Theo Blog Đào Hiếu
07-11-2014
Cứ nhìn lại mà coi, ông nghị này chửi những ai? Này nhé, ông chửi ông Dương Trung Quốc, người đã dám gợi ý một vị cấp rất cao từ chức. Ông chửi những kẻ dám đòi quyền biểu tình, vì việc biểu tình có thể ảnh hưởng xấu đến chế độ. Ông chửi ông Trương Trọng Nghĩa, người từng đòi quốc hội phải có một nghị quyết chống Tàu, trong khi các vị cấp cao đang làm mọi việc để giữ tình hữu nghị với ông anh hiện đang là thành trì của CNXH…
07-11-2014
Cứ nhìn lại mà coi, ông nghị này chửi những ai? Này nhé, ông chửi ông Dương Trung Quốc, người đã dám gợi ý một vị cấp rất cao từ chức. Ông chửi những kẻ dám đòi quyền biểu tình, vì việc biểu tình có thể ảnh hưởng xấu đến chế độ. Ông chửi ông Trương Trọng Nghĩa, người từng đòi quốc hội phải có một nghị quyết chống Tàu, trong khi các vị cấp cao đang làm mọi việc để giữ tình hữu nghị với ông anh hiện đang là thành trì của CNXH…
Sao lại “théc méc” với nghị Phước?
Vừa qua dư luận lại nóng lên với những phát biểu của ông nghị Hoàng Hữu Phước, khi ông này viết trên Facebook những lời nhục mạ về ông nghị Trương Trọng Nghĩa (nghe đâu còn là thầy cũ của ông Phước?). Việc đó làm người ta nhớ lại việc ông Phước năm trước đã hạ nhục “tứ đại ngu”, trong đó có nghị viên – sử gia Dương Trung Quốc. Hơn thế, ông Phước còn hạ nhục toàn dân tộc khi phát biểu rằng dân trí VN quá thấp, chưa xứng đáng hưởng quyền biểu tình.
Nhiều người phẫn nộ với nghị Phước. Ngay cả một số nghị viên cũng bóng gió nói gián tiếp ông này bệnh tâm thần, khi họ nói chọn ứng viên đại biểu quốc hội phải có tiêu chuẩn rõ ràng để tránh chọn phải người mắc bệnh đó.
Việc ông Phước là người thế nào thì tự những phát ngôn của ông đã cho thấy quá rõ rồi. Tuy thế, tôi thấy cũng nên thông cảm với ông ấy, thậm chí thấy ông ấy có mặt đáng khen. Lý do như sau.
Một: Ông Phước có công làm nóng nghị trường và dư luận bằng những phát biểu khó nghe. Mặc dù quốc hội ta thỉnh thoảng cũng có những ông/bà nghị dám nêu ý kiến “trái chiều”, nhưng vẫn còn quá ít. Các ý kiến chủ yếu là thuận theo “chỉ đạo”. Một vài phát biểu trái chiều thường là không đi tới đâu, và cũng quá nghiêm túc. Mở TV ra mà thấy họp quốc hội thì chán, thường là tắt liền. Có một ông nói theo kiểu thứ 3, dù rất nhăng cuội, cũng đáng để lắng tai. Quốc hội nước người ta cãi nhau thật lực, xem hấp dẫn. Quốc hội miềng quá nghiêm túc, xem chán. Nên có người như nghị Phước theo nghĩa nào đó cũng tốt chớ sao.
Hai: Nghị Phước có công làm cho toàn dân thấy: Không phải cứ đại biểu của cơ quan làm luật thì phải là người thông thái. Xưa nay cứ tuyên truyền kiểu đó làm dân bị lừa. Bây giờ ông Phước góp phần đắc lực nhất để bóc trần bản chất của một số nghị viên. Ông chứng minh rằng nghị sỹ cũng có thể ngu, thậm chí rất ngu. Và điên nữa. (Chỉ có điều, đó không phải ông Quốc hay ông Nghĩa, mà là…) Lần đầu tiên dân An Nam ta được biết điều đó. Cám ơn nghị Phước!
Ba: Nghị Phước chửi các vị kia là có lý do cả đó. Quý vị đã tự hỏi do đâu anh giáo tiếng Anh này được làm ông nghị chưa? Chắc chẳng phải do Saddam Hussein (khi còn sống) tiến cử (do được ông Phước góp ý về đường lối cai trị Iraq và đối phó với phương Tây). Chắc chắn đó là do ơn trên từ một vị rất to nào đó ban xuống cho ông, và do cái “cơ chế” hiện hành nó dung nạp người như ông. Cho nên ông phải trung thành tuyệt đối với cái vị rất to ấy, và trung thành tuyệt đối với cái “cơ chế” đã lọc bỏ những kẻ khác mà chọn ông làm nghị sỹ.
Cứ nhìn lại mà coi, ông nghị này chửi những ai? Này nhé, ông chửi ông Dương Trung Quốc, người đã dám gợi ý một vị cấp rất cao từ chức. Ông chửi những kẻ dám đòi quyền biểu tình, vì việc biểu tình có thể ảnh hưởng xấu đến chế độ. Ông chửi ông Trương Trọng Nghĩa, người từng đòi quốc hội phải có một nghị quyết chống Tàu, trong khi các vị cấp cao đang làm mọi việc để giữ tình hữu nghị với ông anh hiện đang là thành trì của CNXH…
Nói tóm lại, nghị Phước chửi là để thể hiện lòng trung thành. Cũng phải thôi, “a pet” (xin phép ông nghị dạy tiếng Anh để được dùng một từ Anh ngữ), “a pet” bao giờ chả thể hiện sự trung thành với chủ!
Cho nên quý vị đừng “théc méc” với ông nghị Hoàng Hữu Phước nữa nhé!
MICHAEL LANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét