(Theo chinhphu.vn, 23/05/2014)
Tiến sĩ Jeff Moore,
chuyên gia phân tích thuộc tổ chức tư vấn Muir Analytics nhận định về những cơ
sở mà Trung Quốc cho rằng họ có thể “tự tung tự tác” trên Biển Đông.
Thứ nhất, từ góc nhìn chiến lược toàn cầu, tiến sĩ Moore cho
rằng Bắc Kinh có thể bất chấp dư luận để trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông sau
khi có quan hệ chặt chẽ hơn với một đồng minh mới là Nga.
Thứ hai, hiện nay Trung Quốc cho rằng quyền lực toàn cầu của
Mỹ đang ngày càng suy giảm. Bắc Kinh rút ra kết luận này từ một loạt những thất
bại về an ninh quốc gia của Mỹ, chẳng hạn như việc rút quân quá sớm ở Iraq, sa
lầy ở Afghanistan, không kiểm soát được chính quyền Libya và bất lực trước sự
trỗi dậy của al Qaeda ở Yemen.
Không những thế, Bắc Kinh còn cho rằng Washington không thể
nào hóa giải nổi Pakistan, “người bạn-thù” của Mỹ và gần như là một đồng minh của
Trung Quốc. Họ cũng nhận định chính sách can thiệp của ông Obama ở khu vực
Trung Đông đã thất bại trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và phong trào
Mùa xuân Ả rập.
Với những nhận định đó, Trung Quốc cho rằng Biển Đông sẽ dễ
dàng rơi vào tay họ. Người Trung Quốc có câu “nhìn lửa cháy qua sông” ám chỉ việc
chờ cho đối thủ tự làm cạn kiệt sức lực của mình rồi mới ra tay.
Thứ ba, xét về chiến lược khu vực, mặc dù cho rằng Mỹ đang
ngày càng suy yếu, song Trung Quốc vẫn rất cảnh giác với các động thái của Mỹ ở
châu Á, đặc biệt là sau chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck
Hagel. Chuyến công du này nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Mỹ với các đồng
minh châu Á, chẳng hạn như cuộc tập trận Balikatan vừa diễn ra hôm 5/5 với
Philippines.
Trước những động thái đó của Mỹ, tiến sĩ Moore cho rằng
Trung Quốc cố tình gây căng thẳng, khiêu khích trên Biển Đông để “tung một cú đấm
thẳng” bằng hình thức chiến tranh phi đối xứng vào thẳng chính sách “đòn can
thiệp khu vực” truyền thống của Mỹ. Trung Quốc tin rằng bây giờ nếu không làm
nhanh, sau này họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi các quốc gia ASEAN nhận được nhiều
sự giúp đỡ về quốc phòng hơn từ phía Mỹ.
Thứ tư, ông Moore cho rằng Trung Quốc ngày càng sợ một Việt
Nam trở nên hùng mạnh hơn. Không chỉ tăng trưởng mạnh về kinh tế, Việt Nam cũng
đang xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh và tăng cường sức mạnh hải quân để bảo
vệ huyết mạch hàng hải của mình ở Biển Đông.
Theo tiến sĩ Moore, để phục vụ cho mục đích bành trướng lãnh
thổ của mình, Bắc Kinh buộc phải tìm cách làm suy yếu sức mạnh quốc phòng của
Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam sẽ phải khuất phục trước sức mạnh của Trung Quốc
và sẽ không dám phản ứng mạnh với những hành động hung hăng, ngang ngược trên
Biển Đông của mình.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bất ngờ trước thái độ và phản ứng quyết
liệt của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Tiến
sĩ Moore nhận định rằng một khi bị dồn ép, khi “sự kiềm chế đạt đến giới hạn”,
Việt Nam có thể ra đòn mạnh mẽ hơn so với những gì Bắc Kinh tưởng tượng rất nhiều.
Ngoài ra, theo ông Moore, Bắc Kinh cũng không tính trước được
rằng những hành động tráo trở, hung hăng của mình trong khu vực sẽ khiến các quốc
gia ASEAN xích lại gần nhau hơn để chống lại tham vọng của Trung Quốc. Bên cạnh
đó, Nhật Bản cũng đang phản công bằng cách điều chỉnh hiến pháp, tăng cường sức
mạnh quân sự và có thể đưa quân ra nước ngoài can thiệp. Nước Mỹ cũng không đến
nỗi yếu ớt đến mức Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Hải quân Mỹ không có hành động
gì trước sự ngang ngược của Trung Quốc.
Chuyên gia này kết luận rằng có vẻ như Trung Quốc đang bị
lóa mắt bởi giấc mơ “trỗi dậy” của mình, bởi lòng tự hào của một nước lớn cho rằng
mình đã là một cường quốc cũng như bởi những thành tựu kinh tế mà họ đạt được.
Họ đang gặp nguy bởi chính ảo tưởng trên đang đi ngược lại câu ngạn ngữ chiến
lược của họ: “Vứt thang khi kẻ thù đã leo lên mái nhà”. Điều đó đồng nghĩa với
việc họ đang đi trên con đường tự cô lập mình về mặt quân sự bởi những hành động
ngang ngược, vô lối, bất chấp pháp luật và thông lệ quốc tế.
Trên diễn đàn Interpreter ngày 22/5, Giáo sư nghiên cứu chiến
lược Hugh White thuộc Đại học quốc gia Australia cho rằng Trung Quốc đang thực
hiện chiến lược “hình mẫu mới”. Theo Giáo sư White, Trung Quốc đang cố gắng xây
dựng cái mà họ gọi là “một hình mẫu mới của mối quan hệ nước lớn”. Mục đích của
“hình mẫu mới” của Trung Quốc là có thêm quyền lực và ảnh hưởng ở châu Á nhiều
hơn so với vài thế kỷ qua.
Điều này là không tưởng, vì vậy với Trung Quốc, để có thêm
nhiều quyền lực và ảnh hưởng, Mỹ phải giảm thiểu những thứ đó. Lý do của họ rất
đơn giản. Trung Quốc biết rằng vị thế của Mỹ ở châu Á được xây dựng trên mạng
lưới đồng minh và đối tác với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc. Làm yếu đi
các mối quan hệ này là cách dễ dàng nhất để hạ gục sức mạnh của Mỹ trong khu vực.
Phía sau những lời nói ngoại giao hoa mỹ, nền tảng của các liên minh và đối tác
này là lòng tin Mỹ có thể và sẵn sàng bảo vệ họ trước sức mạnh của Trung Quốc.
Vì vậy, cách dễ nhất cho Bắc Kinh để làm suy giảm sức mạnh của
Washington ở châu Á là làm xói mòn lòng tin này. Và cách dễ nhất để làm điều đó
là Bắc Kinh gây sức ép đối với những người bạn và đồng minh của Mỹ về những vấn
đề không liên quan lập tức tới lợi ích của Mỹ - tương tự một loạt tranh chấp biển
đảo mà Mỹ không có lợi ích trực tiếp. Bằng cách sử dụng sức ép quân sự trực tiếp
trong những tranh chấp, Trung Quốc khiến các nước láng giềng ngày càng muốn sự
hỗ trợ quân sự từ Mỹ.
Nói cách khác, bằng cách dùng sức mạnh đe dọa những người bạn
của Mỹ, Trung Quốc đang buộc Mỹ phải lựa chọn giữa bỏ rơi những người bạn, hay
chống lại Trung Quốc.
Mỹ ủng hộ Việt Nam dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc
Theo Reuters, ngày 22/5, chính quyền của Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý với
Trung Quốc để giải quyết tranh chấp sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái
phép Hải Dương 981 tại Biển Đông.
Được hỏi về những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khu vực Đông Á tại thủ đô Manila của
Philippines, Phát ngôn viên Nhà Trắng Patrick Ventrell nói: "Mỹ có lợi ích
quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định; tôn trọng luật pháp quốc tế;
giao thương hợp pháp không bị cản trở và tự do hàng hải cũng như bay trên vùng
trời tại Biển Hoa Nam. Mỹ ủng hộ việc sử dụng ngoại giao và các biện pháp hòa
bình khác để quản lý và giải quyết những bất đồng, trong đó có việc tận dụng trọng
tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác".
Đặc biệt, Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ “đường 11 đoạn” mà Đài
Loan đưa ra năm 1947 và bị Trung Quốc dùng để làm cơ sở đòi hỏi chủ quyền ở Biển
Đông.
Về vấn đề này, Ban Hoa ngữ đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa
tin: Tại một cuộc hội thảo ở Hong Kong về vấn đề Biển Đông hôm 19/5 vừa qua,
Giáo sư Trần Nhất Tân của Đại học Đạm Giang cho rằng, lộ yêu cầu của Washington
đối với Đài Bắc có mục đích làm suy yếu lập trường của Bắc Kinh đối với “đường
9 đoạn” mà họ dùng từ năm 1949 để cho rằng hầu như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải
của mình.
Không chỉ có các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc
và Đài Loan, phản đối và bác bỏ “đường 9 đoạn”, mà nhiều nước khác trên thế giới,
kể cả Mỹ, cũng liên tục yêu cầu Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của đường ranh mà
chính các chuyên gia công pháp quốc tế của Bắc Kinh và Đài Bắc cũng không thống
nhất ý kiến với nhau.
Tại một cuộc họp hôm 17/5 ở Đài Bắc, cựu dân biểu Lâm Trọc
Thủy của Đảng Dân Tiến - lý thuyết gia nòng cốt của phong trào đòi Đài Loan
tách khỏi Trung Quốc nói rằng: Ngay cả các học giả về công pháp quốc tế của Quốc
dân đảng cho rằng các quy định của luật pháp quốc tế và luật biển hiện nay đều
vô cùng bất lợi cho yêu sách về “vùng biển lịch sử”, bởi “đường lưỡi bò” không
hề có trong lịch sử Trung Quốc.
Chính vì vậy Trung Quốc không có chứng cứ đòi chủ quyền đối
với quần đảo “Nam Sa” (Trường Sa) và đó chính là lý do tại sao Bắc Kinh cực lực
phản đối việc Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo này ra trước tòa án trọng
tài quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét