Theo Người Đưa Tin
22-8-2014
Theo báo Đất Việt
22-8-2014
Với hàng loạt phương tiện, vũ khí quân đội Việt Nam tiếp nhận trong 2 năm qua, vị thế quân đội Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới.
Theo đó, ngày 7/11, Hải quân Việt Nam đã chính thức ký biên bản tiếp nhận tình trạng kỹ thuật của tàu ngầm Hà Nội. Đến ngày 15/11, tàu ngầm Hà Nội được đưa lên tàu vận tải Rolldock Sea của Hà Lan và bắt đầu hành trình về Việt Nam. |
Thêm chú thích |
Project 636.1 Kilo là lớp tàu ngầm thông thường thế hệ thứ ba, có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.100 tấn, tốc độ di chuyển dưới nước 20 hải lý/h, khả năng lặn sâu tối đa 300m và được vận hành bởi đoàn thủy thủ gồm 52 người. Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533 mm, mìn, tên lửa phòng không Igla và tên lửa hành trình Caliber đạt tầm bắn xa 300km. |
Thủy phi cơ Twin Otter: Cuối tháng 10/2013, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận chiếc thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên trong tổng số 6 chiếc từ công ty Virking Air của Canada. Chiếc thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km. |
Trong khi tàu ngầm Kilo hoạt động thoắt ẩn thoắt hiện dưới mặt nước thì DHC-6 Twin Otter lại được ví như những “mắt thần trên không“, tham gia hỗ trợ hoạt động cho tàu ngầm. |
Tàu tên lửa Molniya: Hồi tháng 7 vừa qua, 2 tàu lớp này do Việt Nam tự đóng đã được biên chế vào Lữ đoàn 167 của Hải quân. |
Nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP.HCM đảm nhận công việc đóng tất cả 6 tàu tên lửa Molniya (tính cả 2 tàu M1 và M2), hiện nay, 4 tàu Molniya tiếp theo đang ở các giai đoạn đóng khác nhau trong nhà máy và theo kế hoạch sẽ được bàn giao đầy đủ cho Hải quân Việt Nam vào năm 2015. |
Tàu tên lửa Molniya được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E đạt tầm bắn xa 130km, 01 pháo hạm 76mm AK-176M, hai ụ pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 và tên lửa phòng không Igla. |
Tàu lớp DN-2000: Sau tàu 8001, Việt Nam đang tiếp tục đóng thêm các tàu theo thiết kế DN-2000 cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư. Vừa qua đã có 2 tàu loại này được hạ thủy là tàu KN-781 và KN-782. |
Được thiết kế để hoạt động ổn định ở điều kiện sóng gió cấp 9, có thể kéo các tàu khác có độ giãn nước hàng nghìn tấn trên biển, tàu 8001 là tàu Cảnh sát biển cỡ lớn đầu tiên được đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam theo dây chuyền công nghệ của hãng đóng tàu DAMEN (Hà Lan). |
Tàu có chiều dài 90m, rộng 14m và độ cao mạn tàu 7m. Khi hoạt động trên biển, tàu có thể đạt tốc độ tối đa 21 hải lý/h và tầm hoạt động đạt 5.000 hải lý (hơn 9.000km). Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm. |
Tàu 8001 hiện là tàu lớn nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. |
Máy bay tuần thám C-212-400: Giữa tháng 7/2013, Lữ đoàn Không quân 918, Quân chủng Phòng không – Không quân đã chính thức tiếp nhận chiếc máy bay tuần thám biển CASA C-212-400 thứ 3 mang số hiệu 8983 của lực lượng Cảnh sát biển. Đây là sản phẩm được Việt Nam ký kết với Tập đoàn hàng không Airbus của châu Âu (chi nhánh sản xuất Tây Ban Nha). |
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt TPE331-12JR-701C cho phép đạt tốc độ tối đa gần 400km/h, tầm bay khoảng 1.800km. Máy bay có thể bay ở tốc độ và độ cao thấp do đó tạo ra khả năng cơ động tuyệt vời cho nhiệm vụ giám sát trên biển hoặc trên đất liền. Đây cũng là loại máy bay thích ứng tốt với các điều kiện nhiệt độ, khí hậu và thời tiết. |
C-212-400 được tích hợp thiết bị tuần thám MSS-6000 (gồm hai radar đặt hai bên thân máy bay) và thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm, nhận dạng tàu bè hoạt động trên biển. Ngoài ra, máy bay còn có khả năng mang 500kg vũ khí ở hai giá treo trên cánh gồm: rocket không điều khiển, súng máy tự động hoặc ngư lôi hạng nhẹ. |
Ngoài những vũ khí được tiếp nhận, trong năm 2013 quân đội Việt Nam còn quyết định những thương vụ quốc phòng nổi bật. Giữa tháng 4/2013, Cục Kỹ thuật (Quân chủng PK - KQ) đã tổ chức Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ (MBĐC) năm 2013. Theo đó, ngoài những máy bay quen thuộc CASA-212, DHC-6, EC-255 còn có cả loại máy bay vận tải L-410 của Cộng hòa Séc sản xuất. |
Việc các cán bộ sĩ quan của Quân chủng Phòng không Không quân tham gia tập huấn về cách khai thác máy bay vận tải L-410 cho thấy, rất có thể Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua máy bay L-410 của CH Séc từ trước năm 2013 và sẽ sớm tiếp nhận loại vận tải cơ này trong tương lai gần. |
Mua máy bay không người lái của Belarus: Trong năm 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Belarus và bày tỏ khả năng mua máy bay không người lái do nước này sản xuất, tuy nhiên không rõ loại UAV nào Việt Nam sẽ mua. Tuy nhiên nếu nhìn vào các loại UAV mà Belarus đang có cùng với nhu cầu của Việt Nam thì nhiều khả năng loại UAV mà Việt Nam nhắm tới chính là UAV Grif-1 mà nước này mới thử nghiệm thành công. |
Grif-1 là loại UAV do thám tầm trung có bán kính hoạt động 100 km. Loại UAV mới này đã được thử nghiệm thành công tại nhà máy sửa chữa máy bay 558. Grif-1 có tải trọng hữu ích 30 kg. Nó có thể mang theo các thiết bị cảm biến cho nhiệm vụ trinh sát chiến thuật, chiến dịch tầm gần đến trung. UAV Grif-1 có tốc độ tối đa 200 km/h, thời gian hoạt động liên tục lên đến 8 giờ, loại UAV này đã được giới quân sự trong và ngoài nước đánh giá rất cao tại triển lãm Interpolitex-2012. |
Máy bay săn ngầm P-3C Orion: Phát biểu tại triển lãm LAAD 2013 diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Giám đốc các chương trình tuần tra hải quân của Lockheed Martin, ông Clay Fearnow nói rằng, Hải quân Việt Nam quan tâm đến việc mua được 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion mà hiện Hải quân Mỹ đang “còn dư“ để tăng cường khả năng tuần tra và chống tàu ngầm dọc theo đường bờ biển. |
Ông Fearnow nói rằng, công ty Lockheed Martin sẽ đề xuất cho Việt Nam nên lựa chọn những máy bay P-3C mới nhất, bởi đây là những máy bay trang bị công nghệ tiên tiến hiện nay. Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: Chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. |
P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người. Máy bay có khả năng mang hơn 9 tấn vũ khí trong khoang thân và cánh gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon; bom chống tàu ngầm; bom thông thường; ngư lôi chống ngầm; thủy lôi… Với khối lượng vũ khí này, P-3C Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ. |
Xem xét mua hệ thống tác chiến điện tử Krasuha-2: Giữa tháng 9/2013, bộ phận báo chí của Kvant - công ty quốc phòng hàng đầu của Nga cho biết, Việt Nam đã tỏ ý muốn tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại và tương lai mà Kvant đang sản xuất, trong đó có trạm chế áp điện tử tối tân nhất 1L269 Krasuha-2. |
Trạm gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như chống các máy bay chỉ huy/báo động sớm và máy bay không người lái... Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với số lượng hạn chế. |
Mua tàu chiến Sigma của Hà Lan: Trong Top 10 thương vụ quốc phòng đáng quan tâm nhất của Việt Nam năm 2013, có lẽ, tin tức đáng mừng nhất chính là việc Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mua 2 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma 9814 tối tân của Hà Lan. |
Hợp đồng này bao gồm việc đóng 2 tàu hộ tống lớp Sigma, phiên bản Type 9814 có chiều dài 98m và rộng 14m. Tàu được trang bị vũ khí mạnh bao gồm một pháo bắn nhanh Oto Melara, tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa phòng không đặt trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) Mica. |
Sở dĩ đánh giá thương vụ mua 2 tàu chiến Sigma được chú ý hơn cả bởi đây là một lớp tàu chiến hiện đại, trang bị những công nghệ đỉnh cao của Hà Lan và các nước phương Tây, các tàu Sigma được có khả năng tàng hình tốt hơn hẳn so với lớp chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua của Nga. |
Theo báo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét