Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRỞ THÀNH THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA, TẠI SAO KHÔNG ?

Hạ Đình Nguyên
12-6-2014
"lichsuvietnam.vn : "Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã  hiện ra trước mắt, Dương Thái Hậu đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước".
Đây không phải là cách nói đùa về chuyển hóa giới tính, mà là chuyện nghiêm túc muốn nói về một hành vi cao cả có thật, lưu truyền muôn đời trong lịch sử dân tộc Việt của thái hậu Dương Vân Nga, rất đáng cho hậu thế nói gương.

Thái hậu Dương Vân Nga


Dương Vân Nga.JPG
Tượng Thái hậu Dương Vân Nga ( ? - 1000) trong đền vua Lê Đại HànhHoa Lư

Khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng người con trưởng là Đinh Liểng đột ngột băng hà vì bị Đỗ Thích ám sát sau một cuộc rượu, thì triều đình rơi vào rối loạn, quần thần ngơ ngác, chia rẻ, chỉ còn Thái hậu Dương Vân Nga là đại biểu quyền lực cao nhất.

Xưa cũng giống nay, khi nước Việt suy yếu, hay có vấn đề nội bộ bất ổn, thì giặc nhà Tống phương Bắc đem quân sang xâm chiếm nước ta. Chúng hùng hổ tiến quân tràn qua biên giới. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cấp báo tình hình về kinh thành. Thái hậu Dương Vân Nga triệu tập các quan Đại thần, thuyết phục và tuyên bố giao quyền lãnh đạo tối cao Quốc gia cho tướng quân Lê Hoàn, trao áo bào – tượng trưng uy quyền và pháp lý của vương triều – cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua, ổn định triều đình, làm yên lòng dân, thống lãnh toàn quân đối đầu với giặc. Ông đã đập tan cuộc xâm lăng của giặc Tống, giữ được nền độc lập quốc gia, lập nên nhà Tiền Lê. Công của Lê Hoàn là sáng chói trong lịch sử giữ nước, nhưng trong đó lấp lánh một hạt kim cương hiếm có của lịch sử là hình ảnh của Thái hậu Dương Vân Nga, là động lực khơi dậy lòng yêu nước của quan, quân và dân của nước Đại Cồ Việt, là thái độ khẳng khái dứt khoát trước kẻ xâm lược, không tham quyền cố vị, thông minh và thực tiễn. Bà lại trở thành Hoàng hậu, vợ của vua mới, đã đem tình riêng ra mà hộ trì việc nước. Hậu thế không ai chê trách, chỉ trừ một đám hủ nho u mê. 

TBT Nguyễn Phú Trọng

 
TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

Ngày nay, thế nước trong cơn khó khăn tương tự.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, tuy không phải là Thái hậu của thời phong kiến, nhưng ông là tượng trưng cho Vương quyền do đảng Cộng sản Việt Nam trao cho. Tuy là vai trò tối cao của một đảng thôi, nhưng vì đảng ấy là duy nhất, lại là đảng nắm quyền cai trị toàn diện đất nước, thì gọi vai trò của ông theo từ ngữ xưa, là “Hoàng Đế’ cũng chênh lệch không nhiều. 

Sau mấy năm tại vị, ông chưa làm được điều gì có thể gọi là thành công, nếu không nói là từ thất bại nầy đến thất bại khác, (kết sổ thì cũng rõ ràng), chứng tỏ cái tài thì không có, nhưng vớt vác cũng có cái đức, vì chưa tai tiếng gì mấy. Phong cách ông hiền lành, nho nhã, lại ham sách vở, và đặc biệt mê giáo điều xã hội chủ nghĩa. Vì là con người của giáo điều nên ông có đức tính trung thành và có lập trường kiên định. Đã định cái gì rồi thì kiên quyết không chịu thay đổi, mặc cho thời thế có xoay vần.! Kế tục đời TBT trước là Nông Đức Mạnh, Ông Trọng trung thành với tình hửu nghị gói trong 16 chữ bằng giấy do Trung Quốc tặng cho, xem như bảo vật, ông đem dạy cho dân chúng từ trẻ nít đến người già học thuộc.. Ông trân trọng đem tấm thân “tứ đại gỉả hợp” của mình sang tận Đại quốc anh em, để ký cái văn kiện xác định họ là “Đối tác chiến lược và toàn diện”, là cụm ngôn từ thời thượng nhất, biểu trưng giá trị cao nhất thế giới hiện nay về sự gắn kết giữa hai quốc gia, rồi lập thêm đường dây nóng cho hai nguyên thủ Quốc gia, để có chuyện gì rắc rối giữa hai nước thì gọi nhau…Để chứng tỏ sự trung thành với tình hửu nghị thiêng liêng, Ông không tiếc lời chửi mắng con dân trong nước dám biểu tình chống lại mối quan hệ khắn khít đó, ông cho đánh đập, nhục mạ, đứa thì bị bỏ tù, đứa thì bị hăm he “xử lý”. Tuy nhiên, bọn “đối tác chiến lược-toàn diến” ấy có mưu mô thâm hiểm, từng bước trở quẻ, láo toét ! Văn kiện chúng xé toẹt, đường dây nóng chúng đem ướp đá lạnh, khi gọi chúng không thưa. Chúng ào ạt đem tàu chiến, máy bay đến bao vây lãnh hải, truyền thông của chúng chưởi ta ra rả ngày đêm, bằng những từ ngữ thậm tệ, nói ngược, nói dối, phao vu.., xin lỗi, như bọn côn đồ, dao búa. 

Từ ngày chúng đem tàu giàn khoan vào lãnh hải nước ta, cả tháng trời ông nín lặng, nghẹn ngào không nói được lời nào, nhất là vụ ướp đá lạnh đường dây nóng làm ông bị quê. Ông im lặng vì sợ hải ? vì nhục ? vì không biết ứng phó ra sao ? vì tổn thương tình cảm kiên định hun đúc lâu nay ? hay vì nó làm đảo lộn nếp tư duy giáo điều trong ông, về tính “biện chứng” của tình “hửu nghị” ? Những người cấp dưới cùng tâm trạng và quan điểm với ông cũng im re, hoặc cố vớt vác biện hộ cho thái độ tránh né cầu an của mình, bằng cụm từ “ổn định để phát triển”, lại bị Thủ tướng Dũng mắn cho, là cái “ổn định viễn vông”, vốn là một dạng lệ thuộc. Giặc đến mà không chống, vì lý do“ổn định”, là ổn định cái nổi gì ! Lòng dân hết sức phẫn nộ. Phẫn nộ kẻ cướp đã đành, lại phẫn nộ kẻ hèn nhác tạo thuận lợi cho giặc.

Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lèo lái và chủ trì, thì Hiến pháp là văn kiện cao nhất “sau cương lĩnh của đảng”, thì ông TBT lại là người có vai trò tối cao với sự hưng vong của quốc gia. Ông mặc nhiên được phép đóng vai là người có “bàn tay sạch”, và thường là không chịu trách nhiệm về những thất bại cụ thể. Nhưng nếu cái cương lĩnh mơ hồ của Đảng mà sai, thì có lẽ đó là do “Chúa” chăng, và không ai được quyền nhắc tới. Ví dụ Hội nghị Thành Đô là cái gì, mà trở thành “Kinh Thánh” với 16 chữ được ví như vàng ? Hay gần đây, cái “Tuyên bố chung” do chính ông TBT Trọng ký với TBT Hồ Cẩm Đào, đã đem an ninh của quốc gia giao cho đối phương, chẳng khác chuyện Mỵ Châu vì yêu đương quá mùi mà đem “nỏ Thần” giao cho Trọng Thủy ?.. 

Tuyên bố chung tám điểm ký ngày 15. 10. 2011 tại Bắc Kinh có các dòng sau đây :“Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính, tư pháp; . . . tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.”. Vậy là không sót thứ gì trong lục phủ ngũ tạng được thực hiện hơn 3 năm qua, tính từ ngày ký, chứ đâu chỉ có mỗi cái nỏ Thần như chuyện Mỵ Châu ?  Trong khi Bắc Kinh đang tiến hành đủ trò khả ố, bất lương với nước ta, thì thử hỏi, đó là văn kiện gì ? Là văn kiện hợp thức hóa cho kế hoạch thâm nhập toàn diện của Bắc Kinh vào an ninh nội địa Việt Nam ? Thực chất là “ủng hộ” họ xâm nhập vào nước ta, chứ ta thì không thể bước qua biên giới họ. Chữ “lẫn nhau” sao đầy mờ ám và mê muội.! Các cuộc biểu tình của nhân dân ở Vũng Áng, Đồng Nai… do đâu mà trở thành bạo động, manh động mà nhân dân, kể cả cái trời ơi “Việt Tân”, đều ngơ ngác khi bị lên án là thủ phạm ? Không phải là kết quả của sự “ủng hộ lẫn nhau” đó sao ? Cái “Thông cáo chung” ấy đã đến lúc cần phải đem ra “xử lý” được chưa ? Khi lên chức TBT, ông tưởng đã đem về cho đất nước một văn kiện thành tích trang trọng, bổng hóa thành nghiêm trọng ! Nghiêm trọng hơn rất nhiều cái “thành tích ảo” mà ông nói là cần chấm dứt ngay, với Bộ Trưởng Luận vừa rồi về nền giáo dục be bét. 
 
Trong lúc tình hình dầu sôi lửa bỏng của cả nước, của khu vực và thế giới, ông im hơi đi vào cái “tổ thảo luận” của Quốc hội, luận thuyết với bậc đàn em về cái công thức rất rẻ tiền : “tín nhiệm cao-tín nhiệm-tín nhiệm thấp”, “không được tín nhiệm thì nghỉ”, rồi chừng như thỏa mãn – cái thỏa mãn của anh tiểu nông có lòng dạ nhỏ nhen của thời chưa có internet : “có khối anh sợ !”, tưởng tượng là ông đang mỉm cười hài lòng. Vui thật ! Ngày xưa có những ông Vua chỉ thích chơi gà chọi. 

Nhưng còn chính ông thì sao nhỉ ? Nếu hỏi nhân dân thì biết ngay. Nếu hỏi Đảng trung ương, thì chịu thua, vì đó là chuyện riêng về ghế bàn của họ, không dính tới nhân dân, nhưng chuyện bàn về cái ghế lại cực kỳ quan trọng, vì nó liên quan đến vận mệnh Quốc gia, như cái ghế mà ông Tổng đang ngồi. 

Hai trụ triều đình

Cũng cần nói qua về hai trụ triều đình kia cho có chút công bằng. Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn sinh Hùng, theo ông nhà báo Kami nhận xét, là người không có lập trường. Hình tượng về ông là ngọn cỏ thơ mộng, gió chiều nào ta nghiêng theo chiều ấy, gió chưa mạnh ta lao xao ẻo lả đợi thời. Về ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tuy chức cao nhưng thích làm chuyện thâm thấp, ông muốn nép mình trong bụi mận gai. Là Chủ tịch nước, nhưng ông chỉ thích nói chuyện với một số cử tri quen quen của mấy phường ở Quận 1, nơi mà ông có tư cách là dân biểu. Nói ở chỗ không xứng tầm xem như không nói. Ông dấu mất cái chức Chủ tịch nước của mình. Nhớ ngày nào ông rất hăng hái, tích cực đăng đàn, hô hào nhân dân bắt sâu với tất cả quyết tâm hằn học. Nhưng nếu có dip êm ả, ông cũng thỏ thẻ như kiểu thân tình, như mới đây, trong dịp tiếp Tân Đại sứ Trung quốc Hồng Tiểu Dũng, 19. 5.2014, ông nói với họ : “phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước”. Họ đã “đóng góp” hết sức thiết thực đấy thôi, ở giàn khoan, trong đất liền như vụ Vũng Áng, Đồng Nai, và các thứ công trình kéo dài nham nhở. Cầu nối to không tới đâu, bây giờ mong cái cầu nối nhỏ, lại tiếp tục bài ca “hửu nghị, hợp tác toàn diện,”! Nhẫn nại lặp lại dòng chữ rất ê chề nầy, đã tỏ rõ là ông có đức kiên trì chịu đựng trước họa xâm lăng. Kẻ lớn không mắng xéo được thằng nhỏ Tiểu Dũng ấy lấy một lời, nói xuôi xị như nước đổ lá môn, nhược bằng chẳng nói câu nào còn hơn !

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong tình thế nội bộ bất nhất và bạc nhược như thế, chỉ riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã dũng cảm bức phá và bước lên phía trước, với những tuyên bố chống xâm lược, đưa ra nhiều phát biểu phù hợp với yêu cầu củng cố sức mạnh dân chủ của nhân dân, tạo khí thế cho toàn dân chống xâm lược. Lời tuyên bố của ông có tính thống nhất, và duy nhất (trong nội bộ), xuyên suốt từ mấy năm nay,với lập trường kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, chống bành trướng xâm lược, chủ trương dân chủ hóa thể chế, và có đường lối đối ngoại phù hợp xu hướng thời đại, đã được sự đồng tình ngày càng rộng lớn của nhân dân. Ông là người đầu tiên lên tiếng tại Quốc hội, khẳng định Hoàng sa – Trường sa thuộc chủ quyền Việt Nam, là người đầu tiên đề xuất Quốc hội làm luật biểu tình, là người đưa ra thông điệp tại Hội nghị Sangri-La làm rõ lập trường đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới, là thông điệp đầu năm bộc lộ tư tưởng dân chủ hóa việc nội trị, là tuyên bố tại Philippines về lập trường chống bành trướng, cùng thế giới bảo vệ biển Đông, là những phát biểu minh bạch khẳng khái trước những quan điểm lưng chừng trong nội bộ lãnh đạo mang màu sắc ôn hòa giả hiệu đầy nguy hiểm trước các sách lược tấn công của Bắc Kinh. Ông đang trở thành chỗ dựa của nhân dân, và là một điểm tin cậy trong liên minh các nước bảo vệ biển Đông. 

Nhưng bản thân ông còn mang một vệt mờ, và dường như đã phai, trong nhân dân về những sai lầm kinh tế của những năm qua, dù còn để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tất nhiên nó sẽ ám ảnh ông cho đến ngày mai, nhưng ai cũng biết, ông phải điều hành một chính phủ dưới sự chi phối tòan diện của bộ máy Đảng, từ trung ương đến địa phương. 

Và cũng dường như có một số người rất quan tâm đến khuyết điểm nầy để khoét sâu và đã kích, tất nhiên là có nhiều lý do, vì lý do cái ghế ngồi chẳng hạng, song lý do lớn nhất là nương theo chiều tác động của Bắc Kinh muốn triệt hạ ông Dũng – vì ông ấy chống đại cục của họ rõ ràng nhất. Giờ đây, từ “hửu nghị” bộc lộ chiều sâu xấu xa nhuộm đầy máu của nó. “Hửu nghị” của Bắc Kinh là vì mục tiêu Việt Nam. “Hửu nghị” của Việt Nam (một số ai đó) là vì mục tiêu “cái ghế.”, tức là muốn kiếm cái ghế dưới bóng râm “hửu nghị”.

Nhưng cần cái ghế để mà chống Bắc Kinh, thì cái ghế đó không thể đến từ “hửu nghị viễn vông”, mà phải đến từ nhân dân với tinh thần quyết chống trả đối phương. Với ý nghĩa nầy, toàn dân sẽ thành một sức mạnh ủng hộ người dám bước lên phía trước theo hướng nầy. Nhiều người cho rằng nên cảm ơn cái giàn khoan HD 891. Nhờ nó mà soi rõ mặt nhau. Nhờ nó mà từ đây - không phải thêm một lần nào nữa, cho dù với người mê man nhất - cũng không còn ảo tưởng về cái “hửu nghị” khốn cùng của hơn nửa thế kỷ qua, dưới các cụm từ “Xã hội chủ nghĩa anh em”, “cùng là Đảng Cộng sản”, “môi hở răng lạnh” của một tình trạng hàm ếch nặng nề.

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng nên  theo gương Thái hậu Dương Vân Nga : Trao ghế Tổng Bí Thư cho người khác.

Với bản chất hiền lành và ưa mơ mộng xa vời về chủ nghĩa xã hội, có lẽ ông là người ít tham vọng, lại trong sáng và giản dị, như ông từng “cởi xe đạp” đi thăm bạn, như ông đã từng tin theo một cách hoang tưởng, vào tình hửu nghị tốt đẹp chân phương Việt – Trung, Nay bầu trời đã hoàn toàn khác. Chúng ranh mãnh một cách phủ phàng với tấm lòng chân thực của ông. Đại- cục xã- hội- chủ- nghĩa- anh- em đã tan tành, vở vụn thành những đống ba dớ không còn dùng mót được việc gì. Phải chủ động xé bỏ cái văn kiện “Hội Nghị Thành Đô” thôi. Còn cái “Thông cáo chung” mà ông ký kết thì chúng đã dày nát dưới chân rồi. Thế thì ông làm Tổng Bí Thư với cái nghĩa gì đây ? Với ai đây ? Xin nói rõ : không có nhân dân ! Vì không một ai muốn đi theo ông trên con đường viễn mơ sự hoàn thiện ở cuối thế kỷ. Không đa đoan nên không ứng phó nổi với tình thế, từ nay đến hết nhiệm kỳ Tổng Bí Thư của ông, là thời gian chết của dân tộc. Cả đất nước căng thẳng hằng ngày hằng giờ, và toàn diện. Bắc Kinh đang tiến công ta trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, ngoại giao, tình báo, tư tưởng, văn hóa, thực phẩm, từ trong đất liền, tới ngoài biển đảo, với quy mô khu vực và thế giới …                                       

Với vai trò cao nhất đang giữ, ông tõ rõ là kẻ vô tích sự !                                                 

Còn hơn thế nữa, ông là đại biểu của một thế lực đang bế tắc về mọi phương diện, từ lý thuyết đến hành động, từ động tác đến lời nói, có tác dụng là vật cản của dân tộc đang quyết sống chết, thoát vòng vây của Bắc kinh.

Điều dũng cảm nhất và cao cả nhất ông có thể làm, là trao quyền Tổng Bí Thư cho người khác. Trước mắt, không ai khác hơn là ông Nguyễn Tấn Dũng. làm Tổng chỉ huy lâm thời cho giai đoạn chuyển mình của đất nước để thoát khỏi quỹ đạo của Đại Hán Bắc Kinh.  

Lời tuyên bố của ông công khai trên truyền thông với ý nghĩa là, vì cuộc chiến đấu giành độc lập cho đất nước và bảo vệ hòa bình cho biến Đông, ông sẳn sàng hy sinh vai trò và chức vụ đang nắm giữ, để cho cuộc đấu tranh được mạnh mẽ và hiệu quả hơn, và lá phiếu của ông sẽ tạo được đa số trong Bộ Chính Trị. Cuộc chuyển giao quyền lực được thực hiện êm ả là phù hợp tình hình hiện nay. 

Làm được điều nầy có 3 điều lợi lớn sau đây :

1) Về bản thân 
Toàn dân sẽ hoan nghênh ông, vì đất nước chấm dứt được tình trạng trì trệ, trì kéo, lếch bết của cổ xe tứ mã không biết chạy về đâu. Ông tự thắng mình bằng cái tâm cao cả.(Thắng nhân giả hửu lực, tự thắng giả cường), Hành vi nầy của ông là lời hiệu triệu vô cùng giá trị với toàn dân. Ông ngang bậc thánh nhân là có thể.

2) Về Đảng., Do ông mở đầu cho một quyết tâm chống giặc cướp, cũng là mở đầu cho cuộc chấn hưng đạo đức bằng chính sự làm gương của bản thân mình, nó sẽ đem lại tác động rộng lớn trong bộ máy cầm quyền của Đảng ông. Từ đó, văn hóa từ chức sẽ phát triển. Sự tự trọng và tôn trọng nhân cách sẽ từng bước hình thành một thứ văn hóa đích thực. Nhân dân Nhật , Hàn làm được, nhân dân Việt Nam dần dần cũng làm được. Bộ máy Đảng các ông sẽ từ từ đẩy lùi cái văn hóa thô lậu của mua bán chức quyền trong Đảng đang phát triển hà rầm bấy lâu nay, nó vượt xa cái hệ giá trị của sáng kiến kỳ bí màu mè, là “lấy phiếu tín nhiệm” theo cách may rủi có vẻ cờ bạc. Nói thật về một thực tế, hiện nay nhân dân không hề “kính trọng” các quan chức chút nào, mà chỉ có sợ về bạo lực và các thủ đoạn khác của kẻ cầm quyền. Nhưng hà tất phải đòi hỏi kính trọng ? Bình đẳng và tôn trọng nhân cách, tôn trọng luật pháp là đủ. Đảng từng bước chuyển hóa theo nền văn hóa nhân bản, từ bỏ con đường nguy hiểm do Đảng CSTQ cài đặt và tẩm hóa chất, để hướng về một xã hội bình đẳng, dân chủ và một nhà nước pháp quyền – nó vốn là những thành tựu trên con đường trải nghiệm của nhân loại. 

3)  Về Tổ quốc Nếu trước đây, TBT Nguyễn Phú Trọng là người có khuôn mặt mà Bắc kinh “yên tâm”, thì nay đương nhiên là họ sẽ vô cùng thất vọng. Không nhắc đến lịch sử xa xưa, chỉ nói đến những thế hệ Cộng sản. Đã có một TBT Lê Duẫn từng đốp chát thẳng với Mao Trạch Đông, hay vỗ mặt Đặng Tiểu Bình qua trận chiến 1979, thì cũng có một TBT Nguyễn Văn Linh tính sai nước cờ mà thảm bại ở Thành Đô (thua về trí), một TBT Nông Đức Manh lỡ cúi gập người gần 90 độ trước cái uy phong của Hồ Cẩm Đào (thua về khí), mà thực hành chăm chỉ 16 chữ vàng cho đến lúc hưu, làm cho nhân dân vừa xấu hổ vừa tức giận, thì tới TBT Nguyễn Phú Trọng đã bị Hồ Cẩm Đào gài bằng cái bẩy “thông cáo chung” quá tử tế, để sau đó cho đàn em Tập ra đòn. Đau là cái đau chung của non nước, nhục là nổi nhục chung của dân tộc, chẳng phải của riêng ai. Cái hưng vong của tổ quốc thì lịch sử phải ghi thẳng thắn. Chúng ta trả đòn thù bằng cách sửa mình để vươn lên chân chính. Lịch sử Việt Nam không hẹp hòi với tấm tình của Mỵ Châu, nhưng ghi lại một điển hình nông nổi như một bài học. Lại có một tấm gương Dương Vân Nga lộng lẫy ít nơi nào có. Ta cũng có một TBT Trường Chinh biết sửa sai cuối đời, đặt nền tảng cho một sự chuyển hướng căn cơ.                   

Thế giới sẽ đón nhận tin vui khi nghe ông TBT trao Vương miệng. Tập Cận Bình thì rất lo âu vì thế cờ đã xoay hướng. Giá trị hành vi nầy của ông như sự “bấm nút” của thời đại vũ khí nguyên tử.

Gở nhục cho mình, tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như TBT Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác, như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm ! Đất nước sẽ phát triển, biển Đông sẽ bình yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể được tôn vinh về nhân cách. 

Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì ! Cái vinh quang chân chính sao không nắm lấy ?

“Ông đứng làm chi đấy, hởi Ông ?
Trơ trơ như đá, “lẳng” như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước đầy vơi có biết không ?” (NK)

Đây chỉ là bài thơ vịnh một ông “phổng” bằng đá../.

HĐN
12-6-2014

(tác giả gởi trực tiếp cho Saigon ĐiểmTin)

3 nhận xét:

  1. TBT nghĩa là Tên Biến Thái.

    Trả lờiXóa
  2. Truoc moi hiem hoa TQ, ma ongTrong gat bo moi tu ai ca nhan ,vi dai su nghiep dan toc ma hy sinh ca nhan nho be de lam duoc nghia cu dep nhu vay thi co loi cho dan biet bao va tiet kiem duoc xuong mau cho dan trong cuoc danh lay van menh dat nuoc, dan toc. Chac chan tram ho se biet den bu thich dang cho nhung thiet thoi cua ong.

    Trả lờiXóa