi phạm quy định này hoặc kỷ luật kia của Đảng, rồi cố thuyết phục thậm chí thúc ép họ rút tên khỏi danh sách 61 người đã ký! Ngày 4/11/2014, báo SGGP (Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP HCM) đăng bài phỉ báng và vu khống những người ký TN61 là "tiếp tay cho Đảng Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại Đảng và Nhà nước". Và đến chiều ngày 19/11/2014 thì Đảng bộ Hà Nội cử phái đoàn UBKT Thành ủy gồm 6 người đến "hỏi thăm sức khỏe" và "đối thoại" với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, người đầu tiên ký vào TN61. Phái đoàn đến hơi đông mà phòng khách nhà cụ lại hơi hẹp, song do gia chủ hiếu khách, khéo sắp xếp nên vẫn"đủ ghế ngồi" cho 6 vị khách. Không giống như “phòng họp rộng rãi nhưng thiếu ghế” của Tòa soạn báo SGGP cách đây 2 tuần!

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô - Chương 7


Chương 7. Bộ máy đàn áp

“Về mặt khoa học, khái niệm chuyên chính có nghĩa là một chính quyền dựa trực tiếp vào vũ lực, không bị hạn chế bởi bất cứ luật lệ nào, không bị gò bó bởi bất cứ nguyên tắc nào”.
(Lenin)

Sau khi giành được chính quyền, những người Bolshevik lập tức từ bỏ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” truyền thống của giai cấp thống trị, mà thay bằng một chính sách rẻ hơn và hữu hiệu hơn: chính sách cây gậy và LỜI HỨA về củ cà rốt. 

Người ta từng hứa: chính quyền về tay Xô viết, ruộng đất về tay dân cày, nhà máy về tay công nhân và quyền tự quyết về tay tất cả các dân tộc. 

Tháng 5 năm 1917, trong khi xem xét lại cương lĩnh của Đảng, Lenin đã viết: “Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nga phải hứa (bạn đã thấy chưa? –tác giả): 

4. Sự bất khả xâm phạm về thân thể và nhà ở; 
5. Tự do lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do bãi công và công đoàn một cách không hạn chế…”.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Điếu Cày và 'phép thử cờ vàng'

28-11-2014

Trần Nhật Phong

Vì sao dối trá?

23-11-2014
Nguyễn Thị Từ Huy

Trước những vấn nạn của đất nước, của dân tộc ngày hôm nay, những người Việt Nam nào còn một chút lương tri, còn có trách nhiệm và còn suy nghĩ đều tự đặt câu hỏi: «vì sao chúng ta đến nông nỗi này?». Và đã có không ít người đi tìm nguyên nhân trong căn tính của dân tộc.
Thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Phương Tây mà tôi từng có dịp tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi, nói với tôi, với những cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng ý tưởng đều rất thống nhất : Đừng tìm nguyên nhân trong truyền thống dân tộc của các bạn. Vấn nạn của các bạn hiện nay đến từ một mô hình chính trị mà các bạn đã nhập khẩu hoàn toàn từ Phương Tây.
Dĩ nhiên, mô hình nhập khẩu đó chính là chủ nghĩa cộng sản.
Theo tôi, điều này rất đáng để chúng ta cùng nhau suy nghĩ một cách thấu đáo.
Ở đây, tôi đưa ra một vấn nạn thôi : sự dối trá.

“Vừa hợp tác vừa đấu tranh” và … Vương Thúy Kiều

Hạ Đình Nguyên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra phương châm 6 chữ: “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” nghe hay hay, để nói về đối sách của ta với Tàu. Ông còn nói thêm: “Đối với Trung Quốc, dù mưa bão… mãi mãi là láng giềng”.
Tôi bỗng nghĩ đến nàng Vương Thúy Kiều trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du.
Xin nói ngay rằng, tôi không có ý mỉa mai khi liên hệ “lục tự phương châm” này của Thủ tướng Dũng với hình ảnh nàng Thúy Kiều, mà là một liên hệ nghiêm túc, vì rằng truyện Kiều được thừa nhận là một tác phẩm văn học kiệt xuất vượt thời gian của nền văn học Việt Nam. Nhân vật Thúy Kiều lại đã làm rơi nước mắt của bao thế hệ, từ người bình dân cho đến giới văn nhân, thi sĩ, học giả… Hình ảnh của Thúy Kiều như là biểu trưng của một thứ định mệnh của dân tộc. Nàng Kiều cũng đã từng “vừa hợp tác vừa đấu tranh” gần hết quãng đời thanh xuân nhan sắc của mình.
Thúy Kiều khởi sự ra đi bằng một động cơ tốt “chuộc cha, cứu nhà” với biện pháp “bán mình” cho Mã Giám Sinh. Một sự chọn lựa tự nguyện hy sinh để lao vào cuộc phiêu lưu mơ hồ với ý tưởng thực thà và ngây thơ, rồi nhận lấy một hệ quả đau thương, đầy nước mắt, đến cả tự sát.

Đảng CSVN cùng làm công tác ngoại giao có hiệu quả?

27-11-2014
Anh Vũ, thông tín viên RFA

Thứ trưởng ngoại giao Nga, ông Morgulov, Đại diện Tổng thống Nga ra sân bay đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thứ trưởng ngoại giao Nga, ông Morgulov, Đại diện Tổng thống Nga ra sân bay đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 23 tháng 11, 2014
Gần đây liên tiếp có các chuyến công du Phương Tây của các quan chức Đảng CSVN dưới danh nghĩa ngoại giao. Điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi “Đảng CSVN tham gia làm công tác ngoại giao có cần thiết và mang lại hiệu quả hay không?”

Hồng Kông : Lãnh tụ học sinh Hoàng Chi Phong bị cấm đến địa điểm chiếm đóng

27-11-2014
Thụy My

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), lãnh tụ học sinh trong phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông bị bắt giữ khi giải tỏa một địa điểm bị người biểu tình chiếm đóng, hôm nay 27/11/2014 đã bị tòa án ra lệnh cấm đến nơi này trong vòng hai tháng. 
media
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), bên trái và Sầm Ngao Huy (Lester Shum), tại một khu vực biểu tình ở Mongkok, Hồng Kông, 26/11/2014REUTERS/Liau Chung-ren
Hàng trăm cảnh sát đã được huy động hôm thứ Ba 25:11 và thứ Tư 26/11 để tháo dỡ các rào cản và giải tỏa khu Vượng Giác (Mongkok), một trong ba địa điểm bị người biểu tình chiếm cứ từ ngày 28/9. Gần 150 người đấu tranh dân chủ bị câu lưu, trong đó có các lãnh tụ học sinh sinh viên Hoàng Chi Phong và Sầm Ngao Huy (Lester Shum).

"Nhân quyền VN xấu đi sau kỳ UPR"

26-11-2014


Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam trở nên xấu đi sau kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Rắc rối vì chuyện chết chó của chuyên gia Trung Quốc


Chuyện bây giờ mới kể, nhưng rất thời sự

Rắc rối vì chuyện chết chó của chuyên gia Trung Quốc khi xây cầu Thăng Long

B.T.
Đôi điều phi lộ:
Trong những ngày được đem đi cải tạo tại Trại giam Nam Hà của
Bộ Công an, tôi đã có điều kiện sống chung với 9 tù nhân bị khép tội làm
gián điệp cho Trung Quốc. Chủ blog đã có điều kiện nghe những tù nhân
này kể nhiều chuyện thú vị, bi hài, cay đắng về những phi vụ hợp tác với
cơ quan tình báo Hoa Nam. Nhân chuyện xây dựng Thăng Long, xin kể
lại một chuyện do T. nguyên là thượng uý quân đội nhân dân Việt Nam,
từng hợp tác với Trung Quốc kể về chuyện xảy ra ở Cao Bằng trong cuộc
chiến 1979 mà anh chứng kiến…
Một trong những nguyên nhân Cao Bằng bị tàn phá nhanh, nặng nề
là do trong các công trình do Trung Quốc giúp ta xây dựng như cầu, cống
trước đây đều đã được gài sẵn chất nổ. Do đó, khi quân Trung Quốc tràn
sang, họ chỉ cần nối kíp là công trình bị nổ tung ngay??? Đây là những
bài học cần thiết phải lưu ý đối với các công trình do Trung Quốc giúp ta
xây dựng!
Blogger Phạm Viết Đào------------------

Chuyên gia Ấn Độ: Hải quân Việt Nam đủ sức giữ Biển Đông!

Theo InfoNet
22-11-2014

Trong lúc Trung Quốc có ý tranh giành chủ quyền lãnh hải với một số nước Đông Nam Á, Việt Nam đã tiến hành nâng cao năng lực hải quân và đi tìm những đồng minh mới, bao gồm cả Nga và Ấn Độ.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo World Politics Review, ông Abhijit Singh, một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ, đã bàn về khả năng chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.
Theo phân tích của chuyên gia Abhijit Singh, Hải quân Việt Nam đã phát triển lớn mạnh từ một lực lượng tuần duyên nhỏ với khả năng chiến đấu hạn chế trong những năm 1980 trở thành một lực lượng thiện chiến, có nhiều kinh nghiệm trên biển và có kỹ thuật tốt. 
Chỉ mới một thập kỷ trước, họ chỉ được trang bị những khí tài có từ thời Liên Xô và một nhóm các tàu đi biển nhỏ, nhưng giờ đây họ đã trở thành một lực lượng hiện đại dù quy mô chưa lớn. Họ có tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu phóng tên lửa, máy bay tuần tra trên biển (MPA) và cả tàu ngầm nữa. Đến nay, những bước tiến trong hoạt động nâng cao sức chiến đấu của Hải quân Việt Nam đã mở rộng khả năng bảo vệ lãnh hải đất nước.

Hé lộ lợi nhuận khủng của doanh nghiệp quản lý hoạt động không lưu Việt Nam

27-11-2014

Với sự cố của đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất, từ một doanh nghiệp khá thầm lặng trong ngành hàng không, VATM đã xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông trong vài ngày vừa qua.

Hé lộ lợi nhuận khủng của doanh nghiệp quản lý hoạt động không lưu Việt Nam


Ngành hàng không Việt Nam có 3 doanh nghiệp chủ chốt là Tổng Công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, đảm nhiệm việc vận chuyển hàng không; Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV, quản lý các sân bay dân dụng và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam – VATM, quản lý hoạt động không lưu.

Dù có liên quan mật thiết với nhau nhưng đây là 3 doanh nghiệp độc lập, nằm dưới sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Do đặc thù ngành nghề nên cả VATM lẫn hoạt động không lưu thường không được nhắc đến nhiều trên truyền thông cho đến khi có sự cố vừa qua. Thuở ban đầu, VATM là một đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines nhưng sau đó đã được tách ra từ tháng 4/1993.

Tuấn Khanh - Ai sẽ nhìn ra biển?

26-11-2014

IMG_1235.JPG

Bà Ruby Holt, một người vừa kỷ niệm tuổi 101 của mình ở bang Tennessee, Mỹ. Suốt cuộc đời của bà chỉ quẩn quanh ở ngôi nhà của mình và nơi làm việc. Sống bằng nghề thu hoạch bông vải, thanh bạch và cần mẫn, bà Ruby Holt đã nuôi lớn 4 đứa con của mình nhưng chưa bao giờ có dư dả để có được một chuyến đi xa khỏi nơi trú ngụ.
Trước ngày kỷ niệm bà 101 tuổi, khi được hỏi về một ước muốn cuối đời, bà Ruby Holt im lặng một lúc rồi nói bà chỉ muốn được nhìn thấy biển. Suốt cuộc đời quẩn quanh với cánh đồng và những rặng núi xa xa, bà Ruby Holt chỉ thấy biển qua truyền hình, qua tạp chí… “Người ta nói biển đẹp lắm, nhưng tôi chưa bao giờ có cơ hội đi đến”, bà Ruby Holt nói với vẻ ngại ngùng, chất phác.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Phát biểu của Điếu Cày tại buổi phát giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2014

Theo Dân Làm Báo


Kính thưa quý vị

Vào ngày 21 tháng 10 năm 2014, tôi bị tống xuất ra khỏi nhà tù CSVN và phải sống lưu vong.

Tôi bị bắt hai lần và bị kết án 14 năm 6 tháng tù chỉ vì tôi đã cùng bạn bè sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do để thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Bạn tôi là nhà báo Tạ Phong Tần cũng bị kết án tội 10 năm.

Nhật ký thăm viếng lần thứ tư

Kha Lương Ngãi
(Tác giả gửi cho SGĐT)


Thực tình tôi không muốn viết “ nhật ký thăm viếng “ lần thứ tư. Nhưng  rồi tôi lại viết vì trân quý  đôi chút  điểm sáng đang lóe lên!
   Cuộc thăm viếng  lần thứ tư diễn ra lúc 9g và kết thúc ngắn, gọn, chỉ sau gần  60 phút  của buổi sáng ngày 25/11/2014; Thành phần khách vẫn là Đảng, đoàn thể , Hội cựu chiến binh cấp phường (có 02 vị là cán bộ hưu trí trung cao cấp, không có  công an khu vực và  không có Thường vụ Quận ủy, Trưởng ban Tuyên văn giáo Quận ủy dự như cuộc  thăm viếng lần trước  )
-         Khách chủ động mở đầu cuộc viếng thăm :
  Xin lỗi, hôm nay  chúng tôi đến thăm  anh lần nữa vì muốn  nghe  thêm ý kiến của anh  về những vấn đề  mình  cùng quan tâm trao đổi  cách nay không lâu ( 8/11/2014 ) .

Bên ngoài cuộc tọa đàm về “bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền” ngày 26-11-2014

Theo BVN
27-11-2014
Nguyễn Quang A

Tôi ghi vắn tắt diễn biến với bản thân tôi bên ngoài cuộc tọa đàm trên theo thứ tự thời gian. Có nhiều ảnh và clip minh họa suốt đoạn đường cuốc bộ từ nhà đến nhà thờ Thái Hà, nhưng chưa có thời gian lọc và chèn vào đúng chỗ và sẽ xin bổ sung sau khi có thời gian – NQA.
Ngày 24-11-2014
Sau khi sửa xong 2 thư mời đại diện của Bộ Công an và Sở Công an thành phố Hà Nội, tôi đưa 2 files vào USB và lên xe bus số 40 đi sang Hà Nội. Tôi xuống ở bến gần Cung Thiếu nhi (một bến khá quen thuộc mà những ai đã đi biểu tình ở Bờ Hồ thì biết nó nằm cạnh Nhà Hát Lớn và vườn hoa sau Tượng Lê Thái Tổ. Tôi quay lại vài trăm mét để vào tiệm photocopy in ra 2 bản (bản in 2 mặt, tức là tổng cộng 4 trang, giá bèo chỉ 2.000 VNĐ). Tôi đi tiếp qua Nhà khách Chính Phủ (đường Lê Thạch) ra Bờ Hồ đến Bưu điện Hà Nội để gửi phát chuyển nhanh (cũng chỉ hết 2 chục). Gửi xong tôi ra về và hy vọng muộn nhất sáng hôm sau 2 cơ quan đó nhận được giấy mời.

Phủi tay, lẩn trốn và bao biện

14-10-2014
Lê Diễn Đức

motthegioi.vn.jpg
Tràn bùn đỏ ở dự án bô xít Tân Rai rạng sáng 8/10/2014
Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đại dịch không thuốc chữa. Lấy tiền ngân sách tức là tiền thuế của dân, vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng và phát triển đất nước, vừa được tiếng thơm là làm đất nước thay đổi, nhưng cũng là cơ hội bằng vàng để các quan chức rút ruột công trình bỏ túi riêng.
Nhưng ăn mà biết nhìn trước nhìn sau đã đành, đằng này đã ăn bẩn nhưng khi sản phẩm tạo ra có vấn đề thì "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".
Vụ đứt cầu treo ở Lai Châu gây thiệt mạng 9 người và hàng chục nguời bị thương là một tai nạn nghiêm trọng.

Điểm Tin Thứ Tư 26.11.2014


BREAKING NEWS
  • Tin tức sẽ được cập nhật vào lúc 4h00, 8h00, 13h30 và 18h30 giờ Hà Nội mỗi ngày.

Từ việc xử lý quan chức tham nhũng ở VN: “Nhà tù sẽ phóng thích trộm cướp”?

25-11-2014
Nhà văn Võ Thị Hảo

026_c0023257ts-305.jpg
Ảnh minh họa về nạn hối lộ
AFP photo

“Ông ấy bán chức bao nhiêu tiền”?

Mấy hôm nay đám trộm cướp ở Việt Nam vui mừng khác thường. Người đang trộm cướp chưa bị phát hiện mừng rỡ đã đành, mà.  Mà ngay cả đám đang bị nhốt trong tù và những người có ý định trộm cướp nhưng chưa có dịp thực hiện cũng thấy tương lai rạng rỡ.
Đám này kháo nhau:  cần thì cứ trộm cắp cướp giật thôi. Mau mở hội ăn mừng. Không ăn mừng lúc này thì còn lúc nào. Cứ tha hồ trộm cướp đi. Nếu người ta không bắt được thì trót lọt. Nhưng nếu người ta có bắt được, thì chỉ cần trả lại một phần của đã trộm cướp là xong, chẳng bị kết án tù đày gì đâu. Xem tòa án và các ông to xử lý các ông quan trộm cướp của công thì biết. Quan trộm cướp hay dân trộm cướp thì cũng chỉ là trộm cướp. Họ được tha thì ta cũng phải được tha. Chúng ta được phóng thích đến nơi. Nhà tù sắp ế  rồi. Chuẩn bị về với vợ con thôi.

Hợp tác gì, đấu tranh gì?

25-11-2014

Vừa rồi trả lời đại biểu quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam đã ngắn gọn khái quát tình trạng quan hệ với TQ trong 6 câu.

- Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Có lẽ đây là lần đầu tiên quan điểm này được công khai phát biểu từ một trong những lãnh đạo cao cấp nhất của chế độCHXHCN Việt Nam.

Thực ra thì đường lối này đã có từ lâu, ít nhất nó cũng bắt đầu từ những năm đầu nhiệm kỳ TBT Nông Đức Mạnh cho đến nay. Người về hưu hay những cán bộ trung cấp trở xuống thường được giải thích bằng những luận điệu rủ rỉ như chân tình, thổ lộ rằng.

- Mình ở cạnh nước lớn, địa thế trời sinh đã thế, phải khéo léo thôi. Tìm hướng đi nào thấy hài hoà, có lợi nhất thì làm.

Còn với người dân, lời giải thích khỏi cần rủ rỉ.

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 25/11/2014

Phong trào dân chủ Hồng Kông đã thất bại

Lê Phước

media
Người biểu tình ở Mongkok- Hồng Kông. Ngày 25/11/2014.REUTERS/Bobby Yip
Phong trào chiếm đường phố từ Mỹ đã lan rộng khắp thế giới và đến với Hồng Kông từ hơn hai tháng nay qua việc người dân Hồng Kông, mà đa phần là giới học sinh-sinh viên, xuống đường yêu cầu chính phủ Bắc Kinh cho tự do bầu người đứng đầu đặc khu hành chính này.

Thế nhưng, phong trào đã không dành được chiến thắng như ở nhiều nước. Phần thắng lại thuộc về nhà cầm quyền. Vì sao thất bại ? Báo chí Pháp đã có đôi lần bàn đến. Báo La Croix : « Chia rẽ và mệt mỏi ».

Đèn Cù tập 2: Bí ẩn cung đình đỏ và thân phận con người


Tác phẩm Đèn cù phần 2 của nhà văn Trần Đĩnh sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới đây. Những dòng tự sự về thân phận con người trong chế độ cộng sản cũng như những bí ẩn chính trị bị che dấu tiếp tục được phơi bày. Sau đây là góc nhìn của một trong những độc giả đầu tiên của Đèn cù phần hai.

Hồng cung bí sử

“Ông Lê Trọng Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông làm thuyết khách gặp gỡ Trần Trọng Kim, thuyết phục chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia đàm phán với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia sẻ về công việc của mình, ông nói: "Tôi theo dõi tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối phương như Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng Việt Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa ra chủ trương, quyết sách". Giai đoạn Cách mạng Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt Minh liên hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt Nam là chỉ huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang co cụm ở Thái Nguyên để mở đường Nam tiến.”
Đó là đoạn trích từ bài báo ngày 11/10/2014 trên báo mạng Vnexpress tại Việt nam. Bài báo này ghi nhận cảm nghĩ của ông Lê Trọng Nghĩa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng ghi vắn tắt tiểu sử của ông Nghĩa, một người từng đứng đầu ngành tình báo Việt nam và giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc cướp chính quyền tháng Tám năm 1945.

SV Lê Vũ Cát Đằng: “Thưa cô, em cũng muốn tin, nhưng em không thể…!”

23-4-2014

SGĐT: Thưa ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục, với Sinh viên như thế này, thì ông Bộ trưởng ngồi ở đâu, đứng ở đâu, hay nên "đi chết đi"?

016-Filthy-Minds-Need-a-Brainwash

Đến tận bây giờ, gõ những giòng E-mail trần tình này gửi đến Cô em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… và hôm nay em cũng không phải gõ mail này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về’chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rõ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngưng xây đảo ở Trường Sa

22-11-2014
Việt Phương

Người phát ngôn quân đội Mỹ trung tá Jeffrey Pool hôm 21-11 (giờ Mỹ) cho biết Trung Quốc đang xây một đảo lớn ở biển Đông và có thể xây sân bay ở đó.

Ảnh vệ tinh chụp hôm 14-11 cho thấy Trung Quốc vẫn tiến hành xây trái phép ở bãi Chữ Thập, có thể đang xây sân bay - Ảnh: IHS Jane’s
Ảnh vệ tinh chụp hôm 14-11 cho thấy Trung Quốc vẫn tiến hành xây trái phép ở bãi Chữ Thập, có thể đang xây sân bay - Ảnh: IHS Jane’s
Hãng tin AFP dẫn lời ông Pool nói dự án lấp biển xây đảo nhân tạo này diễn ra tại khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đây là một trong nhiều dự án mà Trung Quốc đang tiến hành phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
“Có vẻ như họ vẫn đang tiến hành việc đó” - ông Pool nói.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Vuốt ve vùng cấm và ý kiến dân biểu

24-11-2014
Xuân Dương

"Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc..."

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu về tình trạng tham nhũng khi tiếp xúc cử tri Hà Nội: “Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu". [1]
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu ý kiến trong cuộc họp với doanh nghiệp tại TP HCM: “Họp cứ vuốt ve nhau, nguy hiểm lắm”. [2]

Chênh vênh cán cân ngân sách vì nợ công

Theo VietnamNet
24-11-2014

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới cho rằng tình hình nợ công hiện tại của VN vẫn bền vững nhưng khối nợ tăng nhanh khiến cho khả năng hấp thụ các cú sốc tương lai của VN bị suy giảm đáng kể.
VietNamNet ghi nhận góc nhìn riêng của ông Habib Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB và Ts Vũ Đình Ánh tại bàn tròn trực tuyến về chủ đề “Ngân sách nhà nước trước áp lực nợ công”.
Cần minh bạch chất lượng sử dụng nợ
Nhà báo Việt Lâm: Một trong những chủ đề nóng nhất trên diễn đàn quốc hội vừa qua, có lẽ là vấn đề nợ công. Theo báo cáo của Chính phủ thì mức nợ công hiện tại là 60,3% GDP và dự kiến 2015 là 64% GDP, sát với ngưỡng an toàn được QH phê duyệt. Người dân không có chuyên môn sâu để thẩm định được nợ công ở mức nào là an toàn. Họ chỉ biết mỗi người dân VN đang gánh khoảng 1000$ nợ công trong khi mức thu nhập bình quân đầu người chưa đến 2000$/năm. Các ông sẽ nói thế nào với công chúng về mối quan ngại này?

Cấp phép khu vực nhạy cảm, Thừa Thiên-Huế cầm đèn chạy trước ô tô?

Theo Một Thế Giới
23-11-2014
Nguyễn Phương

Nhiều tướng lĩnh quân đội Việt Nam đã lên tiếng phản đối gay gắt việc cấp giấy phép đầu tư cho Công ty cổ phần Thế Diệu (Trung Quốc) đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế ở Cửa Khẻm(thuộc đèo Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên -Huế). Họ cho rằng đây là khu vực nhạy cảm, cực kì nguy hiểm, có tầm cao trong khu vực phòng thủ chiến đấu.
Các tướng lĩnh cho rằng đây là khu vực nhạy cảm, cực kì nguy hiểm, có tầm cao trong khu vực phòng thủ chiến đấu.
Các tướng lĩnh cho rằng đây là khu vực nhạy cảm, cực kì nguy hiểm, có tầm cao trong khu vực phòng thủ chiến đấu.
Thế nhưng, bất chấp những cảnh báo đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn tỏ ra lưỡng lự, chưa dứt khoát với dự án này và tiếp tục xin ý kiến Thủ tướng để triển khai dự án.

“Bài học” Trần Văn Truyền

Hà Văn Thịnh/ Quê choa

“Bài học” Trần Văn Truyền: dân nên tin về điều gì?

Cho đến nay, ông Trần Văn Truyền là ‘con sâu nghỉ hưu’ to nhất mà báo chí (trước hết là báo chí) và các cơ quan chức năng ‘tóm’ được: Chuyện tham nhũng như thế, thậm chí là hơn thế, không mới; nhưng cái ghê gớm của vấn đề, cái choáng váng của nhận thức, cái tai họa của hệ lụy đặt ra rất nhiều câu hỏi mà, nếu không trả lời rõ, đúng và đủ thì có lẽ, niềm tin trong dân, trong bộ phận cán bộ ít nhiều trong sạch sẽ chẳng bao giờ có được…

Trước hết, 5-6 căn nhà chỉ mới là của nổi, chứ phần chìm với các tài khoản trong và ngoài nước; các cổ phần rất có thể trong các công ty chưa hề được nói đến? Chẳng ai tin một cán bộ có trình độ cao nhất về… chống tham nhũng, đủ ‘trình’ để hiểu mọi mánh khóe cất tiền, rửa tiền lại chỉ khư khư có mỗi mấy căn nhà(!)? Cơ quan chức năng cần phải vào cuộc sâu hơn nữa, mạnh hơn nữa thì mọi sự trắng đen mới có thể tạm coi là làm yên dư luận.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô - Chương 6

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 6. Hệ thống đòn bẩy




Khi tiến hành tổng kết và phát triển lí luận của Lenin về cơ chế thực hiện chuyên chính vô sản, Stalin chỉ rõ rằng lực lượng lãnh đạo, tức là Đảng cộng sản sử dụng các “đòn bẩy” để “thực hiện công việc hàng ngày của chuyên chính vô sản” nghĩa là lãnh đạo quần chúng. Stalin liệt kê hệ thống “đòn bẩy” đó theo thứ tự như sau: công đoàn, Xô viết, hợp tác xã đủ mọi loại, đoàn thanh niên[1]. Tất cả các tổ chức này về mặt hình thức, do điều 6 của Hiến pháp Liên Xô, đã không phải là các tổ chức độc lập. Tuy nhiên, điều này cũng như việc loại bỏ nó sau này đã không có nhiều ý nghĩa vì “Không một quyết định quan trọng nào của các tổ chức quần chúng mà không có sự lãnh đạo của Đảng[2]”, ngoài ra, Đảng còn cử người của mình nắm giữ tất cả các chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức nói trên. 



Về mặt hình thức, ban lãnh đạo tất cả các tổ chức đó đều được bầu, nhưng trên thực tế, những người đứng đầu các tổ chức này là các cán bộ được Đảng chỉ định. Thí dụ, ứng cử viên vào chức chủ tịch nông trang (về mặt lí thuyết nông trang là một loại hợp tác xã) phải được 22 cấp duyệt (!), bất kì cấp nào cũng có quyền phủ quyết (tất nhiên ý kiến của “bí thư” là quyết định) và chỉ sau khi tất cả các cấp này đã đồng ý thì ứng viên mới được đưa ra cho nông trang viên bầu, thường là không phải trong các đại hội toàn thể mà là trong hội nghị cốt cán. Việc thất cử gần như không bao giờ xảy ra, dù đôi khi cũng có một vài ngoại lệ.

Hàng loạt tướng Trung Quốc tự sát vì bị điều tra tham nhũng?

23-11-2014

Trong vòng ba tháng gần đây, 3 tướng quân đội Trung Quốc đã tự sát vì bị điều tra tham nhũng. Các nhà quan sát chính trị xem những vụ tự tử này là hậu quả từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Lính Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh - Ảnh: Reuters
Vụ mới đây nhất là ông Mã Phát Tường, Phó đô đốc, Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc tự sát sau khi nhảy từ tầng 13 của tòa nhà 15 tầng là trụ sở Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại thủ đô Bắc Kinh. Tờ The Washington Times (Mỹ) thì cho rằng ông Mã nhảy từ cửa sổ tầng 15 vào ngày 13.11.
Ban đầu vụ tự sát của ông Mã được giữ bí mật, nhưng tin đồn về vụ việc đã được lan truyền trên các trang mạng ở Trung Quốc. Thông tin đồn đoán từ các mạng xã hội Trung Quốc cho rằng Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập ông Mã để tiến hành điều tra tham nhũng, khiến ông trầm cảm, dẫn đến tự sát.