Clint Richards - The Diplomat
04.06.2014
(SGĐT) : Đây là một bài bình luận hay và sát thực tế
Như The Diplomat đã mô tả kỹ lưỡng, Đối thoại Shangri-La tại Singapore đã chứng kiến Nhật Bản và Mỹ thẳng thắn tấn công Trung Quốc - với các cách diễn dịch quả quyết về các sự kiện gần đây ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Các cuộc xung đột lãnh thổ gần đây của Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, và nỗ lực của chính phủ Nhật để bình thường hóa vai trò an ninh trong khu vực, là những ví dụ chính được sử dụng bởi mỗi bên nhằm làm nổi bật các mối đe dọa an ninh gây ra bởi phía đối thủ. Khi tranh cãi nói trên lắng dần vào cuối tuần qua, Việt Nam dường như là nước quan tâm nhất tới việc liên kết với Nhật Bản, và sẵn sàng để tăng phạm vi quan hệ đối tác an ninh của họ. Nhật Bản cũng đang cho thấy mình là một đối tác nhiệt tình và sẵn sàng, mặc dù với một số cảnh báo quan trọng.
Tàu biên phòng Nhật bản (Ảnh từ Shutterstock)
Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh của Việt Nam cho biết Việt Nam hy vọng sẽ nhận được tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản từ đầu năm tới, đồng thời nói rằng Nhật Bản đã đồng ý đào tạo và chia sẻ thông tin với Cảnh sát biển Việt Nam. Ông cay đắng thừa nhận mới chỉ có duy nhất sự hỗ trợ của Nhật Bản trong cuộc xung đột hiện nay của Việt Nam với Trung Quốc, và kêu gọi các nước khác trong khu vực cũng làm như vậy. Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với tạp chí Diet thứ Tư tuần trước rằng Nhật Bản sẽ không thể "ngay lập tức cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam vì chính lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản cũng đang phải dàn trải ra với các hoạt động giám sát", theo Reuters. Abe rõ ràng đề cập tới việc triển khai liên tục phần lớn lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo đang tranh chấp Senkaku / Điếu Ngư. Lưu ý rằng, tuyên bố này đưa ra trước khi tờ Diet nhấn mạnh nỗ lực của Abe nhằm diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, từ đó nâng cấp vị thế của các lực lượng tự vệ hải quân liên quan đến các đảo tranh chấp.
Cũng vào ngày chủ nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đối tác Việt Nam của ông tướng Phùng Quang Thanh đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.Thời báo Nhật Bản cho biết Onodera đã nói với Thanh “Nhật Bản ủng hộ cách xử lý bế tắc gần đây với Trung Quốc, phản đối việc sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng và vấn đề cần được giải quyết thông qua đối thoại." Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết tranh chấp với Trung Quốc về biên giới biển của nó cần được xử lý một cách hòa bình, và phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhật Bản và Việt Nam đã liên tục tham khảo việc sử dụng luật pháp quốc tế; trong khi Trung Quốc không muốn đưa xung đột ra trước trọng tài quốc tế và coi vấn đề này thuộc về lịch sử.
Mặc dù vậy, trong khi Nhật Bản và Việt Nam có vẻ nồng ấm về mặt quân sự, hôm thứ Hai vừa rồi, Chính phủ Nhật Bản đã công bố quyết định đình chỉ các khoản vay mới cho Việt Nam sau một vụ bê bối hối lộ giữa một công ty tư vấn của Nhật Bản và cơ quan đường sắt của Việt Nam. Tờ Jiji Press cho biết đây là lần thứ hai Nhật Bản đã đình chỉ các khoản vay cho Việt Nam vì bê bối tiền bạc, và các khoản vay mới cho các dự án đường sắt của Việt Nam sẽ bị đình chỉ ít nhất là cho tới tháng sau, khi hai nước sẽ tiến hành một cuộc hội thảo. Bài báo cũng nói rằng Việt Nam là nước được nhận nhiều nhất từ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản, mà với 148,5 tỉ Yên(¥) trong năm tài chính 2012, khiến Nhật Bản cho đến nay là nhà viện trợ lớn nhất của Việt Nam.
Nhật Bản khẳng định rõ ràng quan điểm của mình về những tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực. Tiếp sau bài phát biểu bế mạc hội nghị Đối thoại Shangri-La của trung Tướng Wang Guanzhong liên quan đến Mỹ và Nhật Bản, Chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết tại Tokyo, "chúng tôi tin rằng quan chức cấp cao Trung Quốc đã tuyên bố dựa trên những sự thật sai lầm và phỉ báng đất nước chúng tôi" theo AFP. Ông cũng nói rằng phái đoàn Nhật Bản tại hội nghị đã ngay lập tức "phản đối mạnh mẽ" chống lại lời nhận xét của Wang.
Tuy nhiên, Nhật Bản dường như đặt ra một số điều kiện để hạn chế việc hợp tác quá chặt chẽ với Việt Nam. Chắc chắn, tranh cãi đang diễn ra của Việt Nam với Trung Quốc về việc triển khai một giàn khoan dầu ở vùng biển tranh chấp làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước láng giềng hiếu chiến nhất của Trung Quốc, và như vậy là một đồng minh tự nhiên cho Nhật Bản. Việt Nam tìm kiếm đối tác trong nỗ lực nhằm hạn chế những gì họ coi là sự xâm lược của Trung Quốc trong khu vực.
Một số lo lắng của Nhật Bản là hoàn toàn về hậu cần (logistical), vì tình hình thực tế trong nước . Nhật không thể cung cấp tàu bảo vệ bờ biển bổ sung cho Việt Nam nếu vùng lãnh hải của mình cũng đang bị đe dọa bởi Trung Quốc. Tuy nhiên việc tạm đình chỉ viện trợ cho Đường sắt Việt Nam lại rơi vào thời điểm rất quan trọng với Việt Nam. Là nhà tài trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam, đây là một đường lối quan trọng của Nhật Bản nhằm phát huy ảnh hưởng lên cách hành xử của Việt Nam. Điều này, kết hợp với việc trì hoãn cung cấp tàu bảo vệ bờ biển, có thể là cách nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Nhật, và thông điệp cho Việt Nam nhằm làm chậm lại căng thẳng với Trung Quốc nếu có thể .
Bởi vì, trong khi đợt bùng nổ xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể là tốt cho chương trình nghị sự của việc thay đổi Điều 9 Hiến Pháp của thủ tướng Abe, Nhật Bản hiện đang thiếu phương thức hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả. Chương trình nghị sự hiện nay Abe phản ánh thực tế này. Tập hợp các cải cách kinh tế cuối cùng (và lớn nhất) của ông sẽ được thực hiện trong tháng này, trong khi bất kỳ kế hoạch thay đổi vị thế quân sự của Nhật Bản sẽ xảy ra sớm nhất là vào cuối năm nay (và ước tính có vẻ quá lạc quan vào lúc này). Sự tập trung ưu tiên nhất của Nhật Bản lúc này là việc cải thiện nền kinh tế. Trong khi các quan chức Nhật Bản có thể thổi lửa vào các bài phát biểu tại các hội nghị quốc tế , và thực hiện các bước đi nhằm tăng cường quan hệ an ninh trong khu vực, thì việc cải tổ tình trạng bấp bênh của nền kinh tế Nhật Bản vẫn là ưu tiên hàng đầu của đất nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét