Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

VÀI SUY NGẪM NHỎ VỀ BÀI VIẾT TÂM HUYẾT CỦA ÔNG NGUYỄN TRUNG

16-6-2014


Liệu các nhà lý luận và lãnh đạo bộ máy cầm quyền hiện nay sẽ giải đáp những câu hỏi/cách đặt vấn đề của ông Nguyễn Trung, rằng:

1/"...chế độ chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa do ĐCSVN xây dựng lên cho đất nước độc lập thống nhất hiện nay đã bị tha hóa của quyền lực biến thành chế độ toàn trị:

 Đảng đứng trên nhà nước và pháp quyền, ngăn cấm tự do tư duy, tước đoạt nhiều quyền của công dân đã ghi trong hiến pháp, quan liêu và tham nhũng nặng nề… Thể chế chính trị hiện nay có nhiều bất công xã hội gay gắt, trấn áp dân tùy tiện, nền giáo dục bị khủng hoảng trầm trọng, tệ nạn xã hội tràn lan. Một chế độ chính trị như vậy cùng với thực trạng kinh tế – văn hóa – xã hội của đất nước hiện nay có nhiều mặt xuống cấp nguy hiểm, phải nói về thực chất đã và đang hình thành lên ở nước ta một ách nô dịch mới, kìm hãm sự phát triển của đất nước...(trích)

2/(Tiếp)...Có thể nhận định: Thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo ý thức hệ định hướng xã hội chủ nghĩa của ĐCSVN, Việt Nam đã kết thúc một giai đoạn phát triển thất bại (1975 – 2014). Nét nổi bật nhất của thất bại này là các thành tựu đạt được rất thấp so với (a) vốn, công sức và thời gian đã bỏ ra, (b) so với tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên đã bị lấy đi, (c) so với cơ hội đất nước có được trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, (d) so với mức sống, hạnh phúc và các phúc lợi xã hội cũng như so với các quyền tự do dân chủ người dân lẽ ra phải được hưởng. Sau 40 năm phát triển đầu tiên thời độc lập thống nhất, đến hôm nay Việt Nam chỉ có được một nền kinh tế với cơ cấu lạc hậu, kết cấu hạ tầng kém phát triển, chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế vốn đã thấp lại  đang giảm sút. Trong khi đó thể chế chính trị quá yếu kém và có nhiều bất cập. Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi sống còn phải chuyển sang một thời kỳ phát triển kinh tế bền vững và phải có một thể chế chính trị pháp quyền dân chủ bảo đảm tạo ra bước phát triển mới này của đất nước.

Yếu kém về kinh tế và yếu kém của thể chế chính trị 40 năm qua không những lấy đi nhiều cơ hội phát triển của Việt Nam, mà còn khiến cho Việt Nam chỉ giành được vị trí quốc tế thấp và không phát huy được vai trò cần phải có của mình trong quan hệ quốc tế. Thực tế này giảm thiểu đáng kể khả năng phát triển, khả năng hội nhập và khả năng bảo vệ lợi ích của đất nước.

3/Đặc biệt đường lối gìn giữ quan hệ đại cục với Trung Quốc trên cơ sở ý thức hệ mang lại cho đất nước sự lệ thuộc toàn diện rất nghiêm trọng, tạo ra sự can thiệp nguy hiểm của quyền lực mềm Trung Quốc vào đời sống mọi mặt của đất nước, kìm hãm sự phát triển của đất nước như một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc. Thực tế cho thấy Việt Nam càng kiên trì giữ “đại cục”, Trung Quốc càng lấn tới, 4 tốt và 16 chữ chỉ là chuyện lừa bịp. Việc Trung Quốc tự tay vứt bỏ 4 tốt và 16 chữ chứng minh sự phá sản của các mối quan hệ giữa hai đảng (ĐCSVN & ĐCSTQ) và hai nước (VN & TQ) dựa trên ý thức hệ. Thực ra đó chỉ là sự phá sản ý thức hệ của ĐCSVN, sự phá sản của những ảo tưởng của ĐCSVN về Trung Quốc. Bởi vì trên thực tế từ hơn nửa thế kỷ nay ĐCSTQ chỉ có ý thức hệ siêu cường Đại Hán dưới cái tên gọi là CNXH đặc sắc Trung Quốc. Hiện nay tự tay Trung Quốc còn đang gây ra những yếu tố đối kháng mới trong quan hệ với Việt Nam..."(trích)

Xin chớ qui chụp rằng đây là ý kiến của "thế lực phản động" hay "lực lượng thù địch" để bỏ chạy nghe các vị 

 "Đất nước ta dứt khoát phải thoát ra khỏi sự kìm kẹp của ý thức hệ, vươn lên tự do dân chủ, để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã chuyển giai đoạn và trong tình hình Trung Quốc đang đặt nước ta trước những thách thức mới"là cơ hội hữu khuynh hay suy thoái về đạo đức cách mạng với cách suy diễn theo "thói quen"  của nhà lý luận "xây dựng đảng" mà "đồng chí" TBT là một chuyên gia đầu đàn?

NLG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét