Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

VÁN BÀI ĐỊA CHÍNH TRỊ NGUY HIỂM CỦA MỸ VÀ TRUNG

Mohan Malik – bản dịch Hahangiang - (Thailand)
18-6-2014

(SGĐT) : Ở Việt Nam, chính sách chưa quan tâm thích đáng đến “xí nghiệp vừa và nhỏ”, nhưng rất quan tâm đến “thế lực thù địch”. Cụm từ “thế lực vừa và nhỏ” còn là xa lạ với Việt Nam, thì lại là mối quan tâm lớn của các nước lớn.
Tiếp theo bài “Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc” của David Shambaugh, nay SGĐT xin giới thiệu bài viết tác giả Mohan Malik “Ván bài địa chính trị nguy hiểm của Mĩ và Trung” tiếp tục cho ta cái nhìn toàn cảnh khá thú vị về cuộc tương tranh Mỹ-Trung, mà Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc trong thế bị động, bị cuốn trôi theo một dòng, hoặc chủ động bơi theo một dòng trong tư cách “thế lực vừa và nhỏ” ?

Mohan Malik là một giáo sư về an ninh châu Á tại châu Á-Thái Bình Dương Trung tâm Nghiên cứu An ninh, Honolulu và biên tập viên của an ninh hàng hải ở Ấn Độ-Thái Bình Dương (Rowman & Littlefield, sắp xuất bản tháng 10 năm 2014) và là tác giả của “Trung Quốc và Ấn Độ: Đối Thủ Lớn” (nhà xuất bản Lynne Rienner, 2011). Đây là những quan điểm cá nhân của tác giả.

 “Sự hỗ trợ từ các thế lực vừa và nhỏ, có hay không sẽ tạo nên khác biệt giữa các thành công và thất bại của các thế lực lớn. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc và Ai Cập là hai thế lực tầm trung và là “các nước đung đưa.” Khi Trung Quốc và Ai Cập chuyển sang hỗ trợ Mĩ thay vì Liên Bang Xô Viết, họ trở thành các tay chơi nòng cốt trong cán cân quyền lực ở Châu Á và Trung Đông. Điều này cộng hưởng vào sự đối chọi với Liên Bang Xô Viết và sau đó lịch sử diễn ra. Với sự lặp lại trong địa chính trị, Washington đang chiêu mộ thêm “các nước đung đưa”: Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam”.

Đặt cược đi. Kèo này không thể lớn hơn nữa.

Ngay sau chuyến công du “tái đảm bảo” của tổng thống Obama đến các nước láng giềng Đông Nam Á vào tháng 4- 2014, việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan được bảo vệ bởi hơn 80 tàu hải quân vào vùng biển Nam Hoa ( biển Đông) là một hành động khiêu khích có tính toán và chủ đích. Dù vậy động thái của Trung Quốc lại khớp với việc bành trướng ngoại vi lãnh thổ bằng sự cưỡng bức, hù dọa và đe dọa vũ lực qua cái mà tôi gọi là “các hoạt động bán quân sự (gần như là) chiến tranh”. Dàn khoan của Trung Quốc còn là một tuyên bố chính trị về khả năng và quyết tâm của Bắc Kinh nhằm khai thác biển Nam Hoa và khước từ các nước khác- và thông điệp này gởi cho Mĩ cũng như là Tokyo, Hà Nội, Manila, Jakarta, và New Delhi. Trong khi đang tìm dầu trên vùng biển tranh chấp, dàn khoan giá 1 tỉ đô này cũng đang khoan một lỗ to vào “chính sách xoay trục” của Washington và xói mòn dần vai trò mỏ neo an ninh khu vực và bảo kê của Washington. Thực chất, điều này còn mỉa mai sự đảm bảo an ninh các nước khu vực của tổng thống Obama nhằm chống lại các chiến thuật cưỡng chế nhằm thay đổi sự thật trên đất liền của Trung Quốc. Bắc Kinh tính toán rằng kể cả nước Mĩ hùng mạnh hay các láng giếng nhỏ bé đều sẽ không phản ứng vũ trang với các nỗ lực gia tăng của Trung Quốc, nhằm biến vùng biển Nam Hoa (biển Đông và Hoa Đông)  thành một cái “hồ” của mình.

Nguyên nhân chính của động thái hung hăng trên biển của Trung Quốc là sự thay đổi cấu trúc trong môi trường chiến lược của Bắc Kinh tiếp diễn theo sau sự sụp độ của Liên Bang Xô Viết năm 1991. Lần đầu trong lịch sử nghìn năm của mình, Trung Quốc không phải đối mặt với bất cứ mối đe dọa nào từ biên giới phía Bắc và sự phát triển địa chính trị nghìn năm có một này, về vùng biển phía Đông và lằn ranh biên giới Tây Nam là ý nghĩa giải thích cho chủ nghĩa bành trướng quân sự của Trung Quốc. Nên nhớ rằng liên tiếp các triều đại Trung Hoa đã xây bức Vạn Lí Trường Thành để ngăn các bộ tộc rắc rối phía Bắc là Mông Cổ và Mãn Châu liên tục tràn vào đất Trung Nguyên của người Hán. Năm 1433, khi phải đối mặt với các cuộc đột kích hung hãn ngày càng gia tăng của người Mông Cổ và các mối đe dọa lớn dần từ người Trung Á khác từ biên giới phía tây bắc, người trị vì triều Minh đã cho dừng cuộc thám hiểm đại dương đắt đỏ của Đô Đốc Zheng He để tập trung khí tài vào việc bảo vệ lãnh thổ. 

Từ thế kỉ 18 đến thế kỉ 20, mối đe dọa từ Czarist Nga rồi lại Liên Bang Xô Viết đang ngày càng mở rộng khiến các nhà quân sự Trung Quốc phải tập trung vào biên giới phía Bắc.

Mặc cho mối quan ngại địa chính trị của Moscow về sự xâm lấn của Trung Quốc vào vùng phía Đông Nga và Trung Á đang rơi vào sức ảnh hưởng lớn dần của Trung Quốc, tổng thống Putin - đối mặt với sự cô lập từ Châu Âu và Mĩ sau vụ sáp nhập Crimea và tình trạng bất ổn tiếp diễn tại phía đông Ukraine - dường như đã chấp nhận các điều khoản tanh rình của Trung Quốc để ghì cho được một thỏa thuận ống dẫn dầu khổng lồ, cái sẽ gọi là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu năng lượng của Nga ngoài Châu Âu, và khiến Trung Quốc trở thành đồng minh chính của Nga. Với nhiều sự kiện, Nga cùng Trung Quốc đang thách thức trật tự thế giới thời sau Chiến Tranh Thế Giới thứ 2. Mặc dù Trung Quốc không hậu thuẫn Nga trong vụ Georgia lẫn Crimea, Putin vẫn tin rằng ràng buộc giữa Moscow và Bắc Kinh đang ở “đỉnh”. Nếu một “liên minh Nga-Trung” đang được hồi sinh, thì ở trong một sự đảo vai hoàn toàn so với thời đầu Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc - không phải một nước Nga đang suy yếu kinh tế và nhân khẩu học (demographically) - mới là đối tác mạnh hơn trong liên minh này. Như trong quá khứ, các vướng mắc với phương Tây đã một lần nữa khiến Nga phải nhượng bộ phương Đông. Cách chơi của Trung Quốc ở đây là khiến Nga phụ thuộc kinh tế giống như phương Tây đã nghiện các sản phẩm rẻ tiền của Trung Quốc.

Không lạ lẫm gì khi truyền thông tràn ngập các báo cáo về một “liên minh chiến lược Nga - Trung đang đe dọa thống trị mảnh đất trung tâm Á Âu”, từ đó phát tín hiệu về một “ác mộng về thế lực tương quan kiểu Mackinder cho Washington.” (*Sir H.J Mackinder và cuốn Defence of the West của ông). Vài người hình dung nên một trục Bắc Kinh-Moscow-Tehran dựa trên năng lượng, giao thương và an ninh dọc theo Á Âu. Mặc dù trọng tâm Châu Á của Nga được thúc đẩy bởi sự hỗn loạn của bình phong phía Tây và vì thế rơi vào vị thế tương đối yếu, Washington dù sao vẫn đối mặt với những thách thức từ các nước theo chủ nghĩa xét lại đang tìm cách cân bằng sức mạnh bởi những biện pháp gây thiệt hại cho quyền lợi của Mĩ và đồng minh.

Do đó, khái niệm của công chúng về một Châu Á mất cân bằng trở nên phổ biến. Nước Mĩ mệt mỏi với chiến tranh và các hạn chế tài chính rõ là đang thả rông cho Trung Quốc và Nga. Các nỗ lực của chính quyền Obama nhằm “tái cân bằng” vai trò của Mĩ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi quan niệm của công chúng về một sự mất cân bằng chiếc lược và đang nhanh chóng thay đổi các đẳng thức địa chính trị. Các cố gắng để vượt lên trong các “lĩnh vực cạnh tranh phổ biến” (hàng hải, công nghê thông tin, và ngoài không gian) đang ngày càng khốc liệt. Các quan ngại chiến lược dần lộ ra khi tham vọng, sức mạnh Trung Quốc đang tăng dần và rướn tới những lợi ích của nhóm thế lực già cỗi. Mặc dù ngược lại các tuyên bố chính thức, Trung Quốc cũng chỉ đang hành xử như các thế lực đang lên đã làm trong lịch sử: đánh những dấu mới, vẽ các đường trên đất và trên không, trên biển và cát và tuyết vòng quanh ngoại vị của nó, tìm cách bành trướng lãnh thổ và lãnh hải, thành lập và tái thành lập các tổ chức và ép các nước khác vào hàng ngũ. Với Bắc Kinh, lịch sử - phiên bản lịch sử của Đảng Cộng Sản Trung Quốc - dồn các luật và quy tắc quốc tế vào thế bí. Vùng Châu Á - Thái Bình Dương vì thế mà thành ngưỡng cửa khởi đầu cho sự thay đổi - cái đã biết và cái chưa biết ; tràn ngập các thách thức và những bất trắc. Bài viết này sẽ phác thảo nên các thay đổi chiến lược chính mà từ đó hình thành tương lai chiến lược của Trung Quốc và bối cảnh địa chính trị của Châu Á.

Các thế lực đang lên của châu Á đối đầu các thế lực sắp về hưu Châu Âu

Quyền lực trong hệ thống quốc tế là tương đối và đang dần thay đổi. Trong 3 thập niên qua, Trung Quốc đã cho thấy khả năng ghê gớm để kế hoạch và huy động nguồn khí tài quốc gia nhằm thực hiện các chiến lược định hướng mục tiêu và hành động kịp thời trong kinh tế, ngoại giao và đấu trường quân sự. Tác động toàn cầu của sự thành công của Trung Quốc sẽ là “vĩ Trung” (“Chigantic”, *ở đây tác giả chơi chữ sửa từ từ điển Oxford, “gigantic” nghĩa là khổng lồ, to lớn, tuy nhiên âm “gi” trong gigantic phát âm gần như âm “ch” trong China, thay vào Chigantic ngụ ý là rất to lớn và rất Trung Quốc, nói về sự ảnh hưởng). Nếu Trung Quốc có thể duy trì sự tăng trưởng của mình, tổng sản xuất nội địa (GDP), quân sự và chi tiêu R&D (research and development, *nghiên cứu và phát triển) có thể đối đầu Mĩ, mặc dù là về số lượng chứ không phải chất lượng. Trung Quốc có thể nổi lên như một kẻ cạnh tranh ngang cơ mạnh hơn nhiều so với Liên Bang Xô Viết trước.

Không một thế lực đang lên nào là thế lực yên vị (status quo). Các thế lực đang lên có xu hướng đánh cược, không kiên định  và hoang tưởng. Chúng thường cuộn cơ (bắp) lại để thử ý chí các thế lực già cỗi. Chúng tìm lợi từ nhược điểm trong ý chí - không phải khả năng - của các thế lực tại vị bằng cách sử dụng các chiến lược không cân xứng để xoáy vào với sự bá quyền của mình. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã chuyển từ chính sách “ẩn mình chờ thời” thành “nắm bắt cơ hội, dẫn đầu và thể hiện khả năng nhào nặn các quyết định của nước khác nhằm có lợi cho Trung Quốc.” Trật tự thế giới thời kì hậu Chiến Tranh Thế Giới thứ 2 phụ thuộc vào 3 yếu tố: đồng minh Mĩ, sự thống trị vô đối về hàng hải của Mĩ và một sự cân bằng quyền lực ổn định. Tất cả những điều này đang bị thách thức bởi sức mạnh và mục đích đang gia tăng của Trung Quốc. Với Trung Quốc, kẻ hưởng lợi nhiều nhất về trật tự thế giới thời hậu Chiến Tranh Thế Giới thứ 2, không còn xem địa vị của Mĩ là có ích cho minh nữa. Một quan chức quân đội Trung Quốc đã phát biểu: “sự hiện diện lấn tới của Mĩ và Đồng Minh kiềm hãm tương lai phát triển và mục tiêu khu vực của Trung Quốc”. Bắc Kinh gắn cho đồng minh Mĩ cái mác là “tàn dư của Chiến Tranh Lạnh” và phải được tháo dỡ để khôi phục lại cái gọi là “cán cân quyền lực tự nhiên trong khu vực” (dịch: Sino-centric hierarchical order of premodern Asia).  Trong Đông Nam Á của Trung Quốc không có chuyện phụ thuộc địa vị vào ai khác. Moscow đã nếm trái đắng vào những năm 1950, giờ tới lượt Mĩ, kẻ lâu nay nói về việc kết nạp Trung Quốc như thành viên đàn em. Hơn nữa, các thể chế mà đã không phân chia quyền lực hay tôn trọng các quy tắc về luật chính trị nội địa, thì nay cũng không chia quyền hay tôn trọng quy tắc về luật chính trị quốc tế trong chính trường thế giới.

Chiến lược Châu Á của Trung Quốc là bào mòn uy tín của Mĩ như một tay bảo kê khu vực. Mặc cho luận điệu hùng hổ của Bắc Kinh ra sao, “Sự Tương Quan Kiểu Mới giữa Các Thế Lực Lớn” đòi hỏi Mĩ phải thừa nhận vai trò chủ đạo của Trung Quốc trong một thỏa thuận địa chính trị hạn chế sự hiện diện và vai trò khu vực của Mĩ, và gạt các đồng minh truyền thống của Mĩ (như Nhật Bản) sang một bên. Kiểu xô đẩy này sẽ tiếp tục trong nhiều thập niên nữa vì người Trung Quốc tin rằng “Mĩ đang tuột dốc không phanh, và ngày càng yếu đi trong khi Trung Quốc ngày càng mạnh lên.” Trong quan điểm của Bắc Kinh, vấn đề chính là làm sao để thu lợi từ sự tuột dốc của Mĩ. Với quan điểm của Washington thì lại là làm sao để quản chế sự trỗi dậy của Trung Quốc dưới trật tự được dẫn dắt bởi Mĩ và không làm lu mờ đi vai trò và hiện diện của Mĩ. Ai mà nằm trên cơ trong ván bài này thì kẻ đó cuối cùng sẽ quyết định trật tự thế giới trong tương lai. Để ngăn cản viễn cảnh này, chính quyền Obama đã thăm nhiều thủ phủ Á Châu nhằm củng cố tinh thần các nước bạn và Đồng Minh Mĩ về hứa hẹn an ninh, đồng thời tái khẳng định quyết tâm của Washington trong việc giữ châu Á thăng bằng.

Đáng nói rằng, việc Trung Quốc vươn lên không phải tự nhiên mà xảy ra. Dưới sự lãnh đạo của Shinzo Abe, Nhật Bản không thích trở thành “quốc gia bình thường.” Ấn Độ cũng đã và đang tái cân bằng kinh tế và chiến lược với Châu Á-Thái Bình Dương trong gần 2 thập kỉ với chính sách “Hướng Đông” của mình. Với sự thắng lợi của chính quyền Narendra Modi BJP vào tháng 5 năm 2014, Ấn Độ có thể trở lại như dự đoán.Vì Bắc Kinh không từ bỏ chính sách giao chiến với Ấn Độ trên mặt kinh tế trong khi bóp nghẹt về mặt địa chính trị, một Ấn Độ được hồi sinh sẽ hình thành nên mỏ neo cân bằng quyền lực phía Nam châu Á và ghìm lại uy thế vượt trội của Trung Quốc. Các thế lực nhỏ và yếu (Singapore, Nam Hàn, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Úc) cũng đang rục rịch nhằm cân bằng và chiếm lợi thế. Cụ thể là Indonesia và Việt Nam đang nâng cấp sức mạnh hải quân, khi các mâu thuẫn lãnh hải trong biển Nam Hoa đang gia tăng. Về phần mình, Nga đang dùng nguồn năng lượng khổng lồ của mình để nhằm trở lại vũ đài thế giới. Dù khủng hoảng Ukraine đã tạm lùi, sự xoay trục Châu Á của Nga vẫn sâu đậm hơn dưới sự cô lập của các nước châu Âu, thỏa thuận 30 năm 400 tỉ đô của Gazprom với Trung Quốc, và nhu cầu đang tăng của Trung Quốc về vũ khí và năng lượng từ Nga. Nga không có vẻ là sẽ trở thành đối tác đàn em của Trung Quốc mà không có kháng cự. Đây quả thực là một môi trường địa chính trị vô cùng phức tạp và ồn ào. 

Những thế lực Châu Á-Thái Bình Dương ngày nay cũng như các Đức, Pháp, Anh và Ý những ngày đầu thế kỉ 20, họ đang vươn ra thế giới nhằm tìm kiếm thị trường, tài nguyên và cơ sở, đua tranh về quyền lực và sức ảnh hưởng, lấn át nhau và vung tiền vào nhiều nơi trên thế giới, hình thành các mối quan hệ có nền tảng là tài nguyên thiên nhiên với đặc điểm là các nghiệp vụ bảo đảm (hedging stragtegies). Cuộc tranh đua quyền lực chủ yếu là giữa Mĩ và Trung, nhưng trên mặt biển và lục địa lại là giữa Trung- Nhật và Trung - Ấn. Lôgic của địa chính trị - ví dụ, như mối lo lắng của Nhật và Ấn về vị thế của mình trong một châu Á mà Trung Quốc là trục- sẽ hun đúc một sự gắn kết gần hơn dưới trướng lãnh đạo của Abe-Modi. Điều này sẽ tăng cường sự cạnh tranh chiến lược với cả Tokyo và New Delhi của Bắc Kinh.

Giống như Châu Âu vào cuối thế kỉ mười chín và đầu thế kỉ hai mươi, châu Á-Thái Bình Dương là nhà của một số thế lực đang phát triển và cạnh tranh, một số thì mỏng manh và thất bại. Khi các thế lực châu Á mới đang nổi dậy, sự cân bằng chiến lược mới cũng đang nổi lên với các liên minh và đối tác giữa các quốc gia. Hiểu đơn giản rằng, Châu Á-Thái Bình Dương của đầu thế kỉ 21 mang nhiều nét tương đồng với châu Âu cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, không phải châu Âu của các thế lực già cỗi và suy yếu của thế kỉ 21. Các hành động chống lại Ukraine của Nga có thể tác động tới các thế lực Châu Âu nhưng không có dấu hiệu của một sự trả đũa chiến lược từ các nước Châu Âu đối với Moscow. Đây chắc chắn không phải tình huống ở Châu Á. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, các nước Châu Á đang chi nhiều hơn Châu Âu vào việc phòng thủ.

“Nỗi lo địa chính trị” của Trung Quốc

Đây là thập kỉ của chuyển giao quyền lực tại châu Á. Đối với các nước nhỏ và yếu trong khu láng giềng Trung Quốc thì đây là thập kỉ sống trong nguy hiểm. Với các nước trong khu vực, sự trở mình của Trung Quốc gây bất ổn vì kích cỡ, lịch sử, sức mạnh và kề sát bên, và quan trọng hơn nữa, bởi vì kí ức về “Hội Chứng Quốc Gia Trung Tâm” hoặc hệ thống chư hầu chưa phai nhạt. Trong lịch sử, chưa có lần nào mà Trung Quốc chịu cùng tồn tại bình đẳng với các thế lực khác có tầm cỡ tương đương hoặc bé hơn. Như trong quá khứ, một Trung Quốc giàu mạnh đòi hỏi sự nể phục và đối đãi khác biệt từ các nước khác. Điều thay đổi là các lợi ích kinh tế của Bắc Kinh đã thế chỗ sự nhiệt tình trong tư tưởng của quá khứ. Tại các thủ đô Á Châu, hầu như chẳng ai tin vào luận điệu “Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình” hay “không can thiệp nội bộ” (hãy hỏi Bắc Hàn, Campuchia, Lào, Inđô, Myanmar, Nepal hoặc Sri Lanka).(Việt Nam nữa chứ ? –người dịch :  Tác giả không nhắc đến VN trong tình huống nầy, chứng tỏ rằng  VN không đủ rõ nét để đưa vào ?)

Các ràng buộc kinh tế gia tăng giữa Trung Quốc và các láng giềng Châu Á đã tạo nên một sự ràng buộc và chán chường. Dù cho các láng giềng của Trung Quôc không chống lại sức mạnh và thịnh vượng của Trung Quốc, họ cũng không hoan hỉ khi mất đi sự tự quyết chiến lược trong chính sách đối ngoại. Với chỉ vài ngoại lệ (nhất là Pakistan), hầu hết các nước châu Á (bao gồm cả Bắc Hàn) không tha thiết với việc sống trong một Châu Á dẫn dắt và thống trị bởi Trung Quốc. Thay vào đó, họ tìm cách bảo quản các liên minh an ninh đang hiện hữu và theo đuổi các chính sách ngoại giao phức tạp cùng với các chiến thuật bảo đảm “hedging strategies) để có tự do hơn trong hoạt động của mình. 

Bảo toàn lãnh thổ là quyền lợi cốt lõi của tất cả - yếu hay mạnh, lớn hay nhỏ. Các mâu thuẫn đất đai và biển đảo giữa Trung Quốc và láng giềng từ Ấn Độ cho tới Nhật Bản đều có sự dính líu của địa chính trị. Các tranh chấp đất đai và biển đảo còn đang bỏ ngỏ của Trung Quốc cùng với “hội chứng Quốc Gia Trung Tâm” là yếu thế của Bắc Kinh, và là ưu thế của Washington. Nói về các căng thẳng gia tăng về lãnh thổ, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Tướng Chang Wanquan, nói với Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Mĩ Chuck Hagel vào tháng 4 năm 2014 rằng Bắc Kinh sẽ “không nhượng bộ, không thỏa hiệp và kí kết gì” trong cuộc đấu tranh cho cái mà ông ta gọi là “chủ quyền lãnh thổ” của nước mình. Chang cảnh báo ông Hagel rằng: “quân đội Trung Quốc có thể tập trung ngay khi được lệnh, đánh và thắng bất cứ trận nào”. Người Trung Quốc thực chất rất đáng sợ với những sự bất chấp và xấc xược đối với các láng giềng nhỏ và yếu hơn (*không rõ ai phát biểu lời này, vì không có dấu trích dẫn).

Hành vi hung hăng của Bắc Kinh trong các tranh chấp trên đất liền và biển đảo cùng với ngoại vi của mình đã đẩy các nước láng giềng vào vòng tay Mĩ. Vậy nên có thể nói rằng, cũng giống như mọi thứ thời này, chính sách “xoay trục” và “tái cân bằng” của Mĩ cũng là “Made-in-China”. Các tranh chấp lãnh thổ còn dang dở của Trung Quốc đang tạo nên các liên minh chưa từng có. Ví dụ bao gồm Canberra-Tokyo, Manila-Hà Nội, Manila-Tokyo, Tokyo-Hà Nội, Hà Nội- New Delhi và quan hệ đối tác chiến lược giữa Tokyo-New Delhi. Mục tiêu chính của cán cân trong Châu Á là Trung Quốc, không phải Nga hay Mĩ. Trên thực tế, phía bên kia cán cân với Trung Quốc (Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, và Indo và một số khác) đang được trang bị khí giới của cả Nga lẫn Mĩ.

Theo lịch sử, sự trỗi dậy của các thế lực lục địa luôn dẫn tới sự hình thành các liên minh giữa các thế lực hàng hải để cân bằng. Điều này quả đúng, nếu thế lực lục địa đó dùng một thể thế độc trị để lo các mối bất bình trong quá khứ bằng các tranh chấp lãnh thổ hiện tại và/hoặc trở thành một thế lực phân cực. Trung Quốc không phải ngoại lệ. Là một bá chủ phương xa, Mĩ vẫn là lựa chọn cho hầu hết các nước trong ngoại vi Trung Quốc để cân bằng quyền lực. Tất cả đều muốn hưởng lợi từ các ràng buộc kinh tế với Trung Quốc, nhưng không ai muốn khu vực bị thống trị bởi Bắc Kinh hoặc các lựa chọn chính sách của mình bị hạn chế bởi Trung Quốc. Nói cách khác, không ai muốn thay sự bá quyền của Mĩ bằng sự bá quyền của Trung Quốc.

Bắc Kinh muốn khôi phục vị thế ưu việt áp đảo châu Á thời tiền hiện đại, cũng nhiều như các thay đổi cấu trúc trong địa chính trị châu Á trong 200 năm qua đã vẽ đường cho sự trở lại của hệ thống chư hầu thứ bậc Trung-tâm (Trung Quốc là trung tâm) của quá khứ. Địa lý quyết định quyền lực và vai trò của một đất nước. Một nguyên nhân lớn khiến Mĩ trở thành thế lực toàn cầu là vị trí địa lý độc đáo. Trung Quốc không nằm cạnh Canada và Mexico, mà là các nước mạnh - Nga, Nhật, Việt Nam, Indonesia, Australia, và Ấn Độ - sẽ làm tất cả để đối chọi với sức mạnh đang tăng của Trung Quốc, vì các lí do lịch sử, văn minh, địa chính trị và địa kinh tế. Lỗ hỗng và sự đứt kết này giữa tham vọng của Trung Quốc và địa chính trị đã thay đổi để chống lại sự khôi phục vị thế ưu việt của Trung Quốc được người Trung Quốc đau khổ gọi là “sự kìm hãm Trung Quốc”. Đúng ra mà nói, đây là “nỗi lo địa chính trị” của Trung Quốc, chứ không phải “kìm hãm”.

Ván Bài “mới” mà cũ.

Sự mở rộng kinh tế tạo nên các lợi ích từ toàn cầu, châm ngòi cho các tham vọng địa chính trị to lớn và hiển nhiên dẫn đến việc bành trướng quân sự. Các cuộc tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên để phục vụ việc phát triển công nghiệp; thị trường để xả hàng sản xuất; và cơ sở (căn cứ) để bảo vệ cả hai đã dẫn đến sự thuộc địa hóa Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ Latin bởi các thế lực công nghiệp Châu Âu vào thế kỉ 18 và 19. Ba thứ này- tài nguyên, thị trường, và cơ sở - thường đi chung với nhau. Sự phát triển giao thương, thị trường, khai thác tài nguyên, cảng và cơ sở hạ tầng cũng là nguyên tố chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày nay. Đối với tài nguyên, thị trường và ngoại giao, Trung quốc đang chuyển trục về hướng Tây (đến Châu Phi, Trung Đông, Nga, Tây Nam và Trung Á). Giống như trong quá khứ, ván bài mới chủ yếu là để có các thể chế dễ uốn nắn và thân thiện làm nguồn cung cấp tài nguyên cũng như quyền thông thương vào cảng.

Sự thống trị toàn cầu bởi duy nhất một thế lực là chuyện lỗi thời. Không một thế lực đơn lẻ nào có thể thống trị trong tương lai, bất kể sức mạnh cứng hay mềm to lớn cỡ nào đi nữa. Sức mạnh kiểu nào mới là vấn đề chứ không phải là mạnh cỡ nào. Người Trung Quốc có vẻ tin rằng một khi nước họ có “sức mạnh quốc gia toàn diện”, mọi thứ sẽ đâu vào đó và mọi người sẽ quy phục. Tuy nhiên, chỉ đạt được “sức mạnh quốc gia toàn diện” sẽ không biến Trung Quốc thành một thế lực toàn cầu. Các thế lực chính trở thành thế lực lớn với sự hỗ trợ của các thế lực vừa và nhỏ. Trên phương diện đồng minh (58) và đối tác tiềm năng (41) toàn cầu, Mĩ vẫn là một siêu thế lực không đối thủ. Sự hỗ trợ từ các thế lực vừa và nhỏ, có hay không sẽ tạo nên khác biệt giữa các thành công và thất bại của các thế lực lớn. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Trung Quốc và Ai Cập là hai thế lực tầm trung và là “các nước đung đưa.” Khi Trung Quốc và Ai Cập chuyển sang hỗ trợ Mĩ thay vì Liên Bang Xô Viết, họ trở thành các tay chơi nòng cốt trong cán cân quyền lực ở Châu Á và Trung Đông. Điều này cộng hưởng vào sự đối chọi với Liên Bang Xô Viết và sau đó lịch sử diễn ra. Với sự lặp lại trong địa chính trị, Washington đang chiêu mộ thêm “các nước đung đưa”: Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Mackinder cũng quan trọng như Mahan

Lực trọng tâm của địa chính trị châu Á đang thay đổi trong đất liền, tương quan với các thế lực hàng hải. Mahan quan trọng nhưng Mackinder, Spykman, Kautilya và Sun zi cũng thế. Mặc cho sự tập trung vào các đối thủ hàng hải, các trung tâm kinh tế mới, tổ chức, các hành lang thông thương, tuyến tàu cao tốc, và mạng lưới đường ống dẫn đang thay đổi địa chính trị của Á Âu. Như là một phần trong chiến lược “Hướng Tây” của mình, Bắc Kinh đang chi hàng trăm tỉ để tạo nên “hệ thống trục bánh xe - nan hoa” của mình (hubs and spoke, được áp dụng nhiều trong ngành vận tải và hàng không) trong lục địa Châu Á bằng các đường ống, đường cao tốc, mạng lưới đường ray nối Trung Quốc với Trung Á, Tây Nam Á và Đông Nam Á. Các nan hoa hay động mạch này sẽ chuyển nguyên liệu thô và các nguồn năng lượng đồng thời xuất khẩu hàng Trung Quốc đến những nơi này và xa hơn nữa. Tuy nhiên, vùng Á Âu chưa được quan tâm thích đáng vì ba thế kỉ trước sự thống trị hàng hải của người Anh-Mĩ dường như đã tạo nên một mức độ “mù đất” giữa các nhà làm chính sách.

Công nghệ là một đòn cân đáng kể

Công nghệ là một công cụ thay đổi tình thế. Cũng như chẳng ai đoán trước được năm 1990 Internet sẽ thay đổi mọi thứ, sự truyền tải nhanh chóng của các mảng công nghệ rời rạc như in 3D/4D, công nghệ sinh học, rô bốt, tính toán lượng tử,vv..sẽ thay đổi cuộc chơi. Một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất dựa trên in 3D/4D sẽ có ý nghĩa gì với “Made-in-China”? Các đột phá công nghệ ngày sau sẽ tạo nên những kẻ thắng người thua mới.

Địa chính trị và địa chất học có liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngay khi Trung Quốc và các nước khác đang gạch tên Mĩ vì là một thế lực suy thoái, nước này lại sắp đạt được trạng thái tự cung (đủ) năng lượng, nhờ một đột phá trong lĩnh vực phân rã thủy lực (fracking technology). Cuộc cách mạng công nghệ đá phiến (shale revolution) có thể giúp Mĩ cải lão hoàn đồng và kéo dài sự thống trị của mình trong trật tự thế giới. Sự bùng nổ năng lượng ở Mĩ và Canada - nếu được khai thác triệt để sẽ có tiềm năng để thay đổi động lực của các thế lực và vực dậy các liên minh Mĩ. Nó có thể biến người thắng hôm qua thành kẻ thua ngày mai. Giống như Trung Đông “già” đang “hướng Đông” để hình thành các ràng buộc năng lượng chặt hơn với Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn và các nước Đông Nam Á. Sự dồi dào về đá phiến dầu (shale oil) và khí đốt không chỉ củng cố lợi thế ngoại giao của Mĩ, mà còn biến thị trường dầu thế giới trở nên đa dạng hơn, ổn định hơn về giá dầu và giảm sự quá lệ thuộc vào tánh khí thất thường của Trung Đông và nước Nga dưới trướng Putin.

Tương lai của địa chính trị châu Á

Các xu hướng chiến lược sẽ định hình tương lai địa chính trị của Châu Á. Sự mất cân xứng quyền lực khiến các nước sẽ hình thành các quan hệ đối tác linh hoạt và đặc thù với nước khác, đồng thời cạnh tranh, va chạm, kết hợp và thông đồng lẫn nhau khi có cùng mục tiêu. Trung Quốc, dĩ nhiên, là mảnh ghép quan trọng nhất trong câu đố địa chính trị này. Không nước nào đe dọa Trung Quốc vì nó được thành lập hợp lệ. Là nước lớn nhất (lãnh thổ) và mạnh nhất (chính trị và quân sự) châu Á, liệu Bắc Kinh có chịu  đóng băng và đồng ý biên giới lãnh thổ và lãnh hãi hiện trạng của mình, hay họ có thể tháo gỡ các khối liên minh thời Chiến Tranh Lạnh và bào mòn mục đích tồn tại của sự hiện diện gia tăng của Mĩ.

Khi viễn cảnh mà PLA (Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân) chấp nhận hiện trạng lãnh thổ này có vẻ là không tưởng, thì câu hỏi mà Mĩ đang đối mặt là làm sao duy trì một sự cân bằng vững chắc về quyền lực để ngăn chặn sự hăm dọa và hung hăng, đồng thời tái khẳng định với các nước bạn và đồng minh phải chống chọi với một Trung Quốc thừa tự tin và mạnh bạo để thống trị châu lục và các vùng biển liền kề. Hòa bình và ổn định sẽ cải thiện khi các thế lực chính biến châu Á thành đa cực với các tổ chức đa phương và các cơ chế giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh, thù địch, và cả mâu thuẫn sẽ dẫn đến lưỡng cực hay Bắc Kinh sẽ tìm cách tái dựng một trật tự phân quyền Trung-tâm (Sino-centric) mà trong đó Quốc Gia Trung Tâm hành xử như theo lối bá quyền và yêu cầu sự phục tùng cống nạp từ các láng giềng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét