Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG, MÓN NỢ KHÓ GỠ

14-7-2014

Công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng.

Tại cuộc họp báo quốc tế ngày 23/05/2014, vào lúc khủng hoảng Biển Đông đang dâng cao do vụ giàn khoan Hải Dương 981, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu tiên đã chính thức tuyên bố rằng công thư ( công hàm ) Phạm Văn Đồng năm 1958 “ không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”. Trong cuộc họp báo đó, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam lập luận: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”.

Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng giống như một tờ giấy nợ, vì không được ghi rõ ràng, cho nên đến nay vẫn gây rắc rối cho Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước hết, hãy trở ngược lịch sử : Ngày 4/9/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Trong thời gian qua, các lãnh đạo, quan chức Nhà nước và báo chí chính thức của Việt Nam đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố và đăng những bài viết để chứng minh rằng công hàm nói trên của Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị gì. Trong cuộc gặp gỡ với cử tri ở Sài Gòn ngày 26/06, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố: “ Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa là của Trung Quốc”. Nhưng lập luận của ông Sang thì rối rắm vô cùng, theo như tường thuật của tờ VietnamNet: “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lý. Lúc bấy giờ, lãnh hải có 3 hải lý thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982. Lúc đó, tư duy của các cụ mình cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lãnh hải phải 12 hải lý thì mình thừa nhận 12 hải lý đó”.

Cũng theo chiều hướng “hóa giải” di sản công hàm Phạm Văn Đồng, tờ Tiền Phong từ ngày 09/07 vừa qua đã đăng trên mạng một loạt bài nhắc lại những dữ liệu lịch sử để chứng minh rằng từ năm 1954 sau hiệp định Genève cho đến năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, mà trước đây từng bị xem là “chính phủ bù nhìn của Mỹ”, là “ngụy quyền”, đã liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng phía Trung Quốc trong thời gian qua vẫn tiếp tục viện dẫn công hàm Phạm Văn Đồng để chứng minh rằng Việt Nam đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên Hoàng Sa và Trường Sa. Gần đây nhất, Lý Kiến Vĩ, một học giả Trung Quốc, trong một bài đề ngày 24/06/2014, viết cho Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, khi lập luận về chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa, đã đề cập đến công hàm Phạm Văn Đông. Bà Lý Kiến Vĩ, cũng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Biển, Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, có nhắc đến một chi tiết đó là trong cuộc gặp vào năm 1977 với Phó Thủ tướng lúc đó là Lý Tiên Niệm, ông Phạm Văn Đồng có nói rõ : « Nên hiểu các tuyên bố của chúng ta, kể cả tuyên bố trong công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, như thế nào? Nên hiểu nó trong bối cảnh lịch sử của thời đại. Trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”.

Học giả Lý Kiến Vĩ viết rằng : "Rõ ràng là ông Đồng đã công nhận mục đích của tuyên bố của ông về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng lại đòi Trung Quốc hiểu nó trong bối cảnh lịch sử . Lập luận này đi ngược với nguyên tắc quốc tế “estoppels”, theo đó: Trong một tranh chấp cụ thể, tại một thời điểm nào đó, nếu một bên có thỏa thuận/ nhất trí ngầm, hoặc công nhận chủ quyền của một bên khác đối với một vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thì sự công nhận hoặc nhất trí đó có hiệu lực pháp lý".

Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng không chỉ là chủ đề tranh cãi giữa các học giả hay của những tuyên bố qua lại của lãnh đạo hai nước mà nay đã trở thành vấn đề pháp lý quốc tế, bởi vì Bắc Kinh đã sử dụng công hàm này như là một trong những luận cứ để khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa trong các văn bản của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực Trung Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 22/05 và 09/06 liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Ngày 03/07 vừa qua, đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ lại phải đề nghị Tổng thư ký Ban Ki Moon cho lưu hai văn bản nêu lập trường của Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương 981 để bác bỏ hai văn bản nói trên, tố cáo Bắc Kinh « cố tình xuyên tạc » công thư Phạm Văn Đồng.

Phái đoàn Việt Nam khẳng định, « những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. ». Họ nhắc lại rằng vào tháng 9 năm 1975, tức là 17 năm sau công thư Phạm Văn Đồng , Đặng Tiểu Bình đã nói với Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”. Theo phía Việt Nam, Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình.

Cứ như thế, mỗi lần đưa ra lập luận phản bác nhau, hai bên lại tiết lộ thêm những chi tiết mới liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng và những chi tiết này phản ánh mối quan hệ nhập nhằng giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc từ thời chiến tranh cho đến thời hoà bình.

Trước tình hình này, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã và cũng là người đã dành nhiều năm nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa, chủ trương rằng chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết vấn đề tâm lý và chính trị về công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhã từ Sài Gòn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét