Trần Đĩnh
Sau tôi biết giữa lúc tôi cùng Hoàng Tùng tiếp Nguyễn Đức Thuận, Mao-nhều ở cơ quan xì xào dữ lắm. “Lại cho viết nhân vật anh hùng thì còn ra làm sao? Ông này nói ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc hay lắm! Phải kén người tử tế viết ông ấy chứ”.
Tôi tiễn Thuận về, đến Cửa Nam, Thuận nói sau khi ra tù, anh dưỡng bệnh ở Campuchia, Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng L.V.S. đã viết cho anh một hồi ký cho nên không cần phải viết thêm nữa. Khiêm tốn, Thuận không muốn làm om xòm quá về bản thân. Nhưng chắc cũng do anh không tin tôi viết được. Tôi đâu có nếm cơm tù, đòn tù như L.V.S.
Tôi nói tôi không viết cũng không sao nhưng anh muốn kiếu thì nên đề nghị với Trung ương. Thuận xin kiếu nhưng sau đó đã phải nghe Lê Đức Thọ, chánh trùm tổ chức và Tố Hữu chánh trùm tư tưởng, hai người cùng với Hoàng Tùng, chánh trùm báo chí duyệt trực tiếp hồi ký nay. Trong mắt các vị, tôi viết hồi ký thì ít người bì. Lúc ấy đang trong thời kỳ đảng thẩm tra thời gian tù, Thuận cũng khó lòng bướng. Tên sách tựa là “Bất Khuất” là do Tố Hữu đặt.
Sao lại dính Lê Đức Thọ? Vì ông phải lo đến mất còn của đảng bộ miền Nam đang trong cơn tơi tả, rồi lại phải lo bảo đảm tư cách chính trị của các nhân vật quan trọng xuất hiện trong hồi ký. Ai ra tù cũng đều phải đình chỉ sinh hoạt đảng chờ thẩm tra. Và ông muốn mượn Thuận kích tinh thần đảng viên trong Nam đang sa sút đáng sợ.
Ở đây tôi muốn nói một chuyện. Cuối 2004, chị Phương Nhu, vợ Nguyễn Đức Thuận, đưa tôi xem một bài của Trần Bạch Đằng in trong một quyển sách nói ông “không bằng lòng tinh thần đề cao cá nhân” của Nguyễn Đức Thuận, ông đã nói với Nguyễn Văn Linh, bí thư xứ uỷ lúc đó và Linh “tán thành” ông. Chỗ này không sao. Đó là ý nghĩ của ông Bạch Đằng. Vấn đề ở dưới đây. Nó đụng đến sự thật và lòng trung thực. Bạch Đằng viết ông ta là trưởng tuyên huấn miền, ông đã “có bản thảo hồi ký này ở trước mặt” và ông “rất lấy làm lạ tại sao (ông) phản đối mà nó cứ được in ra và còn in rất nhiều nữa là khác”. (Tôi nhấn mạnh).
Tôi hỏi chị Nhu có cần tôi viết thư cho Trần Bạch Đằng không? Chị nói thôi, chỉ cần tôi xác nhận giúp chị rằng hồi ký của Thuận là do Trung ương và cụ thể là Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng quyết định từ đầu đến cuối. Tôi đã viết. Nói rõ ngay từ đầu Thuận đã xin kiếu. Do đó tôi không hiểu cái việc Trần Bạch Đằng viết ông “rất lấy làm lạ” về chuyện ông đã phản đối mà Bất Khuất vẫn cứ được in văng tê. Làm trưởng ban tuyên huấn miền mà Trần Bạch Đằng không biết rằng không phải anh ất ơ nào cũng ra lệnh cho in Bất Khuất được. Và in rất nhiều và bắt thanh niên cùng quân đội cả nước học tập rộng rãi nữa. Và gã nào xui Song Hào mua cho quân đội 160.000 quyển trong tổng số phát hành 210.000? Là cấp dưới nhưng ông Bạch Đằng lại coi ông là người tối hậu quyết định những gì thuộc về tư tưởng, tuyên huấn vậy. Thật ra ông Bạch Đằng chỉ cần minh bạch một chút tí teo rằng “bản thảo ở trước mặt ông”, bản thảo ông cho khai tử kia là bản của L.V.S., nhà văn giải phóng thì ông sẽ không phải trút bất bình phi thần thánh vào sách, lên án Nguyễn Đức Thuận, làm khó bà Thuận goá và các con của ông bà.
Sáu Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng, những cấp trên của Bạch Đằng chắc chắn không có gửi bản thảo của tôi vào để xin Bạch Đằng tối hậu quyết định rồi cũng chắc chắn không phải cho xuất bản lén lút sau lưng Bạch Đằng.
Tôi kể ra ở đây chuyện này vì lẽ thấy Trần Bạch Đằng luôn xuất hiện với diện mạo một nhà tư tưởng dạy bảo mọi người sống và chiến đấu.
Xin thêm một chuyện minh hoạ chút nào quan hệ Sáu Thọ và Trần Bạch Đằng. Sau 1975 ít lâu, một lần Sáu Thọ mời vợ chồng Trần Bạch Đằng ăn cơm. Sáu Thọ bỗng nói: - Nghe đâu cậu dạo này ăn nói lộn xộn lắm phải không? Trần Bạch Đằng dĩ nhiên dạ thưa đâu có ạ. Sáu Thọ bèn quay sang nói với vợ Trần Bạch Đằng: - Cậu này ở gần bọn tôi thì khá chứ ở xa lạ dễ hư… Lửng lơ con cá vàng. Nhưng hôm sau Trần Bạch Đằng liền khăn gói ba lô lên vai ra Chu Văn An Hà Nội sống bốn năm ròng phòng tránh… hư hỏng.
Khi chia tay ra Bắc, Trần Bạch Đằng tâm sự với nhà văn Anh Đức. Sau đó Anh Đức kể lại cho Nguyễn Khải và Khải cho tôi hay. Khải còn cho hay một lần Trần Bạch Đằng hỏi Khải cấp gì, Khải nói đại tá thì Đằng nói: “Ơ, ở dưới tôi nhiều đến thế cơ nhỉ!”
2004 hay 2005, Mỹ tuyên bố giúp Việt Nam chống bệnh AIDS. Trần Bạch Đằng viết bài đăng báo Phụ nữ phản đối, nói ông nhục với chuyện này. Tôi viết cho ông - nhờ báo Phụ nữ đưa hộ - nói “ông thấy nhục hơi ít và quá muộn. Tôi từ lâu đã thấy nhục cả về nghèo nàn lạc hậu. v.v… Trong việc tự thiện này nếu ông thấy nhục thật thì nên xin chính phủ từ chối Mỹ giúp để nhường ông đứng ra kêu gọi những người giàu trong nước, trong đó có ông, quyên tiền chữa lấy cho dân ta. Bệnh Nam hãy chữa bằng tiền dân Nam”.
***
Tâm linh sâu xa có lẽ đã cảm thấy cái sự tầm phào rồi thì phải.
Một hôm, sách sắp phát hành, Trần Thế Tuấn, biên tập viên nhà xuất bản đến bảo tôi: - Anh Thuận muốn cúng hết nhuận bút của anh ấy cho Mặt trận Giải phóng miền Nam nhưng nhuận bút của người kể thì ít lắm.
Tôi nói ngay: - Thì đổi nhuận bút tôi sang làm của anh ấy, tôi đã lĩnh một ít lo cho vợ con sơ tán, vậy xin hãy coi là tôi đã lĩnh hết phần.
Thuận lái Volga đến báo rủ tôi cùng đến ký tên váo Sổ vàng Mặt trận Giải phóng. Tôi xin kiếu.
Vài anh em lúc ấy bảo với nhuận bút thường tình lĩnh được, tôi mua bay hai căn nhà hai tầng ở phố Huế. Thép Mới ở Bê (B, miền Nam) ra bảo tôi: - Tiền mày gửi khéo nứt mẹ nó cả ngân hàng rồi đấy nhỉ?
Tôi cười.
***
Thế là vấn đề nảy ra từ đây: ai xác nhận thằng tù khai hại nhiều hay ít? Cuối cùng lắc hay gật do một người: Lê Đức Thọ!
Ân oán đều ở một tay. Dĩ nhiên lúc đó tôi chưa lần ra điều này.
Một lần Sáu Thọ nói đừng tưởng nhà văn các cậu mới là kỹ sư tâm hồn nhá. Bọn tổ chức chúng tớ cũng kỹ sư tâm hồn. Tớ nói này, sáng chủ nhật nào chúng nó cũng đến ngồi đầy ở phòng khách tớ, có đứa đem cả vợ đến, mất thì giờ nhưng sau nghĩ ra mới biết chúng nó đến cốt là để mình nhớ tên, nhớ mặt, ở đâu khuyết người thì mình nhớ nó mình đưa nó vào đấy. Thế nên trông thằng nào là phải biết bụng nó thích gì, muốn gì, kỹ sư tâm hồn đấy chứ là gì nữa? Hay như vợ con mình. Bà Chiếu lúc mới lấy nhau, mình mời bà ấy sô cô la bà ấy chê, lại tưởng bà ấy cảnh vẻ nhưng rồi sau mới biết tạng bà ấy không thích của ngọt.
Hoàng Tùng hay hỏi tôi ông Sáu nói gì. Rất hồn nhiên tôi kể lại. Cả chuyện thằng nào tù cũng khai. Bảo không là nói phét. Bảo có lúc phởn lên tôi đã định hỏi: “Thế Bác nhà mình thì sao?” Một lần Hoàng Tùng tủm tỉm bảo tôi lên ông Sáu tán gì thì tán chứ đừng tán chuyện sợ vợ. Sợ vợ, tôi hỏi lại? Hoàng Tùng nói, tối nào đi ngủ ngài cũng phải mắc màn. Vợ trẻ lại đẹp mà…
Một lần Thọ khoác vai tôi đi vòng quanh sân, nói: - Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù, y như thằng đã bị xăng-tan nó tẩn. Nhiều nhà văn tên tuổi viết không bằng cậu đâu. (Ông kể tên một lô ra nhưng tôi kể theo thì tôi là thằng ngu!) Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay. Tới đấy tớ sẽ lấy cậu theo sang Paris đàm phán, làm báo cho đoàn ta…
Nếu như không có vụ chống đảng lật đổ, nếu như đầu những năm 1990, Lê Giản không nói cho tôi biết Lê Đức Thọ đã ra lệnh thủ tiêu mười mấy cán bộ đảng viên Trung Quốc, chắc có nhiều khả năng tôi sẽ viết hồi ký cho Lê Đức Thọ.
Ca ngợi người đã giết bố vợ tôi, ông ngoại con gái tôi, ca ngợi đao phủ đàn áp “xét lại”. v.v… Tôi sẽ đeo nỗi nhục đó ra sao?
Hú vía!
***
Thêm nữa, đảng đang chuẩn bị đánh Mỹ ở cả nước, cần ra Bất Khuất rồi phát động thanh niên, quân đội học tập để đề cao tinh thần hy sinh, chịu đựng gian khổ, hăng hái lên đường vào chiến trường. Ba thế hệ đẻ vào những thập niên 40, 50 và 60 đều học mệt.
Theo lời Hai Khuynh, cựu bí thư Sóc Trăng rồi thư ký Nguyễn Văn Linh và cuối cùng tổng biên tập báo Đại đoàn kết thì lúc đang rầm rộ li khai, xé cờ, tố Cộng (chính đảng viên tố cáo cộng sản), Lê Đức Thọ ra một nghị quyết hình như là BCT/01 nói phàm đảng viên li khai, chào cờ, tố Cộng là phải khai trừ. Nhưng bí thư Trung ương cục miền Nam (Cục R) Nguyễn Văn Linh thảo một nghị quyết (hình như số 03) chủ trương ai khai báo để tổn thất nghiêm trọng cho đảng và quần chúng thì mới bị khai trừ.
Cho nên một hôm Lê Đức Thọ bảo tôi rằng, Hai Khương, cũng nguyên phó bí thư Xứ ủy, sắp ra Hà Nội, có lẽ cậu phải ký tên cậu để nếu Hai Khương chửi Thuận đã phê phán nó li khai thì cậu đứng ra nhận hết thay cho thằng Thuận. Khương là người ở trong tù tranh luận với Thuận về ly khai hay không đấy.
Hai điều bị thắc mắc nhiều ở hồi ký là việc Thuận đứng đèn mấy nghìn oát và nhịn uống 18 ngày. Tôi đã phải nói cái này là do Sáu Thọ. Bắt phải giữ bí mật thủ đoạn của anh chị em tù. Cậu viết là khi bắt đứng đèn, hai cảnh sát trong nhóm tra tấn thường bỏ đi thì Thuận liền lăn ra chân tường, thằng cảnh sát còn lại không thể vào ôm tù để giữ cho đứng đèn tiếp cho nên chỉ chửi bới với đấm đá thôi, cậu viết thế chúng nó rút kinh nghiệm đem trói gô thằng tù vào ghế đặt vào dưới đèn thì có chết chúng nó không? Còn khi tù tuyệt thực thì nhà tù cấm uống nước, lúc ấy anh em tù thường muợn cớ đi làm cỏ vê ném vào cho những bao bố tẩm đẫm nước. Thọ bảo cậu viết thế nó rào nghiến dây thép gai lại thì đám tuyệt thực chết hết!
Một đồng đội quan trọng của Thuận trong Chuồng Cọp là Phan Trọng Bình. Anh rất ngay thẳng, bảo tôi trong tù bọn mình đâu có dám nhìn vào mặt chúng nó (chúng nó bảo thế là nhận diện mai kia trả thù), bọn mình đều để râu tóc bờm xờm bù xù che kín cả mặt, thậm chí có cả anh bôi cứt đái lên người cho chúng nó sợ bẩn không đến đánh. Nhưng tôi, lời Phan Trọng Bình, xem kịch Nguyễn Văn Trỗi về đã bị mất ngủ cả đêm. Chúng tôi làm cho mình xấu xí, bẩn thỉu, không dám cả nhìn mặt chúng cho khỏi bị đòn là đúng hay hiên ngang quắc mắt chửi lại địch đôm đốp như Trỗi trên sân khấu là đúng? Sau những dây phút hiên ngang anh hùng ban đầu rồi đầu hàng, thương tâm lắm…
Về Sài Gòn sau 1975, Phan Trọng Bình đã viết chạy dài hết hai trang giấy khổ giấy học trò dòng chữ: Tôi, Phan Trọng Bình ra đảng!
Anh bảo tôi: - Không thể ở lại thêm dẫu chỉ một ngày.
Bình đã leo đến bên chảo chì rực lửa của tôi ở tận tầng 5 Nhà in báo Nhân Dân để “thông báo rằng tôi đã lấy vợ và cái sự anh thương mà lo cho tôi thì nó ổn!”
Đã lâu trước đó, một hôm chị Kỳ, vợ Văn Tiến Dũng nói cho vợ chồng Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình và tôi hay “các anh ở trên” đã mai mối mấy đám cho Bình. Nào là con gái chị Th., 28 tuổi, nhưng có cái phốt vướng với một tay văn nghệ sĩ tập kết. Nào là Nguyễn Thị Hằng, cô gái bắn máy bay nổi tiếng đẹp ở cầu Hàm Rồng. Cô này quá trẻ và lại sợ người ta dị nghị tuy biết trách nhiệm mình là phải chăm sóc anh Bình. Tôi sau đó có bảo Bình rằng có tuổi lại tù đày, sợ cái khoản kia không hợp với vợ quá trẻ.
Tất nhiên lúc khuyên Bình điều này, tôi không thể biết rồi Bình sẽ xin ra đảng còn Hằng thì đường mây thăng thiên vào Trung ương đảng và nội các.
Viết Bất Khuất, cố nhiên tôi không kể chuyện Thuận nói trong khi đánh anh, nhiều cảnh sát gầm lên: “Thế này cũng chưa ác bằng thằng Lý Bá Sơ của mày đâu. Những cái này là chúng tao học của thằng Sơ đấy…”. Thì ra tra tấn là môn khoa học và nghệ thuật có tính chan hoà giai cấp, cách mạng với thực dân đế quốc, quốc gia với cộng sản đem truyền cho nhau…
Tôi cũng không viết như Thuận nói, rằng trừ khi địch tra tấn ra còn nói chung cơm ăn nước uống của tù rất khá. Mỹ cho mỗi tù mỗi ngày một đô-la ăn uống cơ mà. Thuận đã so sánh cụ thể: - Ra đây tôi thấy cơm vụ trưởng không bằng cơm tù chúng tôi những ngày không bị đánh đập. Lại việc nhà báo Mỹ vào thăm tù xong viết bài lên án chính phủ Diệm.
Một chuyện tù Côn Đảo nói lên sự phức tạp của con người. Mỹ Điền bảo tôi: - Mình có ông bạn Tám Lái cũng tù Côn Đảo. Tám Lái nói trong tù anh em yêu thương nhau rất cảm động. Chìa thân ra hứng đòn cho đồng chí, nhường nhau từng mẩu khoai mì… Nhưng khi nhà tù cho ra ngoài sản xuất cải thiện đời sống, tức là mỗi người bắt đầu có thu nhập riêng thì liền ghen tức nhau, tranh từng cục phân bón mà choảng nhau… Tây nó nói đúng: l’homme n ‘est ni ange ni bête, con người chẳng phải thánh thần mà cũng chẳng phải thú vật.
Có một chuyện nghĩ đến tôi lại ân hận. Một hôm sách đã đóng gáy, chỉ còn chờ dán bìa, Sáu Thọ cười cười bảo tôi mang một quyển sang cho Trường Chinh. - Chết, quên mất anh Năm, thôi, cậu đưa bảo anh ấy duyệt nhé.
Trường Chinh nhận sách, cầm xem, giở vài tờ rồi nhíu mày hỏi tôi: - Chỉ còn dán bìa là xong?
Bài học cuối cùng về báo chí xuất bản anh cho tôi đây. Từ bài học đầu “ngày sinh nhật” đến bài học này đã gần ba chục năm. Mà khoảng tôi xa cách anh có lẽ còn gấp ba thế!
Tôi vẫn nói cụt lủn:
Mối thất tình của tôi lớn quá. Gặp lại Trường Chinh tôi chẳng thấy gợn một xúc động nào. Anh khen hay chê cũng thế cả thôi.
Dắt xe ra tới cổng, tôi bỗng nghe thấy Trường Chinh gọi ở sau lưng. Anh đã ngồi ở ghế đá gần cầu tháng Tám cấp, dưới một bóng cây, ôm trong lòng một cháu bé một hai tuổi.
- Anh Trần Đĩnh, cháu đích tôn này! - Trường Chinh cười rạng rỡ.
Tôi lệt xệt chân cố thong thả dắt xe quay lại. Đến trước mặt Trường Chinh, tôi cúi xuống nhìn cháu bé nói lửng khửng:
Lại lừng khừng dắt xe ra cửa thật chậm. Ý là tôi chán anh lắm.
Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức”.
Tôi quay về thuật lại chuyện gặp Trường Chinh với Sáu Thọ.
Lê Đức Thọ cười như không có gì đáng ân hận hết: - Thì đã nói là quên mất anh ấy mà.
Nhưng nay Trường Chinh biết sớm thì để làm gì?
Ba chục năm trước, ở An toàn khu, chân Núi Hồng, Trường Chinh truyền cho chúng tôi kinh nghiệm giữ vững khí tiết cách mạng. Cốt tử là không lùi. Lùi rồi là lùi đến hết. Các anh đã đọc “Khi chiếc yếm rơi xuống” của Trương Tửu chưa? Đấy, người đàn bà chống cự mãi nhưng khi đã để cho yếm tụt ra rồi thì thôi mất sạch.
Tôi nhớ. Người kể chắc quên.
***
Nhưng Trần Dần khen thì tôi thích. Đêm 29 Tết, theo lệ, đến nhà Hoàng Yến ăn nhậu, trên đường đạp xe về, qua Chợ Mơ, đã rất khuya, mưa lất phất, ngược gió bấc đường ray xe điện có lúc như thuỷ tinh, Trần Dần bảo tôi: - Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire…
Tôi mừng. Dạo đó, chúng tôi đang say sưa với cấu trúc luận, tín hiệu học thì grammaire, mẹo viết là tất cả. Hãy để cho chữ phát nghĩa trong cấu trúc mới, trong gá ghép mới giữa chữ với chữ. Trần Dần đã dịch un blanc cheval ra thành một con trắng ngựa.
Còn nhận xét của Nguyên Hồng, Tô Hoài cũng thú vị. Chúng tôi uống bia Thuỷ Tạ, quầy cô Dinh Gốc Liễu. Nguyên Hồng bậm môi vuốt râu nói: - Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận rất hay. - Lúc có rượu Nguyên Hồng thường bị cao giọng.
Tô Hoài tủm tỉm: - Hay chính vì nó đã kéo tai các vị lên cho cao ngang với nó, chứ nó đếch cúi xuống để kính ghi, của này mà bẩm anh, em kính ghi anh đây thì hỏng.
Cuối 2002, Trần Thế Tuấn, biên tập viên nhà xuất bản làm hồi ký Thuận mò đến nhà tôi. Mấy chục năm xa rồi. Té ra rồi Tuấn cũng lao đao. Bị nghi là chịu ảnh hưởng xét lại của tôi và kỳ thị, Tuấn bèn xung phong vào B5, vùng giới tuyến ác liệt. Tôi nghe mà thấy rợn. Nếu Tuấn vào B5 mà hi sinh thì chắc tôi ân hận lắm. Nay anh làm thơ. Có in sách. Sống ở Sài Gòn.
Thôi dù sao, ở Bất Khuất, tôi đã bỏ qua được nhẹ nhàng hai cửa ải danh lợi.
Viết Bất Khuất, tôi không một lời chửi Mỹ, trong khi đặc trưng của văn học cách mạng là phải tìm mọi dịp lên án nó, thằng đế quốc kẻ thù của loài người và nhân dân Việt Nam. Ngược lại, tôi đã tước bỏ hết mọi màu sắc, mùi vị đề cao Trung Quốc ở trong cuốn sách. Với cây bút của tôi, Nguyễn Đức Thuận không còn tôn thờ Lôi Phong, Lưu Hồ Lan nữa. Trước khi làm việc với Nguyễn Đức Thuận, tôi đã bỏ ba buổi nghe hết băng ghi âm bài nói của anh ở trường Nguyễn Ái Quốc. Rồi sau đó có một buổi làm việc khá căng với anh. Tôi đưa ra ba ý kiến: một, viết hồi ký của anh, tất nhiên tôi tôn trọng sự thật anh đã trải nhưng tôi được độc lập xử lý kinh lịch của anh theo nhận thức và cảm xúc của tôi và anh hãy yên tâm, tôi đã làm như thế khi viết cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm; hai, nghe anh nói ở Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy anh chỉ nhấn đến tinh thần quyết tử nhưng theo tôi, chúng ta cần ca ngợi cả tinh thần quyết sống, bởi nếu chỉ quyết tử không thôi thì có lẽ chúng ta sẽ giống như lính Lê Dương, tôi cần nói rõ như thế với anh vì tôi sẽ hỏi anh nhiều cái về đời sống tình cảm yêu ghét của cá nhân anh (chính với tinh thần này mà tôi đã viết Phan Trọng Bình có thói quen rằm nào cũng cố nhòm trăng sáng qua mái nhà tù); ba, anh nói mỗi khi gần bên cái chết anh lại thấy Lưu Hồ Lan đứng ở trên đỉnh vinh quang chói loà giơ tay vẫy và anh thì cố gắng trườn lên, theo tôi như thế mà vào sách thì không ổn một chút nào. Hiểu chuyện Thuận trong lúc thập tử nhất sinh thấy Lưu Hồ Lan như tấm gương sáng cũng chỉ là sản phẩm của tinh thần noi gương, học tập Trung Quốc mà xưa nay đảng ra sức giáo dục cho toàn đảng mà thôi, tôi nói hơi mạnh: - Tôi nghĩ ở các bộ mặt Việt Nam, chúng ta không thiếu hình tượng anh hùng để học hỏi đâu. Vả chăng tại sao chúng ta không đề cao một anh hùng Việt Nam cho nước ngoài cũng học tập chứ? Kết quả Võ Thị Sáu đã ra mắt thay cho Lưu Hồ Lan trong Bất Khuất.
(Năm 2008 trong một quyển sách xuất bản về Nguyễn Đức Thuận, người ta đã đăng một bài của Nguyễn Đức Thuận viết năm 1964: “Sống như Lôi Phong, chết như Ruồi Trâu, Võ Thị Sáu”. Theo Bất Khuất, biên tập viên mới chỉ thay Lưu Hồ Lan bằng Võ Thị Sáu chứ chưa tước bỏ Lôi Phong…)
Một điều cần nói nữa: 1965, viết Bất Khuất tôi ngỡ lên án việc đày đoạ con người. Thì hai năm sau nổ vụ án xét lại và tôi là nạn nhân.
Đó là viết Nguyễn Đức Thuận, tù Côn Đảo vừa ra Bắc.
Tôi đón Nguyễn Đức Thuận đến báo và cùng với Hoàng Tùng tiếp anh. Hai người xưa cùng tù Sơn La. Thuận bị đưa ra Côn Đảo, cùng công voa với Trần Độ nhưng đến Hoà Bình, Độ được lệnh vượt ngục. Tùng nói theo chỉ thị Trung ương, báo Nhân Dân lo cho anh một hồi ký về chiến đấu trong tù, báo phân công anh Trần Đĩnh viết giúp anh…
Tôi đón Nguyễn Đức Thuận đến báo và cùng với Hoàng Tùng tiếp anh. Hai người xưa cùng tù Sơn La. Thuận bị đưa ra Côn Đảo, cùng công voa với Trần Độ nhưng đến Hoà Bình, Độ được lệnh vượt ngục. Tùng nói theo chỉ thị Trung ương, báo Nhân Dân lo cho anh một hồi ký về chiến đấu trong tù, báo phân công anh Trần Đĩnh viết giúp anh…
Sau tôi biết giữa lúc tôi cùng Hoàng Tùng tiếp Nguyễn Đức Thuận, Mao-nhều ở cơ quan xì xào dữ lắm. “Lại cho viết nhân vật anh hùng thì còn ra làm sao? Ông này nói ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc hay lắm! Phải kén người tử tế viết ông ấy chứ”.
Tôi tiễn Thuận về, đến Cửa Nam, Thuận nói sau khi ra tù, anh dưỡng bệnh ở Campuchia, Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng L.V.S. đã viết cho anh một hồi ký cho nên không cần phải viết thêm nữa. Khiêm tốn, Thuận không muốn làm om xòm quá về bản thân. Nhưng chắc cũng do anh không tin tôi viết được. Tôi đâu có nếm cơm tù, đòn tù như L.V.S.
Tôi nói tôi không viết cũng không sao nhưng anh muốn kiếu thì nên đề nghị với Trung ương. Thuận xin kiếu nhưng sau đó đã phải nghe Lê Đức Thọ, chánh trùm tổ chức và Tố Hữu chánh trùm tư tưởng, hai người cùng với Hoàng Tùng, chánh trùm báo chí duyệt trực tiếp hồi ký nay. Trong mắt các vị, tôi viết hồi ký thì ít người bì. Lúc ấy đang trong thời kỳ đảng thẩm tra thời gian tù, Thuận cũng khó lòng bướng. Tên sách tựa là “Bất Khuất” là do Tố Hữu đặt.
Sao lại dính Lê Đức Thọ? Vì ông phải lo đến mất còn của đảng bộ miền Nam đang trong cơn tơi tả, rồi lại phải lo bảo đảm tư cách chính trị của các nhân vật quan trọng xuất hiện trong hồi ký. Ai ra tù cũng đều phải đình chỉ sinh hoạt đảng chờ thẩm tra. Và ông muốn mượn Thuận kích tinh thần đảng viên trong Nam đang sa sút đáng sợ.
Ở đây tôi muốn nói một chuyện. Cuối 2004, chị Phương Nhu, vợ Nguyễn Đức Thuận, đưa tôi xem một bài của Trần Bạch Đằng in trong một quyển sách nói ông “không bằng lòng tinh thần đề cao cá nhân” của Nguyễn Đức Thuận, ông đã nói với Nguyễn Văn Linh, bí thư xứ uỷ lúc đó và Linh “tán thành” ông. Chỗ này không sao. Đó là ý nghĩ của ông Bạch Đằng. Vấn đề ở dưới đây. Nó đụng đến sự thật và lòng trung thực. Bạch Đằng viết ông ta là trưởng tuyên huấn miền, ông đã “có bản thảo hồi ký này ở trước mặt” và ông “rất lấy làm lạ tại sao (ông) phản đối mà nó cứ được in ra và còn in rất nhiều nữa là khác”. (Tôi nhấn mạnh).
Tôi hỏi chị Nhu có cần tôi viết thư cho Trần Bạch Đằng không? Chị nói thôi, chỉ cần tôi xác nhận giúp chị rằng hồi ký của Thuận là do Trung ương và cụ thể là Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng quyết định từ đầu đến cuối. Tôi đã viết. Nói rõ ngay từ đầu Thuận đã xin kiếu. Do đó tôi không hiểu cái việc Trần Bạch Đằng viết ông “rất lấy làm lạ” về chuyện ông đã phản đối mà Bất Khuất vẫn cứ được in văng tê. Làm trưởng ban tuyên huấn miền mà Trần Bạch Đằng không biết rằng không phải anh ất ơ nào cũng ra lệnh cho in Bất Khuất được. Và in rất nhiều và bắt thanh niên cùng quân đội cả nước học tập rộng rãi nữa. Và gã nào xui Song Hào mua cho quân đội 160.000 quyển trong tổng số phát hành 210.000? Là cấp dưới nhưng ông Bạch Đằng lại coi ông là người tối hậu quyết định những gì thuộc về tư tưởng, tuyên huấn vậy. Thật ra ông Bạch Đằng chỉ cần minh bạch một chút tí teo rằng “bản thảo ở trước mặt ông”, bản thảo ông cho khai tử kia là bản của L.V.S., nhà văn giải phóng thì ông sẽ không phải trút bất bình phi thần thánh vào sách, lên án Nguyễn Đức Thuận, làm khó bà Thuận goá và các con của ông bà.
Sáu Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng, những cấp trên của Bạch Đằng chắc chắn không có gửi bản thảo của tôi vào để xin Bạch Đằng tối hậu quyết định rồi cũng chắc chắn không phải cho xuất bản lén lút sau lưng Bạch Đằng.
Tôi kể ra ở đây chuyện này vì lẽ thấy Trần Bạch Đằng luôn xuất hiện với diện mạo một nhà tư tưởng dạy bảo mọi người sống và chiến đấu.
Xin thêm một chuyện minh hoạ chút nào quan hệ Sáu Thọ và Trần Bạch Đằng. Sau 1975 ít lâu, một lần Sáu Thọ mời vợ chồng Trần Bạch Đằng ăn cơm. Sáu Thọ bỗng nói: - Nghe đâu cậu dạo này ăn nói lộn xộn lắm phải không? Trần Bạch Đằng dĩ nhiên dạ thưa đâu có ạ. Sáu Thọ bèn quay sang nói với vợ Trần Bạch Đằng: - Cậu này ở gần bọn tôi thì khá chứ ở xa lạ dễ hư… Lửng lơ con cá vàng. Nhưng hôm sau Trần Bạch Đằng liền khăn gói ba lô lên vai ra Chu Văn An Hà Nội sống bốn năm ròng phòng tránh… hư hỏng.
Khi chia tay ra Bắc, Trần Bạch Đằng tâm sự với nhà văn Anh Đức. Sau đó Anh Đức kể lại cho Nguyễn Khải và Khải cho tôi hay. Khải còn cho hay một lần Trần Bạch Đằng hỏi Khải cấp gì, Khải nói đại tá thì Đằng nói: “Ơ, ở dưới tôi nhiều đến thế cơ nhỉ!”
2004 hay 2005, Mỹ tuyên bố giúp Việt Nam chống bệnh AIDS. Trần Bạch Đằng viết bài đăng báo Phụ nữ phản đối, nói ông nhục với chuyện này. Tôi viết cho ông - nhờ báo Phụ nữ đưa hộ - nói “ông thấy nhục hơi ít và quá muộn. Tôi từ lâu đã thấy nhục cả về nghèo nàn lạc hậu. v.v… Trong việc tự thiện này nếu ông thấy nhục thật thì nên xin chính phủ từ chối Mỹ giúp để nhường ông đứng ra kêu gọi những người giàu trong nước, trong đó có ông, quyên tiền chữa lấy cho dân ta. Bệnh Nam hãy chữa bằng tiền dân Nam”.
***
Viết “Bất Khuất” tôi không ký tên. Nhiều người nói vì tôi là xét lại. Tôi không thể nói rõ lúc ấy tôi không ký vì không muốn Hoàng Tùng, người muốn kéo tôi ra khỏi hang hùm những Mao-nhều Phan Quang, Hữu Thọ bị nói này nói nọ. Và không chỉ không ký. Tôi đã từ chối tất cả các nơi mời tôi đến nói chuyện về quyển hồi ký. Kể cả những lần Hoàng Tùng, Nguyễn Đức Thuận ở bên cứ vun vào. Lý do là tôi không thích om xòm về chuyện viết quyển sách này. Viện văn học mời Nguyễn Khải, Hữu Mai và tôi đến nói kinh nghiệm viết “người thật việc thật”. Một hôm gặp nhau trên đường Hoàng Hoa Thám, Hữu Mai hỏi tôi nói chưa, tôi bảo không. Vì sao? Vì không thích nói dối. Tớ không thích nói dối mình ghi lại như cỗ máy từng chấm phẩy, chấm câu của người kể là anh hùng.
Tâm linh sâu xa có lẽ đã cảm thấy cái sự tầm phào rồi thì phải.
Không chỉ thế, tôi đã ủng hộ gần hết nhuận bút.
Một hôm, sách sắp phát hành, Trần Thế Tuấn, biên tập viên nhà xuất bản đến bảo tôi: - Anh Thuận muốn cúng hết nhuận bút của anh ấy cho Mặt trận Giải phóng miền Nam nhưng nhuận bút của người kể thì ít lắm.
Tôi nói ngay: - Thì đổi nhuận bút tôi sang làm của anh ấy, tôi đã lĩnh một ít lo cho vợ con sơ tán, vậy xin hãy coi là tôi đã lĩnh hết phần.
Thuận lái Volga đến báo rủ tôi cùng đến ký tên váo Sổ vàng Mặt trận Giải phóng. Tôi xin kiếu.
- Nhưng có tiền của anh mà, mà tiền của anh là chính chứ!
- Thôi anh ký cả cho là được rồi mà.
Vài anh em lúc ấy bảo với nhuận bút thường tình lĩnh được, tôi mua bay hai căn nhà hai tầng ở phố Huế. Thép Mới ở Bê (B, miền Nam) ra bảo tôi: - Tiền mày gửi khéo nứt mẹ nó cả ngân hàng rồi đấy nhỉ?
Tôi cười.
***
Lê Đức Thọ trực tiếp làm việc và làm việc nhiều với tôi về hồi ký này. Hay gọi lên. Có lúc tôi ngỡ tôi là một ngả đi lạ để ông tạt vào kiếm chút gì đó khác với những cái ông luôn tắm mình ở trong. Ít ra ông còn nghe được cái giọng điệu ông ít nghe thấy ở quần thần quen thuộc. Hay chuyện phiếm. Có hôm cả quyết: thằng tù nào nói vào tù không khai là nói phét. Tớ nói đây coi như tổng kết, có bằng chứng. Thằng nào cũng khai. Da thịt chứ sắt với đồng chó gì mà nó quạng vãi cứt vãi đái ra lại không đau, mà đau lại không khai. Vấn đề là ở khai làm hại nhiều hay ít thôi.
Thế là vấn đề nảy ra từ đây: ai xác nhận thằng tù khai hại nhiều hay ít? Cuối cùng lắc hay gật do một người: Lê Đức Thọ!
Ân oán đều ở một tay. Dĩ nhiên lúc đó tôi chưa lần ra điều này.
Một lần Sáu Thọ nói đừng tưởng nhà văn các cậu mới là kỹ sư tâm hồn nhá. Bọn tổ chức chúng tớ cũng kỹ sư tâm hồn. Tớ nói này, sáng chủ nhật nào chúng nó cũng đến ngồi đầy ở phòng khách tớ, có đứa đem cả vợ đến, mất thì giờ nhưng sau nghĩ ra mới biết chúng nó đến cốt là để mình nhớ tên, nhớ mặt, ở đâu khuyết người thì mình nhớ nó mình đưa nó vào đấy. Thế nên trông thằng nào là phải biết bụng nó thích gì, muốn gì, kỹ sư tâm hồn đấy chứ là gì nữa? Hay như vợ con mình. Bà Chiếu lúc mới lấy nhau, mình mời bà ấy sô cô la bà ấy chê, lại tưởng bà ấy cảnh vẻ nhưng rồi sau mới biết tạng bà ấy không thích của ngọt.
Hoàng Tùng hay hỏi tôi ông Sáu nói gì. Rất hồn nhiên tôi kể lại. Cả chuyện thằng nào tù cũng khai. Bảo không là nói phét. Bảo có lúc phởn lên tôi đã định hỏi: “Thế Bác nhà mình thì sao?” Một lần Hoàng Tùng tủm tỉm bảo tôi lên ông Sáu tán gì thì tán chứ đừng tán chuyện sợ vợ. Sợ vợ, tôi hỏi lại? Hoàng Tùng nói, tối nào đi ngủ ngài cũng phải mắc màn. Vợ trẻ lại đẹp mà…
Một lần Thọ khoác vai tôi đi vòng quanh sân, nói: - Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù, y như thằng đã bị xăng-tan nó tẩn. Nhiều nhà văn tên tuổi viết không bằng cậu đâu. (Ông kể tên một lô ra nhưng tôi kể theo thì tôi là thằng ngu!) Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay. Tới đấy tớ sẽ lấy cậu theo sang Paris đàm phán, làm báo cho đoàn ta…
Nếu như không có vụ chống đảng lật đổ, nếu như đầu những năm 1990, Lê Giản không nói cho tôi biết Lê Đức Thọ đã ra lệnh thủ tiêu mười mấy cán bộ đảng viên Trung Quốc, chắc có nhiều khả năng tôi sẽ viết hồi ký cho Lê Đức Thọ.
Ca ngợi người đã giết bố vợ tôi, ông ngoại con gái tôi, ca ngợi đao phủ đàn áp “xét lại”. v.v… Tôi sẽ đeo nỗi nhục đó ra sao?
Hú vía!
***
Nguyễn Đức Thuận được chọn viết hồi ký vì đảng đang cần giáo dục tinh thần bất khuất, tiết tháo cộng sản trong lúc chính sách của Ngô Đình Diệm tố Cộng, xé cờ búa liềm, xé ảnh Hồ Chí Minh gọi là ly khai tỏ ra lợi hại. Có thể nói lúc ấy đảng bộ miền Nam đã tan vỡ lớn. Không thế mà đại tá Lam Sơn theo Sáu Thọ vào Nam đã phản lại. Nấp trong Sở thú Sài gòn, chỉ bắt Nguyễn Đức Thuận.
Theo lời Hai Khuynh, cựu bí thư Sóc Trăng rồi thư ký Nguyễn Văn Linh và cuối cùng tổng biên tập báo Đại đoàn kết thì lúc đang rầm rộ li khai, xé cờ, tố Cộng (chính đảng viên tố cáo cộng sản), Lê Đức Thọ ra một nghị quyết hình như là BCT/01 nói phàm đảng viên li khai, chào cờ, tố Cộng là phải khai trừ. Nhưng bí thư Trung ương cục miền Nam (Cục R) Nguyễn Văn Linh thảo một nghị quyết (hình như số 03) chủ trương ai khai báo để tổn thất nghiêm trọng cho đảng và quần chúng thì mới bị khai trừ.
Cho nên một hôm Lê Đức Thọ bảo tôi rằng, Hai Khương, cũng nguyên phó bí thư Xứ ủy, sắp ra Hà Nội, có lẽ cậu phải ký tên cậu để nếu Hai Khương chửi Thuận đã phê phán nó li khai thì cậu đứng ra nhận hết thay cho thằng Thuận. Khương là người ở trong tù tranh luận với Thuận về ly khai hay không đấy.
Hai điều bị thắc mắc nhiều ở hồi ký là việc Thuận đứng đèn mấy nghìn oát và nhịn uống 18 ngày. Tôi đã phải nói cái này là do Sáu Thọ. Bắt phải giữ bí mật thủ đoạn của anh chị em tù. Cậu viết là khi bắt đứng đèn, hai cảnh sát trong nhóm tra tấn thường bỏ đi thì Thuận liền lăn ra chân tường, thằng cảnh sát còn lại không thể vào ôm tù để giữ cho đứng đèn tiếp cho nên chỉ chửi bới với đấm đá thôi, cậu viết thế chúng nó rút kinh nghiệm đem trói gô thằng tù vào ghế đặt vào dưới đèn thì có chết chúng nó không? Còn khi tù tuyệt thực thì nhà tù cấm uống nước, lúc ấy anh em tù thường muợn cớ đi làm cỏ vê ném vào cho những bao bố tẩm đẫm nước. Thọ bảo cậu viết thế nó rào nghiến dây thép gai lại thì đám tuyệt thực chết hết!
Thanh minh vì đó là sự thật. Và nay ở đây, tôi cũng muốn phơi trần ra một sự thật nữa tôi dần dà thấy: Tôi bồi bút thực thụ. Bồi bút nên biết là sai vẫn nghe theo! Thà nhận dốt khoa học còn hơn.
Một đồng đội quan trọng của Thuận trong Chuồng Cọp là Phan Trọng Bình. Anh rất ngay thẳng, bảo tôi trong tù bọn mình đâu có dám nhìn vào mặt chúng nó (chúng nó bảo thế là nhận diện mai kia trả thù), bọn mình đều để râu tóc bờm xờm bù xù che kín cả mặt, thậm chí có cả anh bôi cứt đái lên người cho chúng nó sợ bẩn không đến đánh. Nhưng tôi, lời Phan Trọng Bình, xem kịch Nguyễn Văn Trỗi về đã bị mất ngủ cả đêm. Chúng tôi làm cho mình xấu xí, bẩn thỉu, không dám cả nhìn mặt chúng cho khỏi bị đòn là đúng hay hiên ngang quắc mắt chửi lại địch đôm đốp như Trỗi trên sân khấu là đúng? Sau những dây phút hiên ngang anh hùng ban đầu rồi đầu hàng, thương tâm lắm…
Về Sài Gòn sau 1975, Phan Trọng Bình đã viết chạy dài hết hai trang giấy khổ giấy học trò dòng chữ: Tôi, Phan Trọng Bình ra đảng!
Anh bảo tôi: - Không thể ở lại thêm dẫu chỉ một ngày.
Bình đã leo đến bên chảo chì rực lửa của tôi ở tận tầng 5 Nhà in báo Nhân Dân để “thông báo rằng tôi đã lấy vợ và cái sự anh thương mà lo cho tôi thì nó ổn!”
Đã lâu trước đó, một hôm chị Kỳ, vợ Văn Tiến Dũng nói cho vợ chồng Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình và tôi hay “các anh ở trên” đã mai mối mấy đám cho Bình. Nào là con gái chị Th., 28 tuổi, nhưng có cái phốt vướng với một tay văn nghệ sĩ tập kết. Nào là Nguyễn Thị Hằng, cô gái bắn máy bay nổi tiếng đẹp ở cầu Hàm Rồng. Cô này quá trẻ và lại sợ người ta dị nghị tuy biết trách nhiệm mình là phải chăm sóc anh Bình. Tôi sau đó có bảo Bình rằng có tuổi lại tù đày, sợ cái khoản kia không hợp với vợ quá trẻ.
Tất nhiên lúc khuyên Bình điều này, tôi không thể biết rồi Bình sẽ xin ra đảng còn Hằng thì đường mây thăng thiên vào Trung ương đảng và nội các.
Viết Bất Khuất, cố nhiên tôi không kể chuyện Thuận nói trong khi đánh anh, nhiều cảnh sát gầm lên: “Thế này cũng chưa ác bằng thằng Lý Bá Sơ của mày đâu. Những cái này là chúng tao học của thằng Sơ đấy…”. Thì ra tra tấn là môn khoa học và nghệ thuật có tính chan hoà giai cấp, cách mạng với thực dân đế quốc, quốc gia với cộng sản đem truyền cho nhau…
Tôi cũng không viết như Thuận nói, rằng trừ khi địch tra tấn ra còn nói chung cơm ăn nước uống của tù rất khá. Mỹ cho mỗi tù mỗi ngày một đô-la ăn uống cơ mà. Thuận đã so sánh cụ thể: - Ra đây tôi thấy cơm vụ trưởng không bằng cơm tù chúng tôi những ngày không bị đánh đập. Lại việc nhà báo Mỹ vào thăm tù xong viết bài lên án chính phủ Diệm.
Một chuyện tù Côn Đảo nói lên sự phức tạp của con người. Mỹ Điền bảo tôi: - Mình có ông bạn Tám Lái cũng tù Côn Đảo. Tám Lái nói trong tù anh em yêu thương nhau rất cảm động. Chìa thân ra hứng đòn cho đồng chí, nhường nhau từng mẩu khoai mì… Nhưng khi nhà tù cho ra ngoài sản xuất cải thiện đời sống, tức là mỗi người bắt đầu có thu nhập riêng thì liền ghen tức nhau, tranh từng cục phân bón mà choảng nhau… Tây nó nói đúng: l’homme n ‘est ni ange ni bête, con người chẳng phải thánh thần mà cũng chẳng phải thú vật.
Có một chuyện nghĩ đến tôi lại ân hận. Một hôm sách đã đóng gáy, chỉ còn chờ dán bìa, Sáu Thọ cười cười bảo tôi mang một quyển sang cho Trường Chinh. - Chết, quên mất anh Năm, thôi, cậu đưa bảo anh ấy duyệt nhé.
Trường Chinh nhận sách, cầm xem, giở vài tờ rồi nhíu mày hỏi tôi: - Chỉ còn dán bìa là xong?
- Vâng. - Tôi cố nói càng ngắn càng tốt.
- Thế thì đưa tôi duyệt làm gì? Ngộ tôi không bằng lòng ba trang mà bỏ đi thì các anh có thể để trắng tinh ba trang như bị kiểm duyệt được không?
Bài học cuối cùng về báo chí xuất bản anh cho tôi đây. Từ bài học đầu “ngày sinh nhật” đến bài học này đã gần ba chục năm. Mà khoảng tôi xa cách anh có lẽ còn gấp ba thế!
Tôi vẫn nói cụt lủn:
- Vâng, anh Thọ bảo mang sang cho anh duyệt.
- Thôi được, anh để đấy tôi xem…
Mối thất tình của tôi lớn quá. Gặp lại Trường Chinh tôi chẳng thấy gợn một xúc động nào. Anh khen hay chê cũng thế cả thôi.
Dắt xe ra tới cổng, tôi bỗng nghe thấy Trường Chinh gọi ở sau lưng. Anh đã ngồi ở ghế đá gần cầu tháng Tám cấp, dưới một bóng cây, ôm trong lòng một cháu bé một hai tuổi.
- Anh Trần Đĩnh, cháu đích tôn này! - Trường Chinh cười rạng rỡ.
Tôi lệt xệt chân cố thong thả dắt xe quay lại. Đến trước mặt Trường Chinh, tôi cúi xuống nhìn cháu bé nói lửng khửng:
- Hơi xanh, thôi ạ, chào anh tôi về.
Lại lừng khừng dắt xe ra cửa thật chậm. Ý là tôi chán anh lắm.
Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức”.
Tôi quay về thuật lại chuyện gặp Trường Chinh với Sáu Thọ.
Lê Đức Thọ cười như không có gì đáng ân hận hết: - Thì đã nói là quên mất anh ấy mà.
Nhưng nay Trường Chinh biết sớm thì để làm gì?
Ba chục năm trước, ở An toàn khu, chân Núi Hồng, Trường Chinh truyền cho chúng tôi kinh nghiệm giữ vững khí tiết cách mạng. Cốt tử là không lùi. Lùi rồi là lùi đến hết. Các anh đã đọc “Khi chiếc yếm rơi xuống” của Trương Tửu chưa? Đấy, người đàn bà chống cự mãi nhưng khi đã để cho yếm tụt ra rồi thì thôi mất sạch.
Tôi nhớ. Người kể chắc quên.
***
Viết Bất Khuất tôi đã được hưởng không khí ca ngợi đặc biệt. Tôi đi đường vẫn thấy người ở trên hè thân thiện chỉ vào tôi cười nói gì với nhau. Kiểu như phụ nữ chân dài, vòng một khủng bây giờ. May sao tôi luôn cảm thấy ở sâu thẳm mình một tình ý là: tôi muốn lánh cái không khí này. Và quả là tôi chưa hề vênh váo.
Nhưng Trần Dần khen thì tôi thích. Đêm 29 Tết, theo lệ, đến nhà Hoàng Yến ăn nhậu, trên đường đạp xe về, qua Chợ Mơ, đã rất khuya, mưa lất phất, ngược gió bấc đường ray xe điện có lúc như thuỷ tinh, Trần Dần bảo tôi: - Mày viết cái Bất Khuất ấy, tao thích cái grammaire…
Tôi mừng. Dạo đó, chúng tôi đang say sưa với cấu trúc luận, tín hiệu học thì grammaire, mẹo viết là tất cả. Hãy để cho chữ phát nghĩa trong cấu trúc mới, trong gá ghép mới giữa chữ với chữ. Trần Dần đã dịch un blanc cheval ra thành một con trắng ngựa.
Còn nhận xét của Nguyên Hồng, Tô Hoài cũng thú vị. Chúng tôi uống bia Thuỷ Tạ, quầy cô Dinh Gốc Liễu. Nguyên Hồng bậm môi vuốt râu nói: - Mày, Trần Đĩnh à, mày có tâm hồn, mày có nghệ thuật nên mày viết cái ấy cho Thuận rất hay. - Lúc có rượu Nguyên Hồng thường bị cao giọng.
Tô Hoài tủm tỉm: - Hay chính vì nó đã kéo tai các vị lên cho cao ngang với nó, chứ nó đếch cúi xuống để kính ghi, của này mà bẩm anh, em kính ghi anh đây thì hỏng.
Cuối 2002, Trần Thế Tuấn, biên tập viên nhà xuất bản làm hồi ký Thuận mò đến nhà tôi. Mấy chục năm xa rồi. Té ra rồi Tuấn cũng lao đao. Bị nghi là chịu ảnh hưởng xét lại của tôi và kỳ thị, Tuấn bèn xung phong vào B5, vùng giới tuyến ác liệt. Tôi nghe mà thấy rợn. Nếu Tuấn vào B5 mà hi sinh thì chắc tôi ân hận lắm. Nay anh làm thơ. Có in sách. Sống ở Sài Gòn.
Thôi dù sao, ở Bất Khuất, tôi đã bỏ qua được nhẹ nhàng hai cửa ải danh lợi.
Tôi vẫn mong rồi có một quyển sách của thật tôi, của chính tôi.
Viết Bất Khuất, tôi không một lời chửi Mỹ, trong khi đặc trưng của văn học cách mạng là phải tìm mọi dịp lên án nó, thằng đế quốc kẻ thù của loài người và nhân dân Việt Nam. Ngược lại, tôi đã tước bỏ hết mọi màu sắc, mùi vị đề cao Trung Quốc ở trong cuốn sách. Với cây bút của tôi, Nguyễn Đức Thuận không còn tôn thờ Lôi Phong, Lưu Hồ Lan nữa. Trước khi làm việc với Nguyễn Đức Thuận, tôi đã bỏ ba buổi nghe hết băng ghi âm bài nói của anh ở trường Nguyễn Ái Quốc. Rồi sau đó có một buổi làm việc khá căng với anh. Tôi đưa ra ba ý kiến: một, viết hồi ký của anh, tất nhiên tôi tôn trọng sự thật anh đã trải nhưng tôi được độc lập xử lý kinh lịch của anh theo nhận thức và cảm xúc của tôi và anh hãy yên tâm, tôi đã làm như thế khi viết cho Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm; hai, nghe anh nói ở Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy anh chỉ nhấn đến tinh thần quyết tử nhưng theo tôi, chúng ta cần ca ngợi cả tinh thần quyết sống, bởi nếu chỉ quyết tử không thôi thì có lẽ chúng ta sẽ giống như lính Lê Dương, tôi cần nói rõ như thế với anh vì tôi sẽ hỏi anh nhiều cái về đời sống tình cảm yêu ghét của cá nhân anh (chính với tinh thần này mà tôi đã viết Phan Trọng Bình có thói quen rằm nào cũng cố nhòm trăng sáng qua mái nhà tù); ba, anh nói mỗi khi gần bên cái chết anh lại thấy Lưu Hồ Lan đứng ở trên đỉnh vinh quang chói loà giơ tay vẫy và anh thì cố gắng trườn lên, theo tôi như thế mà vào sách thì không ổn một chút nào. Hiểu chuyện Thuận trong lúc thập tử nhất sinh thấy Lưu Hồ Lan như tấm gương sáng cũng chỉ là sản phẩm của tinh thần noi gương, học tập Trung Quốc mà xưa nay đảng ra sức giáo dục cho toàn đảng mà thôi, tôi nói hơi mạnh: - Tôi nghĩ ở các bộ mặt Việt Nam, chúng ta không thiếu hình tượng anh hùng để học hỏi đâu. Vả chăng tại sao chúng ta không đề cao một anh hùng Việt Nam cho nước ngoài cũng học tập chứ? Kết quả Võ Thị Sáu đã ra mắt thay cho Lưu Hồ Lan trong Bất Khuất.
(Năm 2008 trong một quyển sách xuất bản về Nguyễn Đức Thuận, người ta đã đăng một bài của Nguyễn Đức Thuận viết năm 1964: “Sống như Lôi Phong, chết như Ruồi Trâu, Võ Thị Sáu”. Theo Bất Khuất, biên tập viên mới chỉ thay Lưu Hồ Lan bằng Võ Thị Sáu chứ chưa tước bỏ Lôi Phong…)
Một điều cần nói nữa: 1965, viết Bất Khuất tôi ngỡ lên án việc đày đoạ con người. Thì hai năm sau nổ vụ án xét lại và tôi là nạn nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét