Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
02-07-2014
Vấn đề Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế vì đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam hiện đang được nhiều người đốc thúc. Gia Minh hỏi chuyện nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh về vấn đề đó và được ông cho biết:
Nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh: Biện pháp pháp lý theo tôi nghĩ là cách thức tốt nhất hiệu quả, khả thi và đưa đến một giải pháp công bằng cũng như hòa bình nhất cho việc giải quyết trên Biển Đông.
Cách đây khoảng 6 tháng, vào ngày 19 tháng 1 năm 2014, tôi cùng với mọi người soạn thảo một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc để nói rằng Trung Quốc 40 năm về trước đã xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực. Trong lá thư đó tôi có nói phải kiện, phải yêu cầu chính thức đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án Công lý Quốc tế. Đó là một cách mà tôi nhắc lại một lần nữa là khả thi và hiệu quả nhất. Lá thư đó chúng tôi đã vận động được 15.588 chữ ký.
Gần đây hơn khi giàn khoan Hải Dương 981 vào Việt Nam, tôi cùng ông Nguyễn Quang A và một số người khác gửi lá thư thứ nhì yêu cầu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa. Lá thư đó cũng như vấn đề kiện như thế nào.
Kiện như thế nào thì giàn khoan HD 981 là một hành xử của TQ mà từ đó Việt Nam có thể kiện một cách hiệu quả. Việt Nam kiện Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của VN có sự hỗ trợ của máy bay và tàu chiến trong vùng biển của VNÔng Lê Trung Tĩnh
Kiện như thế nào thì giàn khoan Hải Dương 981 là một hành xử của Trung Quốc mà từ đó Việt Nam có thể kiện một cách hiệu quả. Việt Nam kiện Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có sự hỗ trợ của máy bay và tàu chiến trong vùng biển của Việt Nam như thế ra cơ chế giải quyết tranh chấp ràng buộc của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Cơ chế này có thể hình thành từ một trong ba tòa án sau: thứ nhất là Tòa Án Công Lý Quốc tế, thứ nhì là Tòa án Quốc tế về Luật BIển ITLOS ở Hamburg, Đức, thứ ba có thể là một tòa sự vụ thành lập bởi Công ước về Luật biển năm 1982 giống như Philippines đang làm.
Kết quả giải quyết tranh chấp của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển này sẽ có thể ( khi ra ròa thì nói kết quả có thể) dẫn đến việc người ta kết luận chuyện Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hiện nay là một hành động phi pháp và buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra, cũng như ngừng hoạt động gây hấn, thậm chí bằng máy bay.
Gia Minh: Giàn khoan Hải Dương 981 đặt tại vị trí mà mọi người cho là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Theo thông tin Trung Quốc nói đến ngày 15 tháng 8 rút đi; mọi người nói cần phải kiện khi nó đang còn ở vị trí đó. Điều ấy có đúng không? Và việc chuẩn bị hồ sơ cần bao lâu và có thể tiến hành ngay lúc này không?
Thực ra nó ( giàn khoan) còn ở đó hay đã rút đi Việt Nam đều có thể kiện được. Nói nôm nay, đó là hành động nó đã vào nhà mình, lục tung hết đồ đạc lên, và Việt Nam có chứng cứ rõ ràng với tàu nước ngoài đi ra đó và chứng kiếnÔng Lê Trung Tĩnh
Nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh: Thực ra nó ( giàn khoan) còn ở đó hay đã rút đi Việt Nam đều có thể kiện được. Nói nôm nay, đó là hành động nó đã vào nhà mình, lục tung hết đồ đạc lên, và Việt Nam có chứng cứ rõ ràng với tàu nước ngoài đi ra đó và chứng kiến. Phía Trung Quốc không những đi khoan dầu mà còn gây hấn với chủ nhà nữa: những tàu hải giám, cảnh sát biển của Việt Nam ra bị phun vòi rồng và đâm va rất thô bạo. Tất cả những điều đó đều được ghi lại rõ rang và thậm chí Trung Quốc không cần quan tâm che giấu những điều đó nữa. Chứng cớ phạm pháp, phạm tội đã rõ ràng rồi, nên Trung Quốc có rút đi nữa, vẫn có thể kiện chuyện đó.
Nếu giàn khoan chưa rút đi thì kết quả của vụ kiện là nó phải rút đi, còn nếu rút đi rồi thì vụ kiện lúc đó chứng tỏ Trung Quốc đã thực hiện một hành động phạm pháp. Và kết quả đó, có thể một chừng mực nào đó, đẩy vấn đề tranh chấp Hoàng Sa ra quốc tế hơn, có thể một chừng mực nào đó đẩy câu chuyện mà cho đến lúc này Trung Quốc không nói là đường lưỡi bò ra ánh sáng quốc tế hơn.
Gia Minh: Ông nói có thể kiện giàn khoan Hải Dương khi nó còn trong vùng biển của Việt Nam hay khi nó rút đi rồi, nhưng theo ông việc không kiện sớm sẽ có những bất lợi gì?
Nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh: Theo quan điểm, cách nhìn của tôi, dĩ nhiên câu chuyện về pháp lý về chủ quyền, chủ quyền trên biển là vấn đề rất quan trọng, cần phải cân nhắc, suy xét chuẩn bị hồ sơ pháp lý rất rõ ràng. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ nếu được nên tiến hành vụ kiện sớm nhất có thể.
Theo tôi được biết từ một bài báo VN hẳn hoi thì một vị vụ trưởng Vụ Pháp chế của Việt Nam tên Nguyễn thị Thanh Hà nói rằng về mặt kỹ thuật, pháp lý VN chuẩn bị đầy đủ rồi. Nên tôi tạm có suy nghĩ rằng vấn đề quyết định hay không hoặc là người ta đang tính toán để đi đến việc đóÔng Lê Trung Tĩnh
Theo tôi được biết từ một bài báo Việt Nam hẳn hoi thì một vị vụ trưởng Vụ Pháp chế của Việt Nam tên Nguyễn thị Thanh Hà nói rằng về mặt kỹ thuật, pháp lý Việt Nam chuẩn bị đầy đủ rồi. Nên tôi tạm có suy nghĩ rằng vấn đề quyết định hay không hoặc là người ta đang tính toán để đi đến việc đó, hoặc là một lựa chọn chính trị mà người ta đang cân nhắc.
Do đó lá thư mà chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa là một trong chuỗi nhiều hành động của nhiều tổ chức công dân dân sự khác thúc đẩy lựa chọn chính trị đó. Vì sao? Vì đến bây giờ cách tiếp cận được Nhà nước Việt Nam theo đuổi trong tranh chấp trên Biển Đông, cũng như tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa là kiên trì đàm phán, ngoài ra còn có kiểu ’16 chữ vàng, 4 tốt’ … thì tạm thời không nói ở đây; nhưng theo tôi chỉ kiên trì đàm phán, mà chỉ kiên trì đàm phán là cách không phù hợp trong quá khứ, không còn thích hợp trong hiện tại nữa.
Vì làm sao kiên trì đàm phán với một đất nước, một đối tác, một bên khác mà họ không chấp nhận, thậm chí là có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa. Làm sao đàm phán với một người mà họ không chấp nhận đàm phán nữa. Đó là điều thứ nhất, và điều thứ hai là tham vọng về đường lưỡi bò là một tham vọng nhiều năm nay và họ dần tiến đến từ thực địa cho đến ngoại giao, học thuật quốc tế. Kiên trì đàm phán một mặt nào đó để tiến đến một sự thỏa thuận nào đó, theo tôi đó là một ảo tưởng mà mình nên dứt bỏ.
Ngoài ra việc kiện là một giải pháp nói nôm na là hòa bình, hữu nghị; một mặt nào đó nó là một dạng vũ khí nhưng là vũ khí để ngăn chặn chiến tranh, ngăn chặn xung đột có thể xảy ra. Nó đưa vấn đề ra ánh sáng, giảm thiểu áp lực đơn phương và song phương mà Trung Quốc đang gây lên trên đất nước Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn về những thông tin mà ông chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét