Trở lại với hồ sơ nóng bỏng Ukraina : « Lún sâu thêm vào nội chiến », « Bạo động leo thang ». Đó là những cụm từ báo chí Pháp dùng để nói về Ukraina. L'Humanité không tán đồng việc chính quyền Kiev huy động quân đội đến Slaviansk và Kramatorsk ở miền Đông Nam bởi vì theo quan điểm của tờ báo điều đó chỉ càng « đẩy Ukraina đến gần kề một cuộc nội chiến ».
Tựa của bài viết trên Le Figaro nhấn mạnh là « chiến dịch tấn công đề giành lại các thành phố ở miền Đông Nam đang trong tay phe thân Nga » của Kiev chỉ là một chiến dịch « để che mắt thiên hạ » : quân đội Ukraina được điều tới hiện trường nhưng dân chúng tại chỗ vẫn không trông thấy họ đâu và thành phố Kramatorsk chẳng hạn thì vẫn trong tay phe thân Nga.
Trong khi đó tại Matxcơva, tổng thống « Putin đang do dự giữa hai giải pháp : can thiệp quân sự trực tiếp hay gián tiếp » vào Ukraina. Kể từ ngày 25/04/2014 lính Nga đã sắn sàng dàn trải ở sát biên giới Ukraina và chờ lệnh của Matxcơva. Tổng thống Putin đang tính toán những gì ? Theo như phân tích của một chuyên gia về quốc phòng, Pavel Felgenhauer làm việc cho tờ báo Novaya Gazeta của Nga được Le Figaro trích dẫn thì Matxcơva đang thiên về kế hoạch thôn tính nhiều vùng lãnh thổ từ vành đai phía nam Ukraina đến Moldavia. Trong kế hoạch đó, Kremli đặc biệt chú ý tới các thành phố như Odessa, Nikolaev và Zaporojié của Ukraina. Đó là những nơi sản xuất ra trang thiết bị quân sự cho Nga.
Để hoàn thành được kế hoạch đó Nga phải có « lực ». Nhưng theo một chuyên gia quân sự độc lập khác là ông Alexander Golts trước mắt tổng thống Putin không rảnh tay hành động. Bởi vì trước mắt Nga chỉ có thể huy động một lực lượng từ 40 đến 50 ngàn quân như đang có ở biên giới với Ukraina và sẽ phải đào tạo thêm lính mới. Điều này sẽ đòi hỏi thêm vài tháng nữa.
Tuy nhiên, khả năng phá rối của Nga sẽ rất lớn : Golts báo trước là tình hình ở miền Đông và miền Nam Ukraina sẽ còn rối rắm và bất ổn trong một thời gian dài. Sự bất ổn đó sẽ cho phép Matxcơva kết luận cuộc bầu cử tổng thống Ukraina dự trù vào ngày 25/05/2014 là không có giá trị. Hơn thế nữa Nga muốn dậy cho phương Tây bài học là chớ bao giờ nên đến gần các vùng lãnh thổ từng thuộc chủ quyền của Liên Xô cũ.
Dù sao đi nữa theo như nhận xét của ông Felgenhauer, mở mặt trận quân sự thực sự hay dù đấy chỉ là một cuộc chiến được Matxcơva điều khiển từ xa, bề nào thì Ukraina cũng đang trong ngõ cụt.
Khi nước Mỹ không còn thống lĩnh thế giới
Theo thống kê của tổ chức ICP ( International Comparison Programme) trực thuộc Ngân hàng Thế giới, cuối năm nay, Trung Quốc sẽ qua mặt nước Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Chuyên gia về quan hệ quốc tế, cố vấn của giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, IFRI ông Dominique Moisi trong một bài báo trên tờ Les Echos cho rằng Hoa Kỳ đang đánh mất hào quang không chỉ về phương diện kinh tế mà ngay cả trên những mặt trận khác như ngoại giao và quân sự : Trật tự thế giới đang thay đổi trước cuối thập niên này.
Thất bại ê chề của Ngoại trưởng Kerry giải quyết xung đột Israel- Palestine phải chăng là bằng chứng cụ thể cho thấy cường quốc quân sự và ngoại giao số 1 của thế giới không còn khả năng thuyết phục cả các đồng minh lẫn các đối thủ của mình ?
Thái độ do dự của tổng thống Barack Obama trên hồ sơ Syria hồi mùa hè 2013 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự suy yếu của Mỹ trên bàn cờ quốc tế. Đó cũng là tín hiệu khuyến khích nước Nga của ông Putin nên « mạnh dạn » trên hồ sơ Ukraina.
Theo chuyên gia Moisi, vòng công du bốn nước châu Á của tổng thống Hoa Kỳ vừa qua là nhằm xua tan những lo ngại về sự yếu đuối của Mỹ đặc biệt là trước những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Nhưng liệu rằng, các nước trong vùng có thể trông cậy vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc nữa hay không ?
Chuyên gia về quan hệ quốc tế Pháp, Dominique Moisi cho rằng, bản thân tổng thống Obama phải nhận lấy một phần trách nhiệm của đà tuột dốc đó. Khủng hoảng Ukraina cho thấy chủ nhân Nhà Trắng do không có được một dàn cố vấn lợi hại như những người tiền nhiệm, cho nền dù có nhiều lá bài tốt trong tay, cũng không thắng nổi dù rằng các đối thủ của Hoa Kỳ chỉ có những quân bài nhỏ.
Tựa của bài viết trên Le Figaro nhấn mạnh là « chiến dịch tấn công đề giành lại các thành phố ở miền Đông Nam đang trong tay phe thân Nga » của Kiev chỉ là một chiến dịch « để che mắt thiên hạ » : quân đội Ukraina được điều tới hiện trường nhưng dân chúng tại chỗ vẫn không trông thấy họ đâu và thành phố Kramatorsk chẳng hạn thì vẫn trong tay phe thân Nga.
Trong khi đó tại Matxcơva, tổng thống « Putin đang do dự giữa hai giải pháp : can thiệp quân sự trực tiếp hay gián tiếp » vào Ukraina. Kể từ ngày 25/04/2014 lính Nga đã sắn sàng dàn trải ở sát biên giới Ukraina và chờ lệnh của Matxcơva. Tổng thống Putin đang tính toán những gì ? Theo như phân tích của một chuyên gia về quốc phòng, Pavel Felgenhauer làm việc cho tờ báo Novaya Gazeta của Nga được Le Figaro trích dẫn thì Matxcơva đang thiên về kế hoạch thôn tính nhiều vùng lãnh thổ từ vành đai phía nam Ukraina đến Moldavia. Trong kế hoạch đó, Kremli đặc biệt chú ý tới các thành phố như Odessa, Nikolaev và Zaporojié của Ukraina. Đó là những nơi sản xuất ra trang thiết bị quân sự cho Nga.
Để hoàn thành được kế hoạch đó Nga phải có « lực ». Nhưng theo một chuyên gia quân sự độc lập khác là ông Alexander Golts trước mắt tổng thống Putin không rảnh tay hành động. Bởi vì trước mắt Nga chỉ có thể huy động một lực lượng từ 40 đến 50 ngàn quân như đang có ở biên giới với Ukraina và sẽ phải đào tạo thêm lính mới. Điều này sẽ đòi hỏi thêm vài tháng nữa.
Tuy nhiên, khả năng phá rối của Nga sẽ rất lớn : Golts báo trước là tình hình ở miền Đông và miền Nam Ukraina sẽ còn rối rắm và bất ổn trong một thời gian dài. Sự bất ổn đó sẽ cho phép Matxcơva kết luận cuộc bầu cử tổng thống Ukraina dự trù vào ngày 25/05/2014 là không có giá trị. Hơn thế nữa Nga muốn dậy cho phương Tây bài học là chớ bao giờ nên đến gần các vùng lãnh thổ từng thuộc chủ quyền của Liên Xô cũ.
Dù sao đi nữa theo như nhận xét của ông Felgenhauer, mở mặt trận quân sự thực sự hay dù đấy chỉ là một cuộc chiến được Matxcơva điều khiển từ xa, bề nào thì Ukraina cũng đang trong ngõ cụt.
Theo thống kê của tổ chức ICP ( International Comparison Programme) trực thuộc Ngân hàng Thế giới, cuối năm nay, Trung Quốc sẽ qua mặt nước Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Chuyên gia về quan hệ quốc tế, cố vấn của giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, IFRI ông Dominique Moisi trong một bài báo trên tờ Les Echos cho rằng Hoa Kỳ đang đánh mất hào quang không chỉ về phương diện kinh tế mà ngay cả trên những mặt trận khác như ngoại giao và quân sự : Trật tự thế giới đang thay đổi trước cuối thập niên này.
Thất bại ê chề của Ngoại trưởng Kerry giải quyết xung đột Israel- Palestine phải chăng là bằng chứng cụ thể cho thấy cường quốc quân sự và ngoại giao số 1 của thế giới không còn khả năng thuyết phục cả các đồng minh lẫn các đối thủ của mình ?
Thái độ do dự của tổng thống Barack Obama trên hồ sơ Syria hồi mùa hè 2013 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự suy yếu của Mỹ trên bàn cờ quốc tế. Đó cũng là tín hiệu khuyến khích nước Nga của ông Putin nên « mạnh dạn » trên hồ sơ Ukraina.
Theo chuyên gia Moisi, vòng công du bốn nước châu Á của tổng thống Hoa Kỳ vừa qua là nhằm xua tan những lo ngại về sự yếu đuối của Mỹ đặc biệt là trước những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Nhưng liệu rằng, các nước trong vùng có thể trông cậy vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc nữa hay không ?
Chuyên gia về quan hệ quốc tế Pháp, Dominique Moisi cho rằng, bản thân tổng thống Obama phải nhận lấy một phần trách nhiệm của đà tuột dốc đó. Khủng hoảng Ukraina cho thấy chủ nhân Nhà Trắng do không có được một dàn cố vấn lợi hại như những người tiền nhiệm, cho nền dù có nhiều lá bài tốt trong tay, cũng không thắng nổi dù rằng các đối thủ của Hoa Kỳ chỉ có những quân bài nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét