(Saigon ĐiểmTin) : Tại sao chúng ta ít nghe tiếng nói của thanh niên trước thời cuộc hiện nay ?
Khi
đặt câu hỏi nầy với thanh niên, sinh viên, ta thường nhận được sự phản
hổi lúng túng, không có một ý nghĩ rõ ràng. Có quá nhiều nguyên nhân từ
một bối cảnh xã hội. Ít nhất, họ đã bị cướp đi từ lâu "quyền được trưởng
thành" trong môi trường giáo dục từ bé cho đến hết cấp đại học. Phải
chăng là do một nền giáo dục có tính nhồi sọ và cưỡng bức ? Bên cạnh đó,
tổ chức Đoàn TN Cộng sản cũng đã có một một vai trò không kém quan
trọng ? Đoàn là một tổ chức của Đảng, đại diện của Đảng, tai mắt của
Đảng trong thanh niên, chứ không phải là tổ chức của chính thanh niên.
Phải chăng họ bị lột sạch những điều kiện để trưởng thành ? Họ bàng
quan với trách nhiệm, phải chăng vì "đã có Đảng lo "?
Bài dưới đây của bạn Minh Hòa, hé lộ một nguồn mạch
tâm tư của không ít thanh niên, nhưng tiếc thay, bạn ấy cũng là một
người nói thay. Còn thanh niên, từ sinh viên, đến tôt nghiệp đại học và
sau đại học, họ im tiếng ?
Giá như "Thanh niên và Thời cuộc" có thể trở thành một diễn đàn ? Mong đón nhận được nhiều bài viết của bạn Minh Hòa và không Minh Hòa...
Giá như "Thanh niên và Thời cuộc" có thể trở thành một diễn đàn ? Mong đón nhận được nhiều bài viết của bạn Minh Hòa và không Minh Hòa...
Chuyện dưới đây không đại diện cho tiếng nói của thế hệ trẻ, nhưng chắc chắn không phải là số ít. Sẽ là rất tốt nếu những người đang cầm cương quốc gia đọc được thêm những dòng này, cho dù người viết chắc chắn là họ phần nào đã biết, đã suy nghĩ.
Do công việc mà tôi thường giao lưu trò chuyện với các bạn trẻ, nhất là các sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh-những người thuộc nhóm “quốc gia hưng vong-thất phu hữu trách”. Những ngày gần đây, chuyện nhiều nhất trong những lần gặp, bên ly cà phê chỉ tập trung đến chuyện Trung Quốc và vận mệnh đất nước.
Tôi hỏi nếu chiến tranh xảy ra, các bạn lại cầm súng không?. Tất nhiên là có, làm sao mà không được khi mà đất đai, trời biển của cha ông để lại bị kè thù xâm lấn. Nhưng ở một phía khác, hầu như mọi nam thanh niên đều hỏi lại và cũng là hỏi chính mình rằng chúng tôi chiến đấu vì ai? Vì cái gì?. Vì tổ quốc, vì nhân dân, vì cha mẹ tôi và vì chính tôi, vâng, điều này quá đúng không phải lăn tăn gì nữa, nhưng chiến tranh kết thúc (không ai mong nó xảy ra), chúng tôi lại tiếp tục sống những ngày như thế này sao?. Một cuốc sống bất an, bất minh, nghèo khó đeo đẳng. Ruộng đất của ông bà, cha mẹ bị người ta chiếm đoạt, sau đó trưng ra cái bản đồ qui hoạch xanh đỏ thu về tiền tỷ, làng xóm tiêu điều như qua trận bom trong khi quan chức từ lớn đến bé thì giàu quá sức tưởng tượng; sinh viên nghèo đến mức không có tiền đóng học phí, cầm cự ngày hai gói mì tôm, người tử tế nhưng hễ thấy công an là sợ, nếu bị phải vào đồn là coi như xong. Cuộc sống sao thấy nặng nề, lo lắng triền miên, phận thảo dân như con sâu, cái kiến vừa nhỏ nhoi vừa hèn hèn. Thêm nữa nếu chiến tranh nổ ra thì ai sẽ là người trực tiếp cầm súng, liệu trong số đó có những hoàng tử đỏ, những thiếu gia không? Chắc là không rồi và sau chiến tranh, họ lại xuất hiện trong những nhóm đẳng cấp “ứu tú”, còn người ra trận lại là con em nông dân, thợ thuyền.
Vậy xem ra thế hệ của những người từng đánh Mỹ, đánh Pháp khi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình có vẻ nhẹ nhàng hơn cho dù rất khổ, bởi khi đó đánh nhau với ngoại bang chỉ có mục tiêu duy nhất là giành “độc lập, tự do”, và với một niềm tin vô bờ bến là sau chiến tranh nhất định sẽ có cuộc sống “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Các liệt sĩ khi hy sinh sang thế giới bên kia mang theo một niềm tin hạnh phúc là “con, cháu mình sẽ được sung sướng”.Sự thật là thế hệ chúng tôi mong được chết cho tổ quốc, không một chút lăn tăn, nếu có chút lăn tăn thì chỉ là chết đi mà chưa một lần nhìn thấy lồng ngực của phụ nữ . Chiến tranh chống ngoại xâm đã kết thúc được 40 năm, tiếc thay đại đa số người dân vẫn đứng bên ngoài cái to đẹp hơn, đàng hoàng hơn ấy.
Điều mà thanh niên lăn tăn trước một cuộc đụng đầu sinh tử có thể diễn ra trong nay mai, không phải là không có lý. Họ chia xẻ với tinh thần của Thủ tướng rằng chúng ta hy sinh, đổ máu không vì cái “viển vông”. Chúng ta chấp nhận hy sinh, nhưng đừng để cha ông hôm nay đổ máu, con cháu mai sau vẫn nghèo hèn, rồi sau đó con cháu lại đổ máu tiếp và cái nhận được lại là sự nghèo hèn truyền kiếp và lệ thuộc bọn người tâm địa xấu xa.
Đúng vậy. Tôi có 3,4 đứa cháu cũng tầm 22-25 tuổi. Bọn chúng hình như sơ cứng với thời cuộc nước nhà. Đa số nói ai lãnh đạo mà có dân chủ, kiếm tiền được thì okie, có thể vác súng bảo vệ tổ quốc, còn như 39 năm qua thì dại gì mà đổ máu để lại cha con nó lên lãnh đạo, nước cứ nghèo, cá nhân thì kiếm tiền lụm cắc bạc, có tài cũng không bằng lý lịch. Xem ra vận nước mạt rồi.
Trả lờiXóa