Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

ĐÈN CÙ - CHƯƠNG 17

Trần Đĩnh


Sau Đại hội đảng 1960, tôi về ban văn nghệ của báo, Như Phong chánh, tôi phó. Lúc ấy nguyên tắc nhân sự là lão thành cách mạng chánh, trẻ phó.

Chủ nghĩa Lê-nin muôn năm của Trần Bá Đạt ăn khách quá. Chất nông dân ngả như bỡn theo tư tưởng Mao. Đã có những tiếng chửi xét lại. Mới ngày nào báo Nhân Dân thường đăng vài ba trang toàn văn các bài nói của Khruschev. Những số báo ấy hết veo. Bài thu hoạch của Trường Chinh về Đại hội XXII của Đảng cộng sản Liên Xô đăng liền mấy ngày. Nhưng có một vùng dạ con tăm tối đang âm ỉ thai nghén một ván bài sấp mặt kinh hồn mà chúng tôi chẳng ai biết. Không hiểu sao hễ nghe nói đến xét lại là tôi coi như bị ám chỉ rồi khó chịu. Có lẽ lòng đồng cảm của tôi với phái hữu Trung Quốc cùng số phận thê thảm của họ đã thức dậy. Không ở Trung Quốc, không thấm thía các luận điểm lẫm liệt của phái hữu để mở mắt, tôi cũng rất có cơ trở thành một Trần Bá Đĩnh lật mặt viết các thứ chửi bới xỏ xiên những kẻ thù mới hôm qua còn là đồng chí thắm thiết.

Khó chịu đến nỗi một hôm làm việc với Trường Chinh, tôi hỏi anh hai điều. Một, ở ta có xét lại không? Hai, anh đánh giá Tự Lực Văn Đoàn thế nào.
Anh cười nói:
- Ở ta đâu có xét lại.
- Thế Liên Xô? - tôi hỏi luôn.
- Ta và Liên Xô như nhau thì Liên Xô xét lại sao được?

Tôi nghe mừng quá. Thì chính anh viết thu hoạch về Đại hội XXII của Liên Xô cơ mà. Liên Xô đang trên đường dân chủ hoá, từ bỏ bạo lực cơ mà, cái điều tôi khát khao sẽ có ở Việt Nam.

MỸ KÊU GỌI TRUNG QUỐC TỰ CHẾ Ở HONG KONG

30-9-2014
Pam Dockins

Hàng ngàn người biểu tình xuống đường đòi dân chủ tại khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông, ngày 29/9/2014.
Hàng ngàn người biểu tình xuống đường đòi dân chủ tại khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông, ngày 29/9/2014.
Chính phủ Mỹ hối thúc Trung Quốc tự chế ở Hồng Kông, nơi hàng vạn người xuống đường biểu tình đòi dân chủ. Từ trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington, thông tín viên Pam Dockins của đài VOA có bài tường trình sau đây.
Cảnh sát ở Hồng Kông đã dùng lựu đạn cay để tìm cách giải tán những người biểu tình đòi dân chủ.
Chính phủ Trung Quốc nói rằng cuộc phản kháng này là bất hợp pháp.

Tại Washington, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest cho biết Hoa Kỳ kêu gọi cả đôi bên thận trọng.

"Hoa Kỳ hối thúc giới hữu trách Hồng Kông hãy tự chế và những người biểu tình hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa."

VN CẦN BỎ MARX - LENIN CẢN TRỞ HIỆN ĐẠI

30-9-2014
Tiến sĩ Vũ Duy Phú

Từ những năm 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng phép biện chứng của Karl Marx để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả và lòng nhân đạo của tất cả các vị tiền bối (Phật, Giê Su, Marx, Lenin, Tôn Trung Sơn) để tạo ra một con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam.

'Hồ Chí Minh đã kếp hợp tất cả trí tuệ của các bậc tiền bối'
Chính đó là bước khai trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam.
Nếu Pháp (được sự hỗ trợ của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 thì có thể Việt Nam ngày nay đã như Singapore hay Nam Hàn.

SINH VIÊN ĐÀI LOAN BIỂU TÌNH ĐÒI TUYỆT GIAO VỚI TRUNG QUỐC

30-9-2014

Trong lúc sinh viên Hồng Kông (TQ) đang biểu tình chống áp đặt từ chính quyền Bắc Kinh và đòi dân chủ thì các sinh viên tại Đài Loan (TQ) cũng biểu tình chia lửa tại Đài Bắc.  Họ đòi chính quyền Đài Bắc phải tuyệt giao với Bắc Kinh.

Hình ảnh Hồng Kông vào cuối tuần trước
Hình ảnh Hồng Kông vào cuối tuần trước
Những người biểu tình tại Đài Loan đã yêu cầu chính quyền của họ phải chấm dứt ngay lập tức tất cả các cuộc đàm phán kinh tế và chính trị với Trung Quốc nhằm thể hiện sự ủng hộ cho cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.
Sinh viên Đài Loan đã tụ tập bên ngoài một tòa nhà có văn phòng thương mại của Hồng Kông tại Đài Bắc hôm Chủ nhật. Cảnh sát bao vây người biểu tình và ngăn cản họ bước vào thang máy của tòa nhà. Hơn 100 sinh viên đã hô vang khẩu hiệu và giơ biểu ngữ yêu cầu chấm dứt các cuộc đàn áp của cảnh sát với người biểu tình tại Hồng Kông.

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM: CUỐN SÁCH MỎNG NÀY LÀ DÀNH CHO BẠN


Theo FB Con Đường Việt Nam
26-9-2014

Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin hiện nay, mỗi công dân với một điện thoại có camera đều có thể trở thành một nhà báo. Bạn có thể dễ dàng kể lại cho những người xung quanh sự kiện nóng hổi mà bạn mới vừa chứng kiến, và đôi khi câu chuyện của bạn được phát tán trên mạng xã hội còn nhanh và nóng hơn cả những bài báo chính thống về cùng chủ đề.
Nhiều người trong chúng ta có mong muốn kể lại câu chuyện của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu, phải viết ra sao để độc giả có thể hình dung được. Truyền thông được đánh giá là quyền lực thứ tư, cân bằng với ba quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp của quốc hội, tòa án và chính quyền. Một quốc gia dân chủ không thể thiếu hệ thống truyền thông tự do và độc lập. Vì tầm quan trọng của nó như thế mà việc đưa tin làm sao cho hấp dẫn mà vẫn trung thực, không thiên vị là điều tương đối khó.
Nếu bạn quan tâm đến làm truyền thông, hoặc đơn giản chỉ muốn học hỏi cách viết báo để viết blog hiệu quả hơn, thì cuốn sách “Căn bản về truyền thông và báo chí” này được viết cho bạn. Tác giả của cuốn sách là nhà báo Đoan Trang – người tính đến năm 2014 có 14 năm kinh nghiệm làm báo và 8 năm viết blog, bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh. Cô xác định cuốn sách “rất mỏng và chỉ toàn gạch đầu dòng, ai đọc cũng hiểu”. Tuy nhiên, cô nói thêm rằng “để làm được như yêu cầu của sách thì chỉ rất ít người”. Như vậy, đây là một cuốn sổ tay, một cẩm nang làm báo, nhưng cũng là một thử thách để những nhà báo tương lai chinh phục.
Với 10 bài học ngắn gọn, về cách tìm ý tưởng, triển khai thành đề tài, cách cấu trúc một bài viết, cách đặt tít (tựa đề), cách phỏng vấn và dẫn nguồn, cách kiểm chứng thông tin, v.v. cuốn sách sẽ trang bị cho các bạn một cách đầy đủ, nhưng cấp tốc, những kiến thức căn bản nhất về nghề báo. Và điều quan trọng là, chắc chắn khi đọc xong, ít nhiều các bạn sẽ áp dụng được những kiến thức đó vào cuộc sống, ngay lập tức.
Bạn có thể tải cuốn sách miễn phí từ địa chỉ:
Link rút gọn:
Link gốc:
Xin các bạn hãy chia sẻ rộng rãi cuốn sách tới bạn bè mình, họ sẽ cảm ơn bạn sau khi đọc sách đó!
Con Đường Việt Nam

TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY & TIẾN SĨ NGUYỄN THANH GIANG

30-9-2014

SGĐT: Chúng tôi nhận được file nội dung này từ TS Nguyễn Thanh Giang, copy đăng gần nguyên si lên đây, chỉ cắt bớt một đoạn nhỏ dưới cùng vì lý do "nhạy cảm".

Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với
TIẾN SĨ
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/01/NTG.jpg
NGUYỄN THANH GIANG

Xin bấm link để nghe


 Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng,
điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)

NXB hội Nhà văn VN bị sách nhiễu vì xuất bản thơ Nguyễn Thanh Giang

Nguyn Thanh Giang 100

NGƯỜI HONG KONG TIẾP TỤC BIỂU TÌNH

30-9-2014
2 giờ trước

Hàng vạn người Hong Kong ở lại qua đêm trên đường phố để tiếp tục biểu tình trong khi Trung Quốc nói đây là việc làm "bất hợp pháp".



Cuộc biểu tình còn lan rộng hơn sau khi cảnh sát dùng gậy và hơi cay sáng sớm hôm thứ Hai nhằm giải tán đám đông. Tuy nhiên cảnh sát chống bạo động sau đó đã rút đi.
Người biểu tình giận dữ vì chính quyền trung ương không cho người dân đặc khu được trực tiếp bầu lãnh đạo vào năm 2017.
Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các nước khác không hỗ trợ "các cuộc biểu tình bất hợp pháp".
Người biểu tình, gồm cả sinh viên và thành viên phong trào bất tuân dân sự có tên Occupy Central, muốn Bắc Kinh thôi kế hoạch bầu chọn lãnh đạo đặc khu qua một hội đồng tuyển chọn trung gian.
Cho tới nay, đặc khu hành chính trưởng quan vẫn được bầu qua một hệ thống thân Bắc Kinh.

Phản ứng của phương Tây

Vào thứ Hai, chính phủ Anh quốc đã kêu gọi tôn trọng quyền được biểu tình của người dân và thực hiện pháp quyền.
Hoa Kỳ cũng thống nhất với quan điểm trên, Người phát ngôn Nhà trắng Josh Earnest kêu gọi chính quyền Hong Kong kiềm chế.
Ông Earnest nói với các phóng viên: "Hoa Kỳ ủng hộ quyền bầu cử tự do ở Hong Kong theo đúng Luật cơ bản và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của người dân Hong Kong".

HONG KONG: ÔNG TẬP CẬN BÌNH NGHĨ GÌ?

29-9-2014

Carrie Gracie

1) "Tôi tự chuốc vào mình"
Bắc Kinh đã không cho các nhà dân chủ Hong Kong một cơ hội nào để lùi bước trong việc đề cử ứng viên của cuộc bầu cử 2017. Một số người cảnh báo rằng sẽ có rắc rối, nhưng ôngTập Cận Bình rõ ràng đã quyết định thà đối mặt với các cuộc biểu tình bây giờ hơn là mạo hiểm để một nhà lãnh đạo địa phương thực sự hợp pháp xuất hiện. Hôm nay là hệ quả tất yếu của thông báo tháng trước từ quốc hội Trung Quốc về các hạn chế phổ thông đầu phiếu, nhưng nó cũng là một thách thức chính trị trực tiếp tới Bắc Kinh - và do đó chắc chắn là một phép thử trước lời hứa của Trung Quốc về một quốc gia, hai hệ thống.
2) "Tôi phải thắng"
Những người biểu tình trên đường phố Bắc Kinh
Hai năm kể từ khi lên nắm Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực cá nhân ở mức không có đối thủ và rõ ràng ông là người đã đưa ra tất cả các quyết định quan trọng. Chiến dịch chống tham nhũng của ông đã khiến ông có những kẻ thù nội bộ đầy quyền lực, và họ đang chờ thời cơ, đợi khi ông có một bước đi sai lầm. Vì vậy, những gì xảy ra ở Hong Kong không còn chỉ là chuyện Hong Kong nữa. Những người biểu tình muốn Bắc Kinh phải đảo ngược các quy định về bầu cử, nhưng ông Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ và ông cũng không thể làm điều đó.

SINH VIÊN HK "LÝ TƯỞNG MÀ KHÔNG ẢO TƯỞNG"

29-9-2014

Khu Admiralty ở Hong Kong kín người biểu tình
“Tôi ở khu vực biểu tình suốt 30 tiếng đồng hồ, mệt đến độ tôi chóng mặt và phải ra ngoài chợp mắt một tiếng. Bây giờ xung quanh tôi trông ai cũng rất mệt mỏi vì có nhiều người giống như tôi - nhiều người chưa ngủ tẹo nào trong suốt 50 tiếng vừa qua”.
Đó là nội dung tin nhắn voice gửi qua Whatsapp của Stephanie Cheung, sinh viên trường ĐH Baptist (Hong Kong) tường thuật trực tiếp cho tôi tình trạng của cô và các bạn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên ở khu trung tâm thành phố.

NGƯỜI BIỂU TÌNH HONG KONG TRÔNG ĐỢI SỰ ỦNG HỘ CỦA QUỐC TẾ

29-9-2014


Ảnh bên:Sinh viên Hồng Kông xuống đường biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính phủ, ngày 29/9/2014

Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã được đáp lại phần lớn bằng sự im lặng của các chính phủ nước ngoài, gây thất vọng cho người tổ chức biểu tình.


Nhiều nước trong vùng không phải là các nền dân chủ, trong khi những nước khác do dự không muốn đưa ra các thông cáo gần như chắc chắn sẽ làm mích lòng người giám sát Hong Kong đầy quyền lực là chính quyền Trung Quốc.

Trang Twitter của phong trào Chiếm Trung than rằng “Một lần nữa, các chính phủ dân chủ không lên tiếng ủng hộ dân chủ” khi chuyển đi thông cáo của lãnh sự quán Hoa Kỳ mà phong trào mô tả là “không dám nói thẳng thắn.”

Thông cáo 2 đoạn được lãnh sự quán công bố vào giữa trưa thứ hai, giờ Hong Kong, nêu ra hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ dành cho các quyền tự do cơ bản của Hong Kong, “như quyền tự do hội họp, quyền tự do phát biểu và quyền tự do báo chí.”

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

TRUNG QUỐC "KIỂM DUYỆT" TIN HONG KONG

29-9-2014

Dường như chính quyền Trung Quốc đang kiểm duyệt các chia sẻ trên mạng xã hội về cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Trang web đăng tải lại các đoạn post về Hong Kong hay vụ biểu tình đã bị xóa trên Weibo
Mạng Instagram bắt đầu bị chặn ở Trung Quốc, trong khi các tin đăng ủng hộ người biểu tình bị gỡ bỏ khỏi mạng Weibo.
Trong khi đó, các chiến dịch đang được lên kế hoạch ở trên toàn cầu nhằm ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ Hong Kong.
Biểu tình ở Hong Kong nhằm ủng hộ cải cách bầu cử đã leo thang trong cuối tuần qua. Hàng ngàn người vẫn ở lại trên đường phố.

THỦ LĨNH BIỂU TÌNH 17 TUỔI Ở HONG KONG LÀ AI?

Theo Thanh Niên
29-9-2014
Hoàng Uy


Ảnh bên:Hãng tin CNN đăng tải chân dung Joshua Wong, người phát động phong trào kêu gọi sinh viên Hồng Kông bãi khóa biểu tình đòi dân chủ

Joshua Wong, 17 tuổi, là một trong những nhà hoạt động chính trị dữ dội nhất tại Hồng Kông, người từng bị truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là “phần tử quá khích”.


Thành lập phong trào đòi dân chủ của giới trẻ

Trong vòng 2 năm qua, Joshua Wong (tên theo phiên âm Hán-Việt là Hoàng Chi Phong), một thiếu niên gầy gò và đeo kiếng cận, đã thành lập được một phong trào đòi dân chủ của giới trẻ tại Hồng Kông, theo CNN.

Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc từng nhận xét phong trào này lớn mạnh ngang ngửa với các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn cách đây 25 năm về trước.

Và mục tiêu của Joshua Wong là nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc cho Hồng Kông được tự bầu chọn lãnh đạo của mình, CNN cho biết.

Ý KIẾN CỦA TỔNG BÍ THƯ VỀ MẶT TRẬN - NÓI VÀ LÀM

Theo BVN
28-9-2014
Nguyễn Khắc Mai

Hôm nay đọc tin về Đại hội Của Mặt trận, thấy TBT Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu. Tôi chú ý ba điều.

Một là, TBT nói “Mong Mặt trận phản biện sắc sảo, chân tình”. Có thể hiểu rằng lâu nay MT phản biện chưa sắc sảo, chân tình, nay phải nhắc lại. Vì sao MT chưa “sắc sảo và chân tình”? Vì như người dân thường lâu nay vẫn cho rằng MT chỉ là “bonsai” của Đảng, của chế độ. Đến mức như nhiều trí thức từng hài hước, Đảng coi trí thức (một thành phần quan trọng của MT, tức là liên minh Công- Nông-Trí) như lọ hoa, đặt trên bàn tiệc rất trân trọng, nhưng khi vào tiệc thì đem cất bình hoa đi cho đỡ vướng! Như vậy ở vấn đề này ít ra là có hai điều phải thay đổi, may ra MT mới có thể phản biện sắc sảo chân tình được. Thứ nhất đảng phải thay dổi quan niệm về mặt trận. Bởi hiện nay lãnh đạo của đảng vẫn rất dị ứng với hình thái xã hội dân sự, đến mức cấm hệ thống dân vận, trong đó có cái MT nói về xã hội dân sự. Tôi đã chất vấn những người phụ trách dân vận của Đảng, họ nói BCT chưa cho đề cập vấn đề này. Không có hình thái xã hội dân sự thật, thì mọi thiết chế “dân sự” như MT không thể có thực chất, mà không là bông hoa cây cảnh trang trí thì cũng chỉ là hình thức, nữa vời mà thôi. Rất nhiều công, nông, binh, trí thức mấy chục năm qua đã phản biện sắc sảo, chân thành cho đảng cho nhà nước. Số phận họ thế nào anh Trọng chắc đã rõ. Gần đây Phương Uyên, một người trẻ phản biện rất sắc sảo, chân tình về hiểm họa ”Tàu khựa” đã bị bỏ tù, đuổi học. Chỉ khi nào anh Trọng có một chủ trương thả (chứ không phải là tha)mọi tù nhân lương tâm, chính trị, thì điều ông nói ở MT mới có giá trị khả tín! Thứ hai là phải tổ chức lại các gọi là MT hiện nay. Nên bỏ đi tên gọi “mặt trận”. Tiếng mặt trận trong hình dung của dân là nơi có đầu rơi máu chảy, súng nổ ùng oàng, không phải là nơi điềm tĩnh, ung dung, tự tại, làm chủ, tự do, nói có người nghe, ý kiến được tôn trọng, dù là ý kiến một người, không đại diện cho ai cả, vẫn được trọng thị. Cứ cái cách ứng xử vô văn hóa như hiện nay, thư gởi, kiến nghị đầy tâm huyết của công nông trí thức vẫn bị phớt lờ ăng lê thì thử hỏi cái mong ước có gì là tâm, là trí hay chỉ là thủ đoạn chính trị rất nhàm chán?

ĐÈN CÙ - CHƯƠNG 16

Trần Đĩnh

Trong khi tôi bận viết tiểu sử Cụ, hồi ký cách mạng và đại hội đảng thì Linh cùng Thái Ly và anh chị em múa bận tổ chức cuộc đồng diễn lớn ở sân vận động Hàng Đẫy và đặc biệt múa hai màn ba lê mũi cứng Su-ra-li-ê của Liên Xô.
Mấy lần xem Linh tập, nghe bà chuyên gia Brunak kharasô! (tốt! tốt! tiếng Nga - BT) luôn miệng, tôi chợt hiểu thêm Linh. Lên sân khấu, Linh ra một Linh khác. Trung tâm biến hoá vạc nên những ảo giác không khí rồi thả cho chúng bay theo đà tung dướn, quay lượn của mình. Bà chuyên gia ngày ngày mang thịt bò đến bảo nhà bếp làm cho Linh. Rồi Huy Cận thứ trưởng văn hoá phụ trách mảng văn nghệ bảo tôi: “Bà chuyên gia múa nói với mình Hồng Linh là múa chuyên nghiệp, còn người khác nói chung là nghiệp dư… Đợt này Trần Đỉnh phải kiêng khem đấy”.

Thái Ly bảo tôi: - Linh có một thiên bẩm múa hết sức đặc biệt.
Sắp tổng duyệt mới biết thiếu bít tất dài. Lê Liêm mách mẹo cho Nhàn, vợ Khánh Côn, hiệu trưởng Trường Múa, xin đại sứ quán Trung Quốc. Được hai đôi. Hai hàng ngón chân Linh thường rớm máu như hồi ở Trường múa Bắc Kinh.

VÌ SAO TRUNG QUỐC ĐỨNG NGOÀI CUỘC CHIẾN CHỐNG IS

28-9-2014

Mặc dù là nhà đầu tư hàng đầu vào dầu mỏ Iraq và tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) từng tuyên bố thành viên của họ có cả người Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn chần chừ không tham gia vào chiến dịch chống IS của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Binh sĩ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Ảnh: Reuters
Có nhiều lý do khiến nhiều người dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ hăng hái tham gia vào chiến dịch công kích IS, trang tin Yahoo News bình luận.
Trung Quốc hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất của ngành công nghiệp dầu mỏ tại Iraq. Nền kinh tế của cường quốc châu Á lệ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Trung Đông. Trung Quốc hiện đang nhập khẩu dầu từ khu vực này nhiều hơn cả Mỹ.

KHẨU CHIẾN VIỆT - TRUNG TẠI LIÊN HIỆP QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG

28-9-2014

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

media
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014.Reuters
Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên của chương trình nghị sự, đại diện Trung Quốc và Việt Nam đã cùng phát biểu trong một phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.

BÁO ĐÀI LOAN: ÔNG KIM JONG-UN CÓ THỂ ĐANG BỊ QUẢN THÚC TẠI GIA

Theo Một Thế Giới
28-9-2014

Trong những ngày qua, dư luận thế giới rất quan tâm đến sự vắng mặt khá dài một cách bất thường của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un. Trang Want China Times của Đài Loan (TQ) còn dẫn tin tờ trang Duowei News xuất bản tại Mỹ cho hay ông Kim vắng mặt không phải vì lý do sức khỏe mà vì chính trị.

Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?
Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?
Trong phiên họp quốc hội ngày 25.9, ông Kim vắng mặt và phó nguyên soái Hwang Pyong-so, đồng thời cũng là nhân vật số 2 trong Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương để trở thành người dưới một người, trên muôn người ở Triều Tiên. 
Theo Duowei, việc bổ nhiệm này đáng ra phải được thông qua bởi chủ tịch Kim nên việc ông Hwang được thăng chức trong lúc ông Kim vắng mặt là bất thường.

NGƯỜI KHMER KROM SẮP BIỂU TÌNH CHỐNG VIỆT NAM

29-9-2014

Hàng ngàn người Campuchia dự kiến sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình kéo dài trong năm ngày kể từ ngày thứ Bảy 4/10 đến để phản đối điều mà họ cho rằng ‘Việt Nam chiếm lãnh thổ’ của họ.

Người Khmer Krom cho rằng Nam Bộ là lãnh thổ của Campuchia
Cuộc biểu tình này do Liên hiệp Khmer Kampuchea Krom (AKKK), tức đại diện cho người Khmer sinh ra ở miền Nam Việt Nam, và Liên minh Thanh niên Khmer đứng ra tổ chức.
Dự kiến sẽ có 2.000 người tham gia các cuộc biểu tình này, theo tờ Kampuchea Thmey.
Chính quyền thủ đô Phnom Penh đã nói rằng kế hoạch biểu tình như vậy sẽ ‘ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng’ và phải chờ quyết định từ cấp cao hơn.

CẬP NHẬT TIN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH Ở HONG KONG

 Đường phố Hong Kong thành bãi chiến trườngJoshua Wong được thả, Liên đoàn sinh viên Hong Kong ra tối hậu thư, bãi khóa vô thời hạn.

Biểu tình lớn ở Hong Kongchính quyền muốn người dân đi về nhưng điều đó không thể xảy ra.



TRIẾT HỌC ĐÃ CHẾT?

29-9-2014
Dao Quang

Tôi không thích giới thiệu về bản thân mình, như là người như thế này thế kia, cũng không muốn tạo cảm giác cho bạn đọc rằng những điều tự tôi tìm ra cũng “bình dị, dễ hiểu”, như phần lớn các bài viết khác trên Triết Học Đường Phố.
Có thể thấy, các bài viết trên website thể hiện rất rõ những trăn trở và ưu tư của lớp người trẻ thông minh và tự do trong tư tưởng tại Việt Nam. Chúng ta đều đã có những phát triển về nhận thức, so với đại đa số những người khác phải chịu thiệt thòi hơn, trong hoàn cảnh sống và tiếp cận thông tin.
Tuy nhiên, là một bạn đọc đã lâu, tôi cảm thấy, triết học từ thưở ban đầu, các trường phái đã xuất hiện, cũng như phản ánh qua tư duy và bài viết trên website đều mang hương vị nào đó của sự lặp lại, nói theo, hoặc buồn tẻ, mơ hồ, hay đứt quãng và manh mún.
Rõ ràng, chúng ta cảm thấy rất nhiều điều, nhiều bất cập, nhiều câu hỏi… nhưng rõ ràng, những cái đầu tư duy phân tích tốt lại đi kèm với thiếu trải nghiệm và một sự đột phá mang tính nền tảng.
Con người cho tới nay, nhìn thế giới qua 3 lăng kính: khoa học, triết học và tôn giáo. Khoa học tìm hiểu thực tế bằng con mắt lý trí và tư duy khách quan, đi kèm với phương pháp nghiên cứu tỉ mỉ và rạch ròi. Triết học thuần túy đứng trên góc nhìn chủ quan và từ đó, đưa ra các câu hỏi, các giả thuyết và giải quyết bằng lý luận.
Riêng tôn giáo, cho tới nay, xin lỗi là… lợi bất cấp hại. Dĩ nhiên, thâm tâm tôi hiểu, rằng tôn giáo chân thực vẫn tồn tại ngầm và là nghệ thuật cao nhất: nghệ thuật biến đổi hoàn toàn một cá nhân, cả thể chất, tâm lý và nhận thức. Nhưng để viết về điều này, cũng không khác gì thầy bói xem voi.

TRANH LUẬN "HỢP PHÁP HÓA MẠI DÂM" VIỆT NAM XÔN XAO BÁO NƯỚC NGOÀI

23-9-2014
Phong Huyền

Cuộc tranh luận về khả năng hợp pháp hóa mại dâm tại Việt Nam đang gây chú ý trên các mặt báo khắp thế giới. Các báo Malaysia, Hong Kong, Hàn Quốc,... nơi đang đối mặt với cùng mối băn khoăn đều đăng tải bài viết về chủ đề này ngày hôm qua.


Chủ đề hợp pháp hóa mại dâm hay không vẫn đang "nóng" trong xã hội nước ta trong vài năm qua, kể từ khi Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố vào năm 2011 rằng đã đến lúc không nên coi mại dâm là một tệ nạn. Sau đó, năm 2012, có Đại biểu Quốc hội đưa ra ý kiến rằng nên coi mại dâm là một nghề hợp pháp.

Hôm qua, bắt đầu từ bài viết: "Việt Nam tranh luận nghề bán dâm: Tệ nạn xã hội hay nghề hợp pháp?" trên báo Tuổi Trẻ bản tiếng Anh, rất nhiều tờ báo lớn tại các quốc gia châu Á đã có bài nói về cuộc tranh luận lớn này của Việt Nam.

XÚI GIỤC

29-9-2014

IMG_1117.JPG

Trong cuộc biểu tình đáng kính trọng của người Hồng Kông trong cuộc đứng lên đòi quyền phổ thông đầu phiếu và đòi dân chủ, nhà nước cộng sản Trung Quốc sử dụng lại một chiêu bài cũ khi hô hoán rằng Hoàng Chi Phong (Josua Wong) là một sản phẩm kích động của phương Tây, bị xúi giục để gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại Hồng Kông.
Tờ Văn Hối của Bắc Kinh, ngày 25 tháng 9, đã dành cả một trang để bôi nhọ Hoàng Chi Phong, và nhắc đi nhắc lại chàng trang 17 tuổi này là một sản phẩm của phương Tây, bị xúi giục, nghe lời bọn phản động để chống lại nhân dân. Tờ báo này kêu gọi 7 triệu người dân Hồng Kông hãy bình tĩnh để nhận thức thức đúng, không sa vào bẫy của bọn “phản động”.

BÁC TIN BẮC KINH SẼ TRẤN ÁP BIỂU TÌNH

29-9-2014

Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ vẫn còn trụ lại trên đường phố Hong Kong bất chấp hơi cay của cảnh sát và phớt lờ lời kêu gọi hãy về nhà của chính quyền.

Người biểu tình Hong Kong bất chấp lời cảnh báo của chính quyền
Trong đêm qua ngày 28/9, cảnh sát chống bạo động đã tiến vào đám đông sau khi đưa ra cảnh báo chính thức rằng các cuộc biểu tình như thế này là ‘bất hợp pháp’.
Những người biểu tình phản đối kế hoạch của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh kiểm duyệt các ứng viên trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng vào năm 2017.

LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ THIÊN PHÓNG SỰ "VIỆT NAM NHÌN TỪ BÊN TRONG" CỦA G. MARQUEZ VIẾT SAU CHUYẾN THĂM VIỆT NAM THÁNG 7-1979

27-9-2014

Nhà văn Triệu Xuân
       Cách nay bốn năm, khi làm tư liệu để chuẩn bị tái bản một số tiểu thuyết danh tiếng của Gabriel Garcia Marquez, Nobel Văn học 1982, tôi đọc được thông tin sau: "Nhà văn Gabriel Garcia Marquez cùng với vợ và hai người con trai đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 7/1979. Trong gần một tháng ở Việt Nam, ông đã đi thăm nhiều nơi, gặp gỡ nhiều giới chức và người dân ở các địa phương tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Tại Hà Nội ông tiếp xúc với Hội Nhà văn Việt Nam, làm việc với Bộ ngoại giao và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp và nói chuyện thân tình. Sau chuyến đi ấy, trở về Mexico, nơi ông định cư từ đầu những năm 60 thế kỷ trước, Marquez đã viết thiên phóng sự dài "Việt Nam nhìn từ bên trong" (Vietnam por dentro) đăng trên báo Proceso. Bài phóng sự đó của Marquez viết về tình hình Việt Nam thời kỳ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là thời gian mà Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, chuyện về người ra đi bằng thuyền đang là vấn đề nổi cộm trên truyền thông quốc tế lúc đó. Nhưng Marquez, vốn là một nhà báo bậc thầy giàu kinh nghiệm, nên ông có cách tiếp cận và xử lý thông tin một cách khách quan và cân bằng đối với đề tài nhạy cảm ấy. Sau khi thăm miền Nam, trở về Hà Nội, ông đã có buổi gặp gỡ với đại diện Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn nghệ tại Nhà khách Chính phủ ở số 2, phố Lê Thạch. Nhà văn Đào Vũ, Tổng Biên tập báo Văn nghệ và nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú có mặt trong buổi nói chuyện ấy. Tôi đến đó với tư cách phóng viên của Ban biên tập tin Đối ngoại thuộc TTXVN để đưa tin về hoạt động của ông ở Việt Nam.
       Vào thời điểm đó, Marquez đã là nhà văn có tên tuổi với những tác phẩm được thế giới biết đến như "Mùa lá rụng" (La hojarasca-1955), "Ngài đại tá chờ thư" (El coronel no tiene quien le escriba-1957), "Giờ xấu" (La mala hora-1961), "Trăm năm cô đơn" (Cien años de soledad-1967), "Mùa Thu của trưởng lão" (El otoño del partriarca-1975). Tuy vậy ở Việt Nam lúc bấy giờ, hình như ngay cả các nhà văn cũng chưa ai đọc và hiểu được tầm vóc của người sẽ nhận giải Nobel văn chương ba năm sau đó (1982)". Đoạn trích trên đây là của nhà báo Phạm Đình Lợi, nguyên phóng viên đối ngoại của TTX Việt Nam.

       Chuyến thăm Việt Nam năm 1979 của một nhà văn lớn, thế mà không lưu lại dấu vết nào trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam? Thậm chí, một nhà báo của TTXVN, thạo tiếng Spanish, được dự buổi làm việc tại Hội Nhà văn, cũng không có máy ảnh để ghi lại vài tấm ảnh lưu niệm. Thật tệ! Đúng là chuyện buồn không thể tin được... như tên một truyện ngắn của G. Marques!

TRẦN TƯ, NGƯỜI TÙ THẾ KỶ

Theo RFA
27-9-2014

tran-tu-california-305.jpg
Ông Trần Tư tại California, Hoa Kỳ trước đây.

Biệt giam 21 năm

Ông Trần Tư, được mệnh danh là “người tù thế kỷ” với số năm trong tù là 21 năm về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Ông vừa được trả tự do vào ngày 24 tháng 9 và đang chờ đợi quay trở về Mỹ vì ông là thường trú nhân của Hoa Kỳ trước khi bị bắt. Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với ông sau đây:
Mặc Lâm: Xin chúc mừng ông vừa trở lại khung trời tự do sau hơn 20 năm bị giam. Xin ông cho biết ông bị bắt vào lúc nào và khi bị bắt ông bị kết tội gì?
Trần Tư: Tôi bị bắt ngày mùng 5 tháng 3 năm 1993 can tội âm mưu lật đổ chính quyền.

CHA ĐẺ "SỨC MẠNH MỀM" NGẠC NHIÊN VÌ HÀNH XỬ CỦA TRUNG QUỐC

Theo VietnamNet
26-9-2014

Gs Joseph Nye, cha đẻ của học thuyết “sức mạnh mềm” nổi tiếng ngạc nhiên khi “Trung Quốc hi sinh ảnh hưởng to lớn ở khu vực vì những bãi đá hoang” ở biển Đông. Mặc dù dưới những bãi đá hoang này là nhiều nguồn lợi, như dầu khí, song cái giá Trung Quốc phải trả đắt đỏ hơn nhiều. Chính nước này đã đẩy nhiều nước trong khu vực vào vòng tay của Mỹ.

LTS: Tuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung trong Hội nghị Diễn đàn Toàn cầu Boston tại Harvard Faculty Club bàn về xây dựng giải pháp cho Hòa bình và An ninh ở Thái Bình Dương tổ chức ngày 17/09 vừa qua. Từ Hội nghị này, Diễn đàn Toàn cầu Boston sẽ xây dựng phác thảo Sáng kiến và tiếp tục thảo luận với các học giả, các nhà lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp, từ đó đưa ra thảo luận tại Hội nghị vào ngày 5/11/2014 , sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện để chính thức công bố Sáng kiến về Nền tảng cho Hoà bình và An ninh ở Thái Bình Dương vào ngày 12/12/2014.
Hội nghị trực tuyến xây dựng nền tảng cho Hòa bình và An ninh ở Thái Bình Dương là một hoạt động quan trọng của Diễn đàn Toàn cầu Boston, quy tụ các học giả nổi tiếng của Harvard, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp, kết nối từ Boston tới Washington, Tokyo, Hà Nội và Bonn.
Hội nghị do Gs Michael Dukakis, cựu ứng viên Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Diễn đàn Toàn cầu Boston dẫn dắt. Tham dự hội nghị có ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ; Cha đẻ thuyết quyền lực mềm GS Joshep Nye, Cựu Thủ tướng Úc – Kevin Rudd, Cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, Hiệu trưởng trường Luật và Quan hệ quốc tế Fletcher , Stephen Bosworth, –Cựu Đại sứ Mỹ tại Đức, Giáo sư JD Bindenagel , Cựu Đại sứ Nhật tại Mỹ Ichiro Fujisaki ....

VŨ KHÍ VIỆT NAM ĐỦ SỨC RĂN ĐE TRUNG QUỐC HAY KHÔNG?

23-9-2014

Tranh chấp đặc biệt gay gắt giữa Hà Nội và Bắc Kinh tại Biển Đông, đặc biệt là sau vụ giàn khoan HD-981 vừa qua, đã nêu bật câu hỏi là với thực lực quân sự hiện có, liệu Việt Nam có thể ngăn không cho Trung Quốc độc chiếm Biển Đông hay không ? Theo các chuyên gia, khả năng duy nhất nằm trong tầm tay của Việt Nam là « răn đe », và ngay cả trong vấn đề này, vẫn còn nhiều ý kiến hoài nghi.

media
Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga (Ảnh : naval-technology.com). Trong năm 2014, hai chiếc được giao cho Việt Nam.

Nhân một Hội nghị Quốc tế về Chính sách Hàng hải của Trung Quốc do Đại học Ma Cao tổ chức trong hai ngày 19-20/09/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã thử tìm đáp án cho câu hỏi về thực lực trên biển của Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc.

"CÓ MỘT TỪ ĐANG KHIẾN CÁC NHÀ ĐÀM PHÁN VIỆT NAM ĐAU ĐẦU"

27-9-2014
Nguyên Hà

Tái cơ cấu nền kinh tế qua mổ xẻ của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014...

“Có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu”
Ông Trương Đình Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự” giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi mới, đó là điều rất là vô lý”.

Cực kỳ nóng sốt, đó là cụm từ được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dành cho tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung đã bắt đầu được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ngay từ sáng 27/9.



Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong lời phát biểu khai mạc nhấn mạnh, tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ là quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội mà cử tri rất kỳ vọng vào sự chuyển biển mạnh mẽ và cơ bản của công việc này, để khắc phục những hạn chế, yếu kém mang tính cơ cấu, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.



Vì vậy Phó chủ tịch kỳ vọng các ý kiến tại diễn đàn về những mặt làm được và chưa được cũng như chỉ ra những điểm nghẽn sẽ góp phần đánh giá khách quan, đầy đủ hơn về tái cơ cấu nền kinh tế.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

ĐÈN CÙ - CHƯƠNG 15

Trần Đĩnh

Đầu 1960 tôi theo Cụ ra Móng Cái. Bọn tôi - Đinh Đăng Định, nhiếp ảnh viên theo sát Cụ, hai anh bảo vệ và tôi - đi lối Mông Dương, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối.
Cụ đi máy bay lên thẳng do phi công Liên Xô lái - vừa lái vừa vực phi công ta. Vừa trên máy bay xuống, Cụ ra thẳng nơi mít tinh. Sau mít tinh, kéo chúng tôi lượn phố. Thăm xưởng gốm, trường học, lớp vỡ lòng lít nhít. Viết lên bảng đen chữ nhân Trung Quốc rồi hỏi bằng tiếng Tàu bản địa, tức tiếng Ngái (hay Khách Gia gốc gác tỉnh An Huy mà ta gọi lan sang tất cả người Tàu là chú Khách): - Trây sấn mà chề? Đây là chữ gì…? Đi một đoạn ngắn dọc sông Ka Long, sắp đến cầu Bắc Luân, Cụ chỉ vào một ngôi nhà phía bên kia đường nói với tôi đi bên cạnh: - Ở nhà này ngày xưa có một chị bí thư chi bộ.
Tôi ngợ ngay. Có quan hệ tình cảm gì với Bác? Thầm mong là có. Đồng thời nghĩ: Thế ra Cụ đã từng ở Móng Cái? Năm nào? Chị bí thư kia phải là của chi bộ Đảng cộng sản Trung Quốc? Vì đến 1930 mới lập Đảng cộng sản Việt Nam. Cụ qua đây bao giờ? Dạo đến Macao thống nhất Đảng? Bao nhiêu thắc mắc nhưng không dám hỏi. Một chi tiết nữa: không như ở nơi khác, tại sao đến đây Cụ đi chơi phố nhiều thế? Xem vẻ Cụ có đặc biệt với Móng Cái hơn? Khéo đã ở đây thật?

TRỞ LẠI VỚI CÁC DANH NHÂN LỊCH SỬ ĐỂ HIỂU CÁC VIP HIỆN THỜI

Theo Blog Vương Trí Nhàn
28-9-2014

Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại, giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn không viết về các danh nhân trong quá khứ.

Những trang sử học không có con người -- Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là:

1/ Chỉ viết về lịch sử tồn tại của dân tộc mà không biết tới lịch sử phát triển. Quá chú trọng việc viết về chống ngoại xâm mà không viết về các cuộc đấu tranh nội bộ. Quá chú trọng quân sự mà không có  sự nghiên cứu đầy đủ về kinh tế. Chỉ viết về mặt sáng của lịch sử không viết về chỗ tối.
2/ Không có ngôn ngữ của sử học. Tức không có cảm giác về thời gian trong quá khứ
 3/ Không có nhân vật lịch sử

Dưới đây chỉ xin nói về điểm thứ ba.