Theo Thời Báo Ngân Hàng
10-11-2014
10-11-2014
Nhìn vào động thái đầu tư của khối DN FDI trên số liệu tổng hợp 10 tháng năm 2014 của Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án FDI quy mô nhỏ đang ồ ạt vào Việt Nam: giải ngân của luồng vốn này tăng khá (khoảng 6%); lượng dự án mới tăng rất mạnh (gần 25%).
Gấp trên 2 lần về kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2014 (82,5 tỷ USD so với 40,6 tỷ USD), đồng thời khối DN FDI cũng đạt tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu này cao hơn khu vực kinh tế trong nước, theo Tổng cục Thống kê. Tương quan này cho thấy, khoảng cách đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giữa hai khối nội và ngoại có thể sẽ ngày càng rộng. Nhưng, sự “lấn lướt” đó có thể còn mạnh mẽ hơn nữa.
Các DN ngoại có sự chuẩn bị tốt hơn so với DN trong nước |
Nhìn vào động thái đầu tư của khối này trên số liệu tổng hợp 10 tháng năm 2014 của Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án FDI quy mô nhỏ đang ồ ạt vào Việt Nam: giải ngân của luồng vốn này tăng khá (khoảng 6%); lượng dự án mới tăng rất mạnh (gần 25%).
Tuy nhiên, vốn đăng ký giảm trên quy mô bình quân một dự án. Những phân tích kỹ hơn cho thấy, đang có một làn sóng đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp gia công, phụ trợ của khối ngoại. Đặc biệt ở những nhóm ngành Việt Nam có lợi thế khi gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì dòng vốn ngoại vào càng nhiều.
Đơn cử như trong ngành dệt may, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, đã có gần 20 tập đoàn, DN nước ngoài đổ vốn lên tới hàng trăm triệu USD vào Việt Nam. Trong đó, đa số là các DN đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên của TPP.
Như đầu tháng 10 vừa qua, Tập đoàn TAL (Hong Kong) đã được tỉnh Hải Dương quyết định cho đầu tư 600 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may mặc ở khu công nghiệp Đại An. Hay tỉnh Nam Định gần đây đã cấp phép xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm có vốn đầu tư 68 triệu USD cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc)…
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), việc các DN FDI dồn dập triển khai các dự án quy mô lớn tại Việt Nam khiến khoảng cách giữa DN FDI và trong nước ngày càng nới rộng. Hiện kim ngạch xuất khẩu dệt may mỗi năm của Việt Nam hơn 20 tỷ USD (năm 2013) thì khối FDI đã đóng góp tới 12 tỷ USD. Vitas cũng cảnh báo nguy cơ tụt lại sau của DN trong nước, thậm chí đang tạo ra mối lo lớn cho DN Việt: nguy cơ đối mặt với cạnh tranh tiêu thụ khốc liệt hơn, mất nhân lực, bị chiếm cơ hội đón đầu TPP...
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa từng chia sẻ: Đừng vội mừng mà hãy nghĩ đến tương lai của ngành dệt may. “Từ chỗ chúng ta chỉ nhập nguyên liệu, gia công xuất khẩu, tôi e sắp tới chúng ta sẽ phải nhập thành phẩm để xuất khẩu…”, ông Nghĩa cảnh báo. Và nếu điều đó thành hiện thực thì nên buồn nhiều hơn vui với dệt may - một trong những ngành kỳ vọng sẽ được hưởng lợi lớn từ việc Việt Nam là thành viên của TPP.
Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt liên quan đến việc các DN Việt có thể “bó tay” để mất các cơ hội tốt mà các hiệp định như TPP mang lại. Trong môi trường cạnh tranh theo hướng thị trường hiện nay, cơ hội mở ra cho tất cả các đối tượng, thành phần kinh tế.
Do đó, dù nhìn thấy thực tế là các DN FDI không thuộc nước tham gia đàm phán TPP đang dồn dập vào Việt Nam để “lấy” đi những cơ hội mà đáng lẽ các DN Việt có thể tận dụng thì chúng ta cũng không thể đưa ra những chính sách bảo hộ hay ngăn chặn.
Tuy nhiên, như bà Phạm Chi Lan và rất nhiều chuyên gia kinh tế khác đã hơn một lần chỉ ra, việc siết chặt các tiêu chuẩn về quản lý môi trường, công nghệ và áp dụng các quy tắc xuất xứ hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp bảo vệ thương hiệu ngành và thương hiệu quốc gia.
Theo đó, DN cần xác định đúng tầm và khả năng mình có thế mạnh ở lĩnh vực nào, có thể sản xuất gì, ở khâu nào… để từ đó dốc sức phát triển. Các hoạt động liên kết để sản xuất trên quy mô lớn với chất lượng tốt hơn và giá thành cạnh tranh hơn cũng cần được các DN thúc đẩy.
Các khó khăn phát sinh trong quá trình này về mặt cơ chế, chính sách thì DN có thể đề xuất khuyến nghị để các cơ quan quản lý tháo gỡ. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị để nắm bắt các cơ hội cũng cần được nhìn nhận một cách sâu sắc và đầy đủ hơn, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Hãy nhìn các động thái đầu tư của các DN FDI không thuộc các nước thành viên TPP đang làm. Họ không thể tự nhiên quyết định đầu tư hàng trăm triệu USD như vậy mà chắc chắn đã phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị thấu đáo trước đó. Đấy chính là bài học mà các DN Việt Nam không nên xem nhẹ.
Đỗ Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét