Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

SỰ ĐIỀU CHỈNH ĐỘNG THÁI CỦA TQ TRONG KHU VỰC BIỂN NAM TRUNG HOA?

Tác giả: Ted Galen Carpenternationalinterest
25-7-2014

"Washington ít nhất cũng nên xem rằng liệu có thể thiết lập lại mối quan hệ một cách nghiêm túc với Trung Quốc hay không"

Sau nhiều tháng hành động liều lĩnh với các láng giềng Đông Á, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ngả về các chính sách hòa giải nhiều hơn. Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan đầy tranh cãi của mình khỏi vùng biển gần Việt Nam. Vào cuối tháng Sáu vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức một cuộc họp cấp cao với tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye, nhằm cải thiện mối quan hệ với nước này sau căng thẳng tuyên bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không của Bắc Kinh trong biển Đông Trung Hoa năm ngoái (ADIZ). Ngay cả giọng điệu cảnh cáo đều đều của Bắc Kinh với Mĩ rằng đừng nhúng tay vào tranh chấp lãnh thổ khu vực biển Nam Trung Hoa cũng dường như im ắng hơn. Thay vì cứ the thé buộc tội Mĩ can thiệp, các quan chức Trung Quốc giờ lại kêu gọi Washington “công bằng” trong việc xem xét các vấn đề tranh chấp.

Có thể xu thế hòa giải này chỉ là tạm thời, hoàn toàn chỉ là sự thay đổi chiến thuật. Nhưng cũng còn cách giải thích đáng khích lệ khác. Bắc Kinh cuối cùng cũng nhận ra rằng họ đã đi lố trong việc tuyên bố chủ quyền, và rằng hành động đó khiêu khích các nước láng giềng khiến họ tiếp thu nhanh hơn cái chính sách kiềm chế trực tiếp Trung Quốc mà Mĩ là nhạc trưởng. Với vô số các nhức nhối địa chiến lược ở khắp nơi trên thế giới, Washington ít nhất cũng nên xem rằng liệu có thể thiết lập lại mối quan hệ một cách nghiêm túc với Trung Quốc hay không.

Dễ nhận thấy rằng các nước Đông Á ngày càng giận dữ trước hành xử của Trung Quốc trong 3-4 năm trở lại, và chỉ những quan chức trì độn nhất của Trung Quốc mới không thấy dấu hiệu nguy hiểm này. Rõ ràng nhất, theo quan điểm của Bắc Kinh, đáng quan ngại nhất chính là sự khẳng khái của Nhật trong các vấn đề quốc phòng. Sự “điều chỉnh” trong Điều 9 của hiến pháp Nhật cho phép nước này tham gia vào các biện pháp quốc phòng chọn lọc là sự kiện mang tính đổi chiều, nhưng còn nữa, các thay đổi tinh tế hơn. Vào tháng 6, Thủ Tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng chính quyền của ông ủng hộ Việt Nam và các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Vài tháng trước đó, Nhật Bản đã cùng với Hiệp Hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) tìm kiếm nỗ lực bảo vệ quyền hàng hải- một cú tát ngay vào các tuyên bố chủ quyền bành trướng biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc.

Nước đi của Nhật rõ ràng đã vẽ lên một trận địa các đối tác an ninh. Tokyo và Canberra thỏa thuận một hợp đồng để bán công nghệ tàu ngầm Nhật cho Úc. Tương tự, Nhật cũng công khai rằng họ sẽ xem xét để hỗ trợ tàu tuần tra biển cho Việt Nam, mặc dù vì căng thẳng của chính họ với Trung Quốc nên việc chuyển nhượng tàu sẽ cần thêm ít thời gian. Quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Ấn Độ thì ở một điểm mà các học giả tiếng tăm đang bàn về sự hình thành của một liên mình Nhật-Ấn.

Nhưng các mối lo lắng của Bắc Kinh không chỉ dừng lại với các tiên phong trong lĩnh vực an ninh của Nhật. Các láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc đang phản ứng lại hành động mà họ cho là hung hăng của Trung Quốc. Việt Nam và Philippines đã gia tăng đáng kể các hợp tác ngoại giao và quân sự. Nam Hàn đồng ý chuyển nhượng một tàu cho hải quân Phillipines cuối tháng Sáu. Indonesia thì đang chuyển hướng tập trung quân sự vào đối phó với các sự kiện trong khu vực Đông Nam Á, ngầm phản ứng lại nỗi lo ngại ngày càng gia tăng từ tham vọng Trung Quốc. Mặc cho các ràng buộc kinh tế bao quát và có lợi song phương, Úc vẫn gởi đi một cảnh cáo mũi dùi đến Trung Quốc rằng hành động của họ ở vùng biển Nam Trung Hoa là khiêu khích và không có lợi. Không lâu sau đó, Canberra đồng ý chi 11.6 tỉ cho 58 chiếc F-35 từ Mĩ- một nâng cấp đáng kể cho lực lượng không quân của nước này.

Sẽ không mấy ngạc nhiên khi các quan chức tinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng cảnh giác với làn sóng bài Trung từ các láng giềng của mình. Các hành động trơ trẽn của Bắc Kinh đã biến “lời tiên tri” tự hiện thực hóa: sự ủng hộ rộng rãi cho chính sách kiềm chế Trung Quốc trong khu vực được dẫn dắt bởi Mĩ và Nhật. Người khôn sẽ ra lệnh điều chỉnh động thái và hòa giải nhiều hơn, thận trọng hơn trong hoàn cảnh của Bắc Kinh.

Bước đi này đồng thời sẽ tạo cơ hội cho Mĩ giảm bớt thế thù địch đang gia tăng giữa quan hệ Trung-Mĩ và giúp giảm căng thẳng chung trong khu vực Đông Á. Chỉ viễn cảnh đó thôi cũng đủ để thôi thúc các quan chức Mĩ khám phá rằng liệu hành động xuề xòa gần đây của Trung Quốc có thật lòng không. Nhưng còn động cơ khác nữa. Tấm bản địa chính trị của Mĩ đang tràn ngập những bất ổn và khủng hoảng, bao gồm bạo lực lộn xộn ở Syria, Iraq, Libya và Ukraine, cũng như là cuộc chiến ma túy rối rắm ở Mexico và Trung Mĩ. Đáng báo động nữa là mối quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin đã suy giảm tới mức thời Chiến Tranh Lạnh.

Mĩ cần mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc để giới chức Mĩ có thêm phạm vi mà lo hàng loạt các vấn đề khác. Đặc biệt quan trong là Mĩ không rơi vào tình huống vừa khủng hoảng với Nga vừa khủng hoảng với Trung Quốc cùng lúc. Tình huống bây giờ chỉ ra rằng một cuộc tái lập quan hệ với Trung Quốc đang dịu giọng nên được cân nhắc một cách nghiêm túc nhất.

---------------------

China's Big Course Correction in the South China Sea? 

"Washington should at least explore whether a serious rapprochement with China can be pursued."
July 25, 2014 

After many months of taking increasingly bold actions at the expense of its neighbors in East Asia, there are recent indications that Beijing may be adopting more conciliatory policies. China has unexpectedly removed a controversial oil-drilling rig that it had deployed in waters near Vietnam. In late June, Chinese president Xi Jinping conducted a high-profile summit meeting with South Korean president Park Geun-hye, seeking to improve relations with that country following last year’s tensions over Beijing’s proclamation of a new air-defense identification zone (ADIZ) in the East China Sea. Even the tone of China’s boilerplate warnings to the United States to stay out of the territorial disputes in the South China Sea has become somewhat more muted. Instead of shrill accusations of U.S. meddling, Chinese officials now urge Washington to be “fair” in its assessment of the issues at stake.
It is possible that the emergence of a more conciliatory stance may only be a temporary, purely tactical shift. But there is also a more encouraging alternative explanation. Beijing may finally have realized that it overreached in pressing its claims in the region, and that its behavior was provoking its neighbors to become more receptive to a U.S.-orchestrated containment policy directed against China. Given its own multitude of geostrategic headaches elsewhere in the world, Washington should at least explore whether a serious rapprochement with China can be pursued.

There is certainly enough evidence of rising anger among East Asian countries regarding China’s conduct over the past three or four years, and only the most obtuse Chinese officials could be unaware of the warning signs. The most obvious, and from Beijing’s standpoint, the most worrisome, development has been Japan’s growing assertiveness on security issues. Tokyo’s “reinterpretation” of Article 9 of the Japanese constitution to allow the country’s participation in collective-defense measures is a watershed event, but there have been other, more subtle changes. In June, Prime Minister Shinzo Abe stated that his government would support Vietnam and other nations that have territorial disputes with China. A few months earlier, Japan had joined with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) to explore efforts to better secure navigation rights—a clear slap at China’s expansive territorial claims in the South China Sea.
Japan’s new approach clearly envisions a growing array of security partnerships. Tokyo and Canberra negotiated a deal to sell Japanese submarine technology to Australia. Likewise, Japan let it be known that it would consider providing naval patrol vessels to Vietnam, although because of Tokyo’s own tensions with China, the transfer might require some time. Security relations between Japan and India are at a point where respected scholars are now speaking of the possible emergence of a Japanese-Indian alliance.
But Beijing’s worries are not confined to Tokyo’s expanding initiatives in the security arena. China’s smaller neighbors are reacting to what they see as China’s increasingly aggressive behavior. Vietnam and the Philippines have noticeably increased their diplomatic and military cooperation. South Korea agreed to transfer a naval vessel to the Philippines navy in late June. Indonesia is shifting more of its military focus to deal with contingencies in Southeast Asia, implicitly because of growing concerns about China’s ambitions. Despite the extensive and mutually beneficial bilateral economic ties, Australia issued a pointed warning to China that its actions in the South China Sea were unhelpful and provocative. Shortly thereafter, Canberra agreed to a$11.6 billion purchase of 58 F-35 fighters from the United States—a major upgrade of the country’s air force.
It would not be surprising if more astute Chinese officials became alarmed at the surge of anti-China measures among its neighbors. Beijing’s abrasive behavior had reached the point of creating a self-fulfilling prophecy: widespread support for a policy led by the United States and Japan to contain China’s power in the region. Prudence would dictate a course correction and the adoption of a more conciliatory, circumspect approach on Beijing’s part.


That move also creates an opportunity for the United States to dampen the growing animosity in Sino-American relations and to help reduce overall tensions in East Asia. Such a prospect should be sufficient incentive by itself to prod U.S. officials to explore whether China’s recent, more accommodating behavior is genuine. But there are additional incentives. Washington’s geopolitical plate is overflowing with problems and crises, including the chaotic violence in Syria, Iraq, Libya and Ukraine, as well as the drug war-induced turmoil in Mexico and Central America. Especially alarming is that the relationship with Vladimir Putin’s Russia has deteriorated to the point that it is approaching Cold War-era levels.
Washington needs better relations with China so that U.S. officials have more latitude to address the multitude of other problems. It is especially important that the United States not end up in crisis mode with Moscow and Beijing simultaneously. Circumstances now dictate that a rapprochement with an apparently chastened China be explored in the most serious manner.

Ted Galen Carpenter, a senior fellow at the Cato Institute and a contributing editor at The National Interest, is the author of nine books and more than 550 articles and policy studies on international affairs.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét