Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Chủ tịch QH không phải là 'thủ trưởng'

09-11-2014

Quốc hội Việt Nam đang được cấu trúc bất hợp lý và làm việc như một cơ quan hành pháp trong khi Chủ tịch Quốc hội thực ra không phải là thủ trưởng của Quốc hội và luật về bầu cử quốc hội phải được xem xét lại để đảm bảo các đại biểu thực sự xứng đáng và được người dân lựa chọn ra.
Đó là quan điểm của PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển, thuộc Vusta.
Trao đổi với BBC nhân Quốc hội khóa 13 của Việt Nam đang họp kỳ họp thứ 9, ông cho rằng nên xem lại nhiều nguyên tắc tổ chức, vận hành của chính cơ quan lập pháp cao nhất này của Việt Nam.

Ông nói: "Chủ tịch Quốc hội không phải là thủ trưởng của Quốc hội, dù Chủ nhiệm một Ủy ban của Quốc hội cũng phải hiểu rằng đấy không phải là thủ trưởng của Ủy ban đó, như là bên hành pháp.
"Quốc hội bên Việt Nam của chúng ta dường như là Quốc hội cũng được cấu trúc và làm việc giống như mô hình của cơ quan hành pháp. Ví dụ, các ông Trưởng đoàn Đại biểu của Quốc hội có vị trí quyền lực trên thực tế như là một ông đứng đầu của đoàn Đại biểu Quốc hội về quyền lực...
"Hoặc là những ông đứng đầu các Ủy ban thì lại là thành viên của Thường vụ. Thường vụ Quốc hội lại dường như giữ một vai như cơ quan thường trực mà có quyền lực có thể nói là cao hơn cả Quốc hội, giữa các kỳ họp, mặc dù về hình thức là vẫn biểu quyết, thế nhưng nhiều vấn đề thể hiện nó như là tổ chức một cơ quan hành chính.
"Trong khi đó, các Đại biểu Quốc hội về bản chất, họ chịu trách nhiệm trước các cử tri và tất cả các Đại biểu Quốc hội, từ Chủ tịch Quốc hội đến Đại biểu thường, đều có vị trí pháp lý bình đẳng như nhau."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, chuyên gia pháp lý bình luận về một số nội dung mà Quốc hội đang bàn thảo, trong đó có các vấn đề như dự án sân bay Long Thành, vấn đề nợ công, cũng như việc lấy phiếu tín nhiệm kín.
Lấy phiếu tín nhiệm kín như vậy, theo chuyên gia này là 'một bước lùi', ông nói với BBC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét