Trần Đĩnh
Ngờ đâu theo dạy dỗ của Cụ, trong đầu nhiều người cộng sản Việt Nam đã thành một tôn ty trên dưới như sau: Stalin, Mao Trạch Đông rồi mới Hồ Chí Minh.
Thời gian Nghị quyết 9, Lê Duẩn viết “Mấy vấn đề quốc tế và Đảng ta” đã gọi Mao Trạch Đông là Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng Á - Phi - La. Còn đảng viên, cán bộ thì đang coi Duẩn khẩu khí giống Mao mới là cây lý luận của đảng. Tôi đã thấy sức hấp dẫn ma mị của lời lẽ Duẩn ở trong cuộc chỉnh huấn xây dựng tư tưởng chống địa chủ tháng 5 năm 1953.
Tháng 4 năm 1964, Lưu Thiếu Kỳ, vợ ông, bà Vương Quang Mỹ (học ở Mỹ) và nguyên soái Trần Nghị, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Báo Nhân Dân lập một tổ phóng viên đặc biệt do tôi phụ trách theo dõi và viết sự kiện quan trọng này. Tổ gồm toàn Mao-nhều Anh Vũ, Hữu Thọ, Đặng Phò… và vài người nữa.
Tôi rất không vui. Việt Nam thế là dấn thêm một bước vào quỹ đạo Bắc Kinh chủ chiến. Tôi tán thành Khruschev vì ông chống sùng bái cá nhân và chủ hoà. Trần Châu bảo tôi: Định nghĩa cách mạng là dám đánh Mỹ, Mao đẩy Khruschev vào ngõ cụt bằng phát động vũ trang đánh Mỹ, phá “chung sống hoà bình” của Khruschev đồng thời bắt Liên Xô chết ngộp bởi gánh nặng chạy đua vũ trang.
Ở sân bay, đám nhà báo đứng thành một ô, ai đã vào là không được ra khỏi. Khi Cụ Hồ và đoàn khách quý đi qua, đám nhà báo mừng quá nhoài người ra hô, reo, vẫy. Liền bị an ninh nắm cổ đẩy xô dúi dụi. Tôi không nhiệt tình nghển cổ thò đầu nên không bị đụng vào người.
Tội nhất một chị ở Việt Nam thông tấn xã, hình như Duyên, vợ Đặng Quốc Bảo, bị đẩy bung hết cả tóc, mặt thì nhợt đi, sợ phạm phải tội lỗi gì lớn đây. Tôi bèn đẩy lại anh an ninh, gắt giọng hỏi: - Được mời đến đây là lưu manh cả hay sao mà anh xua đẩy như vịt cả thế?
Nhắc to lại: - Là lưu manh cả sao hả?
Sau đó về họp với Nguyễn Thành Lê. Cả tổ phóng viên, trừ tôi, sướng ra mặt - được đón tiếp và tuyên truyền cho thủ lĩnh Mác-xít thế cơ mà. Tôi nói: - Viết xong tường thuật đón sáng nay là tôi xin rút. Tôi không làm được. Tôi không chịu được mạng lưới an ninh khinh nhà báo đến thế. Tôi còn đi thì e có ngày mất bình tĩnh sẽ nói những cái nặng hơn câu tôi hỏi an ninh sáng nay, anh em thấy cả đấy.
Anh Vũ thay tôi phụ trách. Hữu Thọ đầy nhiệt tình chống xét lại nhưng là cán sự 5 chưa gánh được. Nhờ rút đi, tôi không phải dự một mít tinh trong đó Lưu Thiếu Kỳ yêu cầu đứng về một bên trong đấu tranh cách mạng và Cụ Hồ khen Lưu Thiếu Kỳ trăm phần trăm Mác-Lênin.
Sao lại khen thế? Thế ra Cụ phủi tay với bài báo của Nguyễn Thanh Long mất rồi. Ôi, chiếc cầu bập bênh.
Tình cờ sau đó gặp Hồ Bản Anh, Tân Hoa Xã thường trú Hà Nội. Trò chuyện vài câu gần Thuỷ Tạ, Hồ Bản Anh chợt hỏi: - Anh không đi viết Lưu Chủ tịch? Tôi nghĩ phải là anh chứ nhỉ?
Toan phản ứng “Sao lại phải là tôi?”, tôi chỉ nói: - A, tôi đang bận việc khác…
- Nhưng tôi có thấy anh ở đâu cơ mà, à, ở sân bay nhỉ? (Vỗ vỗ trán). À, trong hội kiến, đồng chí Lê Duẩn đề nghị Lưu Chủ tịch một việc… Tuyệt mật nhá, khà khà khà, đồng nghiệp ruột với nhau mà… (Nắm tay tôi kéo lại gần, thì thào): Đề nghị Trung Quốc gửi phi công quân sự và bộ binh sang Việt Nam… Nhưng tuyệt mật hả, khà khà khà…
Anh đinh ninh tôi học Bắc Kinh thì tất theo Bắc Kinh hay anh muốn thăm dò tôi? Nghe anh, tôi chợt hiểu vì sao Cụ Hồ, ông Lưu Mác-ít trăm phần trăm. Sẵn sàng viện trợ cho mà đánh Mỹ mà. Đồng thời cũng hiện ra ở trong đầu tôi một bãi chọi trâu là đất nước nghèo khó này. Nhưng tôi lại nghi anh nhà báo nay muốn moi tin ở tôi. Duẩn nào dại mà đề nghị thế? Đồng thời cũng thấy có nên nói hẳn với anh rằng tôi không tán thành “đại loạn” hay là cứ ú ớ cho qua chuyện?
Sau này, đọc nhà báo Mỹ Stanley Karnow, tôi mới biết lần sang Việt Nam đó, Lưu đã đẩy tình hình ở Việt Nam tiến lên một bước phát triển quyết định. Lưu cam kết: các đồng chí phát động chiến tranh thì Trung Quốc sẽ tình nguyện làm đại hậu phương lo lắng hậu cần chu tất cho Việt Nam. Nếu cần thì chu toàn cho cả khâu binh lính nữa! Lưu nhận sẽ viện trợ vũ trang không hoàn lại cho 230 tiểu đoàn bộ binh của “quân nổi dậy” ở miền Nam.
1961, Bắc Kinh chưa muốn nổ chiến tranh lớn thì Diệp Kiếm Anh sang nói các đồng chí đánh với cỡ tiểu đoàn như mấy trận Bình Giã, Vạn Tường vừa qua là phải. Lúc ấy việc Mỹ gửi cố vấn sang được gọi là “chiến tranh đặc biệt”. Đến 1963, bị ba bề Tây Tạng, Ấn Độ, Đài Loan ép mạnh, Bắc Kinh cần cho nổi lửa lớn ở Việt Nam để bắt Mỹ đem quân vào làm “chiến tranh đặc biệt” tạo nên “cuộc đại loạn toàn thiên hạ cho Trung Quốc được nhờ”. Dĩ nhiên trăm tội đổ hết vào đầu thằng Mỹ nó kéo bè lũ tay sai ở Đông Nam Á xâm lược Việt Nam.
Nên biết qua về sự giúp đỡ quân sự của Trung Quốc. Từ 1950 đến 1954, Trung Quốc đã giúp Việt Nam 116.000 khẩu súng các loại, 420 khẩu pháo, nhiều khí tài thông tin và công binh. Năm 1956, Trung Quốc ưu tiên viện trợ Việt Nam 50.000 khẩu tiểu liên và súng trường nửa tự động vừa định hình sản xuất, chưa kịp trang bị cho quân đội Trung Quốc. Từ năm 1953 đến 1963, Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng 6 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn cầu nổi, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn máy bay tiềm kích, bổ xung nhiều vũ khí trang bị quân sự khác. Trung Quốc còn giúp 90.000 khẩu súng máy và súng trường để triển khai chiến tranh du kích ở miền Nam. Nhằm lôi kéo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh với Liên Xô, Mao cử Đặng Tiểu Bình sang Hà Nội, mang theo lời hứa giúp Việt Nam 20 tỉ Nhân Dân Tệ, tương đương 20% thu nhập quốc dân hoặc 60% thu nhập tài chính của Trung Quốc năm 1963. Mao Trạch Đông nói với Cụ Hồ: “Chúng ta là một nhà, cần người có người, cần vật tư có vật tư, cần bao nhiêu có bấy nhiêu”.
Ngoái lại đoạn lịch sử này, tôi hay nghĩ tới một vỉa hè được người ta bỏ tiền ra thuê làm bãi bán cao mãi võ và anh chủ mảnh vỉa hè bỗng hoá đàn anh đàn yêng.
***
Thành Lê vừa dứt lời, Hữu Thọ liền đứng ngay lên. Rút mùi-soa xỉ mũi, quệt quệt mũi, ngoẹo đầu sụt sịt: - Tôi xin lỗi hội nghị…, là vì tôi đang sốt ạ, vâng ốm to đấy, nhưng đảng có cuộc họp quan trọng thế này thì cứ phải dự thôi. Cũng vì ốm cho nên tôi xin phép được nói trước ạ. (Lại lau mắt lau mũi). Thưa các đồng chí, chúng ta đều biết đi đường thì có luật giao thông, thấy đèn đỏ bắt dừng, anh không dừng là anh phạm tội, anh sẽ bị trị. Vâng, nhưng còn một loại đường đi nữa quan trọng hơn rất nhiều, đó là con đường cách mạng. Nó có đèn đỏ đèn xanh không? Có, vâng, có quá chứ, còn ngặt nhiều hơn nữa cơ đấy ạ. Đèn xanh đèn đỏ này từng giờ từng phút chỉ cho chúng ta đi như thế nào, tiếp tục đi hay dừng ngay lại kẻo không toi mạng. Thưa các đồng chí, con đường cách mạng của đất nước ta hiện đang bật đèn đỏ. Nghĩa là ai vượt qua nó thì là phản cách mạng! Vâng, phản cách mạng. Vâng, thế mà trong chúng ta ngồi đây đã có kẻ bất chấp đèn đỏ cứ ngang nhiên vượt qua… Thưa các đồng chí…, kẻ đó là… (Lại ngừng, lại xỉ mũi, lau mặt…, lau xong còn gấp mùi-soa làm tư tử tế đút túi, chuẩn bị cho cú hạ màn đánh thịch), thưa các đồng chí, kẻ đó là… (thình lình thẳng người lên, nghiêm mặt chĩa tay vào tôi):
- Kẻ đó là Trần Đĩnh.
Kể ra các thứ xấu: Ngạo mạn, coi trời bằng vung, coi kỷ luật đảng như trò đùa, chửi tất cả những ai bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê, sặc sụa quan điểm Khruschev, một điều chung sống hoà bình, hai điều thi đua kinh tế, ba điều chống sùng bái cá nhân, độc ác lên án đại nguyên soái Stalin và Mao Chủ tịch độc tài… Lôi ra cả việc “ngông nghênh không thích phục vụ Lưu Chủ tịch” rồi nói năng bừa bãi với an ninh đang bảo vệ cho hai vị lãnh tụ…
Hữu Thọ ngồi xuống, Trần Châu đứng lên hỏi nhẹ nhàng: - Anh Thành Lê nói họp để thân ái giúp đỡ nhau nhưng anh Hữu Thọ lại đả kích, mạt sát Trần Đĩnh.
Tôi đứng lên nói. Nhìn quanh mới thấy thời gian qua đội ngũ Mao-nhều đông ra nhiều quá. Nhiều con mắt tức tối nhìn tôi. Trong con mắt họ, tôi đang là kẻ đầu hàng Mỹ, không dám chiến tranh giải phóng miền Nam rên xiết đau thương.
- Tôi không nói chuyện quan điểm. Tôi nói điều còn quan trọng hơn quan điểm rất nhiều, đó là lòng trung thực, nhân cách của mỗi người, trước hết của mỗi người cộng sản. Tôi chỉ xin nói câu chuyện mới xảy ra sáng hôm qua thôi. Ăn bánh mì ngoài vỉa hè kia, anh Hữu Thọ chửi bài anh Thép Mới viết trên báo. Tôi tránh dây vào cái câu lạc bộ bồi dưỡng nghiệp vụ vắng mặt đồng chí nên vào ngồi chuyện với anh Thép Mới ở gốc đa. Lát sau, anh Hữu Thọ dắt xe vào. Nhác thấy anh Thép Mới, anh Hữu Thọ liền từ xa cúi rạp xuống ghi đông rón rén đi đến trước mặt anh Thép Mới rồi bật thẳng người lên xúc động nói: - Bài viết hay quá! Văn như thế thì đúng chỉ có Thép Mới viết nổi!… Đấy, tôi nói nhân cách mà trước tiên là ở lòng trung thực, cái này tôi cho là còn cao hơn cả quan điểm.
(Đến thế kỷ 21, những khi gặp tôi ở sân báo Nhân Dân, biên tập viên Vũ Hải vẫn hay diễn lại tư thế của Hữu Thọ khom lưng khuỷnh tay dắt xe cho rạp người xuống đến mức thấp nhất để rồi vươn lên thật cao mà ca ngợi cấp trên, tư thế tôi tái hiện trong cuộc họp đầu tiên phân chia cách mạng và phản cách mạng ở báo đảng).
Một giọng uất ức trong hội trường lại nghẹn ngào: - Còn nói láo là Bác Hồ ta lẩm cẩm.
Lưu Động toan đứng lên thanh minh thì Thành Lê giơ tay: - Chuyện này thuộc bên an ninh làm, miễn bàn ở đây.
Trưởng ban nông nghiệp Phan Quang mới xuống Hưng Yên cùng Tố Hữu, nghe Tố Hữu nói với báo Hưng Yên là từ nay cần đề cao anh Lê Duẩn nhiều lên, anh sẽ là lãnh tụ, Bác Hồ lẩm cẩm rồi. Phan Quang thuật lại với ban nông nghiệp. Trần Châu nói với Lưu Động học ở Nguyễn Ái Quốc (để có chỗ trống cho Phan Quang lên). Lưu Động nói lại với Dương Bạch Mai. Mai chất vấn Cụ Hồ. Nghe đâu Cụ đã hỏi Tố Hữu và nó biến ra thành “xét lại tung tin chia rẽ ngay Bác với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt”.
Hai tháng sau, Hoàng Tùng xuất kích.
Lúc này ở ta những chữ con người, nhân dân - phải nói rõ nhân dân lao động - hoà bình, hoà hợp, đàm phán đều là những biểu hiện cần thủ tiêu sạch sành sanh của thế lực phản động muôn xoá bỏ đấu tranh giai cấp. Đâu cũng nhai lại lời Mao Chủ tịch dạy không được lơ là việc cách cái mạng của đế quốc tư bản. Lão thành cách mạng và hay đọc kinh điển, Lưu Cộng Hoà bảo tôi: - Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy.
- Điên hết rồi, - tôi ngao ngán nói - Hồi nào đuổi chim sẻ, nay đuổi chữ có hại… Thành “Buồng số 6” của Tchekhov hết.
Nói câu này, tôi cố hình dung ra Bác Hồ sẽ làm gì ở trong gian phòng số 6 điên loạn này. Tôi cho Cụ xoa trán bệnh nhân đang lên cơn đòi xung phong tiêu diệt đế quốc mà nói: “Cháu anh hùng thế là rất tốt nhưng cháu cần nghe theo chỉ đạo của Bác. Bác bảo đánh thì đánh, Bác bảo thôi thì thôi, chú Tố Hữu đã có thơ đó. Bây giờ Bác bảo thôi. Bác cháu mình còn phải thở cái đã chứ!”. Nghĩ bịa ra cho Bác thế thôi mà thấy nhẹ cả người.
Tối hôm ấy, chủ trì cuộc họp đảng bộ. Hoàng Tùng tuyên bố mở hội nghị này để các tướng xét lại cứ việc nói hết y mình. Cứ nói không sao hết, tôi đây, Hoàng Tùng bảo đảm là sẽ không có kỷ luật gì cả. Cho tha hồ nói.
Rồi Hoàng Tùng tóm tắt vài quan điểm cơ bản của đảng lúc đó. Hỏi tại sao sinh ra chủ nghĩa xét lại? Liên Xô rất tinh thông lý luận Mác-Lê, đúng không? Ai dám bảo không nào? Tinh thông lắm! Thế mà lại thành ra xét lại sợ Mỹ. Vì sao? Vì mặt nhiệt tình cách mạng, có thế thôi. Anh Duẩn phân tích chỗ này rất hay. Đời sống mấy tướng lãnh đạo nay sướng rồi, xa cách nhân dân và thực tiễn cách mạng rồi thì tất nhiên nhiệt tình cách mạng sa sút… Đây, xem anh em lao động chân tay đây (quay về những Quang Thụ ở báo từ thời trên rừng gánh báo vượt đường 5 đường 6 xuống Khu 3) các tướng này có lý luận gì đâu nhưng bảo đánh Mỹ là đánh tắp lự ngay à, chả phải lý luận gì cả. Bởi vì nhiệt tình cách mạng sẵn nên hành động luôn theo lẽ sống…
Chắc coi tôi đáng chiêu hồi nhất để còn cộng tác hú hí với nhau, Hoàng Tùng gọi to lên: - Nào, mời! Thôi, Trần Đĩnh mở màn đi nào.
Tôi toan nói: “Ai chả biết Lê-nin đã nói hai câu ngang như bùa chú là “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” và “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại cách mạng!”. Cho nên bên kia sau đại tếu “Nhảy vọt” ngã chổng vó lên với nhau, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã đặc biệt phê phán nhiệt tình duy ý chí, đầu óc bình quân, đòi phải suy nghĩ khoa học.
Tôi đã sắp đứng lên thì bỗng nghĩ rất nhanh đến Hoàng Tùng với tôi vốn chỗ “cánh hẩu” - đó, anh chiêu hồi tôi đầu tiên có lẽ vì muốn tôi vẫn được đảng trọng dụng - nếu tôi nói ra thì bằng là choang chính Hoàng Tùng cho nên lại chỉ buông một câu cụt lủn: - Tôi chẳng có quan điểm, lý luận gì. Chỉ thấy Trung Quốc không dân chủ, cả nước như cái trại lính.
Đặng Phò, anh Hà Đăng (tức Đặng Há) gầm lên ngay: - A, nói láo, không dân chủ mà hắn lại được mở mồm ra kêu là không dân chủ thế kia hả?
Tôi nghĩ ngay: Loa Mao-nhều cỡ bự đây.
Xì xào đâu như anh là tác giả bài vè xếp hạng phân loại xét lại ở báo đảng. Kiểu sắp đến đâu thì đoàn uỷ cải cách ruông đất đã lên danh sách đối tượng đấu tố ở đấy. Sau này lúc học Nghị quyết 9, một bữa thảo lụân ở tổ, tôi phát biểu xong ra giải lao ở sân, anh đã xô đến giơ hai quả đấm lên toan đánh vào hai thái dương tôi… Từ ngày đảng coi tư tưởng Mao là chính thống, mặt anh nom lúc nào cũng như diều được gió. Giá hồi ấy đã có video clip!
Khánh Căn, Nguyễn Hữu Chỉnh lần lượt được mời lên. Các anh trình bày quan điểm của mình tức là tinh thần Tuyên bố chung 81 đảng và Đại hội III Đảng cộng sản Việt Nam mà nay đã được Mao Chủ tịch vạch ra là xét lại, tuy đảng chưa hề có nghị quyết nào chính thức bác bỏ chúng.
Hoàng Tùng tưng tửng chêm vào móc máy các anh. Mặt hai anh tái đi nhưng vẫn tiếp tục nói…
- Nào, Hồng Hà! - Hoàng Tùng nói.
Trước đây ít lâu, trong vụ Nguyễn Chí Thanh gọi báo Quân đội Nhân dân bênh Liên Xô trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba là báo găng-xtơ Si-ca-gô (kẻ cướp Mỹ) thì Hồng Hà đã nói: “Báo găng-xtơ này có đại tướng của nó đấy chứ (tức là có tướng Giáp, tướng Thanh sao dám qua mặt tướng Giáp?)” và nhờ đó mà nổi tiếng xét lại.
Nghe Hoàng Tùng mời, Hồng Hà thiểu não đứng lên. Rồi nghẹn ngào như mếu:
- Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên Xô, Khruschev là phản bội, đầu hàng, xét lại. Hôm nay ngồi đây tôi thấm thía như dự một cuộc chỉnh huấn lớn. Thật ra khi học ở Liên Xô, tôi đã ngờ ngợ nhiều cái, cho nên gặp các anh trong Trung ương qua thăm, tôi vẫn nói cần phải cảnh giác với Liên Xô, Khruschev…
Trong tôi vụt hiện lên hình ảnh tướng de Castries đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Ông ta vẫn đàng hoàng ngậm píp và chống can… Nhưng Đặng Phò đã cười khẩy khinh bỉ:
- Anh em, cảnh giác! Chớ để rồi mai kia Mác-xít thắng, anh ta cũng xơi mà xét lại thắng anh ta cũng xài.
Nghĩ tới chia quả thực sớm thế chứ. Mà hơi bị đúng! Hồng Hà tuy khóc mếu quay giáo trở cờ quá dở nhưng sau vào Ban bí thư, trèo lên trên tất cả những Mao-nhều thực thụ Hữu Thọ, Hà Đăng, Đặng Phò… từng bủa vây tiễu trừ anh. Vì Hồng Hà không hề kém nhiệt tình - khóc nhận tội là quá nhiệt tình - lại còn hơn đám Mao-nhều chính cống ở khoản lý luận học ở tận trường đảng Liên Xô.
Nhưng Hoàng Tùng đã vỗ tay nói: - Nào tốt thôi, ai chuyển cũng đều hoan nghênh.
Thật ra Hoàng Tùng mở hội nghị này chỉ cốt để chiêu hồi nội bộ và đối ngoại: đấy, ở tiệm này, tôi đã trấn áp xét lại, tôi đã có đe nẹt, có trao đổi dân chủ cả rồi nhé. Địa bàn báo đảng im ắng thì ông yên. Còn đúng ra mới năm ngoái, ông thiếu “nhiệt tình” ghê gớm - tương lên báo hàng mấy trang nguyên văn các diễn văn của Khruschev! Những hôm có Khơ nói, báo đắt như tôm tươi.
Thép Mới đứng lên luôn: - Tôi tán thành ý anh Tùng. Cần tăng cường đoàn kết nên ai chuyển ta cũng hoan nghênh. Trước đây thấy Hồng Hà, Trần Đĩnh ngồi với nhau cứ hết khen Khơ lại khen cô đào xi-nê Kirienko, tôi đã ngại nhưng nay tôi thấy là chúng ta có thể chuyển biến được hết trong trận giao chiến mới này.
Rõ ràng bảo vệ em trai và dụ tôi hàng. Mới hôm nào hỏi tôi: - Mày có thấy cái Châu (vợ Thép Mới) hơi giống giống Kirienko không mày?
… Từ đấy Mao-nhều thường từng đám túm tụm chửi Khruschev rồi hễ thấy chúng tôi thì lại cố tình liếc liếc và ré lên cười. Tôi ngỡ thấy lại Kiêu binh phủ Trịnh chắc từng đã ở trên nền toà báo này và ngày ngày ra đường bóp vú thả cửa đàn bà con gái của cả cái huyện Tho Xương thuộc phủ Hoài Đức đây.
Gần tháng sau, Hoàng Tùng thăm Trung Quốc, mang theo Hồng Hà, Phan Quang. Một anh vốn kiên trung, một anh vừa đầu hàng kết thành bè… Ai đi Trung Quốc lúc này đều mặc nhiên được gài ở trên ngực huy chương phẩm tiết “trò Tàu” cực ngoan.
Trở về, viết “Vĩ đại Trung Quốc” dài hết trang báo, Hồng Hà đưa tôi để đăng lên trang Chủ nhật tôi phụ trách nhưng tôi đẩy nó cho Quang Đạm duyệt. Trả lại tôi, Quang Đạm chỉ cho xem mười mấy dòng anh dập: - Mình phải cắt vì chửi Liên Xô dữ hơn cả Trung Quốc mà Trung ương thì vẫn chưa cho chửi công khai. - Ngừng lại cười - Hồng Hà thế mà hăng quá.
- Biết sẽ bị cắt nhưng em xin cứ viết ra để các anh chứng giám em chuyển lập trường sâu sắc và bền vững lắm ạ. - Tôi nói. Quang Đạm cười huých tôi một cái: - Cái tay này!
Khánh Căn ít lâu sau báo tôi anh bị phê bình ghi lý lịch vì đã mượn diễn đàn hội nghị của đảng bộ để tuyên truyền quan điểm xét lại!
- Sao thế được? - Tôi hơi cáu, rất không thể ngờ.
Còn một chuyện không thể ngờ bằng vạn. Giữa 1963, Cụ Hồ bị một vố bút sa. Tuyên bố chung Hồ Chí Minh - Novotny, Chủ tịch Tiệp Khắc vừa lên báo thì Lê Duẩn bắt bỏ ngay: xét lại! Lập tức huỷ, bất chấp xúc phạm đến nước bạn Tiệp và lãnh tụ. Người ta giải thích vụ này như sau: nhận được bản Tuyên bố để ký, Bác hỏi chú Ba, ý là chú Ba Duẩn, xem chưa. Thư ký Bác lầm là hỏi chú Ba Khiêm, Bộ trưởng ngoại giao chịu trách nhiệm thảo văn kiện cho nên đáp là đã. Thế là Bác ký. Thì ra tội nợ chính là vì trong đảng quá nhiều Ba… Ba phải, ba ba ba…
Ung Văn Khiêm, tác giả bản Tuyên bố sau đó bảo tôi: - Trong vụ Bác bút sa mà Ung Văn Khiêm chết đầu nước, có ba anh Ba tham gia. Ba Duẩn, Ba Khiêm và Ba Hồ. Tôi ngạc nhiên thì anh nói:
- Ủa, đọc anh Ba của Trần Dân Tiên chưa? Anh Ba Tất Thành đấy thôi. Ba anh Ba dính vào và anh Ba Duẩn phang hai anh Ba kia bằng Sáu Búa (Lê Đức Thọ). Theo họ giải thích thì hoá ra Lê Duẩn hơn Hồ Chí Minh về tất cả quyền hành, tư tưởng, lập trường. Đã kém Duẩn thế, Hồ Chí Minh lại mắc bệnh quan liêu, không xem văn kiện mà cứ ký bừa trong lúc tình hình phe bí bét. Ba là Hồ Chí Minh đã sa sút đến bước để cho Ba Duẩn nói sao cũng nín… Phe Duẩn đông miệng hơn mà. Nào, thử xem nhá. Có phải đến tận cuối năm 1963 mới có Nghị quyết 9 chống xét lại không? À, thế thì họ dựa vào cái gì mà đè Cụ ra hoạnh là sai nào? Dựa vào đường lối quan điểm Mao! Đúng thế không? Còn sự thật thì thế nào? Là mình thảo bản tuyên bố đó rồi đưa cho Cụ. Và chính tay Cụ viết thêm bằng mực đỏ vào đó mấy ý kiến còn sặc “hoà bình chủ nghĩa” và bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa hơn nữa. Mình đọc mà. Mình đã phải giấu đi để họ không nắm được mà hành thêm ông cụ nữa mà. Họ đụng đến Cụ cũng là nhằm hạ uy thế Cụ và cô lập Cụ trong hội nghị 9 sắp họp cuối năm, để cho trong đảng không còn ai dám theo Cụ nữa.
- Thế mà Bác im? - tôi hỏi.
- Trong tập sách “Mấy vấn đề quốc tế và Đảng ta” xuất bản dịp ra Nghị quyết 9, Lê Duẩn công khai suy tôn “tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin thời đại này”, như vậy chẳng phải là yêu cầu đảng nghe Mao, thôi nghe Hồ đó ư? Duẩn soạn thảo Nghị quyết 9 theo tư tưởng Mao Trạch Đông chứ còn gì? Mà Hồ không biểu quyết cũng là tỏ thái độ với Mao quá rõ rồi còn gì! Nội bộ lãnh đạo cao nhất tan nát đến thế! Mà nhân sự và tư tưởng đều trong tay Sáu Thọ và Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…, hỏi Hồ làm gì lại được họ? Nhưng mình thấy cũng tại Cụ đã xuê xoa. dĩ hoà vi quí… (Tôi hơi ngẩn ra). Cụ biết, biết rõ Liên Xô, Trung Quốc hầm hè nhau từ 1957-1958 rồi cơ. Năm 1958, Cụ dẫn một đoàn sang Trung Quốc, Liên Xô. Cụ tới Bắc Kinh, các cháu thiếu nhi khăn quàng đỏ ra đón chỉ tặng hoa và quàng khăn đỏ cho Cụ và Hoàng Văn Hoan, uỷ viên Bộ chính trị phụ trách đối ngoại. Sáng sau Cụ bảo mình chú ở nhà, Bác với chú Hoan đi hội đàm với bác Mao. Hội đàm xong về Cụ hỏi mình chú ở nhà công tác sao? Mình ngớ ra hỏi ủa, công tác gì chứ Bác? - Kìa, đâu có quần chúng thì đảng viên ở đấy có công tác chứ? Thì các ông Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh… đó! Mình ớn quá. Cụ lảng sang chuyện công tác quần chúng vì không muốn mình thấy là Trung Quốc không thích mình. Nhưng khi ta đến Mát-xcơ-va thì thiếu nhi khăn quàng đỏ lại chỉ tặng hoa và thắt khăn quàng đỏ cho Cụ và mình. Chắc đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh đã mách chuyện Hoan được khăn quàng đỏ. Lần này Cụ bảo Hoàng Văn Hoan ở nhà, Bác và chú Khiêm đi hội đàm với đồng chí Khruschev. Hai bên giành ta trắng trợn đến thế, thì theo mình Cụ nên nói từ đầu với Trung ương lập trường của Cụ, đặt ra cái ngưỡng để sau này Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh khó kéo Trung ương ngoặt theo Mao tức là Lê-nin của thời đại, vũ trang đánh Mỹ hổ giấy.
- Nhiều người nói Duẩn kêu Cụ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp (6-3-1946) cũng như năm 1954, mới được nửa nước đã hoà bình là hữu khuynh, vậy sao Cụ lại để Duẩn làm Tổng bí thư?
- Lê Duẩn có lợi thế lớn là không dính sai lầm cải cách ruộng đất, cái làm cho uy tín đảng sứt mẻ dữ. Rồi sau hoà bình Cụ lại chịu sức ép từ chính Cụ - và cả từ cánh Lê Duẩn - tức là bị mặc cảm mắc nợ miền Nam. Ừ! ngay sau hoà bình đã có dư luận “Lẽ ra cứ đánh thốc xuống thì lại đi ngừng bắn!” Đó! Luận điểm này là của Duẩn. Cho là Cụ Hồ đứt gánh giữa đường! Ở Đại hội III để những người gắn bó với Nam bộ, Trung bộ như Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng. v.v… vào Bộ chính trị đông là Cụ muốn tỏ ý gửi gắm công cuộc giải phóng miền Nam cho họ và đền bù cho Thành đồng Tổ quốc cứ phải đi trước về sau. Với lại, Cụ đâu ngờ rồi trượt theo Mao, Duẩn sẽ đến nước xổ toẹt chữ ký của Cụ ở ngay trước toàn thế giới… Phải nhận là từ tuyên bố Hồ-Novotny đến việc không biểu quyết ở Hội nghị 9, Ông Cụ nhất quán về quan điểm.
Ung Văn Khiêm nói với tôi những điều này năm 1982. Đến nay tôi vẫn thấy rõ cảm giác ngạt thở lúc đó. Ngỡ cỗ xe lu bạo quyền đang đè lên chính mình. Nhớ cả băn khoăn dai dẳng của tôi: điều gì khiến Cụ trở thành yếu kém trong lãnh đạo dễ thế?
1984, một hôm tôi hỏi Khiêm: - Cái bản thảo tuyên bố mà Ông Bác cho thêm quan điểm xét lại vào anh có giữ lại không?
- Khi sang Ban Nội chính, mình để nó lại ở Bộ ngoại giao, theo đúng kỷ luật văn kiện.
- Có khi vẫn còn, đến lúc nào đưa ra công khai khéo mà rất hay!
Khiêm lắc đầu: - Anh định nói ta đem bút tích Bác ra để làm rõ vấn đề phải không? Chả lại được với họ! Họ sẽ bảo bút tích này là giả… Thế đấy! Họ sẽ nói Vũ Kỳ đã lợi dụng viết giống Ông Bác để tuyên truyền tư tưởng xét lại… Ai bênh nổi cho Vũ Kỳ lúc đó!
***
Đó là vào nửa sau năm 1963, Việt Nam ngày càng theo Mao đả Liên Xô. Trưởng ban ý hệ Ponomariev và Andropov (lúc ấy mới phụ trách Đoàn Thanh niên Komsomol, chưa tổng bí thư) đã sang tìm hiểu, hy vọng có thể níu Việt Nam lại. Tất nhiên phải đến Nhân Dân, tờ báo xưa ca ngợi Khruschev mà bây giờ nín bặt. Hoàng Tùng và khoảng bảy tám người trong có tôi tiếp đón. Phía Liên Xô ngoài hai vị trên còn thêm ba bốn thanh niên đều mặc sơ mi trắng cụt tay, quần xanh hải quân mà tôi ngờ là KGB. Hoàng Tùng tỏ ra khá hờ hững.
Chuyện rời rạc chừng mươi mười phút, Hoàng Tùng giọng ế ẩm, chỉ thiếu cái ngáp, nói to: - Thôi, còn có cái gì cho các đồng chí xem nhỉ? À, ngoài vườn có con bò cái sắp đẻ, các đồng chí có thích xem bò sắp đẻ thì mời ra!
Tôi không ngờ khinh “thành trì cách mạng vô sản” lẹ đến thế. Ngày nào họp chi bộ phê phán Như Phong hút thuốc lá Tổng biên tập báo Sự Thật Liên Xô mời là mạn thượng với “cấp trên”. Tôi ngại đám trẻ đại sứ quán Liên Xô dịch lời lẽ Hoàng Tùng sẽ làm cho Liên Xô nghĩ không hay về Việt Nam trong khi đảng vẫn chưa dứt khoát đả Liên Xô. Tôi còn hy vọng ở Cụ Hồ, ở Trường Chinh. Dù mong manh.
Sau đó buồn, tôi đến Trần Châu ở Hàng Chuối thì gặp một chị bạn làm báo. Tôi ngán ngẩm kể lại chuyện mời xem bò đẻ.
Chị nói ngay: - Đó là vì cậu không thấy bọn khốn Liên Xô này chúng nó sợ Mỹ thế nào đâu. Làm cách mạng mà sợ thì thôi rồi nói làm quái gì? Tớ vừa sang Bắc Kinh, các chị Phụ vận bên đó bảo tớ là chớ để Khruschev lấy vũ khí luận ra doạ mà không dám đánh Mỹ. Đánh Mỹ đang là ánh sáng chiếu soi cho thời đại. Các chị ấy nói thế này cơ mà. Biết Trung Quốc không có tên lửa, U2 Mỹ vào do thám. Lúc này mà nghĩ đến tên lửa là mắc mưu đế quốc và “xét lại” cho nên chúng tôi bèn cho MiG 15 từ thời chiến tranh Triều Tiên bay lên ngang nó (tôi hỏi làm sao mà lên tới 20 cây số được?). À, khó gì? Muốn lên cao thì vất các thứ thừa đi thôi, rồi chỉ thị thế này mới ghê: bay sát bên cạnh mà dùng tiểu liên Tom-xơn, nhớ là phải Tom-xơn cũ rích thời thế chiến hai, bắn hạ.
Đảng xây dựng nhiệt tình cách mạng ghê quá. Và người ta sẵn sàng diễn nhiệt tình. Một hôm Hữu Thọ như rồ như dại nhào chạy ra giữa sân báo, khuỵu chân xuống, giơ hai quả đấm lên (kiểu cầu thủ làm bàn), hét: - Hoan hô… ô… ô… hai con Tô Tô chế… ế… ết rồ… ồ… ồi…
Tưởng Hữu Thọ có thể chết sặc vì sung sướng. Anh vừa đọc tin Thông tấn xã biết hai Tổng bí thư Tô-rê và Tô-gli-a-ti của Đảng cộng sản Pháp và Ý mới chết. Thế là ứng khẩu thành văn tế chửi độc đáo ngay. Tiếp theo một lời bình: “Đấy, trời cho ngay bọn phản bội hai cú pê nan ti 11 mét đứ đừ đừ!”
“Ngọn đèn xanh cách mạng” đã bật lên cho người ta phát huy bất nhân bất nghĩa mà đầu tiên là lật lọng, vu cáo và phét lác.
Những ngày hun đúc nhiệt tình đánh Mỹ, những ngày mà báo Nhân Dân ca ngợi bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc là bom đạo đức, bom văn minh, đám Mao-nhều ở báo cho lưu hành một bài thơ của Đinh Đức Thiện:
Một tối tôi xuất khẩu đọc cho Kỳ Vân nghe luôn một bài vè hoạ lại:
Rồi chúng tôi thở phào. Cụ Hồ đã lên tiếng. Có lẽ là tháng 4 hay 5 năm 1963. Bài báo của Cụ đăng trang nhất báo Nhân Dân. Ký tên Nguyễn Thanh Long. Ở đúng chỗ sau này đăng bài Nguyễn Chí Thanh chất vấn dân tộc “sao phải ăn bún?”
Nói rõ Đảng ta phải biết ơn ba đảng cộng sản Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Vậy là Cụ công khai phản đối Mao. Đám xét lại rất mừng. Cụ Hồ nhất định phải là thích cộng sản văn minh hơn rồi. Chúng tôi hy vọng Cụ ngăn được Đảng ngả theo Bắc Kinh. Không tán thành Mao chống xét lại để bảo vệ chủ nghĩa, Cụ đã nói có nên vì đuổi một con chuột (xét lại) mà đang tâm ném vỡ một cái bình quý không?
Nói rõ Đảng ta phải biết ơn ba đảng cộng sản Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Vậy là Cụ công khai phản đối Mao. Đám xét lại rất mừng. Cụ Hồ nhất định phải là thích cộng sản văn minh hơn rồi. Chúng tôi hy vọng Cụ ngăn được Đảng ngả theo Bắc Kinh. Không tán thành Mao chống xét lại để bảo vệ chủ nghĩa, Cụ đã nói có nên vì đuổi một con chuột (xét lại) mà đang tâm ném vỡ một cái bình quý không?
Ngờ đâu theo dạy dỗ của Cụ, trong đầu nhiều người cộng sản Việt Nam đã thành một tôn ty trên dưới như sau: Stalin, Mao Trạch Đông rồi mới Hồ Chí Minh.
Thời gian Nghị quyết 9, Lê Duẩn viết “Mấy vấn đề quốc tế và Đảng ta” đã gọi Mao Trạch Đông là Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng Á - Phi - La. Còn đảng viên, cán bộ thì đang coi Duẩn khẩu khí giống Mao mới là cây lý luận của đảng. Tôi đã thấy sức hấp dẫn ma mị của lời lẽ Duẩn ở trong cuộc chỉnh huấn xây dựng tư tưởng chống địa chủ tháng 5 năm 1953.
Tháng 4 năm 1964, Lưu Thiếu Kỳ, vợ ông, bà Vương Quang Mỹ (học ở Mỹ) và nguyên soái Trần Nghị, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Báo Nhân Dân lập một tổ phóng viên đặc biệt do tôi phụ trách theo dõi và viết sự kiện quan trọng này. Tổ gồm toàn Mao-nhều Anh Vũ, Hữu Thọ, Đặng Phò… và vài người nữa.
Tôi rất không vui. Việt Nam thế là dấn thêm một bước vào quỹ đạo Bắc Kinh chủ chiến. Tôi tán thành Khruschev vì ông chống sùng bái cá nhân và chủ hoà. Trần Châu bảo tôi: Định nghĩa cách mạng là dám đánh Mỹ, Mao đẩy Khruschev vào ngõ cụt bằng phát động vũ trang đánh Mỹ, phá “chung sống hoà bình” của Khruschev đồng thời bắt Liên Xô chết ngộp bởi gánh nặng chạy đua vũ trang.
Ở sân bay, đám nhà báo đứng thành một ô, ai đã vào là không được ra khỏi. Khi Cụ Hồ và đoàn khách quý đi qua, đám nhà báo mừng quá nhoài người ra hô, reo, vẫy. Liền bị an ninh nắm cổ đẩy xô dúi dụi. Tôi không nhiệt tình nghển cổ thò đầu nên không bị đụng vào người.
Tội nhất một chị ở Việt Nam thông tấn xã, hình như Duyên, vợ Đặng Quốc Bảo, bị đẩy bung hết cả tóc, mặt thì nhợt đi, sợ phạm phải tội lỗi gì lớn đây. Tôi bèn đẩy lại anh an ninh, gắt giọng hỏi: - Được mời đến đây là lưu manh cả hay sao mà anh xua đẩy như vịt cả thế?
Nhắc to lại: - Là lưu manh cả sao hả?
Sau đó về họp với Nguyễn Thành Lê. Cả tổ phóng viên, trừ tôi, sướng ra mặt - được đón tiếp và tuyên truyền cho thủ lĩnh Mác-xít thế cơ mà. Tôi nói: - Viết xong tường thuật đón sáng nay là tôi xin rút. Tôi không làm được. Tôi không chịu được mạng lưới an ninh khinh nhà báo đến thế. Tôi còn đi thì e có ngày mất bình tĩnh sẽ nói những cái nặng hơn câu tôi hỏi an ninh sáng nay, anh em thấy cả đấy.
Anh Vũ thay tôi phụ trách. Hữu Thọ đầy nhiệt tình chống xét lại nhưng là cán sự 5 chưa gánh được. Nhờ rút đi, tôi không phải dự một mít tinh trong đó Lưu Thiếu Kỳ yêu cầu đứng về một bên trong đấu tranh cách mạng và Cụ Hồ khen Lưu Thiếu Kỳ trăm phần trăm Mác-Lênin.
Sao lại khen thế? Thế ra Cụ phủi tay với bài báo của Nguyễn Thanh Long mất rồi. Ôi, chiếc cầu bập bênh.
Tình cờ sau đó gặp Hồ Bản Anh, Tân Hoa Xã thường trú Hà Nội. Trò chuyện vài câu gần Thuỷ Tạ, Hồ Bản Anh chợt hỏi: - Anh không đi viết Lưu Chủ tịch? Tôi nghĩ phải là anh chứ nhỉ?
Toan phản ứng “Sao lại phải là tôi?”, tôi chỉ nói: - A, tôi đang bận việc khác…
- Nhưng tôi có thấy anh ở đâu cơ mà, à, ở sân bay nhỉ? (Vỗ vỗ trán). À, trong hội kiến, đồng chí Lê Duẩn đề nghị Lưu Chủ tịch một việc… Tuyệt mật nhá, khà khà khà, đồng nghiệp ruột với nhau mà… (Nắm tay tôi kéo lại gần, thì thào): Đề nghị Trung Quốc gửi phi công quân sự và bộ binh sang Việt Nam… Nhưng tuyệt mật hả, khà khà khà…
Anh đinh ninh tôi học Bắc Kinh thì tất theo Bắc Kinh hay anh muốn thăm dò tôi? Nghe anh, tôi chợt hiểu vì sao Cụ Hồ, ông Lưu Mác-ít trăm phần trăm. Sẵn sàng viện trợ cho mà đánh Mỹ mà. Đồng thời cũng hiện ra ở trong đầu tôi một bãi chọi trâu là đất nước nghèo khó này. Nhưng tôi lại nghi anh nhà báo nay muốn moi tin ở tôi. Duẩn nào dại mà đề nghị thế? Đồng thời cũng thấy có nên nói hẳn với anh rằng tôi không tán thành “đại loạn” hay là cứ ú ớ cho qua chuyện?
Sau này, đọc nhà báo Mỹ Stanley Karnow, tôi mới biết lần sang Việt Nam đó, Lưu đã đẩy tình hình ở Việt Nam tiến lên một bước phát triển quyết định. Lưu cam kết: các đồng chí phát động chiến tranh thì Trung Quốc sẽ tình nguyện làm đại hậu phương lo lắng hậu cần chu tất cho Việt Nam. Nếu cần thì chu toàn cho cả khâu binh lính nữa! Lưu nhận sẽ viện trợ vũ trang không hoàn lại cho 230 tiểu đoàn bộ binh của “quân nổi dậy” ở miền Nam.
1961, Bắc Kinh chưa muốn nổ chiến tranh lớn thì Diệp Kiếm Anh sang nói các đồng chí đánh với cỡ tiểu đoàn như mấy trận Bình Giã, Vạn Tường vừa qua là phải. Lúc ấy việc Mỹ gửi cố vấn sang được gọi là “chiến tranh đặc biệt”. Đến 1963, bị ba bề Tây Tạng, Ấn Độ, Đài Loan ép mạnh, Bắc Kinh cần cho nổi lửa lớn ở Việt Nam để bắt Mỹ đem quân vào làm “chiến tranh đặc biệt” tạo nên “cuộc đại loạn toàn thiên hạ cho Trung Quốc được nhờ”. Dĩ nhiên trăm tội đổ hết vào đầu thằng Mỹ nó kéo bè lũ tay sai ở Đông Nam Á xâm lược Việt Nam.
Nên biết qua về sự giúp đỡ quân sự của Trung Quốc. Từ 1950 đến 1954, Trung Quốc đã giúp Việt Nam 116.000 khẩu súng các loại, 420 khẩu pháo, nhiều khí tài thông tin và công binh. Năm 1956, Trung Quốc ưu tiên viện trợ Việt Nam 50.000 khẩu tiểu liên và súng trường nửa tự động vừa định hình sản xuất, chưa kịp trang bị cho quân đội Trung Quốc. Từ năm 1953 đến 1963, Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng 6 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn cầu nổi, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn máy bay tiềm kích, bổ xung nhiều vũ khí trang bị quân sự khác. Trung Quốc còn giúp 90.000 khẩu súng máy và súng trường để triển khai chiến tranh du kích ở miền Nam. Nhằm lôi kéo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh với Liên Xô, Mao cử Đặng Tiểu Bình sang Hà Nội, mang theo lời hứa giúp Việt Nam 20 tỉ Nhân Dân Tệ, tương đương 20% thu nhập quốc dân hoặc 60% thu nhập tài chính của Trung Quốc năm 1963. Mao Trạch Đông nói với Cụ Hồ: “Chúng ta là một nhà, cần người có người, cần vật tư có vật tư, cần bao nhiêu có bấy nhiêu”.
Ngoái lại đoạn lịch sử này, tôi hay nghĩ tới một vỉa hè được người ta bỏ tiền ra thuê làm bãi bán cao mãi võ và anh chủ mảnh vỉa hè bỗng hoá đàn anh đàn yêng.
***
Tháng Sáu, Nguyễn Thành Lê triệu tập cuộc họp của toàn đảng bộ báo Nhân Dân để “anh em ta trao đổi quan điểm và giúp đỡ xây dựng cho nhau”.
Thành Lê vừa dứt lời, Hữu Thọ liền đứng ngay lên. Rút mùi-soa xỉ mũi, quệt quệt mũi, ngoẹo đầu sụt sịt: - Tôi xin lỗi hội nghị…, là vì tôi đang sốt ạ, vâng ốm to đấy, nhưng đảng có cuộc họp quan trọng thế này thì cứ phải dự thôi. Cũng vì ốm cho nên tôi xin phép được nói trước ạ. (Lại lau mắt lau mũi). Thưa các đồng chí, chúng ta đều biết đi đường thì có luật giao thông, thấy đèn đỏ bắt dừng, anh không dừng là anh phạm tội, anh sẽ bị trị. Vâng, nhưng còn một loại đường đi nữa quan trọng hơn rất nhiều, đó là con đường cách mạng. Nó có đèn đỏ đèn xanh không? Có, vâng, có quá chứ, còn ngặt nhiều hơn nữa cơ đấy ạ. Đèn xanh đèn đỏ này từng giờ từng phút chỉ cho chúng ta đi như thế nào, tiếp tục đi hay dừng ngay lại kẻo không toi mạng. Thưa các đồng chí, con đường cách mạng của đất nước ta hiện đang bật đèn đỏ. Nghĩa là ai vượt qua nó thì là phản cách mạng! Vâng, phản cách mạng. Vâng, thế mà trong chúng ta ngồi đây đã có kẻ bất chấp đèn đỏ cứ ngang nhiên vượt qua… Thưa các đồng chí…, kẻ đó là… (Lại ngừng, lại xỉ mũi, lau mặt…, lau xong còn gấp mùi-soa làm tư tử tế đút túi, chuẩn bị cho cú hạ màn đánh thịch), thưa các đồng chí, kẻ đó là… (thình lình thẳng người lên, nghiêm mặt chĩa tay vào tôi):
- Kẻ đó là Trần Đĩnh.
Kể ra các thứ xấu: Ngạo mạn, coi trời bằng vung, coi kỷ luật đảng như trò đùa, chửi tất cả những ai bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê, sặc sụa quan điểm Khruschev, một điều chung sống hoà bình, hai điều thi đua kinh tế, ba điều chống sùng bái cá nhân, độc ác lên án đại nguyên soái Stalin và Mao Chủ tịch độc tài… Lôi ra cả việc “ngông nghênh không thích phục vụ Lưu Chủ tịch” rồi nói năng bừa bãi với an ninh đang bảo vệ cho hai vị lãnh tụ…
Hữu Thọ ngồi xuống, Trần Châu đứng lên hỏi nhẹ nhàng: - Anh Thành Lê nói họp để thân ái giúp đỡ nhau nhưng anh Hữu Thọ lại đả kích, mạt sát Trần Đĩnh.
Tôi đứng lên nói. Nhìn quanh mới thấy thời gian qua đội ngũ Mao-nhều đông ra nhiều quá. Nhiều con mắt tức tối nhìn tôi. Trong con mắt họ, tôi đang là kẻ đầu hàng Mỹ, không dám chiến tranh giải phóng miền Nam rên xiết đau thương.
- Tôi không nói chuyện quan điểm. Tôi nói điều còn quan trọng hơn quan điểm rất nhiều, đó là lòng trung thực, nhân cách của mỗi người, trước hết của mỗi người cộng sản. Tôi chỉ xin nói câu chuyện mới xảy ra sáng hôm qua thôi. Ăn bánh mì ngoài vỉa hè kia, anh Hữu Thọ chửi bài anh Thép Mới viết trên báo. Tôi tránh dây vào cái câu lạc bộ bồi dưỡng nghiệp vụ vắng mặt đồng chí nên vào ngồi chuyện với anh Thép Mới ở gốc đa. Lát sau, anh Hữu Thọ dắt xe vào. Nhác thấy anh Thép Mới, anh Hữu Thọ liền từ xa cúi rạp xuống ghi đông rón rén đi đến trước mặt anh Thép Mới rồi bật thẳng người lên xúc động nói: - Bài viết hay quá! Văn như thế thì đúng chỉ có Thép Mới viết nổi!… Đấy, tôi nói nhân cách mà trước tiên là ở lòng trung thực, cái này tôi cho là còn cao hơn cả quan điểm.
(Đến thế kỷ 21, những khi gặp tôi ở sân báo Nhân Dân, biên tập viên Vũ Hải vẫn hay diễn lại tư thế của Hữu Thọ khom lưng khuỷnh tay dắt xe cho rạp người xuống đến mức thấp nhất để rồi vươn lên thật cao mà ca ngợi cấp trên, tư thế tôi tái hiện trong cuộc họp đầu tiên phân chia cách mạng và phản cách mạng ở báo đảng).
Một giọng uất ức trong hội trường lại nghẹn ngào: - Còn nói láo là Bác Hồ ta lẩm cẩm.
Lưu Động toan đứng lên thanh minh thì Thành Lê giơ tay: - Chuyện này thuộc bên an ninh làm, miễn bàn ở đây.
Trưởng ban nông nghiệp Phan Quang mới xuống Hưng Yên cùng Tố Hữu, nghe Tố Hữu nói với báo Hưng Yên là từ nay cần đề cao anh Lê Duẩn nhiều lên, anh sẽ là lãnh tụ, Bác Hồ lẩm cẩm rồi. Phan Quang thuật lại với ban nông nghiệp. Trần Châu nói với Lưu Động học ở Nguyễn Ái Quốc (để có chỗ trống cho Phan Quang lên). Lưu Động nói lại với Dương Bạch Mai. Mai chất vấn Cụ Hồ. Nghe đâu Cụ đã hỏi Tố Hữu và nó biến ra thành “xét lại tung tin chia rẽ ngay Bác với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt”.
Hai tháng sau, Hoàng Tùng xuất kích.
Lúc này ở ta những chữ con người, nhân dân - phải nói rõ nhân dân lao động - hoà bình, hoà hợp, đàm phán đều là những biểu hiện cần thủ tiêu sạch sành sanh của thế lực phản động muôn xoá bỏ đấu tranh giai cấp. Đâu cũng nhai lại lời Mao Chủ tịch dạy không được lơ là việc cách cái mạng của đế quốc tư bản. Lão thành cách mạng và hay đọc kinh điển, Lưu Cộng Hoà bảo tôi: - Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy.
- Điên hết rồi, - tôi ngao ngán nói - Hồi nào đuổi chim sẻ, nay đuổi chữ có hại… Thành “Buồng số 6” của Tchekhov hết.
Nói câu này, tôi cố hình dung ra Bác Hồ sẽ làm gì ở trong gian phòng số 6 điên loạn này. Tôi cho Cụ xoa trán bệnh nhân đang lên cơn đòi xung phong tiêu diệt đế quốc mà nói: “Cháu anh hùng thế là rất tốt nhưng cháu cần nghe theo chỉ đạo của Bác. Bác bảo đánh thì đánh, Bác bảo thôi thì thôi, chú Tố Hữu đã có thơ đó. Bây giờ Bác bảo thôi. Bác cháu mình còn phải thở cái đã chứ!”. Nghĩ bịa ra cho Bác thế thôi mà thấy nhẹ cả người.
Tối hôm ấy, chủ trì cuộc họp đảng bộ. Hoàng Tùng tuyên bố mở hội nghị này để các tướng xét lại cứ việc nói hết y mình. Cứ nói không sao hết, tôi đây, Hoàng Tùng bảo đảm là sẽ không có kỷ luật gì cả. Cho tha hồ nói.
Rồi Hoàng Tùng tóm tắt vài quan điểm cơ bản của đảng lúc đó. Hỏi tại sao sinh ra chủ nghĩa xét lại? Liên Xô rất tinh thông lý luận Mác-Lê, đúng không? Ai dám bảo không nào? Tinh thông lắm! Thế mà lại thành ra xét lại sợ Mỹ. Vì sao? Vì mặt nhiệt tình cách mạng, có thế thôi. Anh Duẩn phân tích chỗ này rất hay. Đời sống mấy tướng lãnh đạo nay sướng rồi, xa cách nhân dân và thực tiễn cách mạng rồi thì tất nhiên nhiệt tình cách mạng sa sút… Đây, xem anh em lao động chân tay đây (quay về những Quang Thụ ở báo từ thời trên rừng gánh báo vượt đường 5 đường 6 xuống Khu 3) các tướng này có lý luận gì đâu nhưng bảo đánh Mỹ là đánh tắp lự ngay à, chả phải lý luận gì cả. Bởi vì nhiệt tình cách mạng sẵn nên hành động luôn theo lẽ sống…
Chắc coi tôi đáng chiêu hồi nhất để còn cộng tác hú hí với nhau, Hoàng Tùng gọi to lên: - Nào, mời! Thôi, Trần Đĩnh mở màn đi nào.
Tôi toan nói: “Ai chả biết Lê-nin đã nói hai câu ngang như bùa chú là “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” và “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là phá hoại cách mạng!”. Cho nên bên kia sau đại tếu “Nhảy vọt” ngã chổng vó lên với nhau, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã đặc biệt phê phán nhiệt tình duy ý chí, đầu óc bình quân, đòi phải suy nghĩ khoa học.
Tôi đã sắp đứng lên thì bỗng nghĩ rất nhanh đến Hoàng Tùng với tôi vốn chỗ “cánh hẩu” - đó, anh chiêu hồi tôi đầu tiên có lẽ vì muốn tôi vẫn được đảng trọng dụng - nếu tôi nói ra thì bằng là choang chính Hoàng Tùng cho nên lại chỉ buông một câu cụt lủn: - Tôi chẳng có quan điểm, lý luận gì. Chỉ thấy Trung Quốc không dân chủ, cả nước như cái trại lính.
Đặng Phò, anh Hà Đăng (tức Đặng Há) gầm lên ngay: - A, nói láo, không dân chủ mà hắn lại được mở mồm ra kêu là không dân chủ thế kia hả?
Tôi nghĩ ngay: Loa Mao-nhều cỡ bự đây.
Xì xào đâu như anh là tác giả bài vè xếp hạng phân loại xét lại ở báo đảng. Kiểu sắp đến đâu thì đoàn uỷ cải cách ruông đất đã lên danh sách đối tượng đấu tố ở đấy. Sau này lúc học Nghị quyết 9, một bữa thảo lụân ở tổ, tôi phát biểu xong ra giải lao ở sân, anh đã xô đến giơ hai quả đấm lên toan đánh vào hai thái dương tôi… Từ ngày đảng coi tư tưởng Mao là chính thống, mặt anh nom lúc nào cũng như diều được gió. Giá hồi ấy đã có video clip!
Khánh Căn, Nguyễn Hữu Chỉnh lần lượt được mời lên. Các anh trình bày quan điểm của mình tức là tinh thần Tuyên bố chung 81 đảng và Đại hội III Đảng cộng sản Việt Nam mà nay đã được Mao Chủ tịch vạch ra là xét lại, tuy đảng chưa hề có nghị quyết nào chính thức bác bỏ chúng.
Hoàng Tùng tưng tửng chêm vào móc máy các anh. Mặt hai anh tái đi nhưng vẫn tiếp tục nói…
- Nào, Hồng Hà! - Hoàng Tùng nói.
Trước đây ít lâu, trong vụ Nguyễn Chí Thanh gọi báo Quân đội Nhân dân bênh Liên Xô trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba là báo găng-xtơ Si-ca-gô (kẻ cướp Mỹ) thì Hồng Hà đã nói: “Báo găng-xtơ này có đại tướng của nó đấy chứ (tức là có tướng Giáp, tướng Thanh sao dám qua mặt tướng Giáp?)” và nhờ đó mà nổi tiếng xét lại.
Nghe Hoàng Tùng mời, Hồng Hà thiểu não đứng lên. Rồi nghẹn ngào như mếu:
- Tôi xin cảm ơn Mao Chủ tịch vĩ đại đã mở mắt ra cho tôi thấy Liên Xô, Khruschev là phản bội, đầu hàng, xét lại. Hôm nay ngồi đây tôi thấm thía như dự một cuộc chỉnh huấn lớn. Thật ra khi học ở Liên Xô, tôi đã ngờ ngợ nhiều cái, cho nên gặp các anh trong Trung ương qua thăm, tôi vẫn nói cần phải cảnh giác với Liên Xô, Khruschev…
Trong tôi vụt hiện lên hình ảnh tướng de Castries đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Ông ta vẫn đàng hoàng ngậm píp và chống can… Nhưng Đặng Phò đã cười khẩy khinh bỉ:
- Anh em, cảnh giác! Chớ để rồi mai kia Mác-xít thắng, anh ta cũng xơi mà xét lại thắng anh ta cũng xài.
Nghĩ tới chia quả thực sớm thế chứ. Mà hơi bị đúng! Hồng Hà tuy khóc mếu quay giáo trở cờ quá dở nhưng sau vào Ban bí thư, trèo lên trên tất cả những Mao-nhều thực thụ Hữu Thọ, Hà Đăng, Đặng Phò… từng bủa vây tiễu trừ anh. Vì Hồng Hà không hề kém nhiệt tình - khóc nhận tội là quá nhiệt tình - lại còn hơn đám Mao-nhều chính cống ở khoản lý luận học ở tận trường đảng Liên Xô.
Nhưng Hoàng Tùng đã vỗ tay nói: - Nào tốt thôi, ai chuyển cũng đều hoan nghênh.
Thật ra Hoàng Tùng mở hội nghị này chỉ cốt để chiêu hồi nội bộ và đối ngoại: đấy, ở tiệm này, tôi đã trấn áp xét lại, tôi đã có đe nẹt, có trao đổi dân chủ cả rồi nhé. Địa bàn báo đảng im ắng thì ông yên. Còn đúng ra mới năm ngoái, ông thiếu “nhiệt tình” ghê gớm - tương lên báo hàng mấy trang nguyên văn các diễn văn của Khruschev! Những hôm có Khơ nói, báo đắt như tôm tươi.
Thép Mới đứng lên luôn: - Tôi tán thành ý anh Tùng. Cần tăng cường đoàn kết nên ai chuyển ta cũng hoan nghênh. Trước đây thấy Hồng Hà, Trần Đĩnh ngồi với nhau cứ hết khen Khơ lại khen cô đào xi-nê Kirienko, tôi đã ngại nhưng nay tôi thấy là chúng ta có thể chuyển biến được hết trong trận giao chiến mới này.
Rõ ràng bảo vệ em trai và dụ tôi hàng. Mới hôm nào hỏi tôi: - Mày có thấy cái Châu (vợ Thép Mới) hơi giống giống Kirienko không mày?
… Từ đấy Mao-nhều thường từng đám túm tụm chửi Khruschev rồi hễ thấy chúng tôi thì lại cố tình liếc liếc và ré lên cười. Tôi ngỡ thấy lại Kiêu binh phủ Trịnh chắc từng đã ở trên nền toà báo này và ngày ngày ra đường bóp vú thả cửa đàn bà con gái của cả cái huyện Tho Xương thuộc phủ Hoài Đức đây.
Gần tháng sau, Hoàng Tùng thăm Trung Quốc, mang theo Hồng Hà, Phan Quang. Một anh vốn kiên trung, một anh vừa đầu hàng kết thành bè… Ai đi Trung Quốc lúc này đều mặc nhiên được gài ở trên ngực huy chương phẩm tiết “trò Tàu” cực ngoan.
Trở về, viết “Vĩ đại Trung Quốc” dài hết trang báo, Hồng Hà đưa tôi để đăng lên trang Chủ nhật tôi phụ trách nhưng tôi đẩy nó cho Quang Đạm duyệt. Trả lại tôi, Quang Đạm chỉ cho xem mười mấy dòng anh dập: - Mình phải cắt vì chửi Liên Xô dữ hơn cả Trung Quốc mà Trung ương thì vẫn chưa cho chửi công khai. - Ngừng lại cười - Hồng Hà thế mà hăng quá.
- Biết sẽ bị cắt nhưng em xin cứ viết ra để các anh chứng giám em chuyển lập trường sâu sắc và bền vững lắm ạ. - Tôi nói. Quang Đạm cười huých tôi một cái: - Cái tay này!
Khánh Căn ít lâu sau báo tôi anh bị phê bình ghi lý lịch vì đã mượn diễn đàn hội nghị của đảng bộ để tuyên truyền quan điểm xét lại!
- Sao thế được? - Tôi hơi cáu, rất không thể ngờ.
Còn một chuyện không thể ngờ bằng vạn. Giữa 1963, Cụ Hồ bị một vố bút sa. Tuyên bố chung Hồ Chí Minh - Novotny, Chủ tịch Tiệp Khắc vừa lên báo thì Lê Duẩn bắt bỏ ngay: xét lại! Lập tức huỷ, bất chấp xúc phạm đến nước bạn Tiệp và lãnh tụ. Người ta giải thích vụ này như sau: nhận được bản Tuyên bố để ký, Bác hỏi chú Ba, ý là chú Ba Duẩn, xem chưa. Thư ký Bác lầm là hỏi chú Ba Khiêm, Bộ trưởng ngoại giao chịu trách nhiệm thảo văn kiện cho nên đáp là đã. Thế là Bác ký. Thì ra tội nợ chính là vì trong đảng quá nhiều Ba… Ba phải, ba ba ba…
Ung Văn Khiêm, tác giả bản Tuyên bố sau đó bảo tôi: - Trong vụ Bác bút sa mà Ung Văn Khiêm chết đầu nước, có ba anh Ba tham gia. Ba Duẩn, Ba Khiêm và Ba Hồ. Tôi ngạc nhiên thì anh nói:
- Ủa, đọc anh Ba của Trần Dân Tiên chưa? Anh Ba Tất Thành đấy thôi. Ba anh Ba dính vào và anh Ba Duẩn phang hai anh Ba kia bằng Sáu Búa (Lê Đức Thọ). Theo họ giải thích thì hoá ra Lê Duẩn hơn Hồ Chí Minh về tất cả quyền hành, tư tưởng, lập trường. Đã kém Duẩn thế, Hồ Chí Minh lại mắc bệnh quan liêu, không xem văn kiện mà cứ ký bừa trong lúc tình hình phe bí bét. Ba là Hồ Chí Minh đã sa sút đến bước để cho Ba Duẩn nói sao cũng nín… Phe Duẩn đông miệng hơn mà. Nào, thử xem nhá. Có phải đến tận cuối năm 1963 mới có Nghị quyết 9 chống xét lại không? À, thế thì họ dựa vào cái gì mà đè Cụ ra hoạnh là sai nào? Dựa vào đường lối quan điểm Mao! Đúng thế không? Còn sự thật thì thế nào? Là mình thảo bản tuyên bố đó rồi đưa cho Cụ. Và chính tay Cụ viết thêm bằng mực đỏ vào đó mấy ý kiến còn sặc “hoà bình chủ nghĩa” và bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa hơn nữa. Mình đọc mà. Mình đã phải giấu đi để họ không nắm được mà hành thêm ông cụ nữa mà. Họ đụng đến Cụ cũng là nhằm hạ uy thế Cụ và cô lập Cụ trong hội nghị 9 sắp họp cuối năm, để cho trong đảng không còn ai dám theo Cụ nữa.
- Thế mà Bác im? - tôi hỏi.
- Trong tập sách “Mấy vấn đề quốc tế và Đảng ta” xuất bản dịp ra Nghị quyết 9, Lê Duẩn công khai suy tôn “tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin thời đại này”, như vậy chẳng phải là yêu cầu đảng nghe Mao, thôi nghe Hồ đó ư? Duẩn soạn thảo Nghị quyết 9 theo tư tưởng Mao Trạch Đông chứ còn gì? Mà Hồ không biểu quyết cũng là tỏ thái độ với Mao quá rõ rồi còn gì! Nội bộ lãnh đạo cao nhất tan nát đến thế! Mà nhân sự và tư tưởng đều trong tay Sáu Thọ và Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…, hỏi Hồ làm gì lại được họ? Nhưng mình thấy cũng tại Cụ đã xuê xoa. dĩ hoà vi quí… (Tôi hơi ngẩn ra). Cụ biết, biết rõ Liên Xô, Trung Quốc hầm hè nhau từ 1957-1958 rồi cơ. Năm 1958, Cụ dẫn một đoàn sang Trung Quốc, Liên Xô. Cụ tới Bắc Kinh, các cháu thiếu nhi khăn quàng đỏ ra đón chỉ tặng hoa và quàng khăn đỏ cho Cụ và Hoàng Văn Hoan, uỷ viên Bộ chính trị phụ trách đối ngoại. Sáng sau Cụ bảo mình chú ở nhà, Bác với chú Hoan đi hội đàm với bác Mao. Hội đàm xong về Cụ hỏi mình chú ở nhà công tác sao? Mình ngớ ra hỏi ủa, công tác gì chứ Bác? - Kìa, đâu có quần chúng thì đảng viên ở đấy có công tác chứ? Thì các ông Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh… đó! Mình ớn quá. Cụ lảng sang chuyện công tác quần chúng vì không muốn mình thấy là Trung Quốc không thích mình. Nhưng khi ta đến Mát-xcơ-va thì thiếu nhi khăn quàng đỏ lại chỉ tặng hoa và thắt khăn quàng đỏ cho Cụ và mình. Chắc đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh đã mách chuyện Hoan được khăn quàng đỏ. Lần này Cụ bảo Hoàng Văn Hoan ở nhà, Bác và chú Khiêm đi hội đàm với đồng chí Khruschev. Hai bên giành ta trắng trợn đến thế, thì theo mình Cụ nên nói từ đầu với Trung ương lập trường của Cụ, đặt ra cái ngưỡng để sau này Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh khó kéo Trung ương ngoặt theo Mao tức là Lê-nin của thời đại, vũ trang đánh Mỹ hổ giấy.
- Nhiều người nói Duẩn kêu Cụ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp (6-3-1946) cũng như năm 1954, mới được nửa nước đã hoà bình là hữu khuynh, vậy sao Cụ lại để Duẩn làm Tổng bí thư?
- Lê Duẩn có lợi thế lớn là không dính sai lầm cải cách ruộng đất, cái làm cho uy tín đảng sứt mẻ dữ. Rồi sau hoà bình Cụ lại chịu sức ép từ chính Cụ - và cả từ cánh Lê Duẩn - tức là bị mặc cảm mắc nợ miền Nam. Ừ! ngay sau hoà bình đã có dư luận “Lẽ ra cứ đánh thốc xuống thì lại đi ngừng bắn!” Đó! Luận điểm này là của Duẩn. Cho là Cụ Hồ đứt gánh giữa đường! Ở Đại hội III để những người gắn bó với Nam bộ, Trung bộ như Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng. v.v… vào Bộ chính trị đông là Cụ muốn tỏ ý gửi gắm công cuộc giải phóng miền Nam cho họ và đền bù cho Thành đồng Tổ quốc cứ phải đi trước về sau. Với lại, Cụ đâu ngờ rồi trượt theo Mao, Duẩn sẽ đến nước xổ toẹt chữ ký của Cụ ở ngay trước toàn thế giới… Phải nhận là từ tuyên bố Hồ-Novotny đến việc không biểu quyết ở Hội nghị 9, Ông Cụ nhất quán về quan điểm.
Ung Văn Khiêm nói với tôi những điều này năm 1982. Đến nay tôi vẫn thấy rõ cảm giác ngạt thở lúc đó. Ngỡ cỗ xe lu bạo quyền đang đè lên chính mình. Nhớ cả băn khoăn dai dẳng của tôi: điều gì khiến Cụ trở thành yếu kém trong lãnh đạo dễ thế?
1984, một hôm tôi hỏi Khiêm: - Cái bản thảo tuyên bố mà Ông Bác cho thêm quan điểm xét lại vào anh có giữ lại không?
- Khi sang Ban Nội chính, mình để nó lại ở Bộ ngoại giao, theo đúng kỷ luật văn kiện.
- Có khi vẫn còn, đến lúc nào đưa ra công khai khéo mà rất hay!
Khiêm lắc đầu: - Anh định nói ta đem bút tích Bác ra để làm rõ vấn đề phải không? Chả lại được với họ! Họ sẽ bảo bút tích này là giả… Thế đấy! Họ sẽ nói Vũ Kỳ đã lợi dụng viết giống Ông Bác để tuyên truyền tư tưởng xét lại… Ai bênh nổi cho Vũ Kỳ lúc đó!
***
Trường Chinh lên án Liên Xô cho tên lửa vào Cuba làm tôi sụp đổ, cảm thấy như thất tình thì sau đó Hoàng Tùng cho tôi một nhát choáng váng.
Đó là vào nửa sau năm 1963, Việt Nam ngày càng theo Mao đả Liên Xô. Trưởng ban ý hệ Ponomariev và Andropov (lúc ấy mới phụ trách Đoàn Thanh niên Komsomol, chưa tổng bí thư) đã sang tìm hiểu, hy vọng có thể níu Việt Nam lại. Tất nhiên phải đến Nhân Dân, tờ báo xưa ca ngợi Khruschev mà bây giờ nín bặt. Hoàng Tùng và khoảng bảy tám người trong có tôi tiếp đón. Phía Liên Xô ngoài hai vị trên còn thêm ba bốn thanh niên đều mặc sơ mi trắng cụt tay, quần xanh hải quân mà tôi ngờ là KGB. Hoàng Tùng tỏ ra khá hờ hững.
Chuyện rời rạc chừng mươi mười phút, Hoàng Tùng giọng ế ẩm, chỉ thiếu cái ngáp, nói to: - Thôi, còn có cái gì cho các đồng chí xem nhỉ? À, ngoài vườn có con bò cái sắp đẻ, các đồng chí có thích xem bò sắp đẻ thì mời ra!
Tôi không ngờ khinh “thành trì cách mạng vô sản” lẹ đến thế. Ngày nào họp chi bộ phê phán Như Phong hút thuốc lá Tổng biên tập báo Sự Thật Liên Xô mời là mạn thượng với “cấp trên”. Tôi ngại đám trẻ đại sứ quán Liên Xô dịch lời lẽ Hoàng Tùng sẽ làm cho Liên Xô nghĩ không hay về Việt Nam trong khi đảng vẫn chưa dứt khoát đả Liên Xô. Tôi còn hy vọng ở Cụ Hồ, ở Trường Chinh. Dù mong manh.
Sau đó buồn, tôi đến Trần Châu ở Hàng Chuối thì gặp một chị bạn làm báo. Tôi ngán ngẩm kể lại chuyện mời xem bò đẻ.
Chị nói ngay: - Đó là vì cậu không thấy bọn khốn Liên Xô này chúng nó sợ Mỹ thế nào đâu. Làm cách mạng mà sợ thì thôi rồi nói làm quái gì? Tớ vừa sang Bắc Kinh, các chị Phụ vận bên đó bảo tớ là chớ để Khruschev lấy vũ khí luận ra doạ mà không dám đánh Mỹ. Đánh Mỹ đang là ánh sáng chiếu soi cho thời đại. Các chị ấy nói thế này cơ mà. Biết Trung Quốc không có tên lửa, U2 Mỹ vào do thám. Lúc này mà nghĩ đến tên lửa là mắc mưu đế quốc và “xét lại” cho nên chúng tôi bèn cho MiG 15 từ thời chiến tranh Triều Tiên bay lên ngang nó (tôi hỏi làm sao mà lên tới 20 cây số được?). À, khó gì? Muốn lên cao thì vất các thứ thừa đi thôi, rồi chỉ thị thế này mới ghê: bay sát bên cạnh mà dùng tiểu liên Tom-xơn, nhớ là phải Tom-xơn cũ rích thời thế chiến hai, bắn hạ.
Đảng xây dựng nhiệt tình cách mạng ghê quá. Và người ta sẵn sàng diễn nhiệt tình. Một hôm Hữu Thọ như rồ như dại nhào chạy ra giữa sân báo, khuỵu chân xuống, giơ hai quả đấm lên (kiểu cầu thủ làm bàn), hét: - Hoan hô… ô… ô… hai con Tô Tô chế… ế… ết rồ… ồ… ồi…
Tưởng Hữu Thọ có thể chết sặc vì sung sướng. Anh vừa đọc tin Thông tấn xã biết hai Tổng bí thư Tô-rê và Tô-gli-a-ti của Đảng cộng sản Pháp và Ý mới chết. Thế là ứng khẩu thành văn tế chửi độc đáo ngay. Tiếp theo một lời bình: “Đấy, trời cho ngay bọn phản bội hai cú pê nan ti 11 mét đứ đừ đừ!”
“Ngọn đèn xanh cách mạng” đã bật lên cho người ta phát huy bất nhân bất nghĩa mà đầu tiên là lật lọng, vu cáo và phét lác.
Những ngày hun đúc nhiệt tình đánh Mỹ, những ngày mà báo Nhân Dân ca ngợi bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc là bom đạo đức, bom văn minh, đám Mao-nhều ở báo cho lưu hành một bài thơ của Đinh Đức Thiện:
“Trời sinh ra tướng để đánh giặc, Tướng sợ không còn quần đùi mặc, Ối giời ơi tướng ơi là tướng, Tướng không bằng cái con củ c…”
Đồn rằng một đoàn tướng lĩnh Liên Xô sang thăm Việt Nam đã khuyên đừng đánh Mỹ vì e sẽ không còn quần đùi mà mặc nên tác giả văng c. ra tặng.
Một tối tôi xuất khẩu đọc cho Kỳ Vân nghe luôn một bài vè hoạ lại:
“Tướng ông là tướng đếch cần cả quần mặc, Vì ối giời ơi ông là tướng lủng liểng những hai c…, Một nòi Việt cho và một Hoa cài, C. của Hoa cài to gấp mười c. nòi Việt lắp, Nó vốn được nuôi bằng sâm Cao li tẩm đẫm Mao Đài”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét