Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

VỤ GIÀN KHOAN "NÓNG MÀ KHÔNG SÔI"

(Theo BBC, 22-5, 2014)

'Thiên hạ đại loạn ...'

Trong bài viết "Cuộc phiêu lưu Hoàn hảo của Tập Cận Bình: Sự Thôn tính Biển Nam Trung Hoa có Tính toán", hôm 22/5, phân tích gia Nayan Chanda cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn có vẻ lấy cảm hứng từ câu "Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị", ý nói về cơ hội cho một trật tự mới tốt hơn từ sự loạn lạc.


Ông nói diễn biến giàn khoan xảy ra vào lúc phương Tây đang bận bịu với Ukraine, Syria và Iraq, Đông Nam Á chia rẽ trong đối phó với Trung Quốc trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản chưa biết phải đối phó thế nào với Bắc Triều Tiên.

Bấm Tác giả này cũng nhắc lại chuyện Bắc Kinh tấn công vào Trường Sa hồi năm 1988 khi Liên Xô muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, lặp lại kịch bản Hoàng Sa 1974 khi Hoa Kỳ ngả về phía Trung Quốc.

Ông Chanda nói Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước Đông Á trong khi lặng lẽ tăng cường sức mạnh quân sự theo phương châm 'thao quang dưỡng hối', hay 'ẩn mình chờ thời', của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người gây ra cuộc chiến 1979 với Việt Nam.

Nhưng chuyên gia này viết "tuần trăng mật" kinh tế của Trung Quốc và Đông Á kết thúc trong tuần trước khi cuộc bạo loạn ở Việt Nam khiến Trung Quốc phải đưa công nhân của họ về nước.
Trong khi đó một chuyên gia về Đông Á khác, Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington dẫn lời một đồng nghiệp từ trung tâm nói Trung Quốc Bấm cho rằng cái giá họ phải trả là không cao và họ sẵn sàng chấp nhận căng thẳng với láng giềng để đạt mục đích.

'Nóng mà không sôi'

Tờ The Economist trong khi đó nói Việt Nam khó có khả năng tự buộc Trung Quốc rời giàn khoan chứ chưa nói tới chuyện lấy lại Hoàng Sa với lực lượng hải quân "khiêm tốn" như hiện nay.

Tạp chí cũng dẫn lời một nhà ngoại giao bình về chuyện biểu tình chống Trung Quốc rằng Hà Nội sẽ giữ để mọi chuyện "nóng mà không sôi".

Theo Bấm The Economist, nếu xung đột hiện nay kéo dài, nó sẽ không có lợi cho phe cánh của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn được xem là thân Trung Quốc.

Ngược lại nó sẽ có lợi cho những người muốn cải tổ trong Đảng.

The Economist cũng cho rằng bất chấp lời chỉ trích Trung Quốc "khiêu khích" Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Washington sẽ không có hành động cụ thể nào để giúp Việt Nam khỏi bị bắt nạt.

Còn Nhật Bản cũng được các chuyên gia cho là không can thiệp quân sự để giúp Hà Nội nếu xung đột xảy ra và kể cả họ có muốn giúp Trung Quốc cũng có thể cản được các tàu của Nhật Bản phải đi chặng đường dài tới Biển Đông.

Bất chấp sự cô độc trên thực tế này, Hà Nội có vẻ được nhiều sự ủng hộ của các nhà phân tích quốc tế hơn.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, South China Morning Post, từ Hong Kong đăng bài của nhà bình luận Philip Bowring nói hành động của Trung Quốc với láng giềng ở Biển Đông là "hung hăng, ngạo ngạn và có tính chất của chủ nghĩa Đại Hán".

Ông Bấm Bowring cũng nói Trung Quốc chỉ có 20% bờ biển tại Biển Đông nhưng lại đòi tới 90% vùng biển này.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét