Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC & VẤN ĐỀ BẠO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG


HA HAN GIANG 
Sinh viên Việt Nam, Đại học Assumption University, Thái Lan

(Saigon ĐiểmTin) : SGĐT giới thiệu cái nhìn của một người trẻ qua thư một sinh viên Việt Nam, từ Đại học Thái Lan (Assumption University) gởi cho SGĐT, phê bình sự bạo động trong phong trào chống Trung Quốc xâm lược của công nhân khu công nghiệp Bình Dương.

Chúng ta học được gì từ vụ phong trào bài Nhật ở Trung Quốc vào năm ngoái, vốn bắt nguồn từ tranh chấp biển đảo ?.

Trên mạng tràn ngập tin về các cuộc đập phá, đốt xe Nhật, công ty, cửa hàng Nhật ở Trung Quốc, đã đem lại một hình ảnh cực kỳ xấu của nhân dân Trung Quốc dưới cái nhìn thế giới. Người dân Việt Nam cảm thấy đó là điều đáng tiếc và không thiện cảm, vì nó thể hiện sự vắng mặt của văn hóa và văn minh của một dân tộc.. 



BangkokPost : Vietnamese students gather in front of the Chinese embassy on Ratchadaphisek Roadto protest against Beijing's deployment of anoil rig in waters claimed by Vietnamnear the Paracel Islands. (Photo by Pattanapong Hirunard) 
Ảnh : SGĐT trích từ BangkokPost : Anti-China rage spreads from Vietnam to Ratchada, 16 May 2014
(Please credit and share this article with others using this link:http://www.bangkokpost.com/news/local/410002/anti-china-rage-spreads-from-vietnam-to-ratchada. View our policies at http://goo.gl/9HgTd and http://goo.gl/ou6Ip. © Post Publishing PCL. All rights reserved.)

Tôi có hai bạn học chung trường, ngang tuổi nhau,một Nhật một Trung, cũng chung mạng lưới bạn bè trên một facebook Cả hai kể ra cũng tạm gọi là thuộc tầng lớp trí thức, cùng học nước ngoài và đều có giao lưu với bạn bè quốc tế.

Một hôm có một post lên mạng liên quan đến việc tranh chấp rồi bài Nhật các thứ, hai anh chị cũng nhảy vào giãi bày theo cách thanh minh cho nước mình trước cộng đồng mạng. Anh chàng Trung Hoa thì lập luận: chúng tôi chỉ đòi những gì thuộc về mình, cũng là theo chủ nghĩa dân tộc với một giai đọan lịch sử không hay với Nhật, nên mới có sự việc như thế,. Cô bạn người Nhật lại chỉ nói đơn giản là: dừng mấy cái việc bạo lực với người Nhật lại đi, điên rồ quá.! rồi chẳng màng nói gì thêm.
Cái đầu lạnh và cách nhìn khách quan, đơn giản lại gây thiện cảm hơn cho những người ngoài cuộc, trong khi đó ở Nhật dù có biểu tình hay không thì cũng không nghe họ đập phá doanh nghiệp người Hoa.

Lúc bấy giờ, chủ nghĩa dân tộc được đẩy lên thành cao trào ở Trung Quốc, dân chúng nghe tuyên truyền một chiều của nhà nước, và các kênh thông tin chính của nhà nước Trung Quốc thì tỏ rõ một giọng điệu thiếu khách quan, diều hâu, và kích động, dân chúng trở nên vô cùng giận dữ, hàng chục nghìn người đổ ra đường biểu tình, càng lúc càng thiếu lí trí, trở nên điên rồ, thậm chí hành hung cả cặp vợ chồng già người Trung Quốc chỉ vì họ dùng..xe Nhật.

Dĩ nhiên là sau đó mọi thứ đều thoái trào, vì cũng không có thêm động thái nào mà Trung Quốc có thể làm với Nhật được. Mọi chuyện cũng trôi qua, xe bị hư hay hàng quán bị đập cũng được sửa lại. Nhưng cái dấu ấn về cách phản ứng của một dân tộc trước những vấn đề lớn thì đã được ghi lại. Đó là trình độ dân trí cũng được thể hiện phần nào qua những sự kiện trên.

Đã lâu rồi Việt Nam lại chưa đối diện vấn đề chủ quyền nghiêm trọng như hiện nay. Vụ giàn khoan HD 981 đã khiến cho cả nước bỗng trở nên hừng hực khí thế, làm lu mờ các vấn đề đang lùm xùm trong xã hội trước đó, như dịch sởi, quan tham, kinh tế…Có thể nói, nhà nước lại có được sự ủng hộ gần như hoàn toàn từ người dân.

Chuyện từ ngoài biển, lan vào đất liền đã dấy lên phong trào biểu tình bài trừ Trung Quốc, như không tiếp khách người Trung Quốc, rồi công nhân của các xí nghiệp người Trung Quốc cũng đình công, mới đây các video được tung lên mạng cho thấy công nhân khu xí nghiệp Bình Dương bị đập phá, bị đốt cháy, lại có những đoàn người rần rần kéo đi tìm diệt những cơ sở nào có dính tới người Hoa.
Có lẽ, chúng ta đã giữ được cái đầu lạnh nơi lan can tàu, nơi bàn họp ngoại giao, nhưng lại không lạnh lắm nơi một bộ phận dân chúng.

Hừng hực khí thế là đúng, biểu tình ôn hoà trên toàn quốc và tại các nước khác là rất hay. Nhưng một khi mắc vào trường hơp đập phá bạo động là chúng ta sai, là thiếu văn minh và đó không phải hành động phù hợp với thời đại hiện nay.

Mặt khác, nếu chống Trung Quốc, là chống chính sách chủ trương bành trướng, chống những gì xâm hại quyền lợi Việt Nam, không chống tràn lan, và quan trọng hơn nữa là chống để chúng ta không giống Trung Quốc.

Ở Thái có mâu thuẫn giữa các tầng lớp dân chúng, mỗi lần biểu tình bạo động là kinh tế sụt giảm. Nhà đầu tư nghĩ gì?

Ở campuchia có phong trào bài trừ Việt Nam, đập phá hàng quán và thậm chí là hành hung làm tử vong một người Việt, chúng ta cảm thấy thế nào?

Ở Crimea và Ukraina, các cuộc biểu tình bạo động có tính chất phức tạp về mục đích cũng như thành phần tham gia bạo động. Dư luận thế giới nhận xét ra sao?

Sự hiện diện của người Hoa tại Việt Nam đã từ rất lâu đời, nên đã có sự hòa nhập và chịu ảnh hưởng lẫn nhau cả văn hoá kinh tế chính trị không thiếu mặt nào. Chống, phải rạch ròi là chống xâm lược, nhưng phải có cách, mà không phải cái cách nổi đoá lên để trở thành kì thị và căm ghét, mà là tự làm cho mình tốt hơn, bình tĩnh hơn và tranh thủ được dư luận thế giới vì lúc này họ đang quan sát phản ứng chính thức và không chính thức của chúng ta.

H.H.G
Sent from Yahoo Mail for iPhone 
(tác giả gửi trực tiếp cho Saigon ĐiểmTin


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét