9-6-2014
(SGĐT) Bất chấp bành trướng Bắc kinh tiến quân vào biển Đông, bao vây lãnh hải VN, bất chấp nền kinh tế suy yếu đang chạm đến “điểm lật”, cuộc đấu đá nội bộ ở cấp cao vẫn diễn tiến quyết liệt, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang o bế luận thuyết “bỏ phiếu tín nhiệm” để củng cố nhân sự (cho phe mình ?) tại ĐH đảng khóa X12, với câu nói đầy vô tư mà rất tưng tửng : “có khối anh sợ !”.Có lẽ là ông đang cười mãn nguyện !
Điểm lật- Minsky bao giờ tới ?. Tin vắn ở TP HCM : có 4.000 công nhân vệ sinh, 5 tháng qua chưa được trả lương ! Quốc hội thì đang bàn về “nợ công”. Hẳn điều nầy cũng "có khối anh sợ !
Nợ công cứ đến mỗi kỳ họp Quốc hội lại được hâm nóng. Chiều nay (10-6), đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng có phần liên quan đến nợ công.
Nhiều chuyên gia dự báo vấn đề này sẽ là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về an ninh tài chính quốc gia trong năm 2014 bởi nợ công đã tương đối cao. Nhưng con số thực của nợ công, đâu là ngưỡng an toàn... vẫn chưa có hồi kết.
Theo các báo cáo trình Quốc hội, tỉ lệ nợ công của ta vẫn ở ngưỡng an toàn, với 55,7% GDP. Trong bảng nợ công toàn cầu của The Economist, nợ công của Việt Nam đến thời điểm này là 81,4 tỉ USD, tăng 11% so với năm ngoái. Như vậy, trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 900,13 USD nợ, chiếm 47,8 % GDP. Tuy nhiên, lo ngại về nợ công còn lớn hơn nhiều với góc nhìn của các chuyên gia kinh tế.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế, cho rằng nguy cơ nợ công của Việt Nam không nằm ở con số mà ở ảo tưởng về mức độ an toàn. Nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh nợ và nợ đọng xây dựng cơ bản thì nợ công của Việt Nam đã lên tới gần, thậm chí vượt hơn 100% GDP. Chưa kể, số liệu về nợ cũng đang rất khác nhau. Đặc biệt, tỉ lệ nợ phải trả cao hơn so với thu ngân sách. Tốc độ tăng nợ công nhanh hơn cả GDP. Do vậy, TS Trần Du Lịch, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, phải thốt lên: “Nợ công không phải nhẹ nhàng như ta hiểu” và đề nghị Quốc hội cần có phiên mổ xẻ sâu về vấn đề này.
Gánh nặng nợ công đang tăng lên cả về lượng và chất. Tuy nhiên, điều mà giới chuyên gia lo lắng hơn cả không hẳn chỉ nằm ở tỉ lệ nợ công/GDP như thế nào là ở giới hạn an toàn mà là cơ cấu nợ, khả năng trả nợ và đặc biệt là hiệu quả, chất lượng đầu tư của các khoản vay.
Nhìn từ nợ của Việt Nam thấy rằng hiệu quả của đầu tư công quá thấp, đầu tư 1 đồng nhưng tài sản cố định chỉ tạo được 0,4-0,5 đồng... Đầu tư công quyết định sự an toàn hay rủi ro của nợ công. Đầu tư công lãng phí, thất thoát, nhiều công trình “thế kỷ” hoành tráng nhưng hiệu quả sử dụng không cao, thậm chí chưa sử dụng đã xuống cấp; nhiều công trình nhỏ cấp địa phương cũng ngốn tiền tỉ... đã góp phần đẩy nhanh nợ công.
Một cảnh báo khác: Trước đây, Việt Nam còn nằm trong nhóm nước có thu nhập thấp nên được vay nợ dài hạn 30-40 năm với lãi suất ưu đãi. Nhưng nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thì các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần, thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải rất hiệu quả, nếu không áp lực trả nợ ngày càng lớn và tác động ngay đến ngưỡng an toàn nợ công.
Để nợ công không còn là nỗi ám ảnh, phải xử lý hệ thống luật liên quan đến đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần hạn chế bội chi ngân sách, siết chặt kỷ luật tài khóa. Xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả, chế độ kiểm toán và giải trình minh bạch và đi liền là cơ chế chịu trách nhiệm với vấn đề nợ công.
Minh Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét