“Washington phải kêu gọi Trung Quốc thành thật hơn và phải đưa ra những nguyên tắc thật sự rõ ràng hơn”
Saigon ĐiểmTin : Ăn miếng trả miếng đối thoại là chuyện thường tình, mà hay. Trong chuyện lớn lại có chuyện nhỏ, nhưng rất đáng chú ý : tật nói nhiều . Nói nhiều có phải là tật bầm sinh, hay là đặc điểm của người yếu thế ?
- Theo bản tin, tướng Dempsey hơi khó chịu khi phải đợi ông Phòng nói rất lâu về chuyện biển Đông.– Cuối cùng cũng đến lượt ông Dempsey phát biểu: “Cảm ơn ông đã cho tôi thời gian để chuẩn bị câu trả lời của mình”
- Còn nhớ, CT Trương Tấn Sang khi đang “nói” với TT Obama, sốt ruột vì chuyện nói dài mà nghĩa ngắn, Obama đã len lén rút tờ giấy nhỏ trong túi để xem lại những ghi chép về một cuộc họp khác.
- Chuyện hai SV Nhật – Trung cãi nhau về biểu tình bạo động và đập phá ở Việt Nam. Cô SV người Nhật chỉ nói một câu rồi quay đi : “dừng mấy cái việc bạo lực với người Nhật lại đi, điên rồ quá.!” Bài báo nhận xét : đơn giản lại gây thiện cảm hơn cho những người ngoài cuộc.
Saigon ĐiểmTin trích giới thiệu :
Ăn miếng, trả miếng
Khoảng 200 người dân Philippines và Việt Nam đã tập trung trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở khu tài chính Manila để biểu tình phản đối các hành động sai trái của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng trong khu vực - Ảnh: ReutersTổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey với tổng tham mưu trưởng Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy đã ăn miếng trả miếng tại Lầu Năm Góc.
- Ông Dempsey nói tuyên bố của Trung Quốc tại biển Đông là gây hấn.
- Ông Phòng lại đổ lỗi cho các nước láng giềng là gây hấn. Ông Phòng cũng
lặp lại quan điểm của Bắc Kinh là sẽ không nhượng bộ một phân trong vấn đề ở
biển Đông.- Tại họp báo, ông Phòng đặc biệt đổ lỗi chính sách tái cân bằng của Mỹ “đã gây ra một số vấn đề khiến tình hình biển Đông và biển Hoa Đông không còn tĩnh lặng như trước”, đồng thời đe dọa sẽ đáp trả Nhật Bản, Việt Nam và các nước láng giềng đối với các đảo đang tranh chấp. Ông Phòng cũng tuyên bố sẽ không nhượng bộ một phân trong vấn đề lãnh thổ.
-Ông Dempsey nói về chính sách tái cân bằng. Ông nhấn mạnh với ông Phòng rằng: “Chúng tôi sẽ đáp trả các đe dọa”.
-AFP trích lời ông Ernie Bower, giám đốc Trung tâm Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu chiến lược ở Washington, cho rằng chiến lược gây áp lực liên tục, bao gồm cả việc triển khai giàn khoan và đụng độ trên biển, có thể là chiến lược tổng thể của Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi nắm quyền. Ông Bower nói sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc có thể tiếp nối bằng hành động áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông như từng áp đặt tại biển Hoa Đông năm ngoái. Chuyên gia Bower bình luận: “Tôi nghĩ rằng đây là một phần của kế hoạch lớn hơn và đây có thể không phải là hành động gây hấn cuối cùng”.
-Trong khi đó, Reuters trích lời một quan chức cao cấp Mỹ cho biết Phó tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ, trong cuộc gặp với tướng Phòng Phong Huy tại Washington, đã nói thẳng rằng hành động của Bắc Kinh là “nguy hiểm và gây hấn” và cần phải ngừng lại. Washington cũng nói đang liên lạc chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam về “cách hiệu quả nhất để giải quyết” cuộc khủng hoảng trên biển hiện nay sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà Trắng ra tuyên bố cho biết Phó tổng thống Joe Biden nói “rất quan ngại” hành động đơn phương của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam.
- Hai chuyên gia Elizabeth Economy và Michael Levi thuộc Hội đồng quan hệ ngoại giao, một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ, cho rằng : Mỹ cần phản ứng mạnh hơn những hành động của Trung Quốc ở biển Đông hiện nay. và bình luận rằng hải quân Trung Quốc quá yếu để có thể thách thức hải quân Mỹ ở các tuyến đường biển tại Trung Đông, thậm chí là cả ở eo biển Malacca.
Hai chuyên gia này cho rằng việc Mỹ khẳng định sẽ không đứng về phía nào
trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và kêu gọi hai bên giải quyết những bất đồng
theo con đường hòa bình là chưa đủ. Thay vào đó, Washington phải kêu gọi Trung Quốc thành thật hơn và phải đưa ra những nguyên tắc thật sự rõ
ràng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét