Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

HỒNG LÊ THỌ, blogger người lót gạch…?

 -  VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TẠI (Hồng lê Tho)

 -  50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama - Sài gòn giải phóng online (Hồng lê Tho)

 -  Giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ Nhật.(Đài RFA phỏng vấn ts Đinh Kim Phúc)

 

Posted by : BTV VANEWS  0 comments
Chia sẽ :

"...Ông Hồng Lê Thọ đã từng chống Mỹ cứu... đảng, rồi chống đảng... cứu nước. Bây giờ ông bị đảng bắt bỏ tù, liệu Mỹ có ra tay ... chống đảng để cứu ông không?

Mời xem lại bài viết của ông Hồng Lê Thọ viết về chuyện ông tham gia chống Mỹ ở Nhật: 50 ngày đêm ngăn chặn xe tăng ở Yokohama..."


VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TẠI NHẬT BẢN (từ 1960-1975)

Tác giả: Hồng Lê Thọ - Nguyên Tổng Thư Ký Tổ Chức Người Việt Tại Nhật Bản Đấu Tranh Cho Hòa Bình Và Thống Nhất Đất nước (BEHEITO). Bài đã đăng trong sách “Kiều bào và quê hương” (NXB Trẻ - 2005)

Ảnh: Ông Hồng Lê Thọ và Hoàng Phủ Ngọc Phan (áo trắng) và nhà báo Hằng Nga (áo đỏ)

Từ năm 1960, số lượng sinh viên Việt Nam tăng dần khi chính phủ Nhật Bản mở rộng diện sinh viên du học theo chương trình của Bộ Giáo Dục Nhật (Mombusho scholarship) ngoại trừ một số ít người Việt Nam ra đi trước đây còn lưu trên đất Nhật làm ăn sinh sống hay theo diện theo chồng người Nhật hồi hương. Vì vậy có thể nói xã hội người Việt bắt đầu hình thành giữa những năm 1965 khi mà lượng người sang Nhật học tập ngày càng đông dảo qua hai lối: du học tự túc và du học theo học bổng. Theo con số ước lượng thì số sinh viên Việt Nam xấp xỉ 900 người vào đầu những năm 1970 và đa số là lưu học sinh tự túc, ở rải rác khắp các đại học Nhật Bản. Vì vậy những hoạt động hướng về Tổ quốc chớm lên từ những sinh hoạt mang nặng tính truyền thống như hội họp vào ngày Tết, trại hè hay văn hóa văn nghệ tình tự dân tộc, hoài hương vào những ngày cuối năm hay nghỉ lễ…

Từ năm 1960, số lượng sinh viên Việt Nam tăng dần khi chính phủ Nhật Bản mở rộng diện sinh viên du học theo chương trình của Bộ Giáo Dục Nhật (Mombusho scholarship) ngoại trừ một số ít người Việt Nam ra đi trước đây còn lưu trên đất Nhật làm ăn sinh sống hay theo diện theo chồng người Nhật hồi hương. Vì vậy có thể nói xã hội người Việt bắt đầu hình thành giữa những năm 1965 khi mà lượng người sang Nhật học tập ngày càng đông dảo qua hai lối: du học tự túc và du học theo học bổng. Theo con số ước lượng thì số sinh viên Việt Nam xấp xỉ 900 người vào đầu những năm 1970 và đa số là lưu học sinh tự túc, ở rải rác khắp các đại học Nhật Bản. Vì vậy những hoạt động hướng về Tổ quốc chớm lên từ những sinh hoạt mang nặng tính truyền thống như hội họp vào ngày Tết, trại hè hay văn hóa văn nghệ tình tự dân tộc, hoài hương vào những ngày cuối năm hay nghỉ lễ…

Những thông tin về cuộc chiến ở trong nước, nhất là khi Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1964) lấy cớ đó ném bom phá hoại miền Bắc, mở rộng và trực tiếp tham gia chiến tranh ở miền Nam đã làm anh em hiểu rõ hơn bản chất của cuộc chiến, ngấm ngầm tổ chức học tập tìm hiểu lại lịch sử nước nhà, trao đổi thông tin bằng những buổi sinh hoạt “kín” theo nhóm nhỏ. Hơn thế nữa, vào thời kỳ này, phong trào phản đối Mỹ sử dụng Nhật Bản làm căn cứ hậu cần cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã dấy lên rầm rộ, tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Tokyo, Yokohama, Nagasaki, Okinawa… nổi lên các phong trào phản chiến sôi bỏng, không kể tầng lớp sinh viên, luôn nêu lên khẩu hiệu đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, thực hiện việc trao trả quần đảo Okinawa, đòi chấm dứt hoạt động của quân đội Mỹ tại Nhật Bản… Sự kiện các phong trào đòi hòa bình, phản đối chiến tranh tại Việt Nam tại Nhật không thể giữ mãi cách hoạt động ngầm, tìm thời cơ chuyển sang hình thái đấu tranh trực diện hơn, ngay ở sân sau của quân đội Mỹ. Một sự kiện không thể không nhắc đến là năm 1967 đã bùng lên một phong trào “Bảo vệ anh Thắng” (Thang-Kun o mamorukai) ở đại học Tokyo (1) và sau đó lan rộng nhiều đại học khi anh bị đàn áp, cắt học bổng và bị đe dọa đuổi về nước (miền Nam) sau khi tham gia và phát biểu chống sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Điều này đã tác động lên anh em thời bấy giờ và hâm nóng ý chí quyết tâm “lên đàng” của phong trào yêu nước sau này ở Nhật Bản. Một “nhóm 11 người” ở Tokyo đã hình thành bí mật để chuẩn bị hành động với ý thức rõ rệt là “đòi người Mỹ chấm dứt ngay cuộc chiến xâm lược, rút quân khỏi miền Nam” và thực hiện hiệp định Genève, tiến đến thống nhất đất nước. Dù với ý thức tự phát, tự tìm hiểu nhưng sự ra đời của phong trào yêu nước này hoàn toàn phù hợp với đường lối đấu tranh chung của đồng bào trong nước và xu thế phản chiến của các phong trào đòi hòa bình, chống chiến tranh trên đất Nhật, vì thế phong trào của nhóm ra đời sau này nhanh chóng đã có tiếng nói chung với bạn bè yêu hòa bình và dân chủ, hòa nhập vào cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ của dân tộc.

Theo tin của Reuter, đăng trên báo The New York Times, ngày 24-8-1963 hai sinh viên Phật tử ở Tokyo đã tuyệt thực trước Tòa Đại Sứ Chính quyền Sài Gòn để phản đối việc đàn áp đẫm máu phong trào Phật giáo tại miền Nam. Có thể nói đây là lần đầu tiên xuất hiện phong trào của sinh viên tại nước ngoài. (The NY times 25-8-1963).

Với khí thế sục sôi chiến đấu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, sau những thất bại liên tiếp tại chiến trường, và trước dư luận phản đối chiến tranh, đòi quân Mỹ rút quân khỏi Việt Nam dâng cao trong lòng xã hội Mỹ, chính quyền Nixon buộc phải thay đổi chiến lược, “dùng người Việt đánh người Việt” (Việt Nam hóa chiến tranh) và cuộc gặp gỡ Thiệu – Nixon tại đảo Midway – Mỹ (ngày 8-6-1969) phân công cho chính quyền Thiệu của chúng là cơ hội để xuất hiện chính thức, đấu tranh công khai, bày tỏ trước dư luận Nhật Bản thái độ của người Việt Nam yêu nước tại Nhật Bản. Ngày 9 tháng 6 năm 1969, 25 anh em tổ chức vào chiếm sứ quán của chính quyền Sài Gòn với biểu ngữ “Mỹ phải cút ngay khỏi miền Nam”, “Đả đảo chính quyền tay sai Thiệu-Kỳ”, “Nước Việt Nam là một”… ra tuyên ngôn đòi hòa bình và tuyệt thực tại đây cho đến ngày 10-6-1969. Đây là một sự kiện được dư luận ở Nhật Bản quan tâm và khá bất ngờ khi những người ra đi từ miền Nam đã đứng dậy, có tác dụng trực tiếp đến các phong trào dân chủ và đòi hòa bình cho Việt Nam của người Nhật, không những làm cho sứ quán chính quyền miền Nam bối rối mà còn gây được tiếng vang trong giới trí thức tại Nhật. “Tổ chức Người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa Bình và Thống Nhất đất nước” đã chính thức ra đời ngay sau đó (ngày 22-6-1969), biểu thị thái độ không công nhận chính quyền Sài Gòn bằng cách thiêu hủy hộ chiếu mà đã được cấp khi đi du học, đấu tranh trực diện với các chính sách xâm lược của Mỹ và chế độ tay sai tại miền Nam trên địa bàn Nhật Bản trong suốt nhiều năm cho đến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng. Đầu năm 1970, tòa án quân sự đặc biệt vùng 3 chiến thuật đã đem ra xử vắng mặt 3 anh em trong phong trào (2) kết án mỗi người 6 năm khổ sai và 20 năm mất quyền công dân (!?) hòng đe dọa và đàn áp nhưng điệu đó chỉ có tác dụng trui rèn anh em thêm vững chắc. Để giúp đỡ và bảo vệ phong trào của anh em người Việt, một số trí thức, giáo sư, nhà báo… nổi tiếng đã tự nguyện đứng ra thành lập “Hội bảo vệ và giúp đỡ sinh viên Việt Nam” (Beshien) sẵn sàng yểm trợ trước nguy cơ đe dọa từ nhiều phía, trong đó có cả kiều dân Triều Tiên đứng ra cho mượn nhà để làm văn phòng liên lạc và đặt trụ sở để tiếp tục hoạt động.

Bên cạnh những cuộc mít tinh, tuần hành hay hội thảo chung với các phong trào đòi hòa bình Nhật Bản để có tiếng nói trực tiếp tại các diễn đàn, anh em còn tham gia vào những cuộc vận động có qui mô lớn của các đoàn thể dân chủ, tiến bộ như Đoàn Thanh niên Dân chủ Nhật Bản, Hội Phụ nữ Mới, Hội nghị Thế giới chống bom A&H ở Hiroshima và Nagasaki (Gensuikyo), Hội Hữu nghị Nhật – Việt, Ủy ban Đoàn Kết Á – Phi – Mỹ La tinh… tổ chức định kỳ hàng năm để kêu gọi nhân dân Nhật Bản ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đồng thời tổ chức vận động lính Mỹ ở các căn cứ quân sự “đào tẩu”, tham gia đấu tranh phản chiến. Những cuộc tham gia phong trào đòi hòa bình và yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam ở Nhật Bản đã kết hợp với phong trào đấu tranh chống căn cứ quân sự của Mỹ phát triển rộng khắp, đặc biệt là 50 ngày đêm cùng với những đoàn thể phản chiến chận xe tăng, không cho chúng lên tàu sang chiến trường Việt Nam trước căn cứ Sagamihara (Yokohama) vào tháng 8 năm 1972 là cuộc đấu tranh khá quyết liệt của phong trào yêu nước tại Nhật Bản. Song song với những hoạt động tham gia vào các phong trào phản chiến của người Nhật, anh em còn tổ chức những cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Tokyo, mít tinh tại công viên, nhà hát tố cáo chế độ lao tù ở miền Nam, phản đối máy bay B-52 ném bom trải thảm giữa thủ đô Hà Nội, gặp gỡ các nghị sĩ quốc hội Nhật Bản yêu cầu can thiệp vào những chính sách hỗ trợ chính quyền Sài Gòn của chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ. Hai buổi lễ và tuần hành trên đường phố Tokyo trang trọng nhất đáng ghi nhớ là Buổi lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vào chiều ngày 4 tháng 9 năm 1969 sau khi đài Hà Nội đưa tin Người qua đời và buổi lễ truy điệu anh Nguyễn Thái Bình bị sát hại tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 2-7-1972 qui tụ hàng trăm anh chị em ở Nhật Bản. Đó là không kể đến ngày mừng dân tộc toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, 24 anh em bị cảnh sát giam giữ trong đêm 30 tháng 4 năm 1975 khi lao vào sứ quán Sài Gòn để tổ chức mít tinh tại đây. Mỗi đợt sinh hoạt như vậy càng củng cố phong trào ngày mỗi mạnh, phát triển nhiều hình thái đấu tranh linh hoạt để mở rộng hoạt động trong tập thể người Việt Nam tại Nhật và trong lòng xã hội Nhật Bản. Nhiều nhóm hoạt động yêu nước khác lần lượt ra đời tuy không đấu tranh chính diện những vẫn tham gia vào những sinh hoạt chung, ủng hộ các buổi lễ lớn như mừng ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày Quốc Khánh 2-9… tuy rằng sứ quán Sài Gòn ở Tokyo luôn canh chừng, tổ chức một nhóm người “quốc gia” quá khích phá hoại.

Bên cạnh những cuộc mít tinh, tuần hành hay hội thảo chung với các phong trào đòi hòa bình Nhật Bản để có tiếng nói trực tiếp tại các diễn đàn, anh em còn tham gia vào những cuộc vận động có qui mô lớn của các đoàn thể dân chủ, tiến bộ như Đoàn Thanh niên Dân chủ Nhật Bản, Hội Phụ nữ Mới, Hội nghị Thế giới chống bom A&H ở Hiroshima và Nagasaki (Gensuikyo), Hội Hữu nghị Nhật – Việt, Ủy ban Đoàn Kết Á – Phi – Mỹ La tinh… tổ chức định kỳ hàng năm để kêu gọi nhân dân Nhật Bản ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đồng thời tổ chức vận động lính Mỹ ở các căn cứ quân sự “đào tẩu”, tham gia đấu tranh phản chiến. Những cuộc tham gia phong trào đòi hòa bình và yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam ở Nhật Bản đã kết hợp với phong trào đấu tranh chống căn cứ quân sự của Mỹ phát triển rộng khắp, đặc biệt là 50 ngày đêm cùng với những đoàn thể phản chiến chận xe tăng, không cho chúng lên tàu sang chiến trường Việt Nam trước căn cứ Sagamihara (Yokohama) vào tháng 8 năm 1972 là cuộc đấu tranh khá quyết liệt của phong trào yêu nước tại Nhật Bản. Song song với những hoạt động tham gia vào các phong trào phản chiến của người Nhật, anh em còn tổ chức những cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Tokyo, mít tinh tại công viên, nhà hát tố cáo chế độ lao tù ở miền Nam, phản đối máy bay B-52 ném bom trải thảm giữa thủ đô Hà Nội, gặp gỡ các nghị sĩ quốc hội Nhật Bản yêu cầu can thiệp vào những chính sách hỗ trợ chính quyền Sài Gòn của chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ. Hai buổi lễ và tuần hành trên đường phố Tokyo trang trọng nhất đáng ghi nhớ là Buổi lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vào chiều ngày 4 tháng 9 năm 1969 sau khi đài Hà Nội đưa tin Người qua đời và buổi lễ truy điệu anh Nguyễn Thái Bình bị sát hại tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 2-7-1972 qui tụ hàng trăm anh chị em ở Nhật Bản. Đó là không kể đến ngày mừng dân tộc toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, 24 anh em bị cảnh sát giam giữ trong đêm 30 tháng 4 năm 1975 khi lao vào sứ quán Sài Gòn để tổ chức mít tinh tại đây. Mỗi đợt sinh hoạt như vậy càng củng cố phong trào ngày mỗi mạnh, phát triển nhiều hình thái đấu tranh linh hoạt để mở rộng hoạt động trong tập thể người Việt Nam tại Nhật và trong lòng xã hội Nhật Bản. Nhiều nhóm hoạt động yêu nước khác lần lượt ra đời tuy không đấu tranh chính diện những vẫn tham gia vào những sinh hoạt chung, ủng hộ các buổi lễ lớn như mừng ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày Quốc Khánh 2-9… tuy rằng sứ quán Sài Gòn ở Tokyo luôn canh chừng, tổ chức một nhóm người “quốc gia” quá khích phá hoại.

Là một phong trào tự phát của một tập thể sinh viên trẻ vừa đi học, kiếm sống trên đất người nhưng anh em đã sớm trưởng thành trong đấu tranh, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc, tự chọn cho mình một vị trí để khẳng định, đó là làm người con của một dân tộc anh hùng, độc lập và thống nhất (*).

Và từ ngày 30-4-1975, ước mơ đó đã thành sự thật trọn vẹn.

Tháng 9/2005 

HỒ SƠ - TƯ LIỆU
SGGP:: Cập nhật ngày 29/04/2006 lúc 21:14'(GMT+7)

Căn cứ Sagamihara ở Yokohama là một căn cứ quân sự của quân đội Mỹ chiếm đóng tại Nhật Bản, được dùng làm nơi sửa chữa xe cơ giới, khí tài chiến tranh để cung ứng cho lính Mỹ ở Việt Nam.

Nơi đây đã tập trung xe tăng M-48 và các loại xe bọc thép bị hư hỏng để sửa chữa và tân trang, sau đó lại được tàu chiến Mỹ đưa ra chiến trường, vì vậy đây cũng là một địa chỉ bị dư luận Nhật Bản lên án và đòi hỏi quân đội Mỹ sớm trao trả cho Nhật Bản, chấm dứt việc sử dụng lãnh thổ Nhật Bản làm căn cứ ở hậu phương, tiếp tay cho cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam. 

Ngăn chặn công voa chở xe tăng ra cảng Yokohama, tháng 8-1972. Ảnh: T.L.
Trong không khí phản chiến đang nổi lên sôi bỏng vào những năm 1968-1972 trên toàn thế giới, nhất là ở Mỹ thì tại Nhật Bản cuộc đấu tranh đòi phía Mỹ trao trả tất cả căn cứ quân sự cho Nhật Bản đã kết hợp với phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam rất quyết liệt, có thể nói đã lên đến đỉnh cao.

Cuối tháng 6-1972 các phong trào thị dân thuộc tỉnh Kanagawa nơi có bến cảng Yokohama và căn cứ quân sự Sagamihara đã nổ ra một cuộc đấu tranh quyết liệt ngăn chặn không cho công voa chở xe tăng của lính Mỹ ra cảng, trở lại chiến trường kéo dài trong suốt 50 ngày đêm.

Được giáo sư Kobayashi thuộc Trường Đại học Công nghiệp Sagami và ông Umehara, Chủ tịch Phong trào phản chiến của nhân dân trong tỉnh Yokohama, thông báo chi tiết về hoạt động “đột xuất” này, tổ chức yêu nước của kiều báo ta tại Nhật Bản đã quyết định tham gia “chặn xe tăng” cùng với bạn bè Nhật Bản mặc dù cảnh sát dã chiến Nhật đã được lệnh đàn áp theo yêu cầu của phía Mỹ.

Với bộ đồ bà ba đen, nhóm người Việt Nam tay cầm hình ảnh lính Mỹ thảm sát đồng bào ta ở Sơn Mỹ, tay phát truyền đơn tố cáo tội ác chiến tranh đồng thời một số anh em khác cầm loa phát biểu ủng hộ phong trào, kêu gọi không cho xe tăng đi chuyển về phía bến cảng.

Càng ngày số người tham gia càng đông, các nhóm đấu tranh cánh tả, giáo chức, công nhân và sinh viên dân chủ... cũng đã cắm lều trại, lập khán đài giao lưu phản chiến, mít tinh liên tục trong suốt thời gian xe tăng bị chặn, nằm ụ ở ngã tư đường.

Nhiều bà mẹ Nhật Bản đã tìm đến anh em Việt Nam động viên, tiếp sức cho anh em những nắm cơm bọc rong biển, túi trà nóng hay bánh nướng ăn đỡ đói, luôn dặn dò “nhớ gìn giữ sức khoẻ”, “hãy cố lên nghe các cháu”. Căn lều nghỉ ngơi của anh em là tụ điểm của nhiều thanh niên học sinh Nhật Bản đến thăm và đặt câu hỏi về cuộc chiến ở quê nhà, chia sẻ những gì mà đồng bào trong nước đang gánh chịu.

Một nữ sinh viên từ Trường Đại học Nagasaki mãi tận phía Nam tham dự đêm không ngủ cũng đã tìm đến chỗ anh em, tâm sự: “Chúng tôi luôn cầu nguyện cho nhân dân Việt Nam thắng lợi, vì chỉ có như thế chúng tôi mới có thể đòi lại được những vùng đất đang bị quân đội Mỹ chiếm cứ”. Chính nơi đây, chị Yokoi Kumiko, ca sĩ được gọi là “Joan Baez của Nhật” cất tiếng hát bài ca Không cho xe tăng nhích nửa bước nổi tiếng.

Sau 48 ngày giằng co, phía quân đội Mỹ định cho xe tông vào đám người đứng chặn làm đột phá khẩu ra bến cảng thì hàng trăm con người đã nằm xuống ngăn chặn ngay đầu xe tăng, trong đó có hình ảnh những chiếc áo bà ba của anh em ta nằm ở mũi đoàn xe.

Chính hình ảnh đó đã làm nức lòng những người Nhật, họ la hét, hô to những khẩu hiệu “Ngăn chặn ngay bọn giết người”, “Không cho xe tăng lên tàu” trong khi dùi cui, xe phun nước cao áp đẩy đoàn người vào hai bên lề một cách thô bạo, gây thương tích cho nhiều anh em trong đoàn.

Đến ngày thứ 50, tức gần hai tháng không hề di chuyển được, đoàn xe tăng đã phải lùi trở lại căn cứ trong tiếng hoan hô của hàng vạn người, kết thúc cuộc đấu tranh không khoan nhượng mặc dù một số anh em đã bị thương khá nặng trong những ngày cuối cùng của chiến dịch.

Ngày 8-8-1972, Đài Phát thanh Hà Nội lên tiếng phê phán và lên án việc sử dụng Nhật Bản làm căn cứ hậu cần cho cuộc chiến, biến Sagamihara làm nơi sửa chữa những chiếc xe tăng đã gây nên tội ác ở Việt Nam và đưa tin về “trận” đấu tranh chặn xe tăng lịch sử này.

Hồng Lê Thọ

12012014-hongletho-kh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ Nhật
Courtesy of nguyentandung.org

Sự việc blogger, giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ Nhật bản bị bắt, làm giới blogger và trí thức Việt Nam chú ý. Đài Á châu tự do có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đinh Kim Phúc, một chuyên gia nghiên cứu biển Đông, đồng thời là một người bạn thân của Giáo sư Hồng Lê Thọ, về sự việc này.
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc: Anh Hồng Lê Thọ là một nhà nghiên cứu rất uyên bác và không ồn ào. Tư liệu tới đâu thì anh nghiên cứu tới đó. Anh đã tiên đán những chuyện trên biển Đông rất là chính xác, nhất là cái bài Lý lẽ và âm mưu của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Anh là một người rất là điềm tĩnh, không muốn xuất hiện chỗ đông người, không tham gia một hội đoàn, một nhóm nào cả. Anh cứ âm thầm chuyển ý kiến của nhiều người ở trong và ngoài nước lên blog Người lót gạch của anh, cũng như là tin tức được các báo nước ngoài đăng tải mà người trong nước không có dịp tiếp cận được.
Tôi rất là ngạc nhiên khi nghe tin anh bị bắt bởi điều luật 258, và cho đến giờ phút này tôi vẫn không hiểu vì sao anh bị bắt. Nếu chỉ là cái blog Người lót gạch của anh đăng tải tất cả những vấn đề hiện tình của đất nước hay là chuyện về sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông mà anh bị bắt thì đó là một điều đáng tiếc.
Vì sao? Gần anh tôi mới biết anh là một du học sinh ở Nhật bản rất là sôi nổi. Anh đã tham gia vào phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Anh đứng hẳn về phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, anh tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa Mác lê nin để giải phóng dân tộc. Tôi còn biết được là anh đã từng nằm cản đầu xe tăng mà Mỹ chuyển qua bên Việt Nam để tham gia chiến tranh.
Sau năm 1975, khi mà đất nước thống nhất, anh làm việc bốn năm tại tòa đại sứ Việt Nam tại Tokyo. Anh chuyển sang nghiên cứu sử học, quốc tế, biển Đông. Con người anh rất là khẳng khái, cái gì đúng anh bảo vệ tới cùng, cái gì sai thì phê phán. Không phải bất cứ người nào công kích chính phủ Việt Nam hiện nay anh đều hùa theo mà anh có lý lẽ riêng. Tất cả đều phải bắt đầu bằng sự trung thực, không nhằm vào mục đích lật đổ chế độ hay tấn công một cá nhân nào.
Nếu chỉ là cái blog Người lót gạch của anh đăng tải tất cả những vấn đề hiện tình của đất nước hay là chuyện về sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông mà anh bị bắt thì đó là một điều đáng tiếc. 
- Tiến sĩ Đinh Kim Phúc
Tôi rất tiếc, không biết là việc bắt anh Hồng Lê Thọ có chuyện gì đằng sau hay không! Là người gần gủi và theo dõi thì tôi thấy blog của anh thì cũng như bao nhiêu blog khác, thậm chí còn hiền hơn những blog tấn công, phê phán chính phủ Việt Nam hiện nay.
Kính HòaTheo như ông vừa nói thì nhân thân của ông Thọ, cũng như cách ứng xử của ông Thọ gây ngạc nhiên là tại sao ông bị bắt. Thành ra có ý kiến cho rằng phải chăng vì cái bài cuối cùng trên blog Người lót gạch đăng bài của ông Hạ Đình Nguyên, có vẻ chỉ trích cái câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chuyện vừa đấu tranh vừa hợp tác, chính là nguyên nhân làm cho ông Thọ bị bắt không?
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc: Cái bài Vừa đấu tranh vừa hợp tác và Vường Thúy Kiều của Hạ Đình Nguyên, theo tôi biết thì đăng trên trang Bauxite trước rồi Người Lót Gạch đăng lại. tôi đã đọc từ đầu đến cuối thì thấy là tác giả Hạ Đình Nguyên không phải là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chuyện vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung quốc. Toàn bộ bài của anh Hạ Đình Nguyên là tâm sự. Anh nhận xét về số phận của Việt Nam, một nước nhỏ nằm bên cạnh một anh khổng lồ bành trướng, và hiện nay cũng đang bành trướng. Tôi nghĩ rằng đây là một bài của một người suy nghĩ về thời sự, của một người có quan tâm đến tình hình đất nước chứ không nhằm tấn công vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một điều hết sức là ngạc nhiên là khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt thì không có anh em bạn bè nào hay biết hết. Khi vào cái trang Nguyentandung.vn thì mọi người mới tá hỏa ra. Hiện nay ở trong nước có những trang như là Nguyentandung, Truongtansang, Nguyenphutrong, theo tôi là những trang mạng nặc danh, mà sao lại biết sự việc một cách chính xác ý như cổng thông tin điện tử của Bộ công an sau này đăng lại. Tôi thấy như vậy không chính danh. Những người chủ xướng những trang này là cái gì? Tại sao trong lúc đảng và nhà nước kêu gọi mọi người tuân thủ pháp luật mà một cái trang như vậy lại xuất hiện vào thời điểm này.
Tôi nghĩ các trang mạng mượn tên người lãnh đạo này, người lãnh đạo kia, có thể là của một nhóm nào đó, một nhóm quyền lực nào đó dùng các trang mạng này để đấu đá nội bộ. Và tôi nghĩ rằng anh Hồng Lê Thọ là một nạn nhân. Tôi nghĩ rằng các cơ quan nhà nước Việt Nam cần làm sáng tỏ các trang này là ai? Tại sao lại biết chuyện bắt bớ của cơ quan chức năng trong khí các tờ báo chính thống thì chưa loan tải?
Một điều hết sức là ngạc nhiên là khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt thì không có anh em bạn bè nào hay biết hết. Khi vào cái trang Nguyentandung.vn thì mọi người mới tá hỏa ra.
- Tiến sĩ Đinh Kim Phúc
Kính HòaGiáo sư Hồng Lê Thọ thì ngoài việc ông là một blogger thì còn là một trí thức nữa, một trí thức hồi hương, mà theo ông nói thì có khuynh hướng ủng hộ đảng cộng sản như ông nói, thì liệu rằng việc bắt Giáo sư Hồng lê Thọ là một cái gì đó ngấm ngầm báo cho giới trí thức trong nước là sự phản biện của họ đã đi quá đà?
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc: Tôi cũng nghĩ vậy.
Tôi nghĩ là nếu các cơ quan chức năng chọ anh Hồng Lê Thọ để mở đầu cho một vụ án về chính trị trước thềm đại hội trung ương cũng như đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam, có lẽ là sự phản biện của giới trí thức trong và ngoài nước đã làm mất lòng giới lãnh đạo Việt Nam. Nếu như vin vào bài cuối cùng Vừa hợp tác vừa đấu tranh của anh Hạ Đình Nguyên đăng trên blog Người lót gạch, thì tôi cho rằng đó chỉ là một duyên cớ, chứ không phải là nguyên nhân chính làm anh Hồng lê Thọ bị bắt theo điều luật 258.
Kính HòaLiệu sự việc này có làm ảnh hưởng đến sự dấn thân của giới blogger và trí thức Việt Nam hiện nay không thưa ông?
Tiến sĩ Đinh Kim Phúc: Trước nhất tôi phải nói rằng cá nhân anh Hồng lê Thọ là một người rất có uy tín trong cộng đồng trí thức nguuwofi Việt trên toàn thế giới. Tiếng nói của anh rất là quan trọng, thông qua anh tôi đã làm quen với rất nhiều vị trí thức, mà thông qua nhiều vị này ở các trường Đại học, tôi đã được giúp đỡ rất nhiều trong việc nghiên cứu biển Đông.
Câu hỏi hiện nay là tại sao bắt? Tại sao là Hồng lê Thọ? Vấn đề này có tác động rất lớn đến suy nghĩ của trí thức trong và ngoài nước về cái trăn trở muốn phản biện, muốn đóng góp cho đất nước ngày một tốt hơn, chứ không nhằm lật đổ đảng cộng sản, hay là cướp chính quyền, bạo loạn lật đổ,…
Nếu như các cơ quan chức năng muốn phục vụ một mục đích nào đó mà lại đi bắt anh Hồng lê Thọ thì tôi đây là một sai lầm nghiêm trọng, đối với giới trí thức người Việt trên thế giới cũng như hình ảnh của Việt Nam hiện nay.
Kính HòaCám ơn ông dành cho đài RFA cuộc phỏng vấn này.

Đã gửi từ iPad của tôi


André Menras - Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch
Quá đáng! Thật quá đáng!
Hồi mới ra khỏi nhà tù chế độ cũ, tôi đã đáp ứng lời mời của những phong trào chính trị, tôn giáo, công đoàn và nhân đạo khác nhau trên khắp thế giới để làm chứng nhân cho sự man rợ của hệ thống nhà tù Mỹ-Sài Gòn, tôi được gặp anh Thọ cùng các bạn anh, khi đó là những sinh viên Việt Nam trẻ trung ở Nhật Bản. Vài ba tiếng đồng hồ vô cùng cảm động không ngăn nổi nước mắt trào ra để nói thay lời đôi khi không đủ để diễn tả niềm thương mền cùng nỗi giận dữ đã gắn kết chúng tôi lại với nhau.
Hơn ba mươi năm sau, chúng tôi gặp lại nhau ở Sài Gòn nơi anh đang mở một doanh nghiệp mỹ phẩm nhỏ để sinh nhai. Một cách dè dặt để tránh cho tôi khỏi bị choáng, anh đã kể cho tôi nghe về những thăng trầm trong cuộc sống hằng ngày, và tôi đã nhận thấy khá rõ nỗi thất vọng u buồn của anh trước cảnh tượng ai oán những giá trị nhân bản và giải phóng của chúng tôi đã bị tước đoạt và giày xéo. Và thế là tôi đã thoát ra khỏi cái nắp đậy bằng thủy tinh nơi tiếng tăm và các thứ vinh dự đã nhốt chặt tôi vào và ở đó, do không có liên hệ với cuộc sống thực ở đây, tôi đã chẳng nhìn thấy gì hết về một nước Việt Nam có thực trên đời.
Thọ không phải là người của Đảng. Đó là một con người cởi mở, ghi nhận đầy đủ mọi thứ gì xảy ra ở bên ngoài, nói và viết trôi chảy tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nhật Bản. Nhưng sự gắn bó của anh với độc lập của đất nước không một giây suy suyển. Cũng như tôi, anh là một người chống đối quyết liệt việc người Tàu thò tay nắm lấy toàn bộ cuộc sống của nước Việt Nam nhờ cánh tay gân guốc và vô cảm của một đảng cộng sản Việt Nam thoái hóa, sa đọa, mất hết mọi giá trị căn bản của nhân dân và dân tộc.
Thọ là một nhà trí thức hết sức hiền hòa. Thậm chí đôi khi anh đòi chuyện gì cũng phải đồng thuận, và không thích đấu tranh. Tôi nhớ cách đây vài năm chúng tôi tham gia vào phong trào nước ngọt cho chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa do báo Thanh niên phát động. Cả hai chúng tôi khi đó đều bị lừa và đóng góp của chúng tôi và của một số Việt kiều khi đó đã khởi động việc quyên góp được tới vài chục nghìn euro đã bị cuỗm sạch. Khi đó tôi rất phẫn nộ và đòi hỏi phải làm cho rõ, nhưng Thọ thì tỏ ra buồn bã và chịu thúc thủ theo “định mệnh”. Anh không thích những cơn sóng lớn. Anh không bao giờ tham gia vào bất kỳ cuộc biểu tình phản đối người Tàu xâm lăng nơi biển đảo. Cho dù các cuộc biểu tình đó bị cấm hoặc được phép hoặc được nhà cầm quyền điều khiển từ xa thì anh cũng không tham gia. Anh chỉ viết blog, viết đều đặn, nghiêm túc, hy sinh tất cả vì công việc mặc dù sức khỏe của anh rất kém (anh bị tiểu đường và bắt đầu bị phình mạch máu...). Trên trang blog của mình, anh lượm tất cả các bài viết trái ngược nhau trích từ báo chí chính thống hoặc từ trên mạng, từ nước ngoài hoặc từ các vùng miền. Hàng ngày trang blog của anh có nhiều nghìn đọc giả và hiếm khi có viết bình luận. Thế mà anh bị bắt, "bị bắt quả tang" nói theo ngôn từ của công an, bị bắt giữa đêm cách đây hai ngày và coi là tội "công bố trên mạng internet những bài viết có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm suy yếu uy tín và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, với các tổ chức xã hội, với các công dân, thể theo điều 258 bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Kết luận tạm thời của tôi là, thể theo cái điều luật giết người và giết chết tự do đó mà cái đảng càng ngày càng công khai theo đường lối Mao Trạch Đông này đang áp đặt cho gần 100 triệu công dân, thì rõ ràng tôi là một kẻ cực đoan nguy hiểm hơn so với ông bạn Hồng Lê Thọ của tôi. Vậy là, trong những ngày tới khi về ở trên đất nước Việt Nam mình, tôi có thể bị bắt để họ tìm thêm tội. Trong lúc chờ đợi, có điều này là chắc chắn: hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy mình là Việt Nam bên cạnh Thọ, và Lập, và Đằng, và Mẫm, và Giàu và cả ngàn nạn nhân khác của những hành động hung bạo giết chết Tự do của một cái đảng làm mật vụ cho Trung cộng, và họ sẽ không bao giờ cúi đầu trước cảnh tước đoạt những giá trị nhân bản nhân danh chúng họ đã chiến đấu và tiếp tục chiến đấu cùng với nhân dân Việt Nam. Sao cho cái tên chính thức bằng tiếng Việt của tôi càng thêm ý nghĩa.
Bạn Thọ của tôi, những kẻ nào đụng chạm vào sức khỏe của anh sẽ phải trả giá đắt. Chào anh, và hẹn gặp lại.
Hồ Cương Quyết. André
André Menras cùng Hồng Lê Thọ
Với Hồng Lê Thọ trên quảng trường Lam Sơn

Bản gốc tiếng Pháp:
HỒNG LÊ THỌ DOIT ËTRE LIBERE SUR LE CHAMP SANS CONDITION !
Trop, c'est trop !
Lorsqu ' à peine sorti des prisons de l'ancien régime je répondais aux invitations des différents mouvements politiques, religieux, syndicaux et humanitaires dans le monde entier pour témoigner de la barbarie du système pénitentiaire américano -saïgonnais, j'ai rencontré Thọ avec ses amis, alors jeunes étudiants vietnamiens au Japon. Quelques heures de grande émotion où les larmes irrépressibles remplaçaient souvent les mots qui nous manquaient pour exprimer notre affection et notre colère solidaire. Plus de trente ans après, nous nous sommes retrouvés à Saïgon où il vit d'une petite entreprise de cosmétiques. Il m'a raconté avec réserve , pour ne pas me choquer, les vicissitudes de la vie quotidienne et j'ai bien perçu sa désillusion et sa tristesse devant le spectacle lamentable de nos valeurs humanistes et libératrices confisquées, piétinées. Je sortais alors de ma cloche de verre où la notoriété et les honneurs m'avaient enfermé et d'où, faute de contact avec le terrain, je ne pouvais rien voir du vrai Vietnam .
Thọ n'est pas un homme de Parti. C'est un homme ouvert, très à l'écoute de l'étranger, parlant et écrivant couramment le français, l'anglais et le japonais. Mais son attachement à l'indépendance de son pays n'a jamais cédé un pouce. C'est donc, tout comme moi, un farouche opposant à la main mise chinoise sur l'ensemble de la vie du Vietnam par le bras musclé et sans état d'âme d'un parti communiste vietnamien dégénéré , dévoyé, détourné des valeurs populaires et nationales essentielles. Thọ est un intellectuel très pacifiste. Il est même quelquefois consensuel et n'aime pas aller au combat. Je me souviens, il y a quelques années, nous nous sommes engagés dans un mouvement lancé par le journal Thanh Niên pour procurer de l'eau douce aux militaires et aux habitants des îles de l'archipel Spratley ( Trường Sa ). Nous avons été tous deux trompés et dépouillés de notre contribution avec un certain nombre de Việt Kiều qui avaient commencé à déclencher une collecte s'élevant alors à une vingtaine de milliers d'euros. Devant mon indignation et mes exigences de clarification, Tho s'était alors montré tristement fataliste et résigné. Il n'aime pas les grosses vagues. Il n'a jamais participé à aucune manifestation de protestation contre les agressions chinoise sur la mer et les îles. Que ces manifestations soient interdites, tolérées ou télécommandées par le pouvoir. Il tient simplement son blog, avec constance, sérieux et abnégation malgré sa santé très fragile ( diabète insuliné, première rupture d'anévrisme ...). Il y recueille toutes sortes d'articles contradictoires extraits de journaux officiels ou du net, de l'étranger ou des régions. Il a des milliers de lecteurs quotidiens et ne commente les articles que très rarement. Et le voilà arrêté, "pris sur le fait " selon les termes de la police , en pleine nuit, il y a deux jours avec, comme crime " publier sur internet des articles au contenu mauvais, aux informations aberrantes qui affaiblissent le prestige et la confiance du peuple envers l'Etat , les organisations sociales, les citoyens, selon de décret 258 BLHS de la république socialiste du Vietnam."
En conclusion provisoire, selon cette loi scélérate et liberticide que ce parti de plus en plus ouvertement maoiste impose à près de 100 millions de citoyens, je fais figure d'un dangereux extrémiste comparé à mon ami Tho. J'attends donc , lors de mon prochain séjour au Vietnam, mon pays , mon arrestation pour de nouvelles retrouvailles . En attendant une chose est sûre : plus que jamais je me sens vietnamien aux côtés de Thọ, Lập, Đẳng,Mẫm, Giàu et des milliers d'autres victimes des violences liberticides d'un parti collabo et qui ne baisseront jamais la tête devant la confiscation des valeurs humanistes pour lesquelles ils se sont battus et ils continuent de se battre avec le peuple du Vietnam. Pour que mon nom officiel vietnamien prennent encore plus de sens .
Mon ami Thọ, ceux qui toucheront à ta santé devront en répondre au prix fort. Je te dis à bientôt.
Hồ Cương Quyết. André
Tác giả gửi BVN

Đã gửi từ iPad của tôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét