Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Thế cờ Mỹ-Nga-Trung

Vì sao Mỹ cố gắng ngăn chặn ngân hàng phát triển mới của Trung Quốc?
Dịch bởi Nguyên Khang,
china-us-debt
Mỹ đã gây sức ép hậu trường để bác bỏ đề xuất của Trung Quốc cho một Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng Khu vực ở châu Á, theo tờ New York Times.
Tờ Diplomat đã đưa tin trước đây, Bắc Kinh đang âm thầm vận động các quốc gia châu Á tham gia vào Ngân hàng Phát triển Khu vực Mới theo đề xuất của mình, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB). Trung Quốc xem AIIB như là cách để làm giảm sự ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tới khu vực, trong đó các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm lĩnh hàng đầu. Bằng việc đưa ra đề nghị cung cấp phần lớn 50 tỷ USD vốn ban đầu, Bắc Kinh hy vọng các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á sẽ tham gia vào một ngân hàng mà đây chính là liều thuốc tốt.
Tuy nhiên, theo tờ New York Times, Mỹ cũng đang vận động các quốc gia châu Á trong cùng một nỗ lực để thuyết phục họ không tham gia vào đề nghị của Trung Quốc. Tờ báo dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ và những đại diện khác từ các chính phủ châu Á, “Trong cuộc đối thoại với các đối tác tiềm năng của Trung Quốc, các quan chức Mỹ đã vận động chống lại ngân hàng phát triển này với sự quyết tâm bất ngờ và tiến hành một chiến dịch mạnh mẽ để thuyết phục những đồng minh thân cận tránh xa dự án.”
Tờ báo tiếp tục đề cập tới Hàn Quốc và Australia là hai quốc gia quan trọng nhất mà Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng lôi kéo. Bắc Kinh hy vọng Canberra và Seoul sẽ trở thành những thành viên đồng sáng lập của AIIB kịp thời cho Tập Cận Bình công bố điều này tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh vào tháng tới. Trong khi các quan chức Mỹ đang vận động Hàn Quốc và Australia để đảm bảo cho điều đó không xảy ra.
“Nếu Washington thuyết phục được Hàn Quốc và Australia không tham gia”, tờ báo lưu ý, “chắc chắn tất cả những thành viên trong ngân hàng sẽ bị giới hạn lại ở các quốc gia nhỏ hơn, lấy đi sự uy tín và tôn trọng mà Trung Quốc tìm kiếm.”
Tờ New York Times nhận thấy sự ngược đời khi Mỹ đang cố gắng bắt chẹt các ngân hàng Trung Quốc. Tờ báo lưu ý, Mỹ từ lâu là một trong những tiếng nói lớn nhất trong việc kêu gọi Trung Quốc đảm nhận một vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu. Nhưng bây giờ khi Trung Quốc bắt đầu manh nha hành động như là phần của một cường quốc lớn với những sáng kiến ​​như AIIB, thì Mỹ lại đang cố gắng cắt xén những nỗ lực này.
Cái nhìn này có phần nào đúng, nhưng không đủ. Có một sự thật hiển nhiên rằng, gần như trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, đã có một sự đồng thuận rộng rãi của cả hai đảng tại Washington về sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều tốt cho Mỹ vì nó cho phép Bắc Kinh đảm trách một số gánh nặng trong việc gìn giữ trật tự toàn cầu của Mỹ. Sự thật là khi Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy, Mỹ ngày càng lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh về điều này.
Tuy nhiên, tất cả điều này đã được lượng trước, trên niềm tin rằng Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực của mình để củng cố trật tự toàn cầu hiện nay, và không tìm cách tạo ra trật tự riêng của mình. Thật vậy, các nhà phân tích phương Tây đã từng không đồng tình với sự nhất trí chung như vậy trên cơ sở Trung Quốc, cường quốc đang lên trước đó, sẽ sử dụng sức mạnh mới của mình để thay đổi trật tự thế giới – mà không phải là để củng cố trật tự hiện tại. Phe ủng hộ Trung Quốc tại Washington đã đáp lại những lời chỉ trích bằng tranh luận rằng Trung Quốc sẽ không thách thức trật tự hiện có bởi vì nó đã hỗ trợ Bắc Kinh rất tốt trong quá trình nổi lên của mình. Tuy nhiên, không bên nào tranh cãi rằng nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự toàn cầu sẽ là một điều xấu đối với Mỹ. Bất đồng duy nhất là về việc liệu Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực của mình để hỗ trợ các hệ thống hiện nay, như phỏng đoán đa số những người nghiên cứu ngoại giao Mỹ, hay để đánh đổ trật tự hiện có, như phỏng đoán của những nhà phê bình khôn ngoan.
Tất nhiên, trong những năm gần đây, sự lạc quan của Washington về sự trỗi dậy của Trung Quốc đã nhanh chóng giảm đi. Lý do không chỉ là những hành động của Trung Quốc – đặc biệt là ở khu vực biển Hoa Đông và biển Đông, mà còn thông qua các sáng kiến ​​như AIIB – khiến cho Mỹ ngày càng khó có thể lập luận rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ trật tự hiện nay trong khi sức mạnh của Trung Quốc gia tăng. Xét cho cùng, nếu Trung Quốc đang thách thức trật tự do Mỹ đứng đầu ở châu Á, thì sao Trung Quốc lại có thể muốn ủng hộ tình trạng hiện nay khi Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn? Như vậy, có vẻ như chỉ sau một đêm, trí khôn tập thể của Washington đã thay đổi. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, thay vì được xem là mang lại lợi ích cho Mỹ như trước đây, đã trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ và trật tự hiện có. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là cộng đồng chính sách đối ngoại của Mỹ luôn phản đối Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào cố gắng làm đảo ngược trật tự khu vực ở châu Á, và không có bất kỳ lý do gì để nghĩ rằng Mỹ sẽ không phản đối những sáng kiến ​​thực hiện việc này, chẳng hạn như AIIB.
Một điểm đáng lưu ý là về phía Trung Quốc, dường như không có gì thay đổi. Thật vậy, bất chấp sự trấn an thường xuyên của Mỹ, Trung Quốc vẫn kiên định niềm tin rằng Hoa Kỳ đang tìm cách ngăn chặn mình. Mọi dấu hiệu cho thấy quan điểm này không chỉ giới hạn ở một số nhân vật “có đường lối cứng rắn” trong quân đội Trung Quốc, nhưng còn là một niềm tin sâu sắc trong cộng đồng chính sách đối ngoại lớn hơn. Lý do khiến Bắc Kinh vẫn luôn là mục tiêu mà Mỹ nhất định phải ngăn chặn là vì Trung Quốc coi trật tự khu vực do Mỹ đứng đầu ở châu Á là không bình thường, và họ hiển nhiên sẽ tìm cách thay đổi điều gì đó khi đã trở nên đủ mạnh. Qua việc theo dõi cuộc tranh luận ở Washington về sự trỗi dậy của mình, những nhà lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn thấy rõ rằng Hoa Kỳ sẽ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc khỏi việc đạt được những mục tiêu của mình. Theo nghĩa này, Bắc Kinh đã đúng khi nói rằng Hoa Kỳ muốn ngăn chặn họ.
Múa Đôi Hoa Mỹ
Nguyễn Xuân Nghĩa
Phe giết rồng và phe ôm gấu trúc
Hoa Kỳ phải quan niệm lại đối sách với Trung Quốc - từ nay đến 2016...

Tại Thượng đỉnh APEC vừa qua ở Bắc Kinh, lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt một thỏa thuận được các con vẹt Dân Chủ và bọn "ôm cây", các nhóm bảo vệ môi sinh, đánh giá là mang ý nghĩa thời đại: hai bên đồng ý về nhu cầu tiết giảm khí thải để bảo vệ địa cầu khỏi nạn nhiệt hoá trong thế kỷ này. Giới bình luận đểu cáng thì nói rằng "vào chi tiết mới ra chuyện độc", nhưng ít ra Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có dịp cười toe trước ống kính về một thành quả biểu kiến. Còn lại là sự trống vắng.

Bài này bàn về chuyện lấp đầy khoảng trống đó.


Ngay từ nhiệm kỳ đầu, vào đầu Tháng Giêng 2009, Chính quyền Obama đã đánh giá sai quan hệ Mỹ-Hoa, khi Ngoại trưởng tân nhậm Hillary Clinton tới Bắc Kinh khẳng định rằng không để chuyện nhân quyền chi phối việc làm ăn giữa hai nước. Nhân đó bà kêu gọi các đấng con trời tiếp tục mua trái phiếu Mỹ, tức là tiếp tục cho Mỹ vay tiền. Clinton chẳng hiểu rằng Bắc Kinh có tiền mà không gửi qua Mỹ thì làm gì cho đồng tiền khỏi mất giá?

Hai năm sau, cũng qua ngòi bút Clinton và ý kiến của ban tham mưu trong Bộ Ngoại giao, Chính quyền Obama nói đến việc "chuyển trục" về Đông Á, làm các nước Á Châu nức lòng tin tưởng. Nhưng Chú Cuội chỉ múa với Chị Hằng được một con trăng, màn chuyển trục hay "pivot" được sửa thành "tái quân bình". Rồi để đó từ năm 2012.

Không, trước đà bành trướng của Bắc Kinh khiến các nước Á Châu lo ngại, năm 2012, Chính quyền Obama còn mời Trung Quốc tham dự cuộc thao dượt quân sự RIMPAC với 22 quốc gia trong vành cung Á châu Thái bình dương, lần đầu tiên kể từ năm 1971. Cũng hợp lý thôi... cần xem sẽ lộ ra cái gì...

Hãy nói về chuyện sinh tử hơn vậy.

Từ hai chục năm nay, qua bốn nhiệm kỳ của hai Tổng thống cả Dân Chủ lẫn Cộng Hoà, lãnh đạo Hoa Kỳ đều theo đuổi một chánh sách có tính chất lưỡng đảng - và hai mặt. Mặt tích cực là nên kết ước với Trung Quốc, cứ hợp tác làm ăn để cường quốc mới nổi này trở thành đối tác biết điều và cùng Hoa Kỳ gánh vác thiên hạ sự từ hai bờ biển Thái bình. Nhưng đồng thời cũng phải có ý phòng thủ nếu Bắc Kinh lại chẳng biết điều mà chơi bạo. Đó là mặt kia.

Chánh sách đó từ thời Bill Clinton mới cho Trung Quốc quy chế "tối huệ quốc" rồi được Quốc hội Cộng Hoà nâng cấp thành "quan hệ mậu dịch bình thường và thường trực" để mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ cuối năm 2001 và vươn lên thành một thế lực kinh tế trong vùng. Nhưng cũng Chính quyền Clinton vào Tháng Ba năm 1996 đã gửi hai hàng không mẫu hạm vào Eo biển Đài Loan khi Bắc Kinh bắn hỏa tiễn qua đầu đảo quốc này trong lúc dân chúng lần đầu tiên đi bầu Tổng thống theo thể thức phổ thông đầu phiếu.

Xin nhắc lại: lần đầu tiên trong lịch sử mấy ngàn năm mà dân Tầu trực tiếp đi bầu lãnh tụ nhưng Bắc Kinh lại không ưa một tiền lệ nguy hiểm như vậy và tìm cách phá bĩnh nên mới phóng hỏa tiễn qua không phận Đài Loan để hăm dọa. Cho tới khi Mỹ gửi chiến hạm vào làm nguội cái hỏa khí trên đầu Thiên tử đỏ!

Ngay từ đây rồi, một viên tướng của Bắc Kinh đã giở giọng hỗn khi hỏi một nhà ngoại giao Mỹ: quý quốc có thể hy sinh Los Angeles hay San Francisco để bảo vệ Đài Loan không? Lối suy nghĩ ấy cho thấy rằng hai chục năm sau là ngày nay, Hoa Kỳ cần duyệt lại chánh sách hai mặt kết ước và phòng thủ với Trung Quốc. Vì phần kết ước thì có lợi cho Trung Quốc, khía cạnh phòng thủ có tính chất dương cương thì chưa có tác dụng thuyết phục.

Hai chục năm sau, lãnh đạo Bắc Kinh không biết điều hơn. Bên trong còn tập trung quyền lực và gia tăng chà đạp nhân quyền. Với bên ngoài thì uy hiếp lân bang, trong khi không che giấu tham vọng quân sự là kiểm soát vùng Tây Thái bình dương được gọi là "quyền lợi cốt lõi" Lý luận ngoại giao thì đầy chất mị dân: "Á châu là của người Á" - không phải của Mỹ. Mà người Á ở đây là "thiên hạ" ngàn đời dưới sự lãnh đạo của Thiên triều. Về mặt quân sự đang tiến hành thì đó là chiến lược ngăn cản chiến hạm Hoa Kỳ đi vào vùng biển mà Trung Quốc gọi là của mình.

Sự thật này đã càng tỏ lộ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống George W. Bush, khi Mỹ lún sâu vào trận chiến chống khủng bố toàn cầu và bận rộn với hai chiến trường nóng là Afghanistan và Iraq. Vì vậy, người ta chờ đợi là qua triều đại Obama, từ đầu năm 2009, lãnh đạo Hoa Kỳ phải có chánh sách mới.

Quả nhiên là mới - và lạ. Hoa Kỳ tiếp tục kết ước và còn ra sức hòa dịu với Bắc Kinh để Tổng thống rộng tay cải tạo nước Mỹ ở bên trong. Khi Trung Quốc tỏ vẻ hung hăng thì Obama nói đến việc chuyển trục cho bảnh, rồi cho cái trục xoay trong chân không. Khi Ngoại trưởng Cliton tới Bắc Kinh mời chào trái phiếu của Mỹ thì cũng là lúc ngân sách Hoa Kỳ bị bội chi tới đáy. Vài năm sau, khi Hoa Kỳ hăm dọa sẽ đưa 60% phương tiện hải quân vào biển Thái bình thì cũng là lúc ngân sách quốc phòng bị cắt.

Chẳng ai ngạc nhiên là Bắc Kinh nhân dịp mở rộng khu vực kiểm soát phòng không ADIZ, thè cái lưỡi bò đòi liếm lung tung và tung phương tiện vào không gian điện toán để xục xạo bí mật an ninh và kinh tế của Hoa Kỳ. Sáu năm vừa qua đã thấy quan hệ Mỹ-Hoa trở nên tồi tệ hơn và nước Mỹ mất dần sự khả tín. Đồng minh không tin mà đối thủ cũng chẳng sợ.

Nhưng may là Hoa Kỳ có nền dân chủ và sau khi mua hớ những lời hứa nhảm thì dân Mỹ cũng có thể sửa sai bằng lá phiếu. Trong cuộc bầu cử tuần qua, họ mạnh tay trao lại quyền kiểm soát cho đảng Cộng Hoà tại Quốc hội. Và trong hai năm tới, Hành pháp Obama rơi vào cảnh "vịt què"....

Hiến pháp Hoa Kỳ giới hạn quyền Tổng thống bằng các định chế bên trong như Quốc hội hay Tối cao Pháp viện. Khi lâm vào thế yếu và muốn để lại danh tiếng cho đời thì một Tổng thống Mỹ vịt què chỉ có thể tìm kiếm thành quả về đối ngoại - qua một bản hiệp định về khí hậu chẳng hạn! Nhưng với đảng Cộng Hoà đa số tại Thượng viện, quyền phê chuẩn hay nhượng bộ cũng lọt khỏi tay đảng Dân Chủ. Và sau cuộc bầu cử 2014, dân Mỹ còn có tổng tuyển cử vào năm 2016.

Trong hai năm tới, phe Cộng Hoà sẽ rà soát và xiết lại những nhượng bộ đã qua và vì viễn ảnh bầu cử Tổng thống năm 2016, phải vạch ra một đối sách khác với Trung Quốc. Hai năm đó cũng là giai đoạn khó khăn cho lãnh tụ Tập Cận Bình khi phải cải cách kinh tế ở nhà, với đà tăng trưởng giảm sút chưa từng thấy từ mấy chục năm nay, trong khi đồng Mỹ kim cứ vùn vụt lên giá.

Bối cảnh đó khiến chúng ta lần lượt xét lại việc Trung Quốc và Hoa Kỳ tái lập cái thế quân bình trên vùng biển Thái bình dương trước sự thẩm xét của các nước Á châu. Và chỉ nên coi dự án cải thiện khí hậu như một điệu vũ cho vui.

Một cảnh múa đôi huê dạng.
Châu Á Của Người Á Châu: Những Lý Do Tại Sao Tình Hữu Nghị Nga-Hoa Sẽ Là Bền Vững
Gilbert Rozman


Trần Ngọc Cư dịch
 
Gần đây, Trung Quốc và Nga đã thách thức trật tự quốc tế bằng cách hậu thuẫn lẫn nhau trên mặt trận ngoại giao để đối phó vấn đề Ukraine và Hồng Kông, theo thứ tự tương ứng. Nhưng các quan sát viên phương Tây gần như đã hiểu lầm những lý do khiến hai nước phải xây dựng các quan hệ thân thiết với nhau hơn trước. Nga và Trung Quốc được thúc đẩy bởi các lợi ích vật chất mà hai nước chia sẻ thì ít, nhưng bởi một ý thức thông thường về cái căn cước dân tộc [national identity] thì nhiều. Cái bản sắc dân tộc này tự định hình trong cuộc đối kháng chống phương Tây và trong việc củng cố cách nhìn của mỗi nước về di sản của chủ nghĩa cộng sản truyền thống. Moscow và Bắc Kinh có những bất đồng về trật tự tương lai mà họ dự phóng cho khu vực riêng của mình. Nhưng cả hai đều nhất trí rằng trật tự địa chính trị phương Đông chắc chắn xung khắc với trật tự địa chính trị phương Tây – và chính điều này đã dẫn hai nước đến những quan hệ song phương gần gũi hơn trước một cách đáng kể.
 
Một số quan sát viên phương Tây đã nhấn mạnh quá đáng về các căng thẳng Trung-Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời tranh luận rằng quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow có thể vẫn còn thiếu bền vững vì những chuyển biến đã diễn ra bên trong hai nước từ thập niên 1990, kể cả tiến trình dân chủ hóa tại Nga, toàn cầu hóa tại Trung Quốc, và sự trỗi dậy nhanh chóng của một giai cấp trung lưu có khả năng tiếp cận thông tin bên ngoài tại cả hai nước. Về việc Trung Quốc và Nga xây dựng các quan hệ mới, các quan sát viên này tin rằng tình hữu nghị Nga-Hoa chỉ là một cuộc hôn nhân hờ [a marriage of convenience] sẽ bị các lợi ích quốc gia khác gạt qua một bên, trong đó phải kể đến các quan hệ hữu hảo với phương Tây.
 
Nhưng hầu hết người phương Tây không hiểu được rằng, kể từ những năm 1990, các quan chức Trung Quốc và Nga đã bắt đầu hối tiếc về những căng thẳng giữa hai nước trong thời Chiến tranh Lạnh. Họ hiểu rằng vấn đề tranh chấp được gây ra do thiếu sự trùng hợp lợi ích quốc gia thì ít, mà do bản sắc dân tộc thì nhiều – cái bản sắc dân tộc đã bị méo mó bởi các đòi hỏi ý thức hệ về quyền lãnh đạo thế giới cộng sản. Moscow phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi chờ đợi Bắc Kinh cam chịu quyền lãnh đạo của mình, chấp nhận vai trò của một đối tác đàn em. Lãnh đạo Trung Quốc không chấp nhận vai trò đó, vì điều ám ảnh duy nhất của họ là tính ưu việt của ý thức hệ Cộng sản Trung Quốc.
 

Các nhà làm chính sách của hai nước cương quyết không lặp lại các vấn nạn này. Mặc dù Trung Quốc đang ở trong vị thế là một đối tác nổi bật trong mối quan hệ này, nhưng họ đã tỏ ra tự chế. Các lãnh đạo tại Moscow và Bắc Kinh tránh để cho chủ nghĩa dân tộc bá quyền nước lớn [chauvinistic nationalism] lấn át lợi ích quốc gia của nhau trong một nỗ lực chung nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của phương Tây trong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét