Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

GIÀN KHOAN HD-981 VÀ SỰ CÁO CHUNG CỦA Ý THỨC HỆ CNXH

Kami
RFA Blog
Đăng lại trên Viet-Studies
4-6-2014 

(Saigon ĐiểmTin) - Học thuyết Marx-Lenine và phong trào XHCN đã và đang diễn ra như thế nào? Quan hệ giữa các nước Cộng sản có cùng ý thức hệ trong lúc này đã ra sao là những vấn đề lớn, có tác dụng cho người ta thấy sự khủng hoảng của hệ ý thức này và nó đã không vượt qua được chủ nghĩa Dân tộc. Mà quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là bài học điển hình.
- Vào thời điểm này, trong lúc ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Chính phủ đang tỏ ra là một lãnh đạo Việt nam nổi bật trong bối cảnh đất nước đang lâm nguy. Thông qua các hoạt động, các phát biểu thể hiện quan điểm hàng ngày của người đứng đầu chính phủ, ông Dũng đã tạo nên hình ảnh một lãnh đạo có trách nhiệm và đầy ấn tượng trong mắt của người dân. Tương phản lại, đó là vai trò mờ nhạt của TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, những vị này đã không làm trọn vai trò cần phải có của họ trong tư cách của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này.


Ngày 2.6.2014, phát biểu trước Quốc hội ông Nguyễn Bắc Việt - Đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã cho rằng "Phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi? ". Phát biểu của ông Nguyễn Bắc Việt đã khiến cộng đồng mạng xôn xao, có rất nhiều ý kiến phản đối thậm chí chửi rủa, lăng mạ... vì họ cho rằng phát biểu ấy xem chừng là suy nghĩ của một kẻ tâm thần không bình thường. Bản thân tôi không nghĩ như vậy.

Những ngày này các cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, như Tạp chí CS, báo Nhân dân, QĐND... vốn được coi là các cơ quan lý luận hàng đầu của Đảng CSVN, đã có các bài chính luận đăng trên trang nhất, đồng loạt lên tiếng và bằng các lời lẽ mạnh mẽ tố cáo hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Điều đó được người ta đánh giá rằng nó đã báo hiệu quan hệ Việt -Trung một lần nữa lại xấu đi một cách nghiêm trọng, nhưng điều đáng chú ý là hai đảng Cộng sản, hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc vốn được coi là hai trong số năm nước Xã hội Chủ nghĩa cuối cùng trên thế giới.
Ai cũng biết học thuyết Marx-Lenine là kim chỉ nam và là nền tảng tư tưởng của đảng CSVN và khái niệm Chủ nghĩa Xã hội là Chủ nghĩa Xã hội Khoa học dựa trên học thuyết Marx-Lenine. Trong đó, Chủ nghĩa Xã hội thường được hiểu với ba tư cách: Chủ nghĩa Xã hội là một học thuyết, Chủ nghĩa Xã hội là một phong trào, Chủ nghĩa Xã hội là một chế độ. Các vấn đề này luôn tồn tại trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở các nhà trường và hệ thống tuyên truyền của truyền thông nhà nước. Hệ tư tưởng này đã giáo dục cho mọi người dân biết rằng hệ thống các nước XHCN trên thế giới đang tiến hành một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để tiêu diệt kẻ thù là thế lực tư bản bóc lột và đế quốc. Các nước XHCN được hiểu là các quốc gia theo đuổi lý tưởng Cộng sản nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ người bóc lột lột người để hướng tới một thế giới đại đồng, không giai cấp, không nhà nước và người dân làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Các quốc gia XHCN (mà chúng ta gọi là CS) ngoài số đã sụp đổ từ năm 1991 gồm Liên xô và một loạt các nước CS Đông Âu, đến nay còn lại là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào. Việc Đảng CSVN luôn kiên định với lý tưởng Cộng sản được hiểu là trung thành với những điều vừa nêu.
Vậy trên thực tế hiện nay học thuyết Marx-Lenine và phong trào XHCN đã và đang diễn ra như thế nào? Quan hệ giữa các nước Cộng sản có cùng ý thức hệ trong lúc này đã ra sao là những vấn đề lớn, có tác dụng cho người ta thấy sự khủng hoảng của hệ ý thức này và nó đã không vượt qua được chủ nghĩa Dân tộc. Mà quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là bài học điển hình.
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng, những ngày này truyền thông nhà nước mở chiến dịch vận động người Việt từ khắp mọi nơi trên thế giới ký Thỉnh nguyện thư gửi Nhà Trắng (đăng tải trên trang web chính thức của Nhà Trắng) đề nghị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc về hành động "xâm lược lãnh thổ Việt Nam" thông qua việc đưa giàn khoan dầu HD-981 vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết nhằm thể hiện tinh thần yêu nước của mỗi công dân Việt nam. Song việc kêu gọi người dân Việt Nam của truyền thông nhà nước nếu xét dưới góc độ chính trị tư tưởng theo Chủ nghĩa Marx-Lenine của Ban Tuyên giáo TW đang rao giảng hàng ngày, thì đó là việc chính quyền Cộng sản Việt nam đề nghị một nước đế quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên một nước XHCN anh em thân thiết, đó là Trung Quốc. Chưa hết, nguy hiểm hơn trên Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng CSVN ngày 28.5.2014 có bài “Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục lên án mạnh mẽ Trung Quốc”, đây chỉ là một trong một số bài chống đất nước Trung Quốc Xã hội Chủ nghĩa của đảng CSVN. Bình luận về cái sự trớ trêu này, GS. Trần Hữu Dũng đã bình luận trên trang Viet-studies: "Ai có thể ngờ rằng một cái tít như thế này có thể lên trang đầu Tạp Chí Cộng Sản của Việt Nam? Ai là "đế quốc"? Ai là nước "chủ nghĩa xã hội anh em"? Ai là "đồng chí"? Ai là kẻ thù? Ha Ha Ha!!! (Ôi, thương thay cho cả một dân tộc đã theo sự lãnh đạo ưu việt của Đảng ta, những bộ óc nhìn xa thấy rộng, đã dẫn dắt dân tộc đền bờ vực thẵm này!). Nhắn Hội Đồng Lý Luận Trung Ương và Ban Tuyên Giáo: THD đang hoang mang cực độ về liên hệ ý thức hệ giữa CHXNCN Việt Nam CHND Trung Quốc. Xin quý vị mau mau hướng dẫn THD!"
Còn nhớ cách đây không lâu, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài nói chuyện quan trọng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez, và ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định rằng các nước XHCN vẫn vững bước đi lên CNXH, điều đó khẳng định đây là sự lựa chọn duy nhất đúng để vượt qua những bế tắc của mô hình phát triển đang khủng hoảng hiện nay. Nguyên văn như sau: "Sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, một số nhà tư tưởng phương Tây đã tuyên bố về "sự cáo chung của lịch sử". Nhiều chính khách và phần tử cơ hội đã dự báo về sự sụp đổ tiếp theo của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Nhưng lịch sử đã không diễn ra như họ nghĩ. Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…đang đổi mới thành công, giành được nhiều thành tựu và tiếp tục vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội... và xác định ngày càng rõ rằng đây là sự lựa chọn duy nhất đúng để vượt qua những bế tắc của mô hình phát triển đang khủng hoảng hiện nay.". Điều đó cho thấy, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một trong những các nhà lý luận hàng đầu của Đảng CSVN vẫn rất giáo điều và thiếu một sự nhìn xa trông rộng trong việc nắm bắt các diễn biến chính trị quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại.
Điều đáng nói là sự mơ hồ của hai chữ đồng chí của những người Cộng sản. Cái đó hàm ý một điều phi lý là hai bên cùng chung ý thức hệ, cùng chung chí hướng nhưng khác biệt về quyền lợi dân tộc của mỗi quốc gia (ít nhất là trong thời điểm này). Đó là một sự sai lầm nghiêm trọng của ý thức hệ Cộng sản, nó đã làm người ta quên mất một điều sơ đẳng nhất về quan hệ giữa các quốc gia của chính trị quốc tế trong mọi thời đại. Đó là “không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.
Một dẫn chứng mới nhất cho thấy học thuyết Marx-Lenine và phong trào XHCN không tôn trọng chủ quyền quốc gia của các nước XHCN thành viên. Cụ thể, tại cuộc họp báo lần thứ 3 (chiều 23.5.2014) của Bộ Ngoại giao sau khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, ông Trần Duy Hải-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đã tuyên bố khẳng định: “….Trong thời kỳ Pháp thuộc, từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, chính phủ Pháp đã nhân danh, thay mặt nhà nước Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo trên, đồng thời phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai quần đảo này. Tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951 – hội nghị giải quyết các vấn đề về lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới II, phái đoàn Liên Xô đã đề nghị trao trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc nhưng 46/51 quốc gia đã bỏ phiếu phản đối."
Thực ra cho đến nay, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông trong Đảng CSVN vẫn còn mơ hồ tin tưởng vào cái tình hữu nghị quốc tế vô sản một cách viển vông, mà họ không biết rằng ngay từ năm 1969, ngay sau khi xung đột Biên giới trên sông Ussuri giữa hai quốc gia XHCN hàng đầu là Liên xô và Trung Quốc, thì bản thân Chủ tịch Mao Trạch Đông đã chủ động tuyên bố rằng điều đó không còn giá trị và chính thức vứt cái tình hữu nghị quốc tế vô sản ấy vào sọt rác. Việc này đã dẫn đến một sự chia rẽ song song trong phong trào cộng sản quốc tế, đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Liên Xô cũng như các tư tưởng cộng sản tương ứng của hai quốc gia này.
Vậy tại sao sau 45 năm, từ đó cho đến ngày hôm nay, các bài học trong quá khứ về cái gọi là tình hữu nghị quốc tế vô sản và hiện tại là phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt đã cho thấy chỉ thuần túy là hình thức ngoại giao, là những thứ bánh vẽ mà lãnh đạo Trung Quốc cố tình đưa ra để đánh lừa chúng ta?
Vào thời điểm này, trong lúc ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Chính phủ đang tỏ ra là một lãnh đạo Việt nam nổi bật trong bối cảnh đất nước đang lâm nguy. Thông qua các hoạt động, các phát biểu thể hiện quan điểm hàng ngày của người đứng đầu chính phủ, ông Dũng đã tạo nên hình ảnh một lãnh đạo có trách nhiệm và đầy ấn tượng trong mắt của người dân. Tương phản lại, đó là vai trò mờ nhạt của TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, những vị này đã không làm trọn vai trò cần phải có của họ trong tư cách của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này. 
Gần một tháng nay, kể từ sau Hội nghị TW9 cái tên của TBT Nguyễn Phú Trọng hầu như không xuất hiện trên truyền thông trong nước và quốc tế. Nếu không kể một lần tên ông Trọng được xuất hiện trong bản tin của tờ New York Times, một nhật báo có uy tín của Hoa kỳ cho biết rằng: một nhà ngoại giao cấp cao ở Bắc Kinh tiết lộ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển Đông, nhưng Tập Cận Bình không chịu gặp. Bản tin này đã tạo nên một sự giân dữ trong cộng đồng người Việt và nó là một trong những bằng chứng chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng - một phần tử thân Trung Quốc vẫn còn quá tin tưởng vào cái tình cảm của người đồng chí Trung Quốc.
Sự im lặng của TBT Nguyễn Phú Trọng được nhiều người lý giải cho rằng do ông ta đã "há miệng mắc quai", vì hai chữ Trung Quốc bây giờ đối với ông ta là điều cấm kỵ. Lý giải này cũng được coi là thuyết phục dưới góc độ quan hệ giữa hai đảng Cộng sản. Nhưng xét ở góc độ về học thuyết Marx-Lenine và Chủ nghĩa Xã hội thì nó lại là câu chuyện trớ trêu cười ra nước mắt, điều mà trong lúc này hơn ai hết TBT Nguyễn Phú Trọng là người không muốn nhắc tới tên ông ta.
Nói đúng hơn, có lẽ đến lúc này ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã cảm thấy việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam là cái dấu chấm hết cho phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã dày công vun đắp.
Ngày 04 tháng 6 năm 2014
© Kami
  * Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét