Trần Đĩnh
Sớm hôm sau tôi đến Chính. Cửa ra vào hành lang đóng, không muốn gọi ầm, tôi leo lên nóc bể nước rộng bằng hai gian phòng, toan mượn nó đi qua dẫy cửa sổ hành lang, ở trước buồng nhà sư Thiện Chiếu bên cạnh nhà Chính. Ai ngờ mái tôn ọp ẹp, tôi bỗng hoá thành tên trộm trong một phim gián điệp kẻ gian hài. Loảng xoảng thanh la chũm choẹ kinh kịch diễn ngoài trời có đến ba phút. Ngay cạnh dãy nhà trung độ lính bảo vệ trụ sở Quốc hội bên kia đường kiêm theo dõi Chính và sư Thiện Chiều.
Chính bảo tôi dứt khoát là công an lấy rồi. Tôi đã bàn với Châu, bảo Châu nếu họ hỏi thì cứ nói là đến tôi chơi, khi tôi đi rửa ấm chén pha nước, Châu thấy trên bàn có tài liệu hay thì lấy về xem xong trả sau, sợ mượn tôi không đưa vì là tài liệu tuyệt mật.
Biên bản này là một trong vài phần tử quan trọng cấu thành vụ án chống đảng, lật đổ, tay sai nước ngoài… Nhưng bản thân nó thì rất hay: cho thấy Bắc Kinh và Hà Nội bắt đầu mâu thuẫn nhau về hai vấn đề. Một là Đảng cộng sản Trung quốc cho rằng Mỹ thế nào cùng đánh Trung Quốc và khi ấy Liên Xô sẽ nhất định theo Mỹ đánh hôi; do đó hai, Việt Nam cần đánh đến cùng chớ nghĩ đến đàm phán. Stalin từng khuyên đừng vượt Trường Giang Nam hạ nhưng Trung Quốc không nghe. Không nói ra nhưng ngụ ý Việt Nam dừng đánh là nó sẽ rảnh tay đánh Trung Quốc dữ, vậy hãy ra sức phên giậu khỏe vào cho tôi.
Còn nay hốt vì Cách mạng văn hoá ngày thêm rối bét, triển vọng nguy hiểm, Lê Duẩn không dại hết lòng nghe đại hậu phương nữa mà muốn quay lại với “hai vai hai gánh ân tình” nên đáp lại rằng thứ nhất, nếu Mỹ đánh Trung Quốc thì Liên Xô nhất định giúp Trung Quốc chống Mỹ. Thế là hết theo Mao coi Liên Xô là phản thùng, đầu hàng Mỹ bỏ rơi Việt Nam cho Mỹ xâm lược như hồi Hội nghị trung ương 9. Và thứ hai, Việt Nam đánh đến cùng nhưng vẫn cần vừa đánh vừa đàm.
Một cuộc họp vậy là vô cùng quan trọng, theo chúng tôi. Một khe nứt ngoài sức tưởng tượng! Ngày nào ai nói vừa đánh vừa đàm, ai nói Liên Xô cũng bênh Trung Quốc mà chống Mỹ thì cầm chắc chết. Nay lại chính là Bộ chính trị. Thay đổi quả là nhanh gọn. Trước kia ai li khai Liên Xô, tổ quốc của cách mạng vô sản thế giới thì chết, ai dè đến Nghị quyết 9 chửi Liên Xô phản động lại là tuyệt vời cách mạng. Dân từ đó đẻ ra câu: sáng đúng chiều sai đến mai lại đúng. Và ông Trung Quốc bà Liên Xô, ông nhảy dây, bà đá bóng. Lộn tùng phèo hết.
Còn tại sao biên bản này đến tay Châu? Mỗi Trung ương uỷ viên có một bản. Ung Văn Khiêm cho Thiện Chiếu mượn. Thiện Chiếu đưa cho Chính. Chính chép lại những đoạn cốt yếu rồi đưa Châu. Thì lộ từ chỗ Châu. Sau này khi đề nghị xoá án cho vụ xét lại, Nguyễn Trung Thành bảo tôi đó là do đặc tình nó báo. Và, cũng theo Thành, nhờ cú bố trí “đánh cắp” tài liệu và cái quần lụa “hoả mù” này, Lê Kim Phùng đã được Trung ương cấp cho cái nhà rất sang, số 3 Lý Thường Kiệt, bên cạnh nhà Vũ Đình Huỳnh. (Năm 1995, theo Nguyễn Trung Thành gợi ý, “Phùng thích anh đấy, anh có khi vận động được Phùng ủng hộ tôi”, tôi đã đến đưa thư động viên Phùng nên cùng Thành xin Trung ương xem lại vụ án. Nhà quá đẹp, Trung Thành thêm một đời hàm bộ trưởng nữa cũng chưa chắc có nổi. Nhưng Phùng đã theo Nguyễn Đình Hương khẳng định lại vụ án xét lại).
Thiện Chiếu ở cạnh buồng Hoàng Minh Chính xem vẻ ý hợp tâm đầu với nhau. Em trai nhà sư, Mười, học lý luận hội hoạ ở Liên Xô, chuyện với tôi cũng ghè Mao ra phết. Thế nhưng Thiện Chiếu lên tên phố còn Chính thì rẽ xà lim.
Thật tình lúc nghe Châu nói cũng như sau khi đến Chính, tôi không hề lo. Dù công an có lấy nữa thì cũng chỉ là để đe cho sợ. Chuyện bắt bớ, thủ tiêu đảng viên là của Stalin, của Mao, không thể xảy ra ở Đảng cộng sản Việt Nam vốn giỏi xuê xoa để được tiếng thuận hoà. Tôi chỉ giảm tin yêu Cụ Hồ vì cho rằng Cụ xoàng, chịu thua rồi thoả hiệp với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ở Hội nghị trung ương 9 bởi có lẽ Cụ nghĩ thà đảng xộc xệch còn hơn để mất đảng. Tôi vẫn tin Lê Duẩn, Lê Đức Thọ sau Nghị quyết 9 quyết định cho Cụ nghỉ họp Bộ chính trị “vì lý do sức khoẻ” để rồi sau sang Trung Quốc chữa bệnh là thật tình!
Nghị quyết 9 đã cơ bản thoả mãn yêu cầu của Mao: bỏ Liên Xô, ngả hẳn theo Mao, phát động chiến tranh bởi “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ” (hay nôm na là chúng mày chết cho ông sống) nhưng Việt Cộng triệt hạ phái hữu quá chậm! Đến tháng 6-1967, tất cả những Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, gần hết Bộ chính trị và 11 nguyên soái đã bị Mao bỏ tù thì ở Việt Nam, tuy nằm ở Bắc Kinh, Cụ Hồ vẫn nguyên thanh thế chủ tịch nước có thơ gửi đồng bào, bộ đội và đặc biệt Giáp vẫn đầy đặn danh hiệu, chức vụ, quyền lực tức là súng vẫn ở trong tay Giáp mà với Mao thì nòng súng đẻ ra tất cả! Tóm lại Duẩn chưa thâu tóm được toàn bộ quyền lực và như vậy khả năng phản đòn của xét lại Việt Nam còn lớn, khả năng Việt Nam ngừng đánh Mỹ vẫn có, bài bản của Mao qua chiến tranh Việt Nam (chứ không phải chiến tranh lục địa - Đài Loan) để thương lượng ngang thưng với Mỹ không thành.
Đến đây xin kể một vụ động trời mà sau này Nguyễn Hưng Định, thư ký của phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, một người trong cuộc thuật lại với tôi. Theo lời Định thì lúc ấy Hà Nội hết nhẵn tên lửa. Do tên lửa Liên Xô gửi cho Việt Nam qua đất Trung Quốc đã bị Trung Quốc giữ lại đòi khám và “áp tống” sang Việt Nam. Biết Trung Quốc muốn đánh cắp bí mật làm tên lửa, Liên Xô phản đối. Cuối cùng, 28 Tết âm lịch Đinh Mùi, Cụ Hồ đành cử Lê Thanh Nghị sang cầu khẩn Mao cho gặp. Nghị nói thưa Chủ tịch, lẽ ra Hồ Chủ tịch chúng tôi sang gặp Chủ tịch nhưng Hồ Chủ tịch chúng tôi sức yếu không thể đi. Mao bèn hỏi: “Sao mà yếu?” - “Dạ, Hồ Chủ tịch chúng tôi quá lo lắng vì máy bay Mỹ đánh phá ác liệt mà chúng tôi thì hết tên lửa do Trung Quốc và Liên Xô chưa thoả thuận được việc chuyển tên lửa”. Mao nói ngay: “Ồ, tưởng gì chứ thế thì dễ”. Quay sang Chu Ân Lai: “Tổng lý giải quyết việc này để cho Hồ Chủ tịch chóng khoẻ lại”. Chu nói: “Chủ tịch đã chỉ thị thì chẳng khó khăn gì”. Nói đoạn quay sang Nghị hỏi tắp lự: - Cách mạng văn hoá chúng tôi ngày ngày rầm rộ như thế sao báo chí Việt Nam lại im? (Khổ, báo chí Việt Nam mà đưa tin thì bằng đem xấu xa của đại hậu phương ra bêu với dân ư?) Nghị giải thích thế nào Định không nói mà tôi cũng không hỏi, sợ anh giật mình ngừng chuyện.
Tiếp sau đó, Chu nói: - Sáng mai ở Thiên An Môn hàng triệu Hồng vệ binh chúng tôi biểu dương lực lượng ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đó, xin mời phó thủ tướng và các đồng chí đến dự.
Đã phóng cây lao đánh Mỹ của ông anh đi rồi thì phải theo lao thôi! Cái phận nhờ vả mà! Không dự thì không tên lửa bắn máy bay!
Sáng sau đến nơi, không thể không kinh ngạc trước cảnh tượng Hồng vệ binh bao la, sôi sục. Đầy đất là người hò la, rợp trời là cờ xí vùng vẫy, biểu ngữ… Sau phút kinh ngạc thì đến phút kinh hoàng. Có rất nhiều biểu ngữ các tiểu tướng Hồng vệ binh chăng lên ở trước mặt các quan khách Việt Nam đến dự đề rằng: Đả đảo Võ Nguyên Giáp, phần tử xét lại thối tha, tay sai của Liên Xô phản động! Tôi hỏi Định:
Sáng hôm sau, theo lời Định kể, Lê Chung Thuỷ, tham tán quân sự ở đại sứ quán ta đến nói Giáp ở trong nước điện ra yêu cầu đại sứ ta phản đối Trung Quốc có bài báo viết Võ Nguyên Giáp âm mưu lật đổ Cụ Hồ! Nghị bàn với Lý Tiên Niệm. Lý bảo nên để Lý nói lại với Bộ tư lệnh Hồng Vệ binh rút bài báo đi. Thật ra bạn chỉ cốt cho một đòn xây xẩm để hãi mà dốc lòng theo thôi. Cả nghìn năm kinh nghiệm Thiên triều úm doạ hầu quốc, Bắc Kinh thừa bùa phép.
Và theo tôi, bắt đầu sợ Trung Quốc tanh bành vì Cách mạng Văn hoá, Hà Nội có cơ bị bỏ bơ vơ giữa “chợ”… chiến trường, Lê Duẩn đã nảy ý mau chóng giải phóng miền Nam bằng một cú đánh có tính quyết định hy vọng qua đó thoát sớm được cuộc đại hỗn loạn của đại hậu phương và thế là Duẩn xoá ngay kế hoạch của Võ Nguyên Giáp chỉ đánh Tây Nguyên lấy thanh thế rồi rút, biến ý đồ duy ý chí Tổng tiến công - Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân thành mục tiêu chiến lược. Nhưng đánh mạnh thì có khả năng Mỹ nhảy ra ngoài Bắc, vậy phải tính đến khả năng vời đến quân chí nguyện Trung Quốc vốn luôn đóng trực ở biên giới - sẵn sàng can thiệp theo thoả thuận từ đầu của cả hai bên. Muốn thế phải có thế chấp lớn nộp gấp Bắc Kinh. Vụ án xét lại ra đời! Tháng 2-1968 đánh, tháng 7-1967 bắt mẻ đầu tiên.
Lê Duẩn bản thân đã từng mấy phen bị Mao dí điện. Một lần mời Duẩn xem một phim thời sự giới thiệu thế giới đả đảo xét lại thì giữa trận bão ầm ầm trên màn hình bỗng hiện ra mắt bão êm ả: đó là cảnh Hồ Chí Minh ôm hôn Kosygin đầu năm 1965 ở Hà Nội, khi ông này sang hứa cho Việt Nam tên lửa. Sau đó lại ầm ầm như sôi đả đảo xét lại. Xem, Bác Hồ của các đồng chí oọc-giơ việt vị như thế đấy!
Và 1967, Duẩn phải ngồi chơi xơi nước khoảng một tháng “làm Câu Tiễn” ở Bắc Kinh - lời Duẩn nói với anh em trong đoàn - rồi Mao mới cho gặp. Lý do: chuẩn bị đánh Tết Mậu Thân, Duẩn đi Liên Xô lo lót trước rồi mới đáo Bắc Kinh. Không ngờ đại hậu phương bắt ne bắt nét luôn - a, chơi hai mang hả?
Sáng gặp, tối chiêu đãi. Chiêu đãi đại yến xong đến chiêu đãi tinh thần. Mời Duẩn xem một phim hoạt hình dài: Chú bé kiêu ngạo. Đến đây, Duẩn khẽ chỉ thị anh em ở lại làm Câu Tiễn còn mình thì cáo mệt về nghỉ.
Ở lần Duẩn gặp phải hai phen “câu Tiễn” này, Mao đã nói với Duẩn rằng cách mạng Việt Nam muốn tiến lên thì phải làm như cách mạng Trung Quốc. Nghĩa là hạ phái hữu xuống, đưa phái tả lên. Phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, phái tả ở Việt Nam đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cụ trưởng tình báo Lê Trọng Nghĩa nói với tôi, Duẩn có báo cáo lại ở Bộ chính trị (Nghĩa thường xuyên được ngồi đó để cần thì cung cấp thông tin cho Bộ chính trị) nhưng Duẩn nói (ngoài miệng) đấy là ý bạn, còn ta thì cứ đoàn kết chống Mỹ.
Những chuyện trên đây Lê Trọng Nghĩa mắt thấy tai nghe tại chỗ. Anh kể với tôi.
Tháng 6-1967, Mao hạ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, gần hết Bộ chính trị cùng 11 vị nguyên soái rồi thì ở Hà Nội, tối 6 tháng 7, thình lình sau bữa cơm Giáp mời Thanh ăn trước hôm Thanh đáp máy bay qua Campuchia về Rờ, Thanh đột tử. Cán cân tả hữu ở Việt Nam đột ngột lệch hẳn về “phái hữu”, khiến cho trong điện chia buồn, Bắc Kinh đã viết: “Xin các đồng chí chớ đau buồn nhiều” mà sau đó Nguyễn Tuân hỏi tôi: “Ông thấy câu phân ưu này có lạ không?” Mao Trạch Đông còn đích thân đến đại sứ quán ta ở Bắc Kinh phúng, điều Mao không làm khi Cụ Hồ chết. Mao có thể nghi ngờ cái chết của Thanh. Bữa ăn bí mật đến mức phải đưa người ở Cục tình báo đến chụp ảnh mà Bắc Kinh chẳng lạ gì cục trưởng tình báo Lê Trọng Nghĩa vừa mới theo lệnh Lê Duẩn có động tác tiếp xúc với C.I.A Mỹ để chuẩn bị đàm phán với Mỹ.
Nguyễn Chí Thanh, “đại diện phái tả” chết trước Tết Mậu Thân nửa năm là giọt nước làm tràn li. Thanh chết mồng 6 thì 28 tháng 7-1967 bắt bốn xét lại đầu tiên trong có Hoàng Minh Chính, Hoàng Thế Dũng, Phạm Viết, Trần Châu.
Lê Trọng Nghĩa cho rằng trước khi có Tổng tiến công, Tổng nổi dậy, Lê Duẩn đã cho Tổng tiến công, Tổng nổi dậy ở Quân uỷ trung ương và Bộ tổng tư lệnh. Như sau:
Tháng 9 Giáp thình lình đi Bratislava “dưỡng bệnh” - cuộc xa xứ này để bù vào sự vắng mặt mãi mãi của Nguyễn Chí Thanh. Lê Đức Thọ vào Quân uỷ trung ương, thế lực Thọ hùng mạnh lên nhiều. Tháng 12, Nguyễn Văn Vịnh ra khỏi Quân uỷ trung ương, thôi chức Trưởng ban thống nhất và bị quản thúc. Tháng 1-1969, chánh văn phòng Bộ Tổng tư lệnh Hiếu Kính (vì đeo kính), Chánh văn phòng Quân uỷ trung ương, Lê Minh Nghĩa bị treo giò và chịu sự điều tra thẩm vấn của Cục bảo vệ quân đội. Rồi tháng 2, vừa nổ súng Tết Mậu thân, đến lượt Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên. Trong vòng sáu tháng người ta dọn sạch các trợ lý đắc lực của Giáp. Nhưng rồi Tết Mậu Thân thua thiệt, cần đến Giáp, người ta lại đành để cho Giáp về nước.
Diễn tiến ở Hà Nội có khác Bắc Kinh. Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài bị sờ đầu tiên, mãi đến tháng 6-1967, Bắc Kinh mới quật ngã Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và 11 nguyên soái. Ở Việt Nam, đầu tiên Cụ Hồ ngồi chơi xơi nước và chữa bệnh, Trường Chinh sớm khuất phục nhưng Duẩn mò đến Giáp sau cùng.
Còn một điểm khác Việt Nam đặc biệt nữa: ấy là Đặng Tiểu Bình rồi đã lật lại ván cờ đế tiến hành một cuộc “xét lại” long trời lở đất có tên là khai phóng, cái cách minh oan phục hồi danh dự cho các nạn nhân chính trị nhưng đám xét lại ở Việt Nam thì vẫn hoàn toàn đêm tối. Việt Cộng tính cho vụ án xét lại “chết chìm” vì nó gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cùng nhiều đại lão khai quốc công thần.
Dưới thời Tổng bí thư Lê Duẩn, người từng cùng trong trung ương với những Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và chắc từng nghe không ít những lời các vị này phê phán Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, ba anh hùng làm Cách mạng tháng Tám và thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lu mờ đi.
Phải nói rõ là lúc nhiều điều trên đây đang diễn ra, tôi vẫn mơ hồ.
Hết chương hai bảy.
Xem tiếp: Chương 28
Quay lại: Chương 26
Quay lại: Chương 1
Đi từ nửa đêm ở Chợ Đồn Con, Phú Bình, Thái Nguyên, chỗ vợ con sơ tán, mờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1967, qua phà Đông Xuyên sông Hồng, tôi đến ngay báo Nhân Dân. Rất sốt ruột. Muốn gặp Châu. Muốn xem anh đã bình thường lại chưa. Mấy hôm trước tôi rủ anh xem “Chiến tranh và Hoà bình”, phim Liên Xô chiếu nội bộ ở Viện bảo tàng cách mạng. Ghét Liên Xô, ghét “hoà bình”, người xem chửi cả cụ Lev Tolstoi, “Sao cái bọn này chúng nó sợ chiến tranh đến thế chứ nhỉ, lại đem chiến tranh ra doạ ta nữa”. Nhưng Châu rất đăm chiêu, không để ý tới những cái đó. Lát sau thấy vẻ anh vẫn nghĩ ngợi, bồn chồn, tôi hỏi có chuyện gì thì anh nói có chuyện hơi lôi thôi, anh vừa bị mất mấy đoạn trích biên bản hội đàm mới đây của Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Mất kèm cả cái quần lụa của vợ.
Tôi nói ngay: - Kẻ trộm rồi. Nếu là công an thì họ cứ việc đưa lệnh khám nhà rồi bắt luôn đi thôi chứ việc gì phải bày chuyện ăn trộm?
Tôi nói ngay: - Kẻ trộm rồi. Nếu là công an thì họ cứ việc đưa lệnh khám nhà rồi bắt luôn đi thôi chứ việc gì phải bày chuyện ăn trộm?
Sớm hôm sau tôi đến Chính. Cửa ra vào hành lang đóng, không muốn gọi ầm, tôi leo lên nóc bể nước rộng bằng hai gian phòng, toan mượn nó đi qua dẫy cửa sổ hành lang, ở trước buồng nhà sư Thiện Chiếu bên cạnh nhà Chính. Ai ngờ mái tôn ọp ẹp, tôi bỗng hoá thành tên trộm trong một phim gián điệp kẻ gian hài. Loảng xoảng thanh la chũm choẹ kinh kịch diễn ngoài trời có đến ba phút. Ngay cạnh dãy nhà trung độ lính bảo vệ trụ sở Quốc hội bên kia đường kiêm theo dõi Chính và sư Thiện Chiều.
Chính bảo tôi dứt khoát là công an lấy rồi. Tôi đã bàn với Châu, bảo Châu nếu họ hỏi thì cứ nói là đến tôi chơi, khi tôi đi rửa ấm chén pha nước, Châu thấy trên bàn có tài liệu hay thì lấy về xem xong trả sau, sợ mượn tôi không đưa vì là tài liệu tuyệt mật.
Biên bản này là một trong vài phần tử quan trọng cấu thành vụ án chống đảng, lật đổ, tay sai nước ngoài… Nhưng bản thân nó thì rất hay: cho thấy Bắc Kinh và Hà Nội bắt đầu mâu thuẫn nhau về hai vấn đề. Một là Đảng cộng sản Trung quốc cho rằng Mỹ thế nào cùng đánh Trung Quốc và khi ấy Liên Xô sẽ nhất định theo Mỹ đánh hôi; do đó hai, Việt Nam cần đánh đến cùng chớ nghĩ đến đàm phán. Stalin từng khuyên đừng vượt Trường Giang Nam hạ nhưng Trung Quốc không nghe. Không nói ra nhưng ngụ ý Việt Nam dừng đánh là nó sẽ rảnh tay đánh Trung Quốc dữ, vậy hãy ra sức phên giậu khỏe vào cho tôi.
Còn nay hốt vì Cách mạng văn hoá ngày thêm rối bét, triển vọng nguy hiểm, Lê Duẩn không dại hết lòng nghe đại hậu phương nữa mà muốn quay lại với “hai vai hai gánh ân tình” nên đáp lại rằng thứ nhất, nếu Mỹ đánh Trung Quốc thì Liên Xô nhất định giúp Trung Quốc chống Mỹ. Thế là hết theo Mao coi Liên Xô là phản thùng, đầu hàng Mỹ bỏ rơi Việt Nam cho Mỹ xâm lược như hồi Hội nghị trung ương 9. Và thứ hai, Việt Nam đánh đến cùng nhưng vẫn cần vừa đánh vừa đàm.
Một cuộc họp vậy là vô cùng quan trọng, theo chúng tôi. Một khe nứt ngoài sức tưởng tượng! Ngày nào ai nói vừa đánh vừa đàm, ai nói Liên Xô cũng bênh Trung Quốc mà chống Mỹ thì cầm chắc chết. Nay lại chính là Bộ chính trị. Thay đổi quả là nhanh gọn. Trước kia ai li khai Liên Xô, tổ quốc của cách mạng vô sản thế giới thì chết, ai dè đến Nghị quyết 9 chửi Liên Xô phản động lại là tuyệt vời cách mạng. Dân từ đó đẻ ra câu: sáng đúng chiều sai đến mai lại đúng. Và ông Trung Quốc bà Liên Xô, ông nhảy dây, bà đá bóng. Lộn tùng phèo hết.
Còn tại sao biên bản này đến tay Châu? Mỗi Trung ương uỷ viên có một bản. Ung Văn Khiêm cho Thiện Chiếu mượn. Thiện Chiếu đưa cho Chính. Chính chép lại những đoạn cốt yếu rồi đưa Châu. Thì lộ từ chỗ Châu. Sau này khi đề nghị xoá án cho vụ xét lại, Nguyễn Trung Thành bảo tôi đó là do đặc tình nó báo. Và, cũng theo Thành, nhờ cú bố trí “đánh cắp” tài liệu và cái quần lụa “hoả mù” này, Lê Kim Phùng đã được Trung ương cấp cho cái nhà rất sang, số 3 Lý Thường Kiệt, bên cạnh nhà Vũ Đình Huỳnh. (Năm 1995, theo Nguyễn Trung Thành gợi ý, “Phùng thích anh đấy, anh có khi vận động được Phùng ủng hộ tôi”, tôi đã đến đưa thư động viên Phùng nên cùng Thành xin Trung ương xem lại vụ án. Nhà quá đẹp, Trung Thành thêm một đời hàm bộ trưởng nữa cũng chưa chắc có nổi. Nhưng Phùng đã theo Nguyễn Đình Hương khẳng định lại vụ án xét lại).
Thiện Chiếu ở cạnh buồng Hoàng Minh Chính xem vẻ ý hợp tâm đầu với nhau. Em trai nhà sư, Mười, học lý luận hội hoạ ở Liên Xô, chuyện với tôi cũng ghè Mao ra phết. Thế nhưng Thiện Chiếu lên tên phố còn Chính thì rẽ xà lim.
Thật tình lúc nghe Châu nói cũng như sau khi đến Chính, tôi không hề lo. Dù công an có lấy nữa thì cũng chỉ là để đe cho sợ. Chuyện bắt bớ, thủ tiêu đảng viên là của Stalin, của Mao, không thể xảy ra ở Đảng cộng sản Việt Nam vốn giỏi xuê xoa để được tiếng thuận hoà. Tôi chỉ giảm tin yêu Cụ Hồ vì cho rằng Cụ xoàng, chịu thua rồi thoả hiệp với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ở Hội nghị trung ương 9 bởi có lẽ Cụ nghĩ thà đảng xộc xệch còn hơn để mất đảng. Tôi vẫn tin Lê Duẩn, Lê Đức Thọ sau Nghị quyết 9 quyết định cho Cụ nghỉ họp Bộ chính trị “vì lý do sức khoẻ” để rồi sau sang Trung Quốc chữa bệnh là thật tình!
Nghị quyết 9 đã cơ bản thoả mãn yêu cầu của Mao: bỏ Liên Xô, ngả hẳn theo Mao, phát động chiến tranh bởi “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ” (hay nôm na là chúng mày chết cho ông sống) nhưng Việt Cộng triệt hạ phái hữu quá chậm! Đến tháng 6-1967, tất cả những Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, gần hết Bộ chính trị và 11 nguyên soái đã bị Mao bỏ tù thì ở Việt Nam, tuy nằm ở Bắc Kinh, Cụ Hồ vẫn nguyên thanh thế chủ tịch nước có thơ gửi đồng bào, bộ đội và đặc biệt Giáp vẫn đầy đặn danh hiệu, chức vụ, quyền lực tức là súng vẫn ở trong tay Giáp mà với Mao thì nòng súng đẻ ra tất cả! Tóm lại Duẩn chưa thâu tóm được toàn bộ quyền lực và như vậy khả năng phản đòn của xét lại Việt Nam còn lớn, khả năng Việt Nam ngừng đánh Mỹ vẫn có, bài bản của Mao qua chiến tranh Việt Nam (chứ không phải chiến tranh lục địa - Đài Loan) để thương lượng ngang thưng với Mỹ không thành.
Đến đây xin kể một vụ động trời mà sau này Nguyễn Hưng Định, thư ký của phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, một người trong cuộc thuật lại với tôi. Theo lời Định thì lúc ấy Hà Nội hết nhẵn tên lửa. Do tên lửa Liên Xô gửi cho Việt Nam qua đất Trung Quốc đã bị Trung Quốc giữ lại đòi khám và “áp tống” sang Việt Nam. Biết Trung Quốc muốn đánh cắp bí mật làm tên lửa, Liên Xô phản đối. Cuối cùng, 28 Tết âm lịch Đinh Mùi, Cụ Hồ đành cử Lê Thanh Nghị sang cầu khẩn Mao cho gặp. Nghị nói thưa Chủ tịch, lẽ ra Hồ Chủ tịch chúng tôi sang gặp Chủ tịch nhưng Hồ Chủ tịch chúng tôi sức yếu không thể đi. Mao bèn hỏi: “Sao mà yếu?” - “Dạ, Hồ Chủ tịch chúng tôi quá lo lắng vì máy bay Mỹ đánh phá ác liệt mà chúng tôi thì hết tên lửa do Trung Quốc và Liên Xô chưa thoả thuận được việc chuyển tên lửa”. Mao nói ngay: “Ồ, tưởng gì chứ thế thì dễ”. Quay sang Chu Ân Lai: “Tổng lý giải quyết việc này để cho Hồ Chủ tịch chóng khoẻ lại”. Chu nói: “Chủ tịch đã chỉ thị thì chẳng khó khăn gì”. Nói đoạn quay sang Nghị hỏi tắp lự: - Cách mạng văn hoá chúng tôi ngày ngày rầm rộ như thế sao báo chí Việt Nam lại im? (Khổ, báo chí Việt Nam mà đưa tin thì bằng đem xấu xa của đại hậu phương ra bêu với dân ư?) Nghị giải thích thế nào Định không nói mà tôi cũng không hỏi, sợ anh giật mình ngừng chuyện.
Tiếp sau đó, Chu nói: - Sáng mai ở Thiên An Môn hàng triệu Hồng vệ binh chúng tôi biểu dương lực lượng ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đó, xin mời phó thủ tướng và các đồng chí đến dự.
Đã phóng cây lao đánh Mỹ của ông anh đi rồi thì phải theo lao thôi! Cái phận nhờ vả mà! Không dự thì không tên lửa bắn máy bay!
Sáng sau đến nơi, không thể không kinh ngạc trước cảnh tượng Hồng vệ binh bao la, sôi sục. Đầy đất là người hò la, rợp trời là cờ xí vùng vẫy, biểu ngữ… Sau phút kinh ngạc thì đến phút kinh hoàng. Có rất nhiều biểu ngữ các tiểu tướng Hồng vệ binh chăng lên ở trước mặt các quan khách Việt Nam đến dự đề rằng: Đả đảo Võ Nguyên Giáp, phần tử xét lại thối tha, tay sai của Liên Xô phản động! Tôi hỏi Định:
- Đoàn ta bỏ về chứ? - Bỏ thì người ta lập tức bỏ hết các thứ chi viện. Tôi nói: - Thế nào trong thư khố của Đảng cộng sản Trung Quốc chả có phim ảnh ghi lại cảnh thày trò các ông đứng trên lễ đài vẫy tay hoan nghênh các biểu ngữ đòi đánh đổ Võ Nguyên Giáp. Hễ cần dí điện ta họ lại xì các ảnh ấy ra.
Sáng hôm sau, theo lời Định kể, Lê Chung Thuỷ, tham tán quân sự ở đại sứ quán ta đến nói Giáp ở trong nước điện ra yêu cầu đại sứ ta phản đối Trung Quốc có bài báo viết Võ Nguyên Giáp âm mưu lật đổ Cụ Hồ! Nghị bàn với Lý Tiên Niệm. Lý bảo nên để Lý nói lại với Bộ tư lệnh Hồng Vệ binh rút bài báo đi. Thật ra bạn chỉ cốt cho một đòn xây xẩm để hãi mà dốc lòng theo thôi. Cả nghìn năm kinh nghiệm Thiên triều úm doạ hầu quốc, Bắc Kinh thừa bùa phép.
Và theo tôi, bắt đầu sợ Trung Quốc tanh bành vì Cách mạng Văn hoá, Hà Nội có cơ bị bỏ bơ vơ giữa “chợ”… chiến trường, Lê Duẩn đã nảy ý mau chóng giải phóng miền Nam bằng một cú đánh có tính quyết định hy vọng qua đó thoát sớm được cuộc đại hỗn loạn của đại hậu phương và thế là Duẩn xoá ngay kế hoạch của Võ Nguyên Giáp chỉ đánh Tây Nguyên lấy thanh thế rồi rút, biến ý đồ duy ý chí Tổng tiến công - Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân thành mục tiêu chiến lược. Nhưng đánh mạnh thì có khả năng Mỹ nhảy ra ngoài Bắc, vậy phải tính đến khả năng vời đến quân chí nguyện Trung Quốc vốn luôn đóng trực ở biên giới - sẵn sàng can thiệp theo thoả thuận từ đầu của cả hai bên. Muốn thế phải có thế chấp lớn nộp gấp Bắc Kinh. Vụ án xét lại ra đời! Tháng 2-1968 đánh, tháng 7-1967 bắt mẻ đầu tiên.
Lê Duẩn bản thân đã từng mấy phen bị Mao dí điện. Một lần mời Duẩn xem một phim thời sự giới thiệu thế giới đả đảo xét lại thì giữa trận bão ầm ầm trên màn hình bỗng hiện ra mắt bão êm ả: đó là cảnh Hồ Chí Minh ôm hôn Kosygin đầu năm 1965 ở Hà Nội, khi ông này sang hứa cho Việt Nam tên lửa. Sau đó lại ầm ầm như sôi đả đảo xét lại. Xem, Bác Hồ của các đồng chí oọc-giơ việt vị như thế đấy!
Và 1967, Duẩn phải ngồi chơi xơi nước khoảng một tháng “làm Câu Tiễn” ở Bắc Kinh - lời Duẩn nói với anh em trong đoàn - rồi Mao mới cho gặp. Lý do: chuẩn bị đánh Tết Mậu Thân, Duẩn đi Liên Xô lo lót trước rồi mới đáo Bắc Kinh. Không ngờ đại hậu phương bắt ne bắt nét luôn - a, chơi hai mang hả?
Sáng gặp, tối chiêu đãi. Chiêu đãi đại yến xong đến chiêu đãi tinh thần. Mời Duẩn xem một phim hoạt hình dài: Chú bé kiêu ngạo. Đến đây, Duẩn khẽ chỉ thị anh em ở lại làm Câu Tiễn còn mình thì cáo mệt về nghỉ.
Ở lần Duẩn gặp phải hai phen “câu Tiễn” này, Mao đã nói với Duẩn rằng cách mạng Việt Nam muốn tiến lên thì phải làm như cách mạng Trung Quốc. Nghĩa là hạ phái hữu xuống, đưa phái tả lên. Phái hữu ở Việt Nam đại khái như Võ Nguyên Giáp, phái tả ở Việt Nam đại khái như Nguyễn Chí Thanh. Cụ trưởng tình báo Lê Trọng Nghĩa nói với tôi, Duẩn có báo cáo lại ở Bộ chính trị (Nghĩa thường xuyên được ngồi đó để cần thì cung cấp thông tin cho Bộ chính trị) nhưng Duẩn nói (ngoài miệng) đấy là ý bạn, còn ta thì cứ đoàn kết chống Mỹ.
Những chuyện trên đây Lê Trọng Nghĩa mắt thấy tai nghe tại chỗ. Anh kể với tôi.
Tháng 6-1967, Mao hạ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, gần hết Bộ chính trị cùng 11 vị nguyên soái rồi thì ở Hà Nội, tối 6 tháng 7, thình lình sau bữa cơm Giáp mời Thanh ăn trước hôm Thanh đáp máy bay qua Campuchia về Rờ, Thanh đột tử. Cán cân tả hữu ở Việt Nam đột ngột lệch hẳn về “phái hữu”, khiến cho trong điện chia buồn, Bắc Kinh đã viết: “Xin các đồng chí chớ đau buồn nhiều” mà sau đó Nguyễn Tuân hỏi tôi: “Ông thấy câu phân ưu này có lạ không?” Mao Trạch Đông còn đích thân đến đại sứ quán ta ở Bắc Kinh phúng, điều Mao không làm khi Cụ Hồ chết. Mao có thể nghi ngờ cái chết của Thanh. Bữa ăn bí mật đến mức phải đưa người ở Cục tình báo đến chụp ảnh mà Bắc Kinh chẳng lạ gì cục trưởng tình báo Lê Trọng Nghĩa vừa mới theo lệnh Lê Duẩn có động tác tiếp xúc với C.I.A Mỹ để chuẩn bị đàm phán với Mỹ.
Nguyễn Chí Thanh, “đại diện phái tả” chết trước Tết Mậu Thân nửa năm là giọt nước làm tràn li. Thanh chết mồng 6 thì 28 tháng 7-1967 bắt bốn xét lại đầu tiên trong có Hoàng Minh Chính, Hoàng Thế Dũng, Phạm Viết, Trần Châu.
Lê Trọng Nghĩa cho rằng trước khi có Tổng tiến công, Tổng nổi dậy, Lê Duẩn đã cho Tổng tiến công, Tổng nổi dậy ở Quân uỷ trung ương và Bộ tổng tư lệnh. Như sau:
Tháng 9 Giáp thình lình đi Bratislava “dưỡng bệnh” - cuộc xa xứ này để bù vào sự vắng mặt mãi mãi của Nguyễn Chí Thanh. Lê Đức Thọ vào Quân uỷ trung ương, thế lực Thọ hùng mạnh lên nhiều. Tháng 12, Nguyễn Văn Vịnh ra khỏi Quân uỷ trung ương, thôi chức Trưởng ban thống nhất và bị quản thúc. Tháng 1-1969, chánh văn phòng Bộ Tổng tư lệnh Hiếu Kính (vì đeo kính), Chánh văn phòng Quân uỷ trung ương, Lê Minh Nghĩa bị treo giò và chịu sự điều tra thẩm vấn của Cục bảo vệ quân đội. Rồi tháng 2, vừa nổ súng Tết Mậu thân, đến lượt Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên. Trong vòng sáu tháng người ta dọn sạch các trợ lý đắc lực của Giáp. Nhưng rồi Tết Mậu Thân thua thiệt, cần đến Giáp, người ta lại đành để cho Giáp về nước.
Diễn tiến ở Hà Nội có khác Bắc Kinh. Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài bị sờ đầu tiên, mãi đến tháng 6-1967, Bắc Kinh mới quật ngã Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và 11 nguyên soái. Ở Việt Nam, đầu tiên Cụ Hồ ngồi chơi xơi nước và chữa bệnh, Trường Chinh sớm khuất phục nhưng Duẩn mò đến Giáp sau cùng.
Còn một điểm khác Việt Nam đặc biệt nữa: ấy là Đặng Tiểu Bình rồi đã lật lại ván cờ đế tiến hành một cuộc “xét lại” long trời lở đất có tên là khai phóng, cái cách minh oan phục hồi danh dự cho các nạn nhân chính trị nhưng đám xét lại ở Việt Nam thì vẫn hoàn toàn đêm tối. Việt Cộng tính cho vụ án xét lại “chết chìm” vì nó gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp cùng nhiều đại lão khai quốc công thần.
Dưới thời Tổng bí thư Lê Duẩn, người từng cùng trong trung ương với những Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và chắc từng nghe không ít những lời các vị này phê phán Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, ba anh hùng làm Cách mạng tháng Tám và thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lu mờ đi.
Phải nói rõ là lúc nhiều điều trên đây đang diễn ra, tôi vẫn mơ hồ.
Hết chương hai bảy.
Xem tiếp: Chương 28
Quay lại: Chương 26
Quay lại: Chương 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét