Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

BẢN TIN TỔNG HỢP ĐÁNG CHÚ Ý TỐI NGÀY 10-5


I--PHẦN DƯ LUẬN THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA VỀ SỰ KIỆN GIÀN KHOAN HĐ 981.

1-“TQ thử thách Asean qua vụ giàn khoan”
(Nguồn BBC- Cập nhật: 12:54 GMT - thứ sáu, 9 tháng 5, 2014)

Sự kiện giàn khoan HD-981 đang làm nóng bầu không khí trước Thượng đỉnh Asean 24.
Trung Quốc đang sử dụng vụ giàn khoan HD-981 triển khai ở khu vực Hoàng Sa nhằm thách thức trực tiếp 'lập trường và khối đoàn kết' của Asean, theo một nhà phân tích từ Na Uy.

Giáo sư Stein Tonnesson, một nhà nghiên cứu về Việt Nam và Biển Đông, còn được biết đến qua các tác phẩm về cách mạng Việt Nam 1945.

Trả lời BBC hôm 9/5, ông cho rằng vụ việc đã được phía Trung Quốc lên kế hoạch từ lâu và dường như đã được sắp xếp để diễn ra trùng lặp với thời điểm các nhà lãnh đạo của khối Asean nhóm họp Hội nghị cấp cao lần thứ 24 tại Nay Pyi Taw, Myanmar từ ngày 10 – 11/5/2014.

"Đây không phải là một động thái mà không thể dự đoán trước, và tôi không nghĩ là Việt Nam có thể bị ngạc nhiên, vì Trung Quốc đã chuẩn bị và di dịch giàn khoan này trong một thời gian dài. Rất khó mà ai đó lại không đặt dấu hỏi Trung Quốc sẽ sử dụng nó như thế nào.

"Trung Quốc có một động cơ là để nổ ra vụ việc ngay trước thềm của Thượng đỉnh Asean để tạo ra một vấn đề có thể gây tranh cãi trong nội bộ của Asean," ông Tonnesson nói.


* Động thái sai lầm?

Trung Quốc bác bỏ việc Việt Nam nói tàu Trung Quốc gây đụng độ ở gần giàn khoan.
Nhà nghiên cứu đặt giả thiết Trung Quốc có chiến lược làm giảm thiểu vai trò, hiện diện và áp lực của hải quân Hoa Kỳ ở khu vực.

"Thế nhưng cách thức duy nhất mà một quốc gia có thể tiến hành một chiến lược như thế là việc quay trở lại một chính sách hữu hảo và xây dựng một quan hệ tốt hơn nhiều với Việt Nam và Philippines, cũng như với Nhật Bản" GS Stein Tonnesson

Theo nhà quan sát, đây cũng chính là một vấn đề khác biệt có thể gây chia rẽ trong nội bộ chính quyền Trung Quốc.

"Tôi nghĩ trong hải quân và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng có những người biết điều và hiểu biết ý nghĩa của việc này.

"Và những người mang quan điểm này có thể cũng đứng sau những cân nhắc quyết định của Trung Quốc, nhưng liệu những nhà lãnh đạo của Trung Quốc cuối cùng sẽ muốn chịu rủi ro bằng việc tiếp tục gây ra những tranh cãi với những láng giềng?".

"Bởi vì nếu thế sẽ tạo ra những vấn đề cho chính Trung Quốc, như tình hình đã cho thấy từ năm 2009 tới nay."

* Khi nào sẽ rút?

Giàn khoan HD-981 được đặt ở khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế Khi được hỏi, khi nào Trung Quốc có thể sẽ rút giàn khoan HD-981 khỏi khu vực, ông Tonnesson nói:

"Tôi rất nghi ngờ việc dàn khoan này có thể tìm thấy được dầu ở đó.”

"Và do đó sẽ không có lý để tiếp tục giữ cho giàn khoan ở tại khu vực trong một thời gian dài.”

"Và nếu họ khoan các mũi khoan và các mũi khoan là khô, thì khi đó giàn khoan sẽ được di chuyển đi.”

"Nhưng tôi cũng nghi ngờ là giàn khoan sẽ được rút đi do những phản đối của Việt Nam. Trung Quốc sẽ để nó ở đó một thời gian, rồi chờ tới một thời điểm sau này và rút nó ra vì những lý do về địa chất học," nhà quan sát nói với BBC.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24.

Và tình hình Biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị, theo truyền thông Việt Nam.

2- Phái viên Mỹ nói về Biển Đông

Ông Daniel Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đang thăm Việt Nam và có buổi gặp báo giới tại Hà Nội hôm 8/5.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/5 nói hành động của Trung Quốc là “khiêu khích và làm tăng căng thẳng”. Mỹ kêu gọi các nước và các bên tranh chấp kiềm chế, tận dụng các kênh ngoại giao và chính trị để giảm căng thẳng, để quản lý tranh chấp và cuối cùng để giải quyết các vấn đề chủ quyền.

 “Mỹ có quan điểm từ lâu rằng nếu kênh ngoại giao không có kết quả, các nước tranh chấp cần tận dụng quyền sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế.”

Ông Russel nói: “Thông điệp đơn giản của tôi là nhắc lại sự quan trọng của kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế.”

Thái độ của Mỹ đối với tranh chấp giữa VN-TQ ?

Ông Daniel Russel nhắc lại Mỹ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi của bất kỳ nước nào trên Biển Nam Trung Hoa”.

* “Việt Nam đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.”
Tờ New York Times của Mỹ: “Những tranh chấp này không có gì mới, nhưng một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh với những khả năng mới để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đang gây sóng trong khu vực trong những năm vừa qua,” tờ báo này nhận định. 
                              
“Với hành động lần này, Bắc Kinh đã vượt qua hai lằn ranh quan trọng,” bài báo dẫn nguồn từ Nelson Report, một bản tin nội bộ của Washington, nhận định.”

“Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự.”

 “Việt Nam không có lịch sử lùi bước, ngay cả khi trước sự khiêu khích của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.”

“Hai nước đã xung đột với nhau hàng chục năm. Có khi Trung Quốc thắng và có khi Việt Nam thắng, nhưng điều rõ ràng là Hà Nội không sợ người láng giềng phương Bắc.”

“Không có khả năng người Việt Nam - vốn rất tự hào về dân tộc của họ - sẽ để yên cho Bắc Kinh khoan ở gần vùng biển ngay sát họ,” bài báo phân tích.

“Trung Quốc muốn sở hữu lãnh thổ và vùng biển của những nước xung quanh. Họ sẽ không dừng lại cho đến khi có ai ngăn họ lại. Và có thể chỉ có người Việt Nam mới ngăn họ được.”

* Nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và phàn nàn Bộ Ngoại giao Mỹ

"Tôi đặc biệt thất vọng bởi sự phản ứng yếu ớt của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với sự gây hấn của Trung Quốc trong thời gian gần đây", Hạ nghị sĩ Faleomavaega viết, đồng thời kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ ban bố thông báo rõ ràng, dứt khoát và chính xác hơn thông báo trước đó của bà Jen Psaki.

"Một lần nữa, như thượng nghị sĩ McCain đã khẳng định, những tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế, và Bộ Ngoại giao Mỹ không nên ngần ngại nói ra điều này", ông Faleomavaega ".,hạ nghị sĩ, nhận định. "Tôi sẽ cùng với ông McCain kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện ngay những biện pháp cần thiết để giảm căng thẳng ở khu vực .

“Hoa Kỳ phát biểu thẳng thắn nhưng như một người bạn của Việt Nam, và không bao giờ để lỡ cơ hội nói ra, ủng hộ các nguyên tắc và các cá nhân,” ông Russel phát biểu. Dồn dập hỏi phái viên Mỹ về Biển Đông

* Kênh truyền hình Mỹ CNBC, nhận định rằng:

Hà Nội “hết sức cẩn trọng khi phát ngôn về Trung Quốc, nước mà giao thương song phương đã vượt mức 50 tỷ đôla Mỹ vào năm 2013”.

 “Việc Trung Quốc làm tới để đặt giàn khoan ngay sau khi chuyến Á du của Tổng thống Barack Obama cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn thử phản ứng của Việt Nam, các nước trong Asean và Washington.”

 “Nếu Trung Quốc tin rằng Washington đang mất tập trung... và không sẵn sàng thực hiện những cam kết an ninh mạnh mẽ mà ông Obama đã nhắc đi nhắc lại với Nhật Bản và Philippines thì những hành động ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa sẽ để lại hậu quả lâu dài đối với khu vực và thế giới.”.    

Bài báo cũng dẫn lời một quan chức dầu mỏ Trung Quốc nói quyết định triển khai giàn khoan dường như là một “quyết định chính trị” chứ không phải là “quyết định thương mại”.

*Việt Nam ít bạn ?

Nhật báo Daily Mail của Anh nhận xét rằng Chính phủ Hà Nội có ít khả năng xoay sở khi phải đối phó với một nước láng giềng khổng lồ đồng thời là đối tác thương mại hàng đầu.

“Mặc dù nước này không còn bị cô lập như trước đây nhưng với tư cách là một trong những nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới thì Việt Nam không thể hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ ngoại giao của các cường quốc,” tờ báo này viết.

Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành thị Hong Kong nói: “Trung Quốc dường như rất quyết tâm trong việc đặt dấu chân mình một cách chắc chắn vào vùng biển có tranh chấp.”

“Hà Nội đang bị dồn đến chân tường, mặc dù các chính sách của Trung Quốc mà hầu như bất cứ ai ngoại trừ Trung Quốc đều cho là không có cơ sở pháp lý đã dẫn đến tình hình hiện nay,” Tiến sỹ London được dẫn lời nói.

Tờ Financial Times nhắc lại rằng Bắc Kinh đã có những bước đi trong nước để tranh thủ sự ủng hộ của người dân nước họ đối với ‘chủ quyền’ rộng lớn của họ trên Biển Đông.

Trong một bộ phim tài liệu dài tám tập ca ngợi lực lượng tuần duyên và ngư chính của họ trong việc bảo vệ “chủ quyền và tài nguyên của Trung Quốc”.có cảnh tàu Việt Nam “ngăn cản tàu thăm dò của Trung Quốc một cách điên cuồng”. Lời thuyết minh trong phim nói các tàu Trung Quốc “đã đối đầu đội tàu có vũ trang (của Việt Nam) lớn hơn gấp nhiều lần một cách không hề nao núng và đã chiến đấu oanh liệt”.

Độc giả:

Một người ký tên là Alfred Nassim viết: “Mỹ càng dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Ukraine thì Trung Quốc càng có cơ hội lợi dụng tình hình.”

 “Khi mèo vắng nhà thì chuột bắt đầu giở trò.”

Một người khác đề tên là Felix Drost viết: “Chủ nghĩa đại bá của Trung Quốc khiến việc nước này tìm cách đối đầu với Việt Nam cũng không có gì là lạ. Ai đó có thể nghĩ rằng họ đã học được những bài học nào đấy. Trong tất cả các đối thủ tiềm tàng trong khu vực thì Việt Nam là đối thủ khó chịu nhất.”

Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về tình hình căng thẳng lên cao trong khu vực vì việc khai thác bất hợp pháp của Trung Quốc".

Hôm thứ Tư 7/5, cảnh sát Philippines đã giữ một tàu cá của Trung Quốc và bắt 11 thuyền viên ở gần Trường Sa, một vùng biển tranh chấp khác.

II- PHẦN BÌNH LUẬN CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

 GỒM CÁC VỊ:
TSKH  Lương Văn Kế từ Đại học Quốc gia Hà Nội.  

TS Cù Huy Hà Vũ (ở Mỹ)

Tiến sỹ Trần Công Trực 

TS Nguyễn Hưng Quốc (“Không ai cứu được VN cả”, đã đăng ở SAIGONDIEMTIN. BLOGSPOT.COM..)

- TSKH Lương Văn Kế

Trao đổi với BBC hôm 08/5/2014 từ Hà Nội, nhà nghiên cứu khu vực học nói:

"Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, ở Biển Đông, thì tôi nghĩ, cái này chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận"

"Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc." được cho là “nhạy cảm” với vụ giàn khoan đang nóng lên hiện nay.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt Nga vào việc cân nhắc lập trường với Việt Nam như một 'đối tác chiến lược' hay không.

"Về mặt bố cục chiến lược của nước Nga, người ta rất muốn trở lại thời kỳ hoàng kim thời Liên Xô, rất muốn tìm các căn cứ quân sự nước ngoài mà họ đã công khai bày tỏ cái ý định muốn trở lại Đông Nam Á, muốn trở lại Việt Nam.

-  TS Cù Huy Hà Vũ

Trong phỏng vấn với BBC ngay sau khi phát biểu tại họp báo ở Hạ viện Hoa Kỳ, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nói ông sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam dù ở bất cứ đâu.

“Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực chủ quyền của Việt Nam là hành vi xâm lược rõ ràng. Vậy thì Việt Nam phải cần sự hỗ trợ quân sự không thể thiếu được của Mỹ để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền ở Biển Đông.

“Thế nhưng Việt Nam đang nằm dưới sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng này có liên thông ý thức hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho nên tôi không tin rằng Việt Nam lại có thể công khai chống lại Trung Quốc bằng sức mạnh của mình cũng như sức mạnh của đối tác của mình. Thành ra bây giờ chưa phải thời điểm mà các nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đưa ra yêu cầu Mỹ triển khai lực lượng quân sự hỗ trợ Việt Nam.”

“Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nhất định nào đó, khi tình hình Biển Đông căng thẳng đến mức Việt Nam phải kêu gọi trợ giúp quân sự của Mỹ thì tôi tin là Mỹ cũng sẽ không thể đáp ứng vô điều kiện được. Từ trước tới nay, Mỹ luôn đòi hỏi Việt Nam phải chấm dứt vi phạm nhân quyền nên trong trường hợp đó chắc chắn Mỹ cũng sẽ đưa nhân quyền ra như một điều kiện để hỗ trợ thỏa đáng cho Việt Nam.” TS Cù Huy Hà Vũ:

“ Trọng tâm của tôi trong cuộc họp báo ngày hôm nay là đề xuất các giải pháp để vô hiệu hóa các điều luật hình sự mà chính quyền Việt Nam dựa vào để bỏ tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa, cụ thể là trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt tới đây. Thông qua cuộc họp báo, tôi khuyến nghị Chính phủ Mỹ hai điều:

Thứ nhất là yêu cầu Chính phủ Việt Nam hủy bỏ các điều luật phản nhân quyền như Điều 88, Điều 258 và Điều 79 của Bộ Luật Hình sự mà lâu nay Chính phủ Việt Nam dựa vào để bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Tôi cũng [khuyến nghị Chính phủ Hoa Kỳ] yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm hay người bị bỏ tù theo các điều luật ở trên.
Thứ hai, tôi cũng đề nghị Chính phủ Mỹ yêu cầu Việt Nam luật hóa Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn.”

-  Tiến sỹ Trần Công Trực

'Tùy thuộc vào Việt Nam”

Hôm thứ Năm, cựu Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam Tiến sỹ Trần Công Trực nói với BBC Trung Quốc sẽ chưa rút ngay giàn khoan HD 981 ra khỏi khu vực tranh chấp tại Hoàng Sa.

Theo cựu quan chức này, việc rút hay không của giàn khoan này, hoặc thậm chí có các động thái mang tính 'lấn tới nữa' với quy mô “rộng hơn nữa” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trong đó có thái độ của chính nhà cầm quyền Việt Nam.

"Họ làm đến mức độ nào và bao giờ hoàn thành cái yêu sách vô lý của họ thì nó còn phụ thuộc vào chúng tôi, tức là những người Việt Nam có các quyền và lợi ích chính đáng của mình tại khu vực này, tại các vùng biển và thềm lục địa của mình," .

"Rồi phụ thuộc vào các khu vực có liên quan đến lợi ích trực tiếp và gián tiếp, rồi phụ thuộc vào tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế. "Cần phải thức tỉnh tất cả những lực lượng đó để cùng chung sức trong cuộc đấu tranh để mà ngăn cản được bước tiến nguy hiểm của Trung Quốc”.

Nói khác với làm.

Hôm 08/5, một Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc, ông Trình Quốc Bình, đã lên tiếng về sự kiện giàn khoan của Trung Quốc ở khu vực Hoàng Sa và tuyên bố 'Trung Quốc không có đụng độ với Việt Nam”.

"Chuyện ông Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc biện bạch cho sự kiện không phải là Trung Quốc gây hấn mà do các lực lượng vũ trang của Việt Nam, đặc biệt là cảnh sát biển và hải quân Việt Nam, thì luận điệu ấy theo cách nhìn của tôi không ai ngạc nhiên cả.

"Bởi vì người Trung Quốc từ trước đến nay nói và làm rất khác nhau, cho nên họ có thể làm thế này và sẽ nói thế khác, và nói thế này và làm thế khác”.

Ông Cù Huy Hà Vũ phát biểu tại cuộc họp báo 6/5

Tập dượt hải quân giữa Nga và Trung Quốc năm 2013

Vụ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đang làm nóng lên tình hình khu vực.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét